intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân số 2

Chia sẻ: Nguyen Phuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

122
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa-khí phách. Ngay từ trước cách mạng tháng Tám, ngòi bút ấy đã biết hướng thiện, hướng mĩ để tìm ra và lưu giữ lại cho đời những vẻ đẹp của một thời vang bóng. Trong nhiều vẻ đẹp của Vang bóng một thời xuất bản năm 1940 mổi lên vẻ đẹp chói loà, rực rỡ vẻ đẹp của Chữ người tử tù.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân số 2

  1. Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân số 2 Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa-khí phách. Ngay từ trước cách mạng tháng Tám, ngòi bút ấy đã biết hướng thiện, hướng mĩ để tìm ra và lưu giữ lại cho đời những vẻ đẹp của một thời vang bóng. Trong nhiều vẻ đẹp của Vang bóng một thời xuất bản năm 1940 mổi lên vẻ đẹp chói loà, rực rỡ vẻ đẹp của Chữ người tử tù. I/Tìm hiểu chung 1.Tác giả Nguyễn Tuân (1910-1987) quê làng Mọc, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội, là nhà văn có tài năng và tài hoa đặc biệt của văn học Việt Nam. Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho vào thời buổi Hán học đã lụi tàn, chịu ảnh hưởng từ người cha là một nhà nho tài hoa bất đắc chí  ông tú Nguyễn An Lan. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Tuân thể hiện sự hoài niệm về những nét đẹp văn hoá cổ truyền đã mất đi. Trong đó, tiêu biểu nhất là tập truyện Vang bóng một thời. 2.Tác phẩm Chữ người tử tù là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
  2. trước Cách mạng. Truyện ngắn này có một tình huống truyện rất độc đáo. Huấn Cao là một tử tù nhưng lại là người đại diện cho thiên lương, là một nghệ sĩ ban phát cái đẹp. Viên quản ngục là người đại diện cho chính quyền nhưng lại là người được nhận cái đẹp từ người tử tù. Huấn Cao và viên quản ngục là hai hình tượng nghệ thuật đẹp của Nguyễn Tuân. * Cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, cuộc tương phùng kì ngộ của những liên tài tri kỉ giữa chốn ngục tù xoay quanh việc xin chữ và cho chữ của tử tù, quản ngục và thầy thơ lại.  Tình huống độc đáo : cái đẹp được sáng tạo trong tù ngục.  Người cho chữ là tử tù, người nhận chữ là quản ngục. Cái ác cúi đầu trước thiên lương, cái thiên lương được tôn vinh nơi cái ác ngự trị. Vẻ đẹp của tài năng và thiên lương đã tỏa sáng nơi tăm tối nhất. Đó là sự vững bền và bất khuất của chân lí. II/Đọc-hiểu văn bản 1.Tình huống truyện đặc sắc Tình huống truyện là "cái tình thế xảy ra truyện", là "một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc", là cái "khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người" (Nguyễn Minh Châu). Tình huống truyện còn được hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó, nhân vật bộc lộ tâm trạng, tính cách, hay thân phận của nó góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm. Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội, họ hoàn
  3. toàn đối lập nhau. Một người là tên "đại nghịch", cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội ; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời. Nhưng họ đều có tâm hồn nghệ sĩ. Trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Tạo dựng tình thế như vậy, đồng thời cho họ gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tạo nên một cuộc kì ngộ kì lạ và đáng nhớ. Tình huống truyện độc đáo thể hiện ở mối quan hệ éo le, đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri kỉ. Hai nhân vật được đặt trong một tình thế đối địch : tử tù và quản ngục. Chính tình huống độc đáo này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục. Từ đó mà chủ đề của tác phẩm cũng được thể hiện sâu sắc. 2.Hình tượng Huấn Cao Trong Chữ người tử tù, ngòi bút Nguyễn Tuân đã tập trung khắc hoạ vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao. Vẻ đẹp của Huấn Cao(HC) là vẻ đẹp lãng mạn, một vẻ đẹp được lí tưởng hoá, được thể hiện một cách khác thường chừng như không thể xảy ra được. Huấn Cao hiện lên một cách rực rỡ, chói sáng nhờ được tô đậm bằng những tương phản gay gắt. a)Huấn Cao-con người tài hoa xuất chúng Tài hoa của HC được giới thiệu ngay từ đầu truyện qua lời của các nhân vật khác. Nhân vật chính chưa xuất hiện nhưng đã được giới thiệu là một người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ nhanh mà rất đẹp là ngươì văn võ đều có tài. Nguyễn Tuân đã chú ý giơí thiệu cái tài hoa của HC trươc khi giới thiệu nhân vật. Cái tài hoa của HC nổi tiếng đến mức viên quản ngục phải đãi ngộ ông cả tháng giời để hy vọng xin được chữ bất chấp thái độ khinh bạc của kẻ dưới quyền.
