Đề tài "Các quy định thể hiện sự phân cấp quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH của các cơ quan BHXH cấp Trung Ương, cấp tỉnh, cấp huyện ở Việt Nam hiện nay ?? "
lượt xem 0
download
Mục tiêu cơ bản của việc phân cấp quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH là phát huy dân chủ, nâng cao tính chủ động, năng động của các cấp quản lý gắn với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định. Bên cạnh đó, phân cấp quản lý cũng nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính, do đó việc phân cấp quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH là hết sức quan trọng và cần thiết ....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài "Các quy định thể hiện sự phân cấp quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH của các cơ quan BHXH cấp Trung Ương, cấp tỉnh, cấp huyện ở Việt Nam hiện nay ?? "
- BÀI THẢO LUẬN – NHÓM 3 Thành viên nhóm: Đặng Thị Vân Anh 1. Lương Thị Quỳnh Trang 2. 3. Lê Hoài Hân Phạm Thị Kim 4. Đặng Thị Hồng Vân 5. Tào Thanh Huyền 6. Nguyễn Thái Hương Trà 7. Đề tài : Các quy định thể hiện sự phân cấp quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH của các cơ quan BHXH cấp Trung Ương, cấp tỉnh, cấp huyện ở Việt Nam hiện nay ?? Giới thiệu chung : I. Mục tiêu cơ bản của việc phân cấp quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH là phát huy dân chủ, nâng cao tính chủ động, năng động của các cấp quản lý gắn với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định. Bên cạnh đó, phân cấp quản lý cũng nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính, do đó việc phân cấp quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH là hết sức quan trọng và cần thiết . Các quy định liên quan đến phân cấp quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH ở VN hiện nay: - Luật tổ chức chính phủ ngày 25/12/2001 - Thông tư số 58/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2007 của Bộ tài chính về hướng dẫn quản lí tài chính đối với BHXH Việt Nam - Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của BHXH Việt Nam về việc phân cấp quản lý thu BHXH - Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 sửa đổi, bổ sung, thay thế cho Nghị định của chính phủ số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam . - Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 thay thế cho quyết định số 1602/2002/QĐ-BHXH_TCCB ngày 17/12/2002 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương . II. Khái quát chung về phân cấp quản lý
- BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung Ương đến địa phương, gồm có: 1. Ở Trung Ương là BHXH Việt Nam. 2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh) trực thuộc BHXH Việt Nam. 3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh. Mô hình tổ chức BHXH Việt Nam CHÍNH PHỦ CH Hội đồng QL BHXH BHXH VN Bộ LĐTB XH BHXH Sở LĐTB XH Tỉnh, TP tỉnh, TP BHXH quận, huyện Phòng LĐTB XH TP thuộc tỉnh quận, huyện Đại diện BHXH ở Quan hệ ngang: Quan hệ dọc: BHXH xã phường
- II/ Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp : A. Vị trí, chức năng : BHXH Việt Nam BHXH của Tỉnh ,Thành phố BHXH huyện - Trực thuộc chính phủ - Trực thuộc BHXH Việt - Trực thuộc BHXH tỉnh đặt Nam đặt tại tỉnh tại huyện -Có chức năng tổ chức - Có chức năng giúp Tổng - Có chức năng giúp Tổng thực hiện chế độ ,c/s Giám đốc BHXH Việt Nam Giám đốc BHXH Việt Nam BHXH, BHYT bắt tổ chức thục hiên chế độ ,c/s tổ chức thục hiên chế độ ,c/s buộc ,tự nguyện ,tổ BHXH, BHYT bắt buộc ,tự BHXH, BHYT bắt buộc ,tự chức thu chi chế độ nguyện ,BHTN , quản lý quỹ nguyện ,BHTN, quản lý quỹ BHTN ,quản lý và sử trên địa bàn tỉnh theo quy định trên địa bàn huyện theo quy dụng quỹ của BHXH VN và pháp luật định của BHXH VN và pháp luật - Chịu sự quản lý nhà - Chịu sự quản lý trực tiếp, - chịu sự quản lý trực tiếp, nước của Bộ LĐ- toàn diện của Tổng Giám toàn diện của Tổng Giám đốc TB&XH, Bộ Y tế, Bộ đốc và sự quản lý hành chính và sự quản lý hành chính nhà nhà nước trên địa bàn tình nước trên địa bàn tình của Tài chính của UBND Tỉnh UBND Tỉnh B. Nhiệm vụ, quyền hạn : Nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH VN( NĐ 100/2002): theo nghị định này thì chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức BHXH quy định như sau: - Xây dựng trình Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển và kế hoạch phát triển dài hạn toàn ngành. - Đề án bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH - Chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách BHXH - Cấp các loại sổ BHXH, thẻ BHYT. - Quản lý quỹ BHXH, BHYT - Kiếm nghị với chính phủ sửa đổi, bổ sung, ban hành chính sách chế độ - Ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chế độ. - Tổ chức hoạt động với các cơ sở KCB. - Ký hợp đồng thu chi BHXH với các cơ quan, tổ chức. - Từ chối việc chi trả các chế độ theo quy định của pháp luật. - Giải quyết kiếu nại tố cáo
