intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

sự cần thiết của bảo hiểm học sinh- sinh viên

Chia sẻ: Nguyễn Thành Thịnh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luật Giáo dục nước ta đã xác định mục tiêu: Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: sự cần thiết của bảo hiểm học sinh- sinh viên

  1. Trang 1
  2. Lời cảm ơn Tiểu luận có thể coi là một công trình khoa học nhỏ . Do v ậy đ ể hoàn thành tốt bài tiểu luận này là một vấn đề không hề dễ đối với sinh viên năm nhất như chúng em . mặc dù gặp nhiều khó khăn trong vi ệc làm bài ti ểu luận này nhưng chúng đã hết sức cố gắng tìm mọi thông tin tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: internet, báo chí , các tài li ệu trên th ư vi ện.Sau khi hoàn tất bài tiểu luận này chúng em xin chân thành c ảm ơn s ự giúp đ ỡ : c ủa nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để giúp bọn em nghiên cứu đ ề tài này và bộ phận thư viện đã tạo điều kiện để chúng em mượn sách và phòng học để nhóm chúng em nghiên cứu bên cạnh đó chúng em xin cảm ơn một người rất quan trọng giúp chúng em hoàn thành tốt bài tiểu luận này là: tiến sĩ nguyễn tấn hoàng đã giúp đưa ra định hướng giúp chúng em hoàn thành tốt bài tiểu luận này. Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành bài tiều luận này nh ưng không th ể tránh khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp c ủa thấy , cô và các bạn sinh viên để chúng em rút kinh nghiệm lần sau. Trong bài tiểu luận này chúng em có tham khảo một số tài li ệu và trang web sau: 1. BÁO CÁO :Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 2. Web: www.baohiemxahoi.gov.vn 3. Web: http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/ 4. Web: http://t4glamdong.org.vn/ 5. Web: www.baobinhphuoc.com.vn 6. Bài tiểu luận: Đánh giá thực trạng BHYT HSSV Trang 2
  3. CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU Luật Giáo dục nước ta đã xác định mục tiêu: Đào tạo con ng ười Vi ệt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức kh ỏe, th ẩm m ỹ và ngh ề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn di ện h ọc sinh, sinh viên (HSSV) trong trường học các cấp. chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho HSSV - những chủ nhân tương lai của đất nước, là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Thực hiện chủ trương đó, từ năm 1994, sau khi chính sách BHYT ra đời hai năm, BHYT học sinh, sinh viên đã được triển khai trên ph ạm vi c ả n ước theo hướng dẫn của Liên bộ Giáo dục, Đào tạo và Y tế. BHYT h ọc sinh, sinh viên là sự kết hợp toàn diện các yêu cầu của công tác b ảo v ệ, chăm sóc sức khỏe cho HSSV, từ việc chĂm lo sức khỏe ban đầu t ại y t ế h ọc đ ường, đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khi rủi ro, ốm đau phải nằm viện. Do mục đích ưu việt, thiết thực, giàu tính nhân văn, BHYT h ọc sinh, sinh viên đã nhận được sự đồng tình, ủng h ộ của toàn xã h ội, v ượt qua m ọi khó khăn, trở ngại và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Năm 2010 Luật BHYT quy định chuyển BHYT HSSV từ tự nguyện sang bắt buộc đó là di ều h ết s ức đúng đắn và thực sự cần thiết để tiếp tục chăm sóc sức kh ỏe HSSV được tốt hơn. I. Bảo hiểm học sinh, sinh viên là gì? 1. Đối tượng tham gia - BHYT HS-SV là loại hình BHYT tự nguyện có đối t ượng tham gia là t ất cả học sinh từ bậc tiểu học trở lên đang theo học tại các trường quốc l ập, bán công, dân lập, các trung tâm giáo dục thường xuyên trừ các trường hợp thuộc đối tượng chính sách ưu đãi xã hội của Nhà nước đã được Nhà n ước cấp thẻ BHYT. Trang 3
  4. - BHYT HS-SV được triển khai theo Thông tư 14/1994/TTLT – BGD ĐT – BYT ngày 19/9/1994 và được sửa đổi bổ sung bằng Thông tư 40/1998/TTLT – BGD ĐT – BYT ngày 18/7/1998. Theo các Thông tư này thì BHYT HS-SV có nội dung chính là chăm sóc sức khoẻ học sinh - sinh viên tại trường học và KCB khi ốm đau, tai nạn, trợ cấp mai táng trong trường hợp tử vong. 2. Phí tham gia BHYTHSSV Luật BHYT quy định HSSV là đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT và được Nhà nước hỗ trợ 100% mức phí đóng BHYT đối với các em thuộc hộ nghèo và thân nhân sỹ quan Quân đội, Công an; 50% đối với hộ cận nghèo và 30% đối với số HSSV còn lại 3.Phạm vi của BHYT HS-SV - Theo Thông tư 40/1998/TTLT – BGD ĐT – BYT thì h ọc sinh - sinh viên có thẻ BHYT được : 3.1.Chăm sóc sức khoẻ ban đầu + Học sinh được quản lý sức khoẻ và hướng dẫn để phòng chống các bệnh học đường. + Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường. + Phòng chống các dịch bệnh. + Các biện pháp phòng, chữa một số bệnh và triệu chứng thông th ường như: ỉa chảy, đau bụng, đau mắt, đau đầu. + Phòng chống bệnh cong vẹo cột sống. + Phòng chống các bệnh xã hội, các tệ nạn xã hội ( ma tuý, HIV…) + Phòng chống tai nạn giao thông, tai nạn lao động + Khám sức khoẻ định kỳ vào các thời điểm: đầu năm lớp 1, cuối m ỗi cấp học phổ thông và đầu khoá học của các trường đại học, chuyên nghiệp + Thực hiện sơ cứu tai nạn, ốm đau đột xuất + Đảm bảo vệ sinh ăn uống tại trường cho học sinh - sinh viên + Vệ sinh học đường + Giáo dục sức khoẻ ( là một môn học trong nhà trường) + Tuyên truyền chăm sóc bảo vệ sức khoẻ Trang 4