  4. Trong cảnh cho chữ, tài hoa đã thực sự toả sáng đã tạo nên không khí thiêng liêng khiến cho những người xa cách vị thế xã hội đã chụm đàu vào say xưa hướng tói cái đẹp. Miêu tả cái tài hoa tuyệt đích của HC cũng chính là cách để Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm liên tài của mình. Cái tài là thứ quý hiếm đáng được tôn thờ và ngưỡng mộ; phải là cái phát lộ đến tuyệt đích; phải có giá trị thanh lọc tâm hồn con người. b)Huấn Cao-người có khí phách phi thường Khí phách khác người của HC cũng được giới thiệu ngay từ đàu truyện, là người có nghĩa khí chọc trời khuấy nước. Khí phách ấy còn thể hiện rõ ràng bằng những hành động và cách ứng xử của Hc trong ngục. Thái độ thản nhiên đến lạnh lùng nhận rượu thịt suốt nửa tháng trời, khinh bạc trước kẻ tiểu nhân, không vướng bận hạ thấp mình khi rơi vàp cảnh ngục tù. HC vẫn sống ung dung đường hoàng trong những ngày chờ ra pháp trường. Trong cảnh cho chữ con người ngang tàn ấy cổ đeo gông, chân vướng xiềng vẫn say xưa sáng tạo, không thèm nghĩ đến cái chết đang kề cổ c)Huấn Cao-người có thiên lương rực rỡ Ông là người có nhân cách cao cả,chữ chính là cái tâm của ông. Đối với HC chữ là thứ quý nhất trên đời song không vì thế mà đổi chữ lấy vàng bạc, quyền thế. Chữ chỉ dành cho những người tri kỷ, cho chữ viên quản ngục tức là HC đã xem quả ngục là người tri kỷ. Chữ không thể treo nơi tối tăm, bẩn thỉu cũng có nghĩa là cái đẹp không thể tồn tại bên cái xấu xa. Chữ thể hiện hoài boã của một đời người.Nét chữ vuông vức,tuơi tắn chính là tinh hoa của đời HC khiến quản ngục phải nghẹn ngào vái lạy. Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn bày tỏ những quan niệm của
  5. mình về cái đẹp. Trong truyện, Huấn Cao được xây dựng không chỉ là người có tài mà còn có tâm, có "thiên lương" (bản tính tốt lành). Huấn Cao không chỉ có thái độ hiên ngang, bất khuất, coi thường cái chết và tiền bạc mà còn có tấm lòng yêu quý cái thiện, mềm lòng trước tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục (sẵn lòng cho chữ khi hiểu rõ thiện căn và sở thích cao quý của ông ta) và thậm chí còn biết sợ cái việc chút nữa "phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Có thể nói đó là hai mặt thống nhất của một nhân cách lớn. Như thế, trong quan điểm của Nguyễn Tuân, cái tài phải đi đôi với cái tâm. Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan điểm thẩm mĩ tiến bộ của tác giả. 3.Hình tượng viên quản ngục Dù có thể được coi là nhân vật phụ, song qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, viên quản ngục cũng là một nhân vật độc đáo :  Là một người làm nghề coi ngục, là công cụ trấn áp của bộ máy thống trị đương thời, nhưng viên quản ngục lại có thú chơi thanh cao, tao nhã  thú chơi chữ. Ngay từ khi còn trẻ, khi mới "biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền", ông đã có cái sở nguyện "một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết".  Viên quản ngục là người biết trân trọng giá trị con người. Điều đó thể hiện rõ qua hành động "biệt đãi" của ông đối với Huấn Cao – một kẻ tử tù đại nghịch.  Cái sở nguyện thanh cao muốn có được chữ của Huấn Cao để treo bất chấp nguy hiểm, cùng thái độ thành kính đón nhận chữ từ tay Huấn Cao cho thấy, viên quản ngục là một người có tấm lòng "biệt nhỡn liên tài", là người biết trân trọng những giá trị văn hoá.  Diễn biến nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục cho thấy đây cũng là một nhân cách đẹp, một "tấm lòng trong thiên hạ" tri âm, tri kỉ với Huấn Cao. Đó là "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ".
  6.  Có thể nói, viên quản ngục là một người biết giữ "thiên lương", biết trân trọng giá trị văn hoá và tài năng, là người có tâm hồn nghệ sĩ, không có tài nhưng yêu tài, không sáng tạo được cái đẹp nhưng biết yêu và trân trọng thật lòng cái đẹp. 4.Cảnh cho chữ-"cảnh tượng xưa nay chưa từng có" Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao được bộc lộ một cách chói sáng, rực rỡ nhất trong cái đêm ông cho chữ viên quản ngục. Cảm hứng mãnh liệt trước một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" đã khiến Nguyễn Tuân thoả sức thể hiện khả năng sử dụng vốn ngôn từ phong phú, sắc sảo của ông. Những lớp ngôn từ vừa trang trọng cổ kính, vừa sống động như có hồn, có nhịp điệu riêng, giàu sức truyền cảm. Bút pháp dựng người, dựng cảnh của nhà văn đạt đến mức điêu luyện. Những nét vẽ của nhà văn trong đoạn này rất giàu sức tạo hình. Thủ pháp tương phản được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả đã làm nổi bật hơn bao giờ hết vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ hào quang bất tử của hình tượng nhân vật Huấn Cao. Có thể nói : cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục là một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có", vì :  Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một hoạt động sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám của nhà tù (tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián). Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn ; thiên lương cao cả lại toả sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị. - Người nghệ sĩ tài hoa đang say mê tô từng nét chữ không phải là người được tự do mà là một kẻ tử tù đang trong cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng, và chỉ sớm tinh mơ ngày mai đã bị giải vào kinh để chịu án tử hình. Trong cảnh này, người tù thì nổi bật lên uy nghi, lồng lộng, còn quản ngục, thơ lại
  7. (những kẻ đại diện cho quyền thế) thì lại "khúm núm", "run run" bên cạnh người tù đang bị gông xiềng kia...  Trật tự, kỉ cương trong nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược : tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan ; còn ngục quan thì khúm núm, vái lạy tù nhân. Thì ra, giữa chốn ngục tù tàn bạo, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủ mà là người tử tù làm chủ. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với cái ác,... Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng. 5.Bút pháp miêu tả nhân vật Các nhân vật của Nguyễn Tuân tuy chỉ được miêu tả trong những khoảnh khắc nhưng đó là những khoảnh khắc đặc biệt, bởi thế đều rất ấn tượng. Nhân vật rất giàu tính cách, rất ngang tàng, rất tài năng nhưng cái tâm cũng luôn trong sáng. Đó là những biểu tượng về cái đẹp, là những con người hoàn mĩ. Trong truyện, đáng chú ý nhất là đoạn miêu tả cảnh vật và không khí thiêng liêng, cổ kính của cảnh cho chữ. Đoạn văn này thể hiện tài năng sắc sảo của Nguyễn Tuân không chỉ trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện mà còn ở khả năng sử dụng bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh. Chính nhờ thủ pháp đối lập (một thủ pháp đặc trưng của văn học lãng mạn) mà cảnh tượng này hiện lên với đầy đủ vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ của nó 6. Quan điểm nghệ thuật Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện ở chỗ nhà văn luôn tiếp cận đối tượng từ phương diện văn hoá thẩm mĩ. Ông đặc biệt chú ý đến cái tài và cái tâm
  8. của nhân vật. Trước Cách mạng, nhà văn đặc biệt chú ý đề cao cái đẹp, nhất là những nét đẹp văn hoá truyền thống. Quan điểm nghệ thuật của nhà văn được tập trung thể hiện ở nhân vật Huấn Cao. Qua nhân vật này, nhà văn đề cao vẻ đẹp của tài năng, thiên lương và khí phách. Huấn Cao là sự kết hợp hoàn mĩ giữa tài và tâm. Còn nhân vật viên quản ngục là một chứng minh của nhà văn về sức mạnh cảm hóa của cái đẹp. Người sáng tạo ra cái đẹp là người tài và người biết thưởng thức cái đẹp cũng là người có thiên lương. III/Tổng kết 1.Nội dung Qua hai nhân vật HC, viên quản ngục và cảnh cho chữ, tác phẩm tập trung ca ngợi vẻ đẹp của tài năng và thiên lương. Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm tiến bộ và nhân văn: caí taì, cái đẹp phải gắn liền với cái thiện. Cái đẹp và tài năng không chỉ có sức mạnh toả sáng ở mọi nơi mà còn có sức mạnh cảm hoá và chiến thắng cái xấu, cái ác. 2.Nghệ thuật Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Bút pháp lãng mạn dựng nhân vật HC với những nét tính cách được lý tưởng hoá, đối lập với hoàn cảnh, dứng cao hơn hoàn cảnh. Nét tính cách nào của nhân vật cũng được tuyệt đối hoá đến độ phi thường. Nếu HC được khắc hoạ thiên về hành động thì viên quản ngục được khắc hoạ thiên về chiều sâu tâm lí. Độc thoại nội tâm được sử dụng để soi rõ từng biến động tinh vi nhất trong tâm hồn nhân vật. Qua đó nhân vật tự thể hiện mình một cách chân thành nhất. Truyện đã xây dựng một tình huống đặc biệt, đó là cảnh cho chữ- một cảnh tượng từ xưa đến nay chưa từng có, được dựng bằng bút pháp đối lập, chứa đựng yếu tố khác thường để làm nổi bật cái đẹp, cái lý tưởng; qua đó thể hiện tính cách nhân vật, thể hiện quan điểm của tác giả về cái đẹp
  9. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình, sử dụng nhiều từ Hán Việt từ cổ để tạo dựng không khí thời đại và con người vang bóng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2