- - Lưu giữ hồ sơ - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng KHKT trong quản lý - Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ - Hợp tác quốc tế - Phối hợp với các cơ quan Nhà nước liên quan để giải quyết các vấn đề - Quản lý tổ chức cán bộ - Thực hiện báo cáo với Thủ tướng. Trên đây là nhiệm vụ chung của toàn ngành mà Thủ tướng giao cho, còn nhiệm vụ từng cấp quản lý là do cơ quan BHXH VN cụ thể hóa và giao trực tiếp III/ Một số phân cấp quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH : 1. Phân cấp quản lý thu BHXH : a. Phân cấp quản lý thu : Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của BHXH Việt Nam, việc phân cấp quản lý thu BHXH như sau: - BHXH Việt Nam : Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH trong toàn ngành bao gồm cả BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ. Xác định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báo cho BHXH tỉnh. - BHXH tỉnh: + Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. + Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến người lao động tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh. + Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ BHXH theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH đối với BHXH huyện theo định kỳ quý, sáu tháng, năm và lập "Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH bắt buộc". - BHXH huyện: tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH; cấp sổ BHXH, đối với người sử dụng lao động và người lao động theo phân cấp quản lý b. Quản lý tiền thu: - BHXH tỉnh và BHXH huyện: không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT vào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản). - Hàng quý, BHXH tỉnh (Phòng Kế hoạch-Tài chính) và BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu; Đồng thời gửi thông báo quyết toán cho phòng Thu hoặc bộ phận Thu để thực hiện thu
- kịp thời số tiền người sử dụng lao động chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau; - BHXH Việt Nam: thẩm định số thu BHXH, BHYT theo 6 tháng hoặc hàng năm đối với BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ 2. Phân cấp quản lý chi BHXH : Theo quy định tại Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18 tháng 6 năm 2007 của BHXH VN: - Đối với BHXH tỉnh + Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn quản lý. Ngoài ra thực hiện chi trả những tháng chưa nhận cho người hưởng chế độ từ tỉnh, thành phố khác chuyển đến hoặc giải quyết mới. + Trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp) và chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH tỉnh quản lý thu BHXH. - Đối với BHXH huyện + Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp), chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH huyện quản lý thu BHXH và các trường hợp BHXH tỉnh uỷ quyền; + Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp mai táng cho các người hưởng hằng tháng trên địa bàn; + Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định. 3. Quản lý đầu tư quỹ : 1. BHXH Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm từ số tiền tạm thời nhàn rỗi. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết. 2. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam quyết định việc đầu tư theo các hình thức sau đây: a. Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước; b. Cho ngân hàng thương mại của Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách Xã hội vay theo lãi suất thị trường; c. Các hình thức đầu tư khác do Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam quyết định .
- IV. Thực trạng quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH nói chung : - Một trong những vấn đề khó khăn đối với các cơ quan BHXH hiện nay là xác định và quản lý đối tượng phải nộp BHXH bắt buộc.Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa có số liệu thống kê chính xác số lượng đơn vị, doanh nghiệp (DN) có sử dụng lao động cũng như số lượng người lao động (NLĐ) thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc. Cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cơ quan có thẩm quyền để xác định đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc chưa rõ ràng. Vì vậy, cơ quan BHXH chủ yếu chỉ thu được BHXH theo số lượng lao động mà các DN, đơn vị tự giác đăng ký. VD : Tại TPHCM có khoảng 52.000 doanh nghiệp thực tế hoạt động nhưng không tham gia BHXH cho người lao động. - Một giải pháp đưa ra như trích trừ tài khoản của DN trả nợ cho BHXH thì DN đối phó bằng cách rút hết tiền trong tài khoản , thậm chí có DN còn cung cấp cho thanh tra lao động tài khoản “đểu”, chỉ còn vài ngàn đồng. Chưa hết, khi thanh tra lao động ra quyết định xử phạt, DN không đóng, thanh tra cũng bó tay - Hiện vẫn chưa có chế tài hiệu quả đối với các DN cố tình chây ì trốn đóng BHXH và chiếm dụng tiền lương tham gia BHXH của NLĐ. Tại TPHCM, đến cuối năm 2010, có tới 19.139 DN, đơn vị, cơ quan, trong đó có cả các DN Nhà nước nợ đọng BHXH của trên 687.100 