  5. + Đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh học đường: • Ánh sáng, nước uống, nước rửa hợp vệ sinh • Phong trào xây dựng trường xanh - sạch - đẹp • Vệ sinh an toàn thực phẩm • Quản lý và chăm sóc sức khoẻ học sinh tại trường học giúp h ọc sinh xử lý kịp thời bệnh tật đồng thời để nhà trường t ổ ch ức th ực hi ện h ọc tập, lao động, rèn luyện thân thể phù hợp với sức khoẻ, m ặt khác vi ệc qu ản lý sức khoẻ học sinh tốt sẽ tạo điều kiện, cơ sở để các nhà quản lý vĩ mô có thể hoạch định chính sách quốc gia 3.2. Khám, chữa bệnh - Được khám, chữa bệnh tại các cơ sở KCB ( gọi chung là b ệnh vi ện) đã được đăng ký trên phiếu KCB bảo hiểm y tế. Trong trường h ợp cấp c ứu được KCB tại bất kỳ một bệnh viện nào. - KCB ngoại trú ( trong trường hợp cấp cứu và tai nạn nhưng chưa phải nằm viện) được chi trả các chi phí dịch vụ y tế nh ư tiền công khám, xét nghiệm, X quang, riêng tiền thuốc học sinh - sinh viên tự túc. - Học sinh - sinh viên được hưởng chi phí trong đi ều trị nội trú t ại các c ơ sở KCB gồm các nội dung sau: + Khám bệnh, chẩn đoán và điều trị + Xét nghiệm, chiếu chụp X – quang, thăm dò chức năng + Thuốc trong danh mục theo qui định của Bộ Y tế + Máu, dịch truyền + Các thủ thuật, phẫu thuật + Sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh 4.Vai trò và tầm quan trọng của BHYT . 4.1 Vai trò của BHYT. BHYT là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện, nh ằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu được bảo hiểm, từ đó hình thành nên m ột qu ỹ và qu ỹ này sẽ được dùng để chi trả chi phí khám chữa bệnh, khi m ột ng ười nào đó không may mắc phải bệnh tật mà họ có tham gia BHYT. Trang 5
  6. Mặc dù ở mỗi nước khác nhau thì sẽ có các hình th ức t ổ ch ức khác nhau, có nước tổ chức độc lập với loại hình bảo hiểm khác, có nước lại coi đây là một trong những chế độ của BHXH. Ở nước ta BHYT đã xác nhập vào BHXH kể từ ngày 24/01/2002. Nhưng mặc dù được tổ chức như th ế nào đi chăng nữa, thì BHYT vẫn có vai trò riêng biệt mang tính xã h ội r ộng rãi nh ư sau: - nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho HSSV, bảo đảm an toàn trường học, phát triển bền vững, thực hiện An sinh xã hội. - BHYT trong trường học đã góp phần không nhỏ vào công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe HSSV, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vì tương lai của đất nước. HSSV tham gia BHYT sẽ được chi trả toàn bộ hoặc một phần lớn chi phí khám, chữa bệnh khi ốm đau, tránh tình trạng nghỉ học hoặc không có điều kiện khám, chữa các bệnh hiểm nghèo. Đặc bi ệt là đối với các HSSV nghèo mắc bệnh nặng, phải điều trị lâu dài. - nâng cao ý thức chấp hành các quy định, pháp luật c ủa HSSV trong công tác BHYT - BHYT HS-SV là một chính sách xã hội lớn, mang đ ến l ợi ích cho ng ười tham gia : xoá đi sự bất công giữa người giàu và người nghèo, để mọi người có bệnh đều được điều trị với điều kiện họ có tham gia, được đi ều trị theo bệnh, mang tính nhân đạo cao cả và được xã hội hoá theo nguyên tắc “Số đông bù số ít” và được thực hiện theo phương trâm: “Mình vì m ọi người, mọi người vì mình - BHYTHSSV giúp cho người tham gia khắc phục khó khăn cũng nh ư ổn định về mặt tài chính khi không may gặp phải rủi ro ốm đau. Nhờ có BHYT, HSSV sẽ an tâm được phần nào về sức khoẻ cũng như kinh tế để có th ể yên tâm học tập , bởi vì họ đã có một phần như là quỹ dự phòng của mình giành riêng cho vấn đề chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt với những HSSV nghèo chẳng may mắc bệnh. 4.2 tầm quan trọng của BHYT BHYTHSSV ra đời có tác dụng khắc phục hậu quả và kịp thời ổn định được cuộc sống cho HSSV khi bị ốm đau, tạo một niềm lạc quan trong cuộc sống, từ đó giúp cho HSSV học tập tốt cho chính bản thân h ọ và sau đó là cho xã hội, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của xã hội. Trang 6
  7. - Bảo hiểm y tế ra đời còn góp phần giáo dục HSSV v ề tính nhân đ ạo theo phương châm: “Lá lành đùm lá rách”, tính cộng đồng - BHYTHSSV cùng với BHYT nói chung làm tăng ch ất l ượng khám ch ữa bệnh và quản lý y tế thông qua hoạt động quỹ BHYT đầu tư. Lúc đó trang thiết bị về y tế sẽ hiện đại hơn, có kinh phí để sản xuất các lo ại thu ốc đ ặc trị chữa bệnh hiểm nghèo, có điều kiện nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh một cách có hệ thống và hoàn thiện. Đồng thời đội ngũ cán b ộ y t ế s ẽ đ ược đào tạo tốt hơn, các y, bác sỹ sẽ có điều kiện nâng cao tay ngh ề, tích lu ỹ kinh nghiệm, có trách nhiệm đối với công việc hơn, dẫn đến s ự qu ản lý d ễ dàng và chặt chẽ hơn trong khám chữa bệnh. - BHYTHSSV cùng với BHYT nói chung còn có tác dụng góp ph ần gi ảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Hiện nay kinh phí cho y t ế đ ược cấu thành chủ yếu từ 4 nguồn: + Từ ngân sách Nhà nước. + Từ quỹ BHYT. +Thu một phần viện phí và dịch vụ y tế. + Tiền đóng góp của các tổ chức quần chúng, của các tổ chức t ừ thi ện và viện trợ quốc tế. Trong bốn nguồn trên từ khi chưa có BHYT thì nguồn do ngân sách Nhà nươc cấp là chủ yếu. Do vậy BHYT ra đời đã thực sự góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. - BHYT còn góp phần đề phòng và hạn chế nh ững bệnh hi ểm nghèo theo phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trang 7
  8. CHƯƠNG II: CẦN THIẾT VÀ LỢI ÍCH CỦA BẢO HIỂM HỌC SINH, SINH VIÊN. 2.1 SỰ CẦN THIẾT. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. “Có sức khỏe là có tất cả, không có sức khỏe là không có gì’’- câu nói hàm súc, thâm sâu đó đúc rút t ừ trong thực tiễn đời sống xã hội, là lời nhắc nh ở mọi người về ý th ức gi ữ gìn, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên, đ ể có s ức kh ỏe t ốt, mọi người ý thức tự rèn luyện, giữ gìn cần có đi ều ki ện tài chính c ần thi ết và giải pháp hữu hiệu nhất là có sự chung tay, góp s ức chia s ẻ c ủa c ả c ộng đồng thông qua hình thức BHYT. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với học sinh, sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất nước. Phải khẳng định rằng BHYT là một giải pháp đúng đắn, ưu việt, vừa lợi ích vừa nhân đạo, giáo dục các em học sinh, sinh viên nâng cao ý th ức phòng tránh những rủi ro, bệnh tật, biết tự bảo vệ sức khỏe cho mình, xây dựng môi trường sống lành mạnh, văn minh. Thông qua việc tham gia BHYT giúp cho các em hiêu thêm được ý nghĩa tương trợ cộng đồng, giáo dục các em tính nhân đạo xã hội, yêu thương đùm bọc “Lá lành đùm lá rách” , “ Th ương người như thể thương thân” và đạo lý “ Mình vì mọi người, mọi người vì mình” Với ý nghĩa, mục đích tốt đẹp như vậy, nhưng qua 10 năm th ực hi ện lu ật BHYT, mới có gần 11 triệu học sinh, sinh viên tham gia BHYT, đ ạt trên 80% tổng số đối tượng.Một số trường hợp không tham gia bảo hiểm, khi các em không may ốm đau phải chữa trị dài ngày, tốn kém tiền bạc do không có BHYT đã gặp khó khăn, không ít trường hợp không th ể có điều kiện ch ữa trị.Vì vậy việc tham gia BHYT càng có ý nghĩa quan trọng, giúp gia đình các em vượt qua ốm đau bệnh tật để tiếp tục học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức, trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội Năm học 2013 – 2014 đã đến, lộ trình BHYT toàn dân vào năm 2014 theo quy định của luật BHYT cũng đã đến gần với sự ch ỉ đ ạo quy ết li ệt c ủa chính phủ, sự cố gắng nỗ lực và quyết tâm cao của các cấp, các nghành, đặc biệt là nghành Giáo dục và Đào tạo, chắc chắn kế hoạch bao ph ủ BHYT t ới 100% học sinh, sinh viên sẽ trở thành hiện thực, sức khỏe giống nòi không những được bảo vệ, mà sẽ có những cải thiện tích cực, nguồn lực con Trang 8
  9. người sẽ dồi dào và tráng kiện, đúng như lời Hồ Chủ Tịch đã t ừng d ạy: “Dân cường thì nước mới thịnh”. 2.2 LỢI ÍCH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BẢO HIỂM HỌC SINH – SINH VIÊN 2.2.1 Đối với học sinh - sinh viên. 2.2.1.1. Quyền lợi. - Được cấp thẻ theo mẫu qui định thống nhất toàn quốc - Được đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở kx gần nơi cư trú theo h ướng d ẫn của cơ quan BHYT - Được bảo hiểm 24/24 giờ trong ngày theo thời hạn sử dụng thẻ -Trong trường hợp cấp cứu tại bất kỳ cơ sở y tế nào của Nhà nước cũng đều được hưởng chế độ BHYT. - Được chăm sóc sức khoẻ ban đầu và sơ cứu tế y tế trường học - Được KCB ngoại trú (đựơc chi trả các chi phí dịch vụ y tế như tiền công khám, xét nghiệm, X quang, thủ thuật. Riêng tiền thuốc học sinh - sinh viên tự túc). - Được chi trả trong trường hợp tai nạn ốm đau, nội trú t ại các cơ s ở c ủa Nhà nước theo quy định chuyên môn và các quy định BHYT - Các chi phí KCB được cơ quan BHYT thanh toán với bệnh vi ện n ếu h ọc sinh - sinh viên đi KCB có trình thẻ tại: • bất kỳ cơ sở y tế nào của Nhà nước trong trường hợp cấp cứu • bệnh viện đã đăng ký trên phiếu KCB BHYT của học sinh - sinh viên • bệnh viện theo giấy chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế - Trường hợp KCB không đúng quy định, KCB theo yêu cầu riêng, h ọc sinh , sinh viên sẽ phải tự trả các chi phí cho bệnh viện. Sau đó trên cơ sở hoá đơn, chứng từ hợp lệ được cơ quan BHYT thanh toán l ại một phần chi phí KCB theo giá viện tại viện phí tại tuy ến chuyên môn k ỹ thuật phù hợp theo quy định của Bộ Y tế. - Trường hợp không may bị tử vong được cơ quan BHYT chi trả trợ cấp mai táng phí 1.000.000đồng/học sinh Theo Thông tư 77/2003/TTLT – BTC – BYT quyền lợi của học sinh - sinh viên khi đi KCB BHYT như sau: Trang 9
  10. Được chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại phòng y tế trường học. Trường hợp không có phòng y tế tại trường thì cơ quan BHXH có trách nhi ệm h ợp đồng với cơ sở y tế gần nhất đảm bảo việc chăm sóc thuận tiện và phù hợp. Học sinh - sinh viên khi đi KCB BHYT đúng tuyến theo quy đ ịnh, đi ều tr ị ngoại trú và nội trú được hưởng các quyền lợi sau: + Khám và làm các xét nghiệm, chiếu chụp X quang, các thăm dò ch ức năng phục vụ cho viẹc chuẩn đoán và điều trị theo chỉ định của bác sỹ + Cấp thuốc trong danh mục quy định của Bộ Y tế, truy ền máu, truy ền dịch theo chỉ định của bác sỹ điều trị, sử dụng các vật tư tiêu hao thông dụng, thiết bị y tế phục vụ KCB + Làm thủ thuật, phẫu thuật + Sử dụng giường bệnh Chi phí một lần KCB từ 20.000đ trở lên thì người có thẻ phải nộp 20% - học sinh - sinh viên tham gia BHYT liên t ục t ừ 24 tháng tr ở lên đ ược c ơ quan BHXH thanh toán chi phí KCB đối với một số trường hợp đặc biệt như sau: + phẫu thuật tim: không quá 10 triệu đồng/ người/ năm + chạy thận nhân tạo: không quá 10 triệu đồng/ người/ năm + tiêm phòng uốn ván, súc vật cắn tối đa là 300.000 đồng/ người/ năm + trợ cấp tử vong: theo mức 1 triệu đồng/ trường hợp * Cơ quan BHYT không thanh toán cho các trường hợp sau: - các bệnh được Nhà nước đài thọ, sử dụng thuốc đặc trị nh ư: phong, lao phổi, sốt rét, tâm thần phân liệt, động kinh - phòng và chữa bệnh dại, xét nghiệm HIV, lậu, giang mai - tiêm chủng mở rộng, điều trị, an dưỡng - các bệnh bẩm sinh, dị tật bẩm sinh - chỉnh hình, thẩm mỹ như: mắt giả, răng giả, chan tay giả … - dịch vụ kế hoạch hoá gia đình - tai nạn chiếnh tranh, thiên tai -KCB cấp cứu do tự tử, cố ý gây thương tích, nghiện ch ất ma tuý, vi phạm pháp luật Theo Thông tư 77 thì các trường hợp không thuộc trách nhiệm chi trả của Quỹ KCB tự nguyện được quy định bổ sung như sau: - kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - ghép cơ quan nội tạng Trang 10
  11. - điều trị phục hồi chức năng ngoài danh mục Bộ Y tế quy định - bệnh nghề nghiệp - tai nạn giao thông, kể cả di chứng tai nạn giao thông - xét nghiệm, chuẩn đoán thai sớm, điều trị vô sinh - chi phí vận chuyển người bệnh, khẩu phần ăn trong thời gian điều trị 2.2.1.2.Trách nhiệm. - đóng phí BHYT đầy đủ theo quy định - tự túc tiền ảnh và tiền sổ KCB - xuất trình ngay thẻ hoặc giấy tờ tuỳ thân có ảnh hợp lệ và phiếu khán chữa bệnh khi KCB nội và ngoại trú, nếu nhập viện thì phải xuất trình trong vòng 48 giờ kể từ khi nhập viện. - không cho người khác mượn thẻ - thực hiện đúng quy định của Nhà nước và sự hướng dẫn của cơ quan BHYT. 2.2.2 Đối với nhà trường. 2.2.2.1. Quyền lợi. Nhà trường được trích một khoản kinh phí từ tổng thu BHYT để sử d ụng cho công tác YTHĐ. 2.2.2.2. Trách nhiệm. - Trách nhiệm chính đối với công tác bảo vệ chăm sóc, giáo dục s ức kho ẻ cho học sinh trong thời gian ở trường thuộc về lãnh đạo nhà trường. - Mỗi trường hoặc cụm trường bố trí y tế trường học theo qui định và đảm bảo các điều kiện cho YTHĐ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ qui định của liên Bộ Giáo dục - Đào tạo – Bộ Y tế về công tác YTHĐ - Nhà trường có trách nhiệm: tổ chức tuyên truy ền, th ực hi ện đăng ký, kê khai, thu tiền đóng BHYT của học sinh và s ử dụng đúng m ục đích, có hi ệu quả nguồn kinh phí BHYT HS - SV để lại nhà trường. 2.2.3 Đối với các cơ sở khám chữa bệnh. 2.2.3.1. Quyền lợi. - Được cơ quan BHXH tạm ứng kinh phí để tổ chức khám chữa bệnh cho học sinh – sinh viên có thẻ BHYT. Trang 11
  12. - Được thanh toán mỗi quý một lần các chi phí KCB cho h ọc sinh – sinh viên tham gia BHYT. 2.2.3.2. Trách nhiệm. - Thực hiện KCB đúng hợp đồng với cơ quan BHXH cho học sinh – sinh viên tham gia BHYT, đảm bảo chữa bệnh hợp lý, an toàn theo đúng qui định của Bộ Y tế. - Thực hiện việc ghi chép và cung cấp các tài li ệu liên quan đ ến KCB BHYT HS - SV để làm cơ sở thanh quyết toán tài chính. - Kiểm tra thẻ và phiếu KCB BHYT, phát hiện kịp thời nh ững trường h ợp vi phạm và lạm dụng việc sử dụng thẻ, phiếu KCB BHYT, thông báo ngay cho cơ quan BHYT để giải quyết. - Các bệnh viện cùng cơ quan BHXH ký kết hợp đồng trách nhiệm, tạm ứng kinh phí và định kỳ quyết toán chi phí KCB theo qui đ ịnh và h ợp đồng KCB đã được ký. - Tổ chức tiếp đón học sinh – sinh viên khi đến KCB, có thái đ ộ ph ục v ụ tốt tránh phiền hà. - Giới thiệu học sinh – sinh viên lên đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật để điều trị bệnh nếu vượt quá khả năng của tuyến mình. 2.2.4 Đối với cơ quan BHXH. 2.2.4.1. Quyền lợi. - Được trích lập và sử dụng quỹ BHYT HS - SV theo đúng qui định. - kiểm tra, giám sát thu hồi thẻ trong trường hợp phát hiện ra vi ệc l ạm dụng thẻ, cho người khác mượn thẻ … - Điều tiết, cân đối quỹ KCB BHYT HS – SV, sử dụng quỹ kết d ư theo qui định. - Kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận và thực hiện chế độ BHYT HS - SV tại các bệnh viện, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho học sinh tham gia BHYT, từ chối chi trả trợ cấp BHYT đối với nh ững trường h ợp KCB không đúng theo qui định của pháp luật. 2.2.4.2.Trách nhiệm. - Ký kết hợp đồng trách nhiệm với nhà trường để tổ ch ức thu BHYT của học sinh – sinh viên. - Ký hợp đồng KCB với các bệnh viện để đảm bảo việc tiếp nhận và KCB cho học sinh – sinh viên tham gia BHYT được thuận tiện, hợp lý. Trang 12
  13. - Tổ chức phát hành thẻ và phiếu KCB BHYT HS – SV. Chi phí in và phát hành thẻ, phiếu bằng kinh phí quản lý của cơ quan BHXH. - Cơ quan BHXH nào phát hành thẻ và phiếu KCB BHYT HS - SV thì c ơ quan đó có trách nhiệm tạm ứng kinh phí và thanh toán chi phí theo qui định. Việc thanh toán được thực hiện theo các phương thức: + Chi trả cho cơ sở KCB theo hợp đồng đã ký. + Chi trả qua thanh toán đa tuyến ngoài địa bàn được giao quản lý. + Chi trả trực tiếp cho người bệnh BHYT trong các trường h ợp c ụ th ể khác. CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHYT CỦA HỌC SINH- SINH VIÊN. Tình hình học sinh tham gia BHYT Tình hình học sinh tham gia BHYT trong nh ững năm qua được th ể hiện qua số liệu sau: Năm 1997 -1999: khoảng 3,4 đến 3,9 triệu em Năm 1999 - 2001: khoảng 2,9 đến 3,1 triệu em Năm 2001- 2002: khoảng 4,2 đến 5,1 triệu em Trong 4 năm thực hiện BHYT HSSV bắt buộc thì: Nếu tính cả số HSSV thuộc hộ nghèo, cận nghèo và HSSV thuộc thân nhân sỹ quan Quân đội, Công an khoảng 1,5 triệu em, thì năm 2010 số HSSV tham gia BHYT có khoảng 12 triệu em Giai đoạn 2009-2012 Như vậy, học sinh sinh viên tham gia (HSSV) mới đạt tỷ lệ 80% (có t ỉnh như Nam Định chỉ đạt 30%), trong đó sinh viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, đặc biệt các trường tư có tỷ lệ tham gia rất thấp, Tỷ lệ tăng số HSSV khoảng 10% và vẫn còn khoảng 5% trẻ em dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT. Đạt được kết quả trên là do có sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, của các Bộ ngành, của Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và của ngành Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, các đơn vị trực thuộc và BHXH các t ỉnh, thành phố trong việc khai thác, phát triển HSSV tham gia BHYT. Cụ thể: - Hệ thống văn bản được ban hành đầy đủ, kịp thời, đồng b ộ theo h ướng cải cách thủ tục hành chính, đơn giản, cụ thể về trình tự, thủ tục tham gia, thu, nộp BHYT và từng bước áp dụng công nghệ thông tin vào vi ệc qu ản lý Trang 13
  14. thu, cấp thẻ BHYT do đó đã tạo điều kiện thuận l ợi cho HSSV tham gia BHYT. - Sự quan tâm phối hợp của các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến địa phương trong lĩnh vực BHYT nói chung, BHYT h ọc sinh, sinh viên nói riêng đã có chuyển biến rõ rệt, có những tỉnh, thành ph ố quan tâm h ỗ tr ợ thêm 20%, 30%, 50% mức đóng BHYT học sinh, sinh viên. Một s ố đ ịa ph ương, UBND tỉnh giao chỉ tiêu, phân công trách nhiệm cho từng ngành ch ức năng trong tổ chức triển khai thực hiện BHYT học sinh, sinh viên. - BHXH các cấp đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành chức năng cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ thu BHYT học sinh, sinh viên nhất là việc phối hợp với các ngành Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tài chính bàn bạc, thống nhất ban hành văn bản liên ngành để hướng dẫn thực hiện BHYT cho HSSV; đồng thời, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện BHYT học sinh, sinh viên. Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện BHYT học sinh, sinh viên vẫn còn những khó khăn, vướng mắc như sau: Một là, việc quy định đồng nhất mức đóng giữa nông thôn, thành thị, mệnh giá thẻ BHYT tăng so với năm học trước do mức tiền l ương cơ s ở tăng; thu nhập của dân cư trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá cả thị trường tăng cao, cuộc sống của người dân nông thôn còn khó khăn nhất là ở các vùng sâu, vùng xa; gia đình có nhiều con đi học,... nên vi ệc vận động HSSV tham gia còn gặp nhiều khó khăn. Hai là, sự phối hợp với Ngành Giáo dục và Đào tạo để nắm và báo cáo s ố lượng HSSV trên địa bàn, nhiều địa phương thực hiện chưa tốt. Việc th ống kê, xác định số HSSV diện hộ nghèo, HSSV là con em của gia đình ng ười có công, thân nhân sĩ quan quân đội nhân dân, Công an nhân dân không đầy đủ cũng là những trở ngại trong việc tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện. Ba là, một số địa phương chậm tham mưu văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền về công tác BHYT cho HSSV, th ậm chí có đ ịa ph ương đ ến năm 2013 có văn bản liên ngành hướng dẫn thực hiện BHYT cho HSSV. Bốn là, HSSV là đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT nh ưng ch ưa có biện pháp đảm bảo thi hành trong thực tế, ch ưa gắn trách nhi ệm c ụ th ể cho ngành Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các nhà trường... Mặt khác, B ộ Giáo dục và Đào tạo cũng chưa có văn bản ch ỉ đạo trong ngành nên vi ệc triển khai còn gặp nhiều khó khăn và nhà trường cũng ch ưa th ực s ự tích c ực thực hiện chính sách BHYT học sinh, sinh viên. Trang 14
  15. Năm là, nhận thức của một bộ phận HSSV và phụ huynh học sinh về BHYT còn hạn chế mặc dù được Nhà nước hỗ trợ một phần nh ưng cũng chưa tham gia BHYT Thêm vào đó là sự tiếp cận của các tổ chức Bảo hiểm. Các hình th ức khuyến mại, chăm sóc khách hàng, chương trình ưu đãi, nhiều hình thức tuyên truyền quảng cáo … được thực hiện. Tất cả đều vào cuộc vì h ọc sinh – sinh viên là đối tượng tiềm năng với tất cả các nhà b ảo hi ểm. Trong đi ều kiện cạnh tranh gay gắt đó để giữ vững thị phần không ph ải là chuy ện đ ơn giản. BHYT có nhiều bất lợi cụ thể là BHYT HS-SV hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, là một chính sách xã hội của Đảng và Nhà n ước nên không thể có kế hoạch khuyến mại, khuyếch trương như BHTM. Mức phí thấp nên quyền lợi của học sinh – sinh viên còn h ạn ch ế, ch ưa h ấp d ẫn v ới đối tượng này. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các nhà bảo hiểm luôn phải cố gắng giữ vững kết quả mà mình đã đạt được và tìm mọi bi ện pháp để tăng số lượng người tham gia bảo hiểm tại công ty mình. Điều này cho thấy BHYT HS-SV do Bảo hiểm xã hội Việt Nam th ực hiện có đ ược nh ững kết quả trên là một nỗ lực rất lớn của đội ngũ những người làm công tác BHYT, là sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, là sự phối hợp chặt chẽ của các ngành Giáo dục - Đào tạo, ngành Y t ế và chính quy ền địa phương. Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHHSSV Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế Để phù hợp với điều kiện của Việt Nam, hệ thống cơ sở KCB được tổ chức theo 4 tuyến (bệnh viện tuyến trung ương, tỉnh, huy ện và xã). T ừ năm 2008 – 2012, tiếp tục chủ trương đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế bằng nguồn trái phiếu Chính phủ, đã có hơn 600 bệnh viện huy ện và 150 b ệnh viện tuyến tỉnh được xây dựng, sửa chữa và nâng cấp trang thi ết bị y t ế v ới số vốn đầu tư khoảng 23.200 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2012, các bệnh viện tuyến huyện đã có thêm 10.000 giường bệnh (tăng 17% so với năm 2008); việc sử dụng các d ịch v ụ k ỹ thuật, thủ thuật, nội soi, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh… đã tăng rõ r ệt (120-320% ở tỉnh, 120-180% ở tuyến huyện). Một số bệnh viện đã được cung cấp các trang thiết bị y tế hiện đại góp ph ần nâng cao ch ất l ượng, giảm số người Việt Nam ra nước ngoài KCB. Năm 2012, nguồn thu từ KCB BHYT chiếm hơn 70% tổng thu từ khám chữa bệnh (Hà Nội là 75%, một s ố bệnh viện tỷ lệ này là 80%). Trang 15
  16. Cả nước hiện có trên 2.400 cơ sở KCB ký hợp đồng khám ch ữa bệnh BHYT, trong đó trên 2.100 cơ sở KCB nhà nước, g ần 300 c ơ s ở KCB t ư nhân, khoảng 9.500 trạm y tế xã tham gia KCB BHYT. Hầu h ết nh ững b ệnh nặng, mạn tính, nan y… cần điều trị dài ngày, chi phí lớn đều đ ưa v ề các bệnh viện nhà nước. Một số bệnh viện tư nhân thông qua việc cải ti ến dịch vụ y tế, nâng cao y đức, thái độ phục vụ và cách ứng xử… đã bắt đ ầu c ạnh tranh mạnh với bệnh viện nhà nước trong việc thu hút s ố l ượng đăng ký KCB ban đầu như ở Bình Dương, Đắk Lắk…. Người tham gia BHYT càng ngày càng có nhiều cơ hội hơn trong vi ệc tiếp cận dịch vụ y tế. Năm 2009, bình quân KCB là 1,84 lượt/thẻ/năm đến năm 2012 đã tăng lên 2,04 lượt/thẻ/năm, trong đó KCB ngoại trú tăng t ừ 1,7 lên 1,87 lượt/thẻ/năm (phụ lục số 8). Với mệnh giá gần 600 ngàn đ ồng/1 thẻ BHYT, là mức thấp so với các nước trong khu vực, nhưng người tham gia BHYT được hưởng thụ tương đối nhiều dịch vụ y tế và m ột s ố d ịch v ụ kỹ thuật cao, hiện đại (chạy thận nhân tạo, can thi ệp tim m ạch, thu ốc ch ữa ung thư, chống thải ghép...). Việc tăng mức chi trả từ quỹ BHYT và danh mục quyền lợi tiếp tục mở rộng đã cho thấy vai trò quan trọng của BHYT trong cuộc sống của người dân. CHƯƠNG IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG Y TẾ TRƯỜNG HỌC I. Nhóm giải pháp mô hình tổ chức thực hiện và ph ối h ợp liên ngành trong hoạt động YTTH 1.1. Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tổ chức thực hi ện hi ệu quả hoạt động y tế trường học phù hợp với thực tế . - Đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng ở đ ịa ph ương và trong trường học. Sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng là đi ều ki ện quan trọng để thực hiện sự phối hợp liên ngành, liên tổ ch ức về công tác YTTH. - Tranh thủ sự ủng hộ và tạo điều kiện của các cấp chính quy ền cho công tác YTTH. Sự ủng hộ và tạo điều kiện của các cấp chính quyền ở địa phương là điều kiện quan trọng để có cán bộ, kinh phí, cơ sở vật ch ất, trang thiết bị...phục vụ tốt cho công tác YTTH. Trang 16
  17. - Nhà trường cần chăm lo kiện toàn tổ chức, cán bộ làm công tác YTTH và tăng cường cở sở vật chất như: Đất, phòng ốc, máy móc, thi ết b ị, d ụng c ụ, thuốc... phục vụ cho công tác YTTH. - Thống nhất quan điểm và sự chỉ đạo trong lãnh đạo nhà trường; l ồng ghép và tích hợp nội dung, hoạt động về YTTH; phối hợp chặt ch ẽ với các ngành, các đoàn thể nhân dân, hội phụ huynh và các ch ủ th ể khác trong vi ệc chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho học sinh, sinh viên. - Cần tiếp tục có văn bản liên ngành hướng dẫn công tác YTTH (về nguồn lực, chế độ chính sách, đầo tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, tiêu chu ẩn, quy chuẩn...). - Đề nghị Bộ GD&ĐT cho phép các trường Cao đẳng, Trung cấp y được xây dựng chương trình đào tạo bổ túc chứng chỉ công tác YTTH để các cán bộ y tế, sinh viên tốt nghiệp các trường trên được bổ sung chứng chỉ bằng kinh phí tự túc hoặc của nhà trường trước khi thi tuy ển vào biên ch ế cán b ộ YTTH. - Bộ GD&ĐT đề xuất với Bộ Nội vụ nghiên cứu thêm định biên về cán bộ y tế chuyên trách tại các Sở, Phòng GD&ĐT. - Cần chi tiết hơn trong quy định tiêu chí cán bộ YTTH, trong Quy đ ịnh 73/2007 thì“cán bộ YTTH phải có trình độ trung cấp y” nhưng theo quy đ ịnh của Bộ Nội vụ thì y sĩ đa khoa mới được xếp ngạch lương của cán bộ YTTH; các chuyên ngành khác như nữ hộ sinh, trung cấp điều d ưỡng có th ể làm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh nh ưng không th ể x ếp mã ngạch phù hợp. Nếu muốn sử dụng thì những cán bộ đó phải b ổ sung một số chứng chỉ. Còn trung cấp dược và một số chuyên ngành kỹ thuật y tế khác không thích hợp để tuyển dụng làm công tác YTTH. - Nếu không có Ban chỉ đạo YTTH cấp tỉnh thì việc thực hiện tuyển cán bộ YTTH cho các trường theo Thông tư 35 là không thể thực hiện được. - Công trình vệ sinh, nước sạch, bếp ăn bán trú phải được lập kế hoạch xây dựng và có quỹ đất. - Nên có sự phối hợp giữa các hoạt động của Hội Chữ thập đỏ, công tác đoàn đội, các hoạt động ngoại khoá trong trường học với công tác YTTH. - Trong chương trình đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về YTTH cho các bộ làm công tác YTTH cần bổ sung các nội dung khác liên quan đ ến công tác giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ học sinh: nghi ệp v ụ tâm lý sư phạm, kỹ năng truyền thông, phương pháp giáo dục vị thành niên, nghi ệp vụ sư phạm... Trang 17
  18. - Cần quy định những định mức kinh phí cụ thể để thực hiện đ ược Thông tư số 14 của Bộ Tài chính. - Cần quy định tất cả các trường chuẩn quốc gia phải có cán bộ y tế trường học chuyên trách có trình độ chuyên môn từ trung cấp y tế trở lên. - Tăng cường công tác phối hợp giữa giáo dục, y tế, BHXH, các ban, ngành khác có liên quan để tăng cường tỷ lệ BHYT tự nguyện cho học sinh. 1.2. Đề xuất một số mô hình tổ chức hoạt động YTTH. Mô hình tổ chức hoạt động YTTH như hiện nay, cán bộ y tế trường học là viên chức sự nghiệp của ngành giáo dục, nhưng lại công tác trong m ột lĩnh vực đặc thù là y tế. Tuy nhiên do trình độ cũng nh ư số lượng cán b ộ, riêng cán bộ y ế khó đảm nhận được những nhiệm vụ chung nên theo quy định các trường đều có ban chỉ đạo ban chăm sóc sức khỏe ban đầu và do hiệu trưởng làm trưởng ban, các phó ban có thể là Lãnh đ ạo ho ặc nhân viên trạm y tế, ban này có trách nhiệm thực hiện các công vi ệc chung trong công tác chỉ đạo của trường về lĩnh vực y tế. Với mô hình này hoạt đ ộng y t ế trường học sẽ có nhiều thuận lợi. Thứ nhất: Hiệu trưởng là trưởng ban chăm sóc sức kh ỏe, sẽ thu ận l ợi công công tác chỉ đạo điều hành, cũng như huy động được sự hỗ trợ về nhân lực, tài lực, vì hiện nay ngoài việc giữ lại 20% kinh phí t ừ vi ệc mua bảo hiểm tự nguyện của học sinh để trả lương và mua sắm trang thi ết b ị, thu ốc thiết yếu phụ trách công tác y tế trường học, tùy điều kiện nhà trường có thể lấy sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên để hỗ trợ thêm cho hoạt động. Do vậy hiệu trưởng đứng tên trong ban chỉ đạo này theo tôi là tương đối phù hợp Thứ hai: Ban chăm sóc có lãnh đạo trạm y tế hoặc nhân viên y tế là phó ban hoặc thành viên giúp nâng cao vai trò của công tác y tế trường học, ngoài ra việc phân công này gắn trách nhiệm của trạm trong vi ệc h ỗ trợ cho công tác YTTH của nhà trường. Tuy nhiên, với mô hình như hiện nay cán bộ y tế trường học đang ch ịu trách nhiệm và quản lý bởi 2 đơn vị là phòng ngành giáo d ục và trung tâm y tế. Về góc độ Phòng Giáo dục: Cán bộ y tế trường học là định biên của ngành giáo dục do đó việc quản lý về định biên, con người, tất cả vấn đề lên lương, phụ cấp và điều chuyển thuộc quyền tham mưu và quản lý của ngành giáo dục do nhà trường và phòng giáo dục quản lý trực tiếp. Trang 18
