Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
SO SÁNH TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ GIỮA ABCIXIMAB LIỀU NẠP,<br />
CỐ ĐỊNH VÀ BƠM TRỰC TIẾP NỘI MẠCH VÀNH VỚI LIỀU NẠP<br />
VÀ DUY TRÌ THEO CÂN NẶNG SỬ DỤNG QUA ĐƯỜNG TĨNH MẠCH<br />
Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN<br />
CÓ CAN THIỆP MẠCH VÀNH TIÊN PHÁT<br />
Ngô Minh Hùng*; Tan Huay Cheem**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Abciximab, một chất ức chế thụ thể glycoprotein IIb/IIIa, đã được chứng minh làm giảm tỉ lệ<br />
tử vong và tái nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (NMCTCSTCL) được can thiệp<br />
mạch vành tiên phát. Sử dụng liều nạp và truyền tĩnh mạch duy trì tính theo cân nặng, cần phải sử dụng nhiều<br />
thuốc và giá thành cao, vẫn đang được xem là điều trị chuẩn. Chúng tôi nghiên cứu liệu sử dụng liều nạp cố<br />
định, duy nhất, và tiêm trực tiếp mạch vành, giúp cho nồng độ thuốc tập trung cao và chi phí thấp, có hiệu quả<br />
và an toàn như điều trị chuẩn hay không.<br />
Phương pháp: Có 195 bệnh nhân NMCTCSTCL được can thiệp mạch vành tiên phát từ năm 2001 đến<br />
năm 2007 được tuyển chọn vào nghiên cứu. Các bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên vào một trong hai điều trị<br />
sau, nhóm A: 10mg abciximab bơm trực tiếp mạch vành trước khi can thiệp và nhóm B: liều nạp qua đường tĩnh<br />
mạch abciximab 0,25mg/kg trước khi can thiệp và theo sau bởi truyền tĩnh mạch với liều 0,125ug/kg/phút trong<br />
12 giờ. Các tiêu chí chính bao gồm sự cải thiện dòng chảy TIMI và tưới máu cơ tim (TMP), các biến cố tim mạch<br />
nặng (tử vong, NMCT, tái can thiệp, chảy máu) ở thời điểm 1 và 6 tháng.<br />
Kết quả: Có 120 bệnh nhân ở nhóm A và 75 bệnh nhân ở nhóm B. Các bệnh nhân được điều trị liều nạp và<br />
trước thủ thuật không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Phục hồi dòng chảy TIMI ở nhóm A và<br />
B lần lượt là 90% so với 89,3%, p=0,182 và mức độ tưới máu cơ tim ở hai nhóm A, B lần lượt là 80% so với<br />
74,7%, p=0,325. Thời gian hoạt hóa cục máu đông (ACT) lần lượt là 293,82 ± 155,74s so với 373,00 ± 138,84s.<br />
p=0,388. Biến chứng xuất huyết ở tháng đầu là 1,7% so với 1,3%, p=0,967 và tỉ lệ giảm tiểu cầu lần lượt là<br />
3,3% so với 2,7%, p=0,57. Biến cố tim mạch nặng ở nhóm A và B ở thời điểm 1 và 6 tháng là 8,3% so với 2,7%,<br />
p=0,134 và 8,3% so với 5,3%, p=0,615.<br />
Kết luận: Abciximab liều nạp cố định, bơm trực tiếp mạch vành, giúp cung cấp nồng độ thuốc cao khu trú,<br />
đã đạt được hiệu quả và an toàn tương tự với điều trị chuẩn bằng liều nạp và truyền tĩnh mạch theo cân nặng và<br />
có thể được xem như là một điều trị hiệu quả và rẻ tiền hơn trong can thiệp mạch vành tiên phát.<br />
Từ khóa: Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, Abciximab, Nội mạch vành<br />
<br />
ABSTRACT<br />
COMPARISON OF SAFETY AND EFFICACY OF INTRACORONARY BOLUS ABCIXIMAB ONLY<br />
VERSUS STANDARD INTRAVENOUS BOLUS AND INFUSION ABCIXIMAB IN PATIENTS WITH<br />
ACUTE ST-SEGMENT ELEVATION MYOCARDIAL INFARCTION UNDERGOING PRIMARY<br />
PERCUTANEOUS CORONARY INTERVENTION<br />
Ngo Minh Hung, Huay-Cheem Tan * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 1 – 2011: 9 - 15<br />
<br />
* Khoa Tim Mạch Can Thiệp – BV. Chợ rẫy<br />
** Trung tâm Tim mạch Đại học Quốc gia, Singapore<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Ngô Minh Hùng<br />
<br />
ĐT: 01282222767<br />
<br />
Email: hungo.md@gmail.com<br />
<br />
9<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011<br />
<br />
Background: Abciximab, a platelet glycoprotein IIb/IIIa receptor inhibitor, has been shown to lower<br />
mortality and myocardial reinfarction in patients with acute ST-segment elevation myocardial infarction<br />
(STEMI) undergoing primary percutaneous coronary intervention (PPCI). The standard abciximab intravenous<br />
(iv) bolus and infusion regime requires large doses and hence increases cost. We examine whether intracoronary<br />
(ic) abciximab bolus-only regimen which provides high local drug concentration, a most cost-efffective option, is<br />
as effective and safe as the standard iv bolus and infusion regime.<br />
Methods: A total of 195 consecutive patients who underwent PPCI for STEMI from 2001 to 2007 in whom<br />
abciximab was administered were enrolled. Patients were randomly assigned to receive regime A: ic 10mg bolus<br />
abciximab before PCI and regime B: iv bolus abciximab (0.25mg/kg) before PCI followed by iv infusion<br />
(0.125ug/kg/min) for 12 hours. The study endpoints were Thrombolysis In Myocardial Infarction (TIMI) flow<br />
and TIMI Myocardial Perfusion (TMP) grade improvement, major adverse cardiac event (MACE) rate of death,<br />
MI, repeat intervention and bleeding at 1 and 6 months.<br />
Results: There were 120 and 75 patients in regime A and B respectively. All patients were pretreated with<br />
dual antiplatelet therapy. Low dose weight-adjusted heparin regimen of 50U/kg was administered. The baseline<br />
clinical and procedural characteristics were comparable between the 2 groups. TIMI grade 3 flow achieved in<br />
90% vs 89.3%, p=0.182 and TMP 3 grade achieved in 80% vs 74.7%, p=0.325. The maximal procedural<br />
activated clotting time post PCI were 293.82±155.74s vs. 373.00±138.84s. p=0.388. At 1 month, TIMI major<br />
bleeding occurred in 1.7% vs 1.3%, p=0.967 and the incidence of thrombocytopenia was 3.3% vs 2.7%, p=0.57.<br />
The MACE rate of the regime A and B groups were 8.3% vs 2.7%, (p=0.134) at 1 month and 8.3% vs 5.3%,<br />
(p=0.615) at 6 months.<br />
Conclusions: Intracoronary bolus-only abciximab, in providing high local drug concentration, achieved<br />
similar efficacy and safety outcomes as standard intravenous bolus and infusion abciximab and may be considered<br />