NLĐ. Tổng số nợ BHXH bắt buộc đến cuối năm 2010 tại TPHCM gần 374 tỉ đồng. “Giải pháp cơ quan BHXH TP cho là hiệu quả nhất là khởi kiện các DN cố tình chây ì, thế nhưng thủ tục hết sức nhiêu khê, phức tạp. Tòa Lao động xử vụ kiện dân sự nhưng trước đó phải có việc xử phạt hành chính của thanh tra lao động. Thậm chí thanh tra lao động xử phạt xong, BHXH đi kiện, tòa không nhận và bảo đã có cơ quan chức năng giải quyết rồi, cứ vậy mà thực hiện, tòa không xử” - Công tác quản lý chưa đồng bộ, cơ quan BHXH cũng như các ban, ngành chức năng chưa nắm chắc hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngoài công lập. Có những doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đăng ký thành lập nhưng không có trụ sở giao dịch, không hoạt động theo nội dung đăng ký, giải thể sau khi thành lập và hoạt động một thời gian ngắn, không đăng ký sử dụng lao động... Cũng không cơ quan nào quản lý, theo dõi và nắm được thông tin về những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, có mã số thuế nhưng không có trụ sở làm việc thực chất có hoạt động hay không, còn kinh doanh hay đã dừng hoặc thay đổi phạm vi hoạt động. Ngoài ra, khu vực ngoài công lập còn có nhiều nhà trẻ mầm non tư thục, các quán bar, vũ trường, cơ sở thể dục thể hình, thể dục thẩm mỹ... không ký kết hợp đồng với người lao động. Do vậy, việc quản lý, theo dõi, yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện chính sách BHXH cho người lao động theo luật định ở các đơn vị này thực sự là vấn đề không dễ đảm bảo. - Theo thống kê, năm 2009: quỹ này tồn 95.163 tỷ đồng gồm cả phần cộng dồn từ năm 2008 thì cho ngân sách Nhà nước vay 20 nghìn tỷ đồng, mua trái phiếu Chính phủ 28.500 tỷ đồng, mua công trái giáo dục 200 tỷ đồng và cho các ngân hàng thương mại của nhà nước vay 46.463 tỷ đồng.Điều này cho thấy, hoạt động đầu tư quỹ BHXH an toàn nhưng hình thức đầu tư chưa thực sự hiệu quả. Trong khi đó, phần chi trả cho
- người lao động của quỹ hưu trí và tử tuất ngày càng tăng nhanh do số lượng người nghỉ hưu tăng nhanh hơn số lượng tham gia mới và chính sách tăng lương hưu theo lương tối thiểu. Bởi vậy, BHXH Việt Nam cũng thừa nhận, tỷ lệ sinh lời của quỹ nhiều năm còn thấp hơn tỷ lệ lạm phát.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo đề tài: Các định chế tài chính phi ngân hàng
51 p | 377 | 74
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980
13 p | 309 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Các quy định về hành vi thương mại theo luật Thương mại Việt Nam năm 2005
100 p | 159 | 50
-
Đề tài:Các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài
106 p | 165 | 23
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Quy định về thuế của WTO và lộ trình thực hiện các cam kết về thuế của Việt Nam
112 p | 108 | 22
-
Đề tài: Phân tích cách xác định và quy chế pháp lí của một vùng biển theo quy định Công ước Luật biển 1982, từ đó làm rõ sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia tại vùng biển đó
11 p | 190 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật Thương mại Quốc tế: Các quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên
102 p | 36 | 20
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình - thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại quốc tế Việt Nam - Đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật
14 p | 105 | 16
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng quy định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và quy định Quốc tế - KS. Bùi Thị Thanh Trúc (chủ nhiệm đề tài)
47 p | 146 | 12
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học sinh viên: Ủy thác tư pháp trong việc giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
55 p | 34 | 10
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
152 p | 26 | 9
-
Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của bồi hoàn đa dạng sinh học nhằm đề xuất các quy định về chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học tại Việt Nam
17 p | 140 | 8
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐH: Ảnh hưởng của sự biến động giá dầu thô lên đầu tư và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
23 p | 39 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quy định pháp luật về thế chấp tài sản của bên thứ ba để đảm bảo khoản vay tại Ngân hàng thương mại
143 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quá trình hài hòa các quy định về kế toán tài sản hữu hình của Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế
134 p | 34 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện các quy định kế toán của Việt Nam về chuyển đổi đơn vị tiền tệ trên báo cáo tài chính
94 p | 20 | 4
-
Báo cáo tóm tắt nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Nghiên cứu các quy định của Hiến pháp và đề xuất thể chế hóa một số quy định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông
6 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn