Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH ĐIỀU DƯỠNG <br />
CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP QUÂN Y 2 NĂM 2013 <br />
Lý Văn Xuân*, Nguyễn Văn Bắc**, Hoàng Tiến Mỹ*** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Bối cảnh: Hiện nay stress là vấn đề phổ biến trên thế giới. Có rất ít nghiên cứu về tình trạng mắc stress ở <br />
học sinh, sinh viên Việt Nam, đặc biệt là học sinh Điều dưỡng trung cấp. Nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ <br />
stress và các yếu tố liên quan ở học sinh Điều dưỡng của Trường Trung cấp Quân y 2. <br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ stress và các yếu tố có liên quan đến tình trạng stress ở học sinh Điều dưỡng của <br />
Trường Trung cấp Quân y 2 năm 2013. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang ở 441 học sinh Điều dưỡng của <br />
Trường Trung cấp Quân y 2 năm 2013. Bên cạnh bộ câu hỏi tự điền đề cập đến các yếu tố bản thân, gia đình học <br />
sinh và môi trường học tập có liên quan đến tình trạng sức khỏe tinh thần của học sinh, còn có bộ câu hỏi tự cảm <br />
nhận stress của Cohen S. và thang đo Likert. <br />
Kết quả: Tỉ lệ stress bệnh lý ở học sinh Điều dưỡng là 21,5%, trong đó có 2,7% học sinh bị stress nặng cần <br />
được điều trị. Nhiều yếu tố xuất phát từ bản thân học sinh có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng <br />
stress như: đi làm thêm trong quá trình học tập, thường xuyên nhịn ăn sáng, lo lắng không đủ tiền tiếp tục học, <br />
lo lắng học tập kém bạn bè và kỳ vọng học lên đại học. Bên cạnh đó, yếu tố gia đình cũng có mối liên quan có ý <br />
nghĩa thống kê: gia đình có thu nhập thấp, thường xuyên trách mắng, than phiền về chi tiêu của cá nhân học <br />
sinh, yêu cầu phải đạt thứ hạng cao ở kỳ thi tốt nghiệp. Ngoài ra các yếu tố môi trường học tập cũng có mối quan <br />
hệ có ý nghĩa thống kê:khối lượng bài giảng quá nhiều, lịch học quá dày, chưa kịp thích nghi với phương pháp <br />
giảng dạy mới. <br />
Kết luận: Tỉ lệ stress bệnh lý của học sinh Điều dưỡng của Trường Trung cấp Quân y là 21,5%, trong đó <br />
có 2,7% học sinh bị stress nặng cần được điều trị.Các yếu tố bản thân, gia đình học sinh và môi trường học tập có <br />
ảnh hưởng đến tâm lý ở những học sinh chưa kịp thích nghi với môi trường học tập và các thay đổi trong đời <br />
sống học sinh Điều dưỡng. <br />
Từ khóa: Stress, bảng tự cảm nhận của Cohen S., thang đo Likert <br />
<br />
ABSTRACT <br />
STRESS AND RELATED FACTORS ON NURSING STUDENTS AT THE MILITARY MEDICAL <br />
SCHOOL No2 IN 2013 <br />
Ly Van Xuan, Nguyen Van Bac, Hoang Tien My <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 165 ‐ 171 <br />
Background: In recent time, stress has spread out all over the world. However, there has been very little <br />
research conducted on the stress of students in Viet Nam, especially nursing students. Therefore, this study is to <br />
identify the stress situation as well as related factors on nursing students at the Military medical school No2 in <br />
2013. <br />
Objectives: Determine the ratio of stress and related factor on nursing students studying at the Military <br />
medical school No2 in 2013. <br />
<br />
* Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. <br />
** Trường Trung cấp Quân y 2. <br />
*** Phòng Sau đại học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS Lý Văn Xuân <br />
ĐT: 0908588547 <br />
Email: xuanlyvan@yahoo.com <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
165<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014<br />
<br />
Methods: A cross‐sectional study was conducted on 441 nursing students. Beside the questionnaire <br />
