intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Chia sẻ: Tieuduongchi Duongchi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:152

27
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới" nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong bối cảnh thực thi các cam kết trong các FTA thế hệ mới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI CS20-31 Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thị Nguyệt Thành viên tham gia: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú Hà Nội, 4/2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI CS20-31 Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thị Nguyệt Thành viên tham gia: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tú Xác nhận của Trường Đại học Thương mại Chủ nhiệm đề tài Hà Nội, 4/2021
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài nước .............................................................................................................................. 3 3. Mục tiêu đề tài ......................................................................................................... 10 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 10 5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu .............................................................. 11 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC FTA THẾ HỆ MỚI ............ 13 1.1. Khái quát về bảo hộ quyền SHCN ...................................................................... 13 1.1.1. Khái niệm bảo hộ quyền SHCN ........................................................................ 13 1.1.2. Đặc điểm của bảo hộ quyền SHCN ................................................................... 15 1.1.3. Vai trò của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế ................................................................................................ 19 1.2. Khung pháp luật về bảo hộ quyền SHCN .......................................................... 22 1.3. Khái quát về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong các FTA thế hệ mới ....... 26 1.3.1. Nội dung các cam kết về bảo hộ quyền sở hữu công nghiêp trong các FTA thế hê mới ........................................................................................................................... 30 1.3.2. Yêu cầu của các FTA thế hệ mới đối với pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam ........................................................................................... 38 1.3.3. Vai trò của FTA thế hệ mới trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam ....................................................................................................................... 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 44 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN SHCNVÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN SHCNĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC FTA THẾ HỆ MỚI .................................................... 45 2.1. Thực trạng pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đáp ứng yêu của các FTA thế hệ mới ........................................................................................................................... 45 i
  4. 2.1.1. Thực trạng các quy định pháp luật về xác lập quyền SHCN ........................... 45 2.1.2. Thực trạng các quy định pháp luật về khai thác quyền SHCN ........................... 53 2.1.3. Thực trạng các quy định pháp luật về bảo vệ quyền SHCN ............................ 60 2.2. Đánh giá tính tương thích của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp so với các cam kết về sở hữu công nghiệp trong các FTA thế hệ mới ............ 69 2.2.1. Các quy định pháp luật đã tương thích hoàn toàn ........................................... 70 2.2.2. Các quy định pháp luật chưa tương thích một phần........................................ 72 2.2.3. Các quy định pháp luật chưa tương thích hoàn toàn ...................................... 92 2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ sở hữu công nghiệp đáp ứng yêu cầu của FTA thế hệ mới ............................................................................... 93 2.3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về xác lập quyền sở hữu công nghiệp ............. 94 2.3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về khai thác quyền SHCN ............................... 99 2.3.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền SHCN .................................. 100 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 104 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC FTA THẾ HỆ MỚI ................................................................................................... 105 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đáp ứng yêu cầu của FTA thế hệ mới ............................................................................. 105 3.1.1. Đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu quyền SHCN và lợi ích của xã hội, lợi ích của quốc gia trong hội nhập quốc tế .......................................... 105 3.1.2. Sửa đổi LSHTT đảm bảo giữa cân bằng yêu cầu quốc tế và lợi ích quốc gia....... 107 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đáp ứng yêu cầu của các FTA thế hệ mới ................................................................................................... 108 3.2.1. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật ............................................................. 108 3.2.2. Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHCN đáp ứng yêu cầu của FTA thế hệ mới ................................................ 111 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 126 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO ii
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CPTPP: Hiệp định Đối tác và Toàn diện khu vực Thái Bình Dương EVFTA: Hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh châu Âu LSHTT: Luật sở hữu trí tuệ SHTT: Sở hữu trí tuệ SHCN: Sở hữu công nghiệp iii
  6. Mẫu T14: 02 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đáp ứng yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - Mã số: CS20-31 - Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Thị Nguyệt - Cơ quan chủ trì: Đại học Thương mại - Thời gian thực hiện: 12 tháng 2. Mục tiêu: Mục tiêu của việc nghiên cứu là nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật SHTT Việt Nam về bảo hộ quyền SHCN và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hộ quyền SHCN trong bối cảnh thực thi các cam kết trong các FTA thế hệ mới. 3. Tính mới và sáng tạo: Hiện nay, các FTA đã được ký kết buộc pháp luật Việt Nam phải có sự đổi để đảm bảo các cam kết trong các FTA này. Đến thời điểm hiện nay, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất năm 2019 để nội luật hóa một số các cam kết trong FTA tuy nhiên một số sửa đổi và bổ sung chưa thực sự hợp lý. Thông qua việc phân tích và đánh giá quy định đang có hiệu lực, đề tài nghiên cứu đã chỉ ra những điểm chưa hợp lý với thực tiễn, đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu không chỉ so sánh độc lập giữa pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam – CPTPP, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam – EVFTA, mà có sự so sánh song song để thấy được các quy định của pháp luật Việt Nam chưa tương thích với các hiệp định này, từ đó có những kiến nghị sửa đổi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Việt Nam đồng thời phù hợp với các cam kết trong CPTPP và EVFTA. 4. Kết quả nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam: Một là, phân tích được một cách cụ thể các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Đồng thời xem xét tính tương thích của các quy định pháp luật với các cam kết về sở hữu công nghiệp trong các FTA thế hệ mới. Từ đó đánh giá các quy định của pháp luật dưới góc độ kỹ thuật lập pháp. iv