  19. Về góc độ chuyên môn y tế: Hiện nay trung tâm y tế là đ ơn v ị y t ế có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá hoạt động y tế của các trường. Việc kiểm tra này, trung tâm y tế có thể phối hợp cùng phòng giáo dục, hoặc đi kiểm tra, giám sát độc lập. Với sự đan xen thế sẽ rất khó khăn trong công tác ch ỉ đạo, điều hành nếu không có sự phối hợp tốt giữa hai ngành. Trên cơ sở thực trạng hiện nay chúng tôi có thể thể đề xuất 3 mô hình: Mô hình thứ nhất, nên đưa cán bộ y tế, phòng y tế về trung tâm y t ế qu ản lý trực tiếp, mô hình này có ưu và nhược điểm: - Ưu điểm: Vì công tác y tế là công tác đặc thù có chuyên môn sâu, n ếu đưa cán bộ y tế trường học, phòng y tế nhà trường về trung tâm y tế quản lý, như thế công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh s ẽ chuyên nghi ệp h ơn, nhận được sự hỗ trợ tốt hơn về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trang thiết bị của ngành. Hơn nữa, nếu thực hiện theo mô hình này l ương của cán bộ y tế sẽ cao hơn, vì lúc đó cán bộ y tế trường học là viên ch ức s ự nghi ệp thuộc ngành y tế. - Nhược điểm: Nếu trung tâm y tế quản lý cán bộ YTTH thì vi ệc qu ản lý, điều hành của nhà trường lại gặp khó khăn, nh ất và vi ệc ch ỉ đ ạo đi ều hành nhân sự. Mô hình thứ 2: Nên đưa cán bộ y tế về làm biên ch ế t ại trạm y t ế chuyên phụ trách công tác y tế trường học, mô hình này cũng có ưu và nhược điểm: - Ưu điểm: tranh thủ được sự ủng hộ, tham gia, ủng hộ của trạm y t ế khác, tận dụng được cơ sở vật chất trang thiết bị của trạm, như thế ngoài việc sơ cấp cứu ban đầu việc chăm sóc điều trị học sinh bị ốm cũng sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn, việc khám sức khỏe định kỳ, lưu và theo dõi h ồ s ơ bệnh án của học sinh cũng sẽ chuyên nghiệp hơn. Hơn thế nữa, nếu đưa cán bộ y tế trường học về trạm quản lý nhưng chuyên trách về mảng này còn có thể huy động được sự vào cuộc và hỗ trợ của cấp trên về chuyên môn cũng như các hoạt động khác. - Hạn chế: Nếu trạm y tế quản lý cán bộ YTTH thì việc, điều hành của nhà trường sẽ bị động, nhà trường sẽ không quan tâm, không tạo điều ki ện về địa điểm, kinh phí cho hoạt động này Mô hình thứ 3 là nâng cấp phòng y tế trường h ọc thành tuy ến y t ế c ơ s ở, mô hình này tương đối toàn diện, nếu phòng y tế trường học là tuy ến y tế cơ sở thì về quy mô cán bộ, số trang thiết bị và trình độ chuyên môn của cán bộ y tế sẽ phải được cải thiện và nâng cấp nhiều hơn. Nh ư v ậy phòng y t ế có thể mở rộng phòng, tuyển dụng thêm người (tùy theo quy mô số lượng học sinh) và đầu tư thêm trang thiết bị. Vì hiện nay một trường có nhiều học Trang 19
  20. sinh, nguy cơ xảy ra tai nạn, dịch bệnh rất lớn. Trong khi vấn đề đặt ra ở đây là hiện nay chúng ta có phòng y tế, có cán bộ chuyên trách nh ưng mô hình hoạt động vẫn chưa quy củ, chưa chuyên nghiệp. Do đó, nếu thực hiện theo mô hình này sẽ phù hợp hơn. 1.3. Nhóm giải pháp nhằm giải quyết tốt trách nhi ệm c ủa các bên liên quan và cơ chế phối hợp thực hiện hoạt động y tế tr ường học phù hợp với thực tế Nhóm giải pháp về chính sách: 1. Việc triển khai BHYT học sinh, sinh viên năm học 2011 – 2012 là năm thứ 2 thực hiện theo Luật BHYT, công tác chuẩn bị không còn lúng túng, b ị động và không còn yếu tố giao thời giữa chế độ BHYT tự nguy ện và BHYT bắt buộc. Do đó, BHXH các tỉnh, thành phố cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tại Công văn số 3269/BHXH-BT về việc triển khai thực hiện BHYT h ọc sinh, sinh viên năm học 2011-2012. Trong đó, đặc biệt chú ý tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Ủy đảng, chính quyền các cấp; chủ động và tăng cường phối hợp với các ngành, đặc biệt ngành Giáo dục - Đào tạo, Tài chính, Y tế để tổ chức triển khai đảm bảo 100% HSSV trên địa bàn địa phương tham gia theo đúng quy định của Luật BHYT. Nh ững địa ph ương UBND tỉnh chưa có văn bản chỉ đạo về công tác BHYT học sinh, sinh viên, khẩn trương phối hợp với ngành Giáo dục & Đào tạo và các ngành ch ức năng tham mưu trình UBND tỉnh có văn bản ch ỉ đạo tri ển khai th ực hi ện Luật BHYT nói chung, tổ chức thực hiện BHYT cho HSSV nói riêng. Trong đó, xác định rõ trách nhiệm và giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành trong việc triển khai. 2. Chủ động phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở khám ch ữa b ệnh t ổ ch ức tốt công tác khám chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi cho HSSV có BHYT khi ốm đau, tai nạn phải điều trị tại các cơ sở y tế. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các nhà trường tổ chức tốt công tác y tế trường học, quan tâm tới công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và các hoạt động giáo dục thể chất, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện, chăm sóc và b ảo v ệ s ức khỏe HSSV trong tình hình mới. 3. Công tác tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên ph ải đ ược coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm 2011. Trong toàn Ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức phù hợp khác, để nhà Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2