included individual factors, their family and associated school environmental factors, self‐perceived list of Cohen <br />
S. and Likert scale were used. <br />
Results: There was a large proportion of stress at total of 21.5%, which included 2.7% of severe stress <br />
disease. Student’s characteristics, their family factors and school environmental factors related the stress situation <br />
on nursing students. <br />
Conclusions: There was a rate of stress of 21.5%, which included 2.7% of severe stress disease. Student’s <br />
characteristics, their family and school environmental factors affected the mental health of nursing students. <br />
Key words: Stress, self‐perceived list of Cohen S., Likert scale. <br />
dưỡng của Trường Trung cấp Quân y 2 năm <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
2013. <br />
Hầu hết học sinh Điều dưỡng của Trường <br />
Trung cấp Quân y 2 là học sinh vừa chuyển tiếp <br />
từ môi trường học tập ở trung học phổ thông <br />
sang môi trường học tập trung cấp chuyên <br />
nghiệp với nhiều khác biệt về khối lượng kiến <br />
thức, hình thức học tập, phương pháp dạy và <br />
học. Hơn nữa, phần lớn học sinh xuất thân từ <br />
những vùng miền khác nhau, với hoàn cảnh <br />
sống, điều kiện kinh tế có khác so với cuộc sống <br />
ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả những sự <br />
khác biệt đó đã gây không ít khó khăn tâm lý, có <br />
ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và kết quả <br />
học tập của học sinh(2,6,7,8). Theo nghiên cứu tại <br />
Đại học Mansura (Ai Cập) năm 2012, tỉ lệ stress <br />
ở sinh viên Điều dưỡng là 40,2%, tỉ lệ trầm cảm <br />
là 27,9%(11). Nghiên cứu tại Trường Trung học Y <br />
tế Long An năm 2004 cho thấy tỉ lệ stress ở học <br />
sinh trung cấp là 22%(10), nghiên cứu ở Trường <br />
Cao đẳng Đồng Nai năm 2008, có 54% sinh viên <br />
cho biết cảm thấy khó khăn trong cách sinh hoạt <br />
ở môi trường mới; 60% thừa nhận nội dung học <br />
tập quá nhiều dẫn đến chán học, lo lắng; 22% bị <br />
mất ngủ thường xuyên(2). <br />
Do đó, khảo sát phát hiện tình trạng stress và <br />
các yếu tố liên quan ở học sinh Điều dưỡng của <br />
Trường Trung cấp Quân y 2 nhằm góp phần <br />
nâng cao hiệu quả học tập và chất lượng cuộc <br />
sống của học sinh. <br />
<br />
Mục tiêu <br />
Mục tiêu tổng quát <br />
Xác định tỉ lệ stress và các yếu tố có liên <br />
quan đến tình trạng stress ở học sinh Điều <br />
<br />
166<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể <br />
‐ Xác định tỉ lệ stress ở học sinh Điều dưỡng <br />
của Trường Trung cấp Quân y 2 năm 2013. <br />
‐ Xác định mối liên quan giữa tình trạng <br />
stress và yếu tố bản thân ở học sinh Điều dưỡng <br />
của Trường Trung cấp Quân y 2 năm 2013. <br />
‐ Xác định mối liên quan giữa tình trạng <br />
stress và yếu tố gia đình ở học sinh Điều dưỡng <br />
của Trường Trung cấp Quân y 2 năm 2013. <br />
‐ Xác định mối liến quan giữa tình trạng <br />
stress và yếu tố môi trường học tập ở học sinh <br />
Điều dưỡng của Trường Trung cấp Quân y 2 <br />
năm 2013. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Tất cả học sinh Điều dưỡng của Trường <br />
Trung cấp Quân y 2 vào thời điểm nghiên cứu. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. <br />
Phương pháp thu thập số liệu <br />
Khảo sát học sinh bằng bộ câu hỏi tự trả lời <br />
(tự điền) và bảng tự cảm nhận stress. <br />
Bảng tự cảm nhận stress là thang đo stress <br />
được lập bởi Cohen S. (1983) gồm 10 câu hỏi chủ <br />
yếu về cảm giác và suy nghĩ trong suốt một <br />
tháng qua. Điểm của mỗi câu hỏi được đánh giá <br />
bằng thang đo Likert với 5 mức độ(1) <br />
0: Không bao giờ. <br />
1: Hầu như không. <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 <br />
2: Thỉnh thoảng. <br />
3: Khá thường xuyên. <br />
4: Rất thường xuyên. <br />
Dựa vào tổng điểm của 10 câu hỏi sẽ đánh <br />
giá được tình trạng stress của đối tượng tham <br />
gia nghiên cứu như sau: <br />
3 triệu/ người/ tháng<br />
109 24,7<br />
Kinh tế<br />
Thu nhập 1 – 3 triệu/ người/ tháng<br />
211 47,9<br />
gia đình<br />
Thu nhập < 1 triệu/ người/ tháng<br />
121 27,4<br />
<br />
Nhận xét: học sinh nữ nhiều gấp 5 lần học <br />
sinh nam. Đa số là người Kinh, không có tôn <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
giáo. Hơn phân nửa học sinh có học lực trung <br />
bình khá. Hầu hết không sống chung với gia <br />
đình và phần đông các gia đình học sinh có thu <br />
nhập trung bình và thấp. <br />
<br />
Tình trạng stress <br />
Điểm trung bình tự cảm nhận stress của các <br />
đối tượng tham gia nghiên cứu là 20,2; độ lệch <br />
chuẩn là 4,3 với điểm tự cảm nhận thấp nhất là 8 <br />
điểm và cao nhất là 35 điểm. <br />
Stress<br />
Stress bệnh lý nặng<br />
Stress bệnh lý nhẹ<br />
Stress bình thường<br />
<br />
Tần số Tỷ lệ (%)<br />
12<br />
2,7<br />
83<br />
18,8<br />
346<br />
78,5<br />
<br />
% tích lũy<br />
2,7<br />
21,5<br />
100,0<br />
<br />
Nhận xét: tỉ lệ stress bệnh lý là 21,5%, trong <br />
đó có 2,7% học sinh bị stress bệnh lý nặng. <br />
<br />
Mối liên quan giữa tình trạng stress và đặc <br />
điểm dân số <br />
Stress (n(%))<br />
PR<br />
p<br />
(KTC 95%)<br />
Có<br />
Không<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
13 (17,8) 60 (82,2)<br />
0,78<br />
0,396<br />
(0,47 – 1,36)<br />
Nữ<br />
82 (22,3) 286 (77,7)<br />
Dân tộc<br />
Kinh<br />
89 (20,9) 337 (79,1)<br />
0,52<br />
0,077<br />
(0,27 – 1,00)<br />
Khác<br />
6 (40,0) 9 (60,0)<br />
Tôn giáo<br />
Có<br />
18 (27,7) 47 (72,3)<br />
1,35<br />
0,191<br />
(0,87 – 2,10)<br />
Không<br />
77 (20,5) 299 (79,5)<br />
Học lực<br />
Giỏi<br />
8 (34,8) 15 (65,2)<br />
1<br />
Khá<br />
27 (16,4) 138 (83,6)<br />
0,47<br />
(0,24 – 0,91)<br />
*<br />
Trung bình khá 52 (23,0) 174 (77,0) 0,096<br />
0,66<br />
(0,36 –1,21)<br />
Trung bình<br />
8 (29,6) 19 (70,4)<br />
0,85<br />
(0,38 – 1,91)<br />
Chỗ ở hiện nay<br />
Nhà gia đình 20 (23,8) 64 (76,2)<br />
1<br />
Ký túc xá<br />
5 (29,4) 12 (70,6)<br />
1,23<br />
(0,54 – 2,83)<br />
Nhà trọ<br />
56 (21,8) 201 (78,2)<br />
0,92<br />
0,681* (0,59 – 1,43)<br />
13 (16,7) 65 (83,3)<br />
Nhà người<br />
0,70<br />
quen<br />
(0,37 – 1,31)<br />
Khác<br />
1 (20,0) 4 (80,0)<br />
0,84<br />
(0,14 – 5,05)<br />
Kinh tế gia đình<br />
Thu nhập > 3 19 (17,4) 90 (82,6)<br />
0,319<br />
1<br />
triệu/ người/<br />
tháng<br />
Đặc tính<br />
<br />
167<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Stress (n(%))<br />
Có<br />
Không<br />
Thu nhập 1 – 3 45 (21,3) 166 (78,7)<br />
triệu/ người/<br />
tháng<br />
Thu nhập < 1 31 (25,6) 90 (74,4)<br />
triệu/ người/<br />
tháng<br />
Đặc tính<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014<br />
p<br />
<br />
PR<br />
(KTC 95%)<br />
<br />
Mối liên quan giữa tình trạng stress và yếu <br />
tố gia đình <br />
<br />
1,22<br />
(0,75 – 1,98)<br />
<br />
Stress n(%)<br />
p<br />
Có<br />
Không<br />
Thường xuyên lo lắng về kinh tế gia đình<br />
Có<br />
84 (23,7) 270 (76,3)<br />
0,024<br />
Không 11 (12,6) 76 (87,4)<br />
Thường xuyên bị gia đình trách mắng<br />
Có<br />
32 (41,0) 46 (59,0)<br />
0,001<br />
Không 63 (17,4) 300 (82,6)<br />
Gia đình kỳ vọng tốt nghiệp thứ hạng cao<br />
Có<br />
66 (25,0) 198 (75,0)<br />
0,031<br />
Không 29 (16,4) 148 (83,6)<br />
Gia đình than phiền về chi tiêu<br />
Có<br />
51 (30,4) 117 (69,4)<br />