  7. Hai là, đánh giá các quy định của pháp luật thông qua một số thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Từ đó chỉ ra được những thành tựu và một số bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này. Ba là, tác giả mạnh dạn đưa ra một số định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam. Thông qua đó hướng tới mục tiêu thực thi có hiệu quả các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới. 5. Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí năm xuất bản và minh chứng kèm theo nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): STT Tên bài báo Tạp chí Năm xuất bản Nội luật hóa các cam kết trong Hiệp định Đối tác toàn diện và 1. Nghiên cứu lập pháp 7/2020 tiến bộ xuyên Thái Bình Dương về bảo hộ nhãn hiệu Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm 2. theo quy định của pháp luật sở Dân chủ và pháp luật 3/2021 hữu trí tuệ 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Đề tài nghiên cứu là sự nhìn nhận, đánh giá khoa học về những ưu điểm, hạn chế, bất cập của pháp luật về bảo hộ quyền SHCN trong tương quan so sánh với các cam kết trong các FTA thế hệ mới. Bởi vậy, đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị tham khảo cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền SHCN, góp phần thúc đẩy hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống hệ thống pháp luật Việt Nam. Đề tài nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo luật, các cơ quan và cán bộ thực thi quyền SHTT. Ngày tháng năm Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) v
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, Sở hữu trí tuệ đóng vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong thời kì kinh tế thị trường. Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật quốc gia về Sở hữu trí tuệ luôn là một trong những hoạt động quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, chặt chẽ và minh bạch cho sự phát triển toàn diện cho hệ thống pháp luât sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia mà Chính phủ giao cho Bộ Khoa học-Công nghệ xây dựng đặt ra mục tiêu cụ thể: “Đến năm 2030, đưa hệ thống sở hữu trí tuệ trở thành công cụ chủ lực thúc đẩy hoạt động sáng tạo, nhằm tạo ra tài sản trí tuệ của Việt Nam, góp phần đáp ứng nhu cầu đối với sản phẩm mới và sáng tạo. Bên cạnh đó, sẽ nâng cấp hệ thống xác lập quyền sở hữu trí tuệ, trong đó chủ yếu là quyền sở hữu công nghiệp thành hệ thống dịch vụ hành chính công hiện đại và thân thiện với người tiêu dùng”. Như vậy bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế; là cơ sở pháp lý cho chủ thể quyền trong việc sử dụng, thương mại hóa, mua bán tài sản trí tuệ; khuyến khích phát triển kinh tế thông qua thúc đẩy cạnh tranh về công nghệ và kinh doanh; đồng thời thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tạo ra các sản phẩm mới, quy trình mới, ngành công nghiệp mới có triển vọng về lợi ích kinh tế; thúc đẩy các hoạt động thương mại, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào việc phát triển, cung cấp hàng hóa với chất lượng mà người tiêu dùng mong muốn nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh; tạo điều kiện cho chuyển giao công nghệ và thu hút đầu tư nước ngoài. Bởi vai trò của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà các nước phát triển và các nước đang phát triển đều có những tiến bộ trong việc ban hành luật sở hữu trí tuệ trong bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý. Từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, Việt Nam đã chú trọng hơn trong việc xây dựng các quy định pháp luật cho việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Bên cạnh đó, đã từ lâu, vấn đề sở hữu công nghiệp không còn là vấn đề của một quốc gia nữa mà nó đã trở thành vấn đề lớn của toàn xã hội. Những thay đổi công nghệ trên thế giới hiện nay một mặt mang lại cho nhân loại những cơ hội thay đổi vượt bậc và căn bản mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, mặt khác cũng đưa ra những thách thức trong việc tạo ra công nghệ và triển khai công nghệ trên phạm vi toàn cầu. Để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng cần có sự hợp tác và thống nhất của pháp luật các quốc gia nhằm 1
  9. nâng cao sự bảo hộ đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên do một số quy định của pháp luật Việt Nam cũng như cơ chế thực thi về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn hạn chế, bất cập. Bên cạnh đó, những năm qua có nhiều đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm như các chỉ dẫn địa lý được coi là “nổi tiếng” của Việt Nam bị “đánh cắp” ở nước ngoài, điển hình như cà phê Buôn Ma Thuột, nước mắm Phú Quốc, nước mắm nhĩ Phan Thiết. Từ những năm 1970, nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc đã bị các công ty tại Thái Lan sử dụng trên các sản phẩm nước mắm của họ xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu. Năm 1982, Công ty Viet Huong Fishsauce tại Mỹ đã được cơ quan đăng ký nhãn hiệu tại nước này cấp nhãn hiệu “Nước mắm Phú Quốc” ở châu Âu và Úc… Nước mắm nhĩ Phan Thiết cũng chung hoàn cảnh với nước mắm Phú Quốc khi Công ty Kim Seng, trụ sở tại Los Angeles (Mỹ) cũng đăng ký thương hiệu “nước mắm nhĩ Phan Thiết tại thị trường này. Công ty này đã xin gia hạn bảo hộ vào năm 2009 và sẽ hết hiệu lực đến năm 2019. Cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đăk Lawk đã bị Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee tại tỉnh Quảng Đông đăng ký bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm tại Trung Quốc. Thương hiệu cà phê Đăk Lawk cũng bị một công ty của Pháp đăng ký bảo hộ ở hơn 10 quốc gia khác nhau. Liên quan đến các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp, số lượng hàng hóa chưa rõ về nguồn gốc xuất xứ có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu, sao chép kiểu dáng nước ngoài nổi tiếng như Gucci, Louis, Dior, Vuition, Charles & Keith, Chanel… có dấu hiệu gia tăng và phổ biến trên thị trường. Các hành vi xâm phạm không chỉ đối với các nhãn hiệu, kiểu dáng của sản phẩm nước ngoài mà còn được thực hiện với rất nhiều nhãn hàng “made in Viet Nam” của các doanh nghiệp trong nước có uy tín như Võng xếp Duy Lợi, nội thất Hòa Phát… Hơn nữa từ khi Việt nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (năm 2007) đến nay, tiến trình chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng hơn. Đặc biệt là gần đây, Việt Nam đã hoàn tất việc đàm phán, ký kết một số hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác và Toàn diện khu vực Thái Bình Dương (CPTPP) và hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Khác với các FTA trước đây, FTA thế hệ mới có những cam kết cu thể về sở hữu trí tuệ. Mặc dù, pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay được đánh giá là tương thích với các cam kết về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), tuy nhiên vẫn còn những quy định của pháp luật chưa tương thích hoàn toàn hoặc một phần như cam kết trong một số FTA thế hệ mới. Chẳng hạn, trong Điều 18.18 của CPTPP về bảo hộ nhãn hiệu, CPTPP yêu cầu các nước thành viên không chỉ bảo hộ đối với các nhãn hiệu nhìn thấy được mà phải bảo 2
  10. hộ đối với nhãn hiệu âm thanh và khuyến khích nỗ lực bảo hộ nhãn hiệu mùi, nhưng trong quy định về bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam mới dừng lại ở việc công nhận nhãn hiệu nhìn thấy được. Hay có những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi năm 2019 nhưng vượt trần so với cam kết trong CPTPP như quy định tại khoản 3 Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019 về trường hợp từ chối bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý: “…3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm nhẫn về nguồn gốc của sản phẩm”. Như vậy có thể hiểu quy định này đang công nhận sự tự động trong việc từ chối bảo hộ nếu rơi vào trường hợp được bổ sung như trên. Trong khi, cam kết CPTPP tại Điều 18.32.b lại quy định: “phải quy định các thủ tục cho phép những người có lợi ích liên quan phản đối việc bảo hộ hoặc việc công nhận một chỉ dẫn địa lý, và cho phép bất kỳ việc bảo hộ hoặc việc công nhận nào đều có thể bị từ chối hoặc không chấp nhận, ít nhất trên các cơ sở dưới đây… (b) chỉ dẫn địa lý đó có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu có trước mà quyền đối với đối tượng đó đã đạt được theo pháp luật của Bên đó”. Do đó, cần có sự phân tích, rà soát pháp luật Việt Nam với những cam kết trong một số FTA điển hình như CPTPP hay EVFTA về bảo hộ sở hữu công nghiệp để xác định rõ những nội dung khác biệt, các quy định chưa hợp lý và từ đó có sự điều chỉnh các quy định pháp luật để bảo đảm tuân thủ các cam kết của FTA, nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến các cam kết về sở hữu trí tuệ. Bước đầu, Việt Nam đã tiến hành ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 để đáp ứng một số cam kết Việt Nam cần phải tuân thủ và thực thi ngay. Trong thời gian tới, chúng ta tiếp tục phải có sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật sở hữu trí tuệ. Yêu cầu đặt ra trong quá trình nội luật hóa cam kết về sở hữu công nghiệp trong pháp luật Việt Nam đòi hỏi phải đảm bảo thực thi cam kết, giải quyết được các xung đột của các cam kết trong cùng lĩnh vực trong các FTA khác nhau và vẫn phải đảm bảo được quyền lợi của các chủ thể trong nước. Chính từ sự cần thiết trong việc nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hộ sở hữu công nghiệp và các cam kết trong FTA thế hệ mới nên tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA)” 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài nước 2.1. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan) 3
  11. Việc thực thi các cam kết về sở hữu công nghiệp trong các FTA thế hệ mới là nội dung quan trọng trong tiến trình hội nhập hóa của Việt Nam. Bởi vậy, hiện nay cũng có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này. Cụ thể: (1) Các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung của các cam kết về sở hữu công nghiệp trong các FTA thế hệ mới và yêu cầu đối với pháp luật Việt Nam - Đầu tiên phải kể đến các tóm lược của VCCI về nội dung các cam kết về sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng cùa các FTA thế hệ mới Như: “Tóm tắt chương 18 – sở hữu trí tuệ, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương”, “Tóm lược Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU”. Trong các tóm tắt này thường khái quát nội dung các cam kết thành các nhóm về quy định chung đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như nhóm các cam kết đối với một số sản phẩm đặc thù. - Sách chuyên khảo “Hội nhập quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” của Kiều Thị Thanh, xuất bản năm 2013. Cuốn sách này khái quát tiến trình thi hành Hiệp định TRIPS ở Việt Nam và các yêu cầu quốc tế về bảo hộ quyền SHTT nói chung, SHCN nói riêng; khái quát việc thực thi bảo hộ quyền SHTT nói chung và SHCN nói riêng ở Việt Nam bao gồm bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chống cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam. Bằng so sánh, đối chiếu, cuốn sách chỉ ra sự phù hợp của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam với yêu cầu quốc tế nêu trong Công ước Paris, Hiệp định TRIPS. - Luận văn “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đáp ứng yêu cầu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)” Đặng Công Nhật Thuận, 2018 Trong nghiên cứu đã chỉ ra các yêu cầu của EVFTA đối với pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam. Trong đó nêu ra hai yêu cầu tổng quan đối với pháp luật VN như sau: + Yêu cầu hoàn thiện pháp luật VN về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý: EU dường như không đòi hỏi quá nhiều tiêu chuẩn TRIPS+ trong EVFTA với VN. Một số ít các nội dung chưa tương thích chỉ mang tính quy định chi tiết, đơn lẻ, ở các vấn đề cụ thể. Với nguyên tắc không phân biệt đối xử trong TRIPS, VN chỉ cần điều chỉnh pháp luật chung về shtt để thực thi các cam kết này. Nói cách khác, VN phải khắc phục những điểm hạn chế của pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền shcn đối với chỉ dẫn địa lý; đồng thời có những rà soát và điều chỉnh kịp thời để hướng đến sự tương đồng của các quy định pháp luật nội địa so với các cam kết của Hiệp định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý. 4
  12. + Yêu cầu thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý: Thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý nói riêng là vấn đề được cả hai bên cùng quan tâm. Vì vậy, Hiệp định EVFTA đặt ra thêm một số yêu cầu về thực thi dân sự và kiểm soát biên giới so với Hiệp định TRIPS, nhằm tăng cường tính hiệu quả của hoạt động thực thi quyền. EVFTA yêu cầu Việt Nam và EU phải có cơ chế pháp lý cho phép ngăn chặn việc sản xuất, đóng gói, mua bán, quảng cáo sai, lừa đảo hoặc gây hiểu nhầm về nguồn gốc của thực phẩm. Đồng thời, Hiệp định cũng nhấn mạnh các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ phải tuân thủ các yêu cầu về chất lượng liên quan theo pháp luật nước sở tại. - “Hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, TS. Nguyễn Bịch Thảo, số 3, tháng 3 năm 2017, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp Trong nghiên cứu chỉ ra yêu cầu đối với hệ thống pháp luật Việt Nam đảm bảo thực thi các cam kết quốc tế về sở hữu công nghiệp là việc tiếp tcuj đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, ‘khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện luật pháp trực tiếp liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với Hiến pháp, tuân thủ đầy đủ, đúng đắn các quy luật của kinh tế thị trường và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà VN là thành viên, trước hết là luật pháp về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, lao động – công đoàn… bảo đảm tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vươt qua các khó khăn, thách thức từ việc tham gia và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Bên cạnh đó, cũng chỉ ra yêu cầu quan trọng trong EVFTA về việc tuân thủ nguyên tắc tối huệ quốc (MFN). Trong EVFTA đòi hỏi VN phải đối xử với các chủ thể EU ở mức tốt nhất theo các cam kết EVFTA và Hiệp định TPP (là FTA có nội dung cam kết nhiều nhất về sở hữu trí tuệ tính đến nay). Do đó, để thực thi các cam kết EVFTA về Shtt thì cũng đồng thời phải điều chỉnh, sửa đổi pháp luật shtt VN tương thích với các cam kết trong TPP. (2) Các công trình nghiên cứu liên quan đến việc xác định mức đô tương thích của pháp luật Việt Nam về sở hữu công nghiệp so với các cam kết trong FTA thế hệ mới và các cam kết về cùng nội dung giữa các FTA thế hệ mới - “Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) về Sở hữu trí tuệ”, TS. Nguyễn Thu Trang, năm 2016. + Trong Rà soát đã đưa ra kết quả so sánh về cam kết giữa hai Hiệp định FTA này. Kết quả cụ thể như sau: Với nguyên tắc MFN và NT trong TRIPS, nếu Việt Nam đã có cam kết về sở hữu trí tuệ trong EVFTA và EVFTA có hiệu lực, Việt Nam sẽ phải áp dụng cam kết đó cho 5
  13. tất cả các đối tác (EU hoặc ngoài EU). Trong khi đó, rất nhiều các cam kết EVFTA về sở hữu trí tuệ có nội dung hoặc mức độ yêu cầu tương tự như cam kết trong TPP. Như vậy, một số cam kết về sở hữu trí tuệ trong TPP có nội dung tương tự như cam kết EVFTA sẽ phải được thưc hiện trên thực tế vào thời điểm EVFTA có hiệu lưc ngay cả khi TPP không có hiệu lực. Vì vậy, việc so sánh nội dung các cam kết về shtt của TPP và EVFTA là rất có ý nghĩa. Kết quả so sánh TPP và EVFTA cho thấy trong tổng thể TPP có yêu cầu về bảo hộ shtt cao hơn EVFTA (với nhiều các quy định TRIPS+ hơn hẳn so với EVFTA). Tuy nhiên, trong một số các trường hợp cụ thể, cam kết TPP và EVFTA có nội dung tương tự nhau (ví dụ các nguyên tắc bảo hộ, các quyền độc quyền) hoặc thậm chí EVFTA có yêu cầu cao hơn (ví dụ về chỉ dẫn địa lý). Trong việc so sánh các cam kết về sở hữu công nghiệp trong hai hiệp định, rà soát thực hiện bằng cách phân loại các cam kết thành các nhóm như sau: (i) Nhóm các cam kết TPP và EVFTA có nội dung tương đương (tương đồng) chủ yếu liên quan đến điều kiện bảo hộ nhãn hiệu, môt số biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Về mặt nội dung, cam kết tương đương trong TPP và EVFTA chủ yếu là các cam kết có mức bảo hộ tương tự như TRIPS. Một số rất ít các trường hợp cam kết TPP và EVFTA được thiết kế theo cùng hướng TRIPS+(tăng mức đô bảo hộ so với TRIPS) nhưng lại khác nhau về chi tiết nội dung cam kết, do đó không được xếp vào nhóm cam kết tương đương; (ii) Nhóm các cam kết có trong TPP nhưng không có trong EVFTA chẳng hạn đối với việc xác định các dấu hiệu là nhãn hiệu, không bắt buộc trong đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, hệ thống bảo hộ kiểu dáng công nghiệp…Ngược lại, EVFTA có các cam kết rất chi tiết, với số lượng tương đối lớn các điều khoản trong Chương shtt về chỉ dẫn địa lý mà TPP không có, thể hiện mối quan tâm đặc biệt của EU đối với chế định này. (iii) Nhóm các cam kết mà TPP và EVFTA cùng có cam kết nhưng nội dung và mức độ cam kết không giống nhau như: điều kiện về tính phân biệt để được bảo hộ nhãn hiệu, hệ thống nộp đơn điện tử đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ đôc quyền dữ liệu đối với nông hóa phẩm, sáng chế đối với dược phẩm, thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp… + Rà soát này được VCCI thực hiện với các phân tích về mức độ tương tích giữa pháp luật VN với các cam kết từ góc độ lợi ích của doanh nghiệp VN, qua đó đề xuất giải pháp đảm bảo tuân thủ Hiệp định theo cách có lợi nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các đề xuất khuyến nghị trong Rà soát được thực hiện với suy đoán là TPP có hiệu lực và chỉ có ý nghĩa sau thời điểm TPP có hiệu lực. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, khi việc thực hiện một cam kết nhất định là có lợi cho các chủ thể ở VN thì các đề xuất được nêu rõ là để áp dụng ngay trong thời gian tới, với các ghi chú cụ thể. Ngoài ra, rà soát này được thực hiện sau Rà soát pháp luật VN với các 6
  14. cam kết về Sở hữu trí tuệ trong EVFTA mà VCCI đã triển khai trước đó, vì vậy rà soát này còn đồng thời so sánh các cam kết của TPP và EVFTA về cùng các vấn đề trong chế định sở hữu trí tuệ và đánh giá mức độ tương đồng cũng như khác nhau của hai hiệp định này ở các khía cạnh cụ thể. Trong Rà soát ở phần 2 và phần 3, phân loại các cam kết dựa trên mức độ tương thích của cam kết trong TPP và quy định sở hữu trí tuệ tương ứng của Việt Nam. Về mặt nội dung, phần lớn các cam kết TPP mà pháp luật VN đã tương thích là các cam kết nhắc lại hoặc nhấn mạnh việc thưc thi các nghĩa vụ trong TRIPS. Và với TRIPS thì VN đã thưc hiện đầy đủ các nghĩa vụ, thông qua việc đưa các nghĩa vụ này vào hệ thống pháp luật nội địa khi VN gia nhập tổ chức này. Thứ hai, nhóm các cam kết TPP mà pháp luật VN chưa tương thích. Các cam kết mà pháp luật việt nam chưa tương thích một phần chủ yếu nằm trong 28 điều. Điểm nổi bật của nhóm này là tất cả đều chưa tương thích một phần (chưa tương thích ở một khía cạnh nào đó, một đoạn/mục/khoản trong một Điều trong Chương SHTT TPP), không có trường hợp nào chưa tương thích với toàn bô các nội dung của một Điều hay một vấn đề trong Chương SHTT TPP như cam kết về dấu hiệu đươc bảo hộ là nhãn hiệu, điều kiện ân hạn tính mới của sáng chế, cách xác định thuật ngữ thông thường trong ngôn ngữ phổ thông của chỉ dẫn địa lý, sáng chế liên quan tới dược phẩm, một số biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp… Trong so sánh với nhóm đã tương thích thì nhóm các cam kết TPP mà pháp luật Vn chưa tương thích ít hơn đáng kể về số lượng. mặc dù vậy, trong so sánh với nhiều lĩnh vực quy tắc, thể chế khác trong TPP (ví dụ đầu tư, mua sắm công, hải quan và tạo thuận lơi thương mại…) 1. - “Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU về Sở hữu trí tuệ” – VCCI, chủ biên TS Nguyễn Thị Thu Trang , năm 2016. Đây có thể xem là tài liệu đầu tiên mang tính chất tổng quát về các vấn đề liên quan đến việc đánh giá mức độ tương thích giữa pháp luật Việt Nam và các cam kết về Sở hữu trí tuệ trong Hiệp định tự do thế hệ mới được đánh giá là toàn diện và quan trọng đối với Việt Nam- Hiệp định EVFTA. Nghiên cứu được chia làm hai phần: + Phần 1: khái quát kết quả rà soát mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam và cam kết trong EVFTA + Phần 2: Lập bảng tổng hợp kết quả rà soát + Phần 3: Lập bảng tổng hợp kết quả rà soát chi tiết Nhìn chung, ba phần chính của Rà soát đều phân chia các quy định của pháp luật Việt Nam thành ba nhóm phụ thuộc vào mức độ tương thích với các cam kết trong EVFTA, cụ thể: (i) nhóm các cam kết EVFTA về Sở hữu trí tuệ mà pháp luật Việt 7
  15. Nam đã tương thích; (ii) nhóm các cam kết EVFTA về Sở hữu trí tuệ mà pháp luật Việt Nam đã tương thích một phần hoặc toàn bộ; (iii) nhóm các cam kết EVFTA về Sở hữu trí tuệ không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về nội địa về nội dung. Trong phần rà soát này cho thấy trong tổng thể pháp luật Việt Nam đã cơ bản tương thích với yêu cầu của EVFTA về vấn đề này. EU dường như không đòi hỏi quá nhiều các tiêu chuẩn TRIPS+ trong EVFTA với Việt Nam. Một số ít nội dung chưa tương thích chỉ mang tính quy định chi tiết, đơn lẻ, ở các vấn đề cụ thể. Với nguyên tắc không phân biệt đối xử trong TRIPS, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh pháp luật chung về sở hữu trí tuệ để thực thi các cam kết này. (3) Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam - Bài báo “Hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, TS. Nguyễn Bịch Thảo, số 3, tháng 3 năm 2017, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp Trong mục 2 của bài nghiên cứu phân tích thực trạng pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam bằng việc phân chia các quy định thành ba phần: (i) thưc trạng pháp luật về xác lập quyền; (ii) thực trạng pháp luật về khai thác quyền; (iii) thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền. Bài viết cũng đánh giá pháp luật Vn về sở hữu trí tuệ : nhìn tổng thể, mặc dù hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của VN được xây dựng và hoàn thiện với tốc độ nhanh chóng, nhìn chung tương thích với chuẩn mực quốc tế (Hiệp định TRIPS), nhưng TRIPs chỉ đặt ra các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu mang tính chất khung, định hướng cơ bản cho mỗi quốc gia xây dựng pháp luật shtt của mình. Đối chiếu pháp luật VN với pháp luật shtt của các nước phát triển như Mỹ, Liên Minh Châu Âu và thậm chí là Trung Quốc, có thể thấy hệ thống luật shtt VN còn có khoảng cách khá xa. Nhiều quy định còn thiếu vắng, chưa đầy đủ, chưa chi tiết, cụ thể, hoặc chưa thích ứng với xu hướng thay đổi của thế giới. Đồng thời bài viết cũng đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật shtt như mở rộng phạm vi đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng, quy định về chế tài đủ mạnh đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, công bố các bản án, quyết định hành chính về giải quyết tranh chấp, xử lý các hành vi xâm phạm quyền shtt và phát triển hệ thống án lê về shtt, hoàn thiện các quy trình xác lập quyền sở hữu công nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan như pháp luật về hợp đồng, pháp luật về giao dịch bảo đảm, pháp luật về chuyển giao công nghệ… - Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Lê Thị Thu Hà (2010), trườn Đại học Ngoại thương với đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới góc độ thương mại đối với 8
  16. chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Luận án này nghiên cứu vấn đề bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý như xác lập quyền, khai thác quyền, quản lý, bảo vệ chỉ dẫn địa lý dưới góc độ thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. - Luận án “Quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Khổng Quốc Minh, 2018. có những đánh giá một cách khái quát về các văn bản pháp luật sở hữu trí tuệ về thực thi quyền sở hữu công nghiệp. Luận án đã có đánh giá về hiện nay pháp luật sở hữu trí tuệ đã tạo được khung pháp lý đầy đủ và đồng bộ để tổ chức việc thực hiện việc đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, thực thi quyền sở hữu công nghiệp phù hợp hoàn toàn với quy định về sở hữu công nghiệp nêu trong Hiệp định TRIPS, các FTA song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết. Song vẫn chưa chủ động sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luât về xác lập quyền sở hữu công nghiệp. một số đối tượng quyền sở hữu công nghiệp mới và điều kiện bảo hộ tương ứng chưa được quy đinh đã gây khó khăn cho hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp; việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu mùi; cách thức sử dụng mới (công dụng mới một sản phẩm đã được biết), phương pháp hoặc quy trình