a more cost-effective regimen during PPCI.<br />
Key words: STEMI, Abciximab, Intracoronary<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiệu quả của abciximab, một chất ức chế thụ<br />
thể glycoprotein IIbIIIa đơn dòng, trên bệnh<br />
nhân nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên<br />
(NMCTCSTCL) có can thiệp mạch vành tiên<br />
phát đã được chứng minh(5,6). Thông thường,<br />
abciximab được sử dụng liều nạp (0,25 mg/kg)<br />
qua đường tĩnh mạch theo sau bởi liều truyền<br />
duy trì (0,125 μg/kg/phút) trong 12 giờ. Tuy<br />
nhiên, tỉ lệ biến chứng chảy máu, đặc biệt là khi<br />
sử dụng chung với heparin và các thuốc chống<br />
kết tập tiểu cầu khác, đã được ghi nhận. Hơn<br />
nữa, chi phí cao khi sử dụng liều chuẩn vẫn là<br />
rào cản lớn ở các nước đang phát triển. Thực tế<br />
cũng cho thấy rằng, sử dụng liều nạp<br />
clopidogrel cao giúp cho hiệu quả ức chế tiểu<br />
cầu đạt được nhanh chóng. Kết quả là truyền<br />
duy trì abciximab sau thủ thuật can thiệp trở nên<br />
ít quan trọng hơn.<br />
<br />
10<br />
<br />
So sánh với điều trị chuẩn “liều nạp và<br />
truyền duy trì”, “liều nạp đơn thuần”cũng đã<br />
cho thấy an toàn và hiệu quả ở bệnh nhân được<br />
can thiệp mạch vành theo chương trình(1,2,4). Bên<br />
cạnh đó, với mong muốn là thuận tiện hơn cho<br />
thủ thuật can thiệp mạch vành, một số tác giả<br />
cũng đã sử dụng phương pháp cho thuốc vào<br />
thẳng động mạch vành cũng đã cho thấy hiệu<br />
quả hơn nhiều khi so sánh với cách cho qua<br />
đường tĩnh mạch(7). Trong nghiên cứu này,<br />
chúng tôi trình bày tính an toàn và hiệu quả của<br />
hai cách sử dụng abciximab ở bệnh nhân<br />
NMCTCSTCL có can thiệp mạch vành tiên phát:<br />
(1) liều nạp cố định, duy nhất bơm trực tiếp<br />
mạch vành (fixed-dose, intracoronary bolusonly), và (2) liều nạp và truyền qua đường tĩnh<br />
mạch hiệu chỉnh theo cân nặng (weight-adjusted<br />
dose, intravenous bolus and infusion).<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Nghiên cứu này là nghiên cứu tiến cứu.<br />
Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2001 – 2008<br />
tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học<br />
Quốc gia Singapore (National University Heart<br />
Centre, Singapore: NUHC, S). Trong đó, 2001 –<br />
2008 là thời gian tuyển chọn bệnh nhân vào<br />
nghiên cứu, 2008 là thời gian theo dõi đến các<br />
tiêu chí lâm sàng, viết báo cáo nộp hội nghị.<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh: tất cả các bệnh nhân<br />
bị NMCTCSTCL được can thiệp mạch vành cấp<br />
cứu và có sử dụng thuốc ức chế thụ thể IIbIIIa<br />
với chất lượng hình ảnh chụp mạch vành rõ<br />
ràng được tuyển chọn vào nghiên cứu. Các bệnh<br />
nhân nguy cơ cao có chỉ định sử dụng thuốc ức<br />
chế thụ thể IIbIIIa được chia ngẫu nhiên vào<br />
nghiên cứu theo quy trình sau: Các bác sĩ được<br />
chia trực cấp cứu theo chu kỳ 4 ngày, học viên<br />
(Fellow) và các bác sĩ can thiệp được chia ngẫu<br />
nhiên trực theo các bác sĩ này để học và làm cấp<br />
cứu. Điều trị theo phác đồ nghiên cứu mới này<br />
(bơm trực tiếp mạch vành thủ phạm với liều cố<br />
định) chỉ được thực hiện khi thủ thuật có nghiên<br />
cứu viên và chủ nhiệm đề tài mà thôi. Đối với<br />
các thủ thuật viên khác, nếu bệnh nhân có chỉ<br />
định sử dụng thuốc ức chế thụ thể IIb IIIa, họ<br />
thực hiện theo đường quy ước như trong các<br />
hướng dẫn lâm sàng hiện thời (liều nạp qua<br />
đường tĩnh mạch và truyền duy trì). Đây có thể<br />
hiểu là cách chọn ngẫu nhiên, nhưng không mù<br />
đôi và chỉ đơn trung tâm.<br />
Các bệnh nhân được chia thành 2 nhóm:<br />
Nhóm A sử dụng liều nạp cố định abciximab 10<br />
mg và bơm trực tiếp mạch vành; Nhóm B sử<br />
dụng liều nạp 0,25 mg/kg qua đường tĩnh mạch<br />
và truyền duy trì liều 0,125 μg/kg/phút liên tục<br />
12 giờ sau thủ thuật.<br />
Tất cả các bệnh nhân được sử dụng chống<br />
kết tập tiểu cầu kép với liều nạp clopidogrel từ<br />
300 mg đến 600 mg và aspirin 300 mg. Điều trị<br />
chống tiểu cầu kép gồm aspirin 100 mg và<br />
clopidogrel 75 mg tiếp tục được duy trì liên tục<br />
ít nhất 1 tháng sau đó. Liều heparin không<br />
không phân đoạn được hiệu chỉnh còn 50 đơn<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
vị/kg ở nhóm A, ngược lại liều chuẩn là 100<br />
đơn vị/kg vẫn được sử dụng ở nhóm B. Dữ<br />
liệu nghiên cứu được trình dưới dạng trung<br />
bình ± độ lệch chuẩn. Sự khác biệt giữa các<br />
biến số liên tục được phân tích theo phép kiểm<br />
Student's t test bằng phần mềm thống kê SPSS<br />
13 (SPSS inc., Chicago, Ill, USA). Sự khác biệt<br />
giữa các biến số định tính được kiểm định<br />
bằng phép kiểm Chi bình phương có hiệu<br />
chỉnh chính xác Fisher khi cần.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: các bệnh nhân cũng<br />
được can thiệp tiên phát nhưng có sử dụng<br />
thuốc ức chế thụ thể IIbIIIa hoặc nếu có nhưng<br />
chất lượng hình ảnh chụp mạch không rõ ràng<br />
để phân tích đều bị loại ra khỏi nghiên cứu.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Có tất cả 195 bệnh nhân bị NMCTCSTCL<br />
được can thiệp mạch vành tiên phát có sử dụng<br />
thuốc ức chế thụ thể IIbIIIa được tuyển chọn vào<br />
nghiên cứu. Nhóm A có 120 bệnh nhân (61,5%)<br />
sử dụng liều nạp cố định abciximab 10 mg và<br />
bơm trực tiếp mạch vành; Nhóm B có 75 bệnh<br />
nhân (38,5%) sử dụng liều nạp 0,25 mg/kg qua<br />
đường tĩnh mạch và truyền duy trì liều<br />
0,125μg/kg/phút liên tục 12 giờ sau thủ thuật.<br />
Các đặc điểm nhân chủng học và lâm sàng<br />
của tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu<br />
được trình bày trong bảng 1. Có tất cả 14<br />
(7,2%) bệnh nhân chóang tim lúc nhập viện.<br />
Bệnh nhân nam giới chiếm đa số trong mẫu<br />
nghiên cứu. Thành phần chủng tộc tương<br />
đồng ở hai nhóm nghiên cứu. Không có sự<br />
khác biệt đáng kể về mặt lâm sàng ở hai nhóm<br />
A và B cho tới trước thủ thuật chụp và can<br />
thiệp mạch vành cấp cứu (bảng 1, 2).<br />
Bảng 1<br />
Tuổi (năm)<br />
Hoa<br />
Ấn<br />
Chủng tộc<br />
Malay<br />
Khác<br />
Nữ<br />
Giới<br />
Nam<br />
<br />
Nhóm A<br />
(IC, n = 120)<br />
55,1 ± 11,1<br />
73 (60,8%)<br />
19 (15,8%)<br />
18 (15,0%)<br />
10 (9,2%)<br />
14 (11,7%)<br />
106 (88,3%)<br />
<br />
Nhóm B<br />
(IV, n = 75)<br />
53,9 ± 10,3<br />
49 (65,3%)<br />
10 (13,3%)<br />
12 (16,0%)<br />
4 (5,4%)<br />
7 (9,3%)<br />
68 (90,7%)<br />
<br />
p<br />
NS<br />
NS<br />
<br />
11<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Cân nặng (kg)<br />
Tăng huyết<br />
áp<br />
Đái tháo<br />
Yếu tố<br />
đường<br />
nguy cơ tim<br />
RLLP máu<br />
mạch<br />
Hút thuốc<br />
Yếu tố gia<br />
đình<br />
<br />
Nhóm A<br />
Nhóm B<br />
(IC, n = 120) (IV, n = 75)<br />
71,4±9,3<br />
69,1±8,3<br />
<br />
p<br />
NS<br />
<br />
Nhánh<br />
mạch (%)<br />
<br />
Loại tổn<br />
thương (%)<br />
<br />
Số mạch<br />
bệnh (%)<br />
Sốc tim (%)<br />
<br />
IC (%)<br />
<br />
90.7<br />
78.3<br />
<br />
IV (%)<br />
<br />
80<br />
<br />
53 (44,2%)<br />
<br />
36 (48,0%)<br />
<br />
NS<br />
<br />
36 (30,0%)<br />
<br />
17 (22,7%)<br />
<br />
40<br />
<br />
58 (48,3%)<br />
77 (64,1%)<br />
<br />
42 (56,0%)<br />
40 (53,3%)<br />
<br />
20<br />
<br />
2 (1,7%)<br />
<br />
5 (6,7%)<br />
<br />
60<br />
<br />
0<br />
<br />
TIMI 0<br />
<br />
8.3 2.7<br />
<br />
2.5<br />
<br />
TIMI 1<br />
<br />
TIMI 2<br />
<br />
2.7<br />
<br />
10.8<br />
<br />
4<br />
<br />
TIMI 3<br />
<br />
Biểu đồ 1: Dòng chảy TIMI trước can thiệp<br />
<br />
Bảng 2<br />
<br />
LMCA<br />
LAD<br />
LCx<br />
RCA<br />
A<br />
B1<br />
B2<br />
C<br />
SVD<br />
DVD<br />
TVD<br />
7,5<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhóm A<br />
(IC, n = 120)<br />
0,8<br />
65,0<br />
4,2<br />
30,0<br />
0,0<br />
7,5<br />
51,7<br />
40,8<br />
50,0<br />
32,5<br />
17,5<br />
6,7<br />
<br />
Nhóm B<br />
(IV, n = 75)<br />
0,0<br />
80,0<br />
2,7<br />
17,3<br />
1,3<br />
1,3<br />
65,3<br />
32,0<br />
69,3<br />
16,0<br />
14,7<br />
NS<br />
<br />
p<br />
<br />
100<br />
<br />
90<br />
<br />
92<br />
<br />
IC (%)<br />
IV (%)<br />
<br />
90<br />
80<br />
<br />
NS<br />
<br />
70<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
<br />
NS<br />
<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
0,02<br />
<br />
Hình ảnh chụp mạch được phân tích và<br />
đánh giá kỹ càng cho từng bệnh nhân. Bệnh<br />
nhân bị 3 nhánh mạch vành ở nhóm A nhiều<br />
hơn nhóm B. Động mạch liên thất trước là động<br />
mạch vành thủ phạm trong đa số các trường<br />
hợp. Hút huyết khối chọn lọc được sử dụng cho<br />
những trường hợp nhiều huyết khối và chiếm<br />
50,8% (n = 61) ở nhóm A và 65,3% (n = 49) ở<br />
nhóm B với p = 0,05. Thời gian hoạt hóa cục máu<br />
đông trong quá trình làm thủ thuật lần lượt là<br />
293 giây ở nhóm A và 373 giây ở nhóm B.<br />
Dữ liệu về dòng chảy TIMI trước và sau<br />
thủ thuật được được trình bày ở các biểu đồ<br />
1,2,3,4. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê giữa dòng chảy TIMI ban đầu và sau thủ<br />
thuật giữa 2 nhóm. Dòng chảy TIMI 3 sau can<br />
thiệp đạt được ở hai nhóm lần lượt là 90,0% và<br />
89,3% với p = 0,14.<br />
<br />
TMP 0<br />
<br />
1.7 2.7<br />
<br />
0.8<br />
<br />
TMP 1<br />
<br />
TMP 2<br />
<br />
1.3<br />
<br />
7.5<br />
<br />
4<br />
<br />
TMP 3<br />
<br />
Biểu đồ 2: Dòng chảy TIMI sau can thiệp<br />
80<br />
<br />
80<br />
<br />
IC (%)<br />
<br />
74.7<br />
<br />
IV (%)<br />
<br />
70<br />
60<br />
<br />
p=NS<br />
<br />
50<br />
40<br />
<br />
21.3<br />
<br />
30<br />
<br />
12.5<br />
<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
1.7<br />
<br />
1.3<br />
<br />
TMP 0<br />
<br />
5.8<br />
<br />
2.7<br />
<br />
TMP 1<br />
<br />
TMP 2<br />
<br />
TMP 3<br />
<br />
Biểu đồ 3: Dòng chảy TIMI TMP sau thủ thuật<br />
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.<br />
90 89.3<br />
90<br />
80<br />
<br />
IC (%)<br />
IV (%)<br />
<br />
70<br />
60<br />
<br />
p=N<br />
<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
10<br />
0<br />
TIMI 0<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
TIMI 1<br />
<br />
2.7<br />
TIMI 2<br />
<br />
8<br />
<br />
TIMI 3<br />
<br />
Biểu đồ 4: Dòng chảy TIMI sau thủ thuật không có<br />
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.<br />
Mức độ tưới máu cơ tim sau thủ thuật 2-3/3<br />
(TIMI myocardial perfusion grade) đạt 92,5% và<br />
<br />
12<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011<br />
96,0% lần lượt ở 2 nhóm và không có khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê (p = 0,45). Tất cả các bệnh<br />
nhân đều có đặt stent. Việc sử dụng stent cũng<br />
không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm<br />
(stent thường ở nhóm A là 91,7% so với 97,3% ở<br />
nhóm B; stent thuốc ở nhóm A là 8,3% so với<br />
2,7% ở nhóm B, p = 0,13). Tỉ lệ biến chứng xuất<br />
huyết, được định nghĩa theo phân loại TIMI,<br />
thấp và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê giữa hai nhóm. Khoảng 3% bệnh nhân ghi<br />
nhận có giảm tiểu cầu.<br />
Kết quả theo dõi sau 1 và 6 tháng được trình<br />
bày ở biểu đồ 5;6 và bảng 3. Tỉ lệ các biến cố tim<br />
mạch nặng tương tự ở 2 nhóm A và B theo thứ<br />
tự lần lượt là 8,3% và 5,3%, p = 0.62. Có 2 bệnh<br />
nhân ở nhóm A và 1 bệnh nhân ở nhóm B được<br />
xác định (theo Academic Research Consortium)<br />
tắc trong stent do huyết khối. Các biến cố này<br />
xảy ra vào các tháng 1, 2 và 4 sau thủ thuật.<br />
Không có trường hợp nào nghi ngờ huyết khối<br />
trong stent khác được ghi nhận.<br />
MACE<br />
<br />
8.3<br />
10<br />
8<br />
2.7<br />
<br />
6<br />
4<br />
2<br />
0<br />
IC (%)<br />
<br />
IV (%)<br />
<br />
Biểu đồ 5: MACE lúc 30 ngày<br />
MACE<br />
<br />
8.3<br />
10<br />
5.3<br />
<br />
8<br />
6<br />
4<br />
2<br />
0<br />
IC(%)<br />
<br />
IV(%)<br />
<br />
Biểu đồ 6: MACE lúc 180 ngày<br />
Bảng 3:<br />
MACE<br />
<br />
Nhóm A<br />
(IC) n=120<br />
<br />
Nhóm B<br />
(IV) n=85<br />
<br />
p<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
MACE<br />
<br />
Nhóm A<br />
(IC) n=120<br />
Thời<br />
Tử vong<br />
7 (5,8%)<br />
điểm 1 Nhồi máu cơ tim 1 (0,8%)<br />
tháng<br />
Tái thông mạch đích 2 (1,7%)<br />
Tổng<br />
10 (8,3%)<br />
Thời<br />
Tử vong<br />
0 (0,0%)<br />
điểm 6 Nhồi máu cơ tim 0 (0,0%)<br />
tháng<br />
Tái thông mạch đích 0 (0,0%)<br />
Tổng<br />
10 (8,3%)<br />
<br />
Nhóm B<br />
(IV) n=85<br />
2 (2,7%)<br />
0 (0,0%)<br />
0 (0,0%)<br />
2 (2,7%)<br />
1 (1,3%)<br />
0 (0,0%)<br />
0 (0,0%)<br />
4 (5,3%)<br />
<br />
p<br />
<br />
0,13<br />
<br />
0,62<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong nghiên cứu này, có một số kết quả<br />
quan trọng được rút ra liên quan đến cách<br />
thức sử dụng thuốc IIbIIIa cho các bệnh nhân<br />
NMCTCSTCL có can thiệp mạch vành tiên<br />
phát. Liều cố định 10mg duy nhất bơm trực<br />
tiếp nội mạch vành cho thấy kết cục an toàn và<br />
hiệu quả khi so sánh với liều nạp và liều duy<br />
trì 12 giờ qua đường tĩnh mạch dựa theo cân<br />
nặng của bệnh nhân. Điều này được minh<br />
chứng qua kết quả chụp mạch sau can thiệp,<br />
các biến cố tim mạch nặng, biến chứng chảy<br />
máu giữa hai nhóm.<br />
Đối với liều heparin ở hai nhóm nghiên<br />
cứu, sở dĩ có sự khác biệt khá lớn ở 2 nhóm (50<br />
UI/kg so với 100 UI/kg) là vì: các nghiên cứu<br />
để hình thành hướng dẫn lâm sàng thường<br />
được thực hiện trên bệnh nhân Âu hay Mỹ có<br />
cân nặng khác xa người châu Á, nhất là các<br />
nước Đông nam Á. Theo các nghiên cứu này,<br />
liều heparine những năm đầu được cho ở liều<br />
100 UI/Kg. Tuy nhiên, liều này khi áp dụng<br />
trực tiếp trên bệnh nhân có khổ người nhỏ<br />
thường thấy có tỉ lệ xuất huyết cao trên lâm<br />
sàng (chẳng hạn: nghiên cứu EPILOG). Đó<br />
cũng là lý do ra đời những nghiên cứu đa<br />
trung tâm tại một số nước trong đó có các<br />
nước châu Á. Singapore và một số nước châu<br />
Á khác đã thực hiện nghiên cứu thêm về vấn<br />
đề này (Nghiên cứu RAPOR)(3). Liều sau đó<br />
được khuyến cáo cho các bệnh nhân có sử<br />
dụng ức chế thụ thể IIbIIIa là liều heparine đã<br />
phải hiệu chỉnh để giảm tỉ lệ xuất huyết nhưng<br />
vẫn đạt ACT cần thiết. Trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi, liều heparin hiệu chỉnh xuống còn<br />
<br />
13<br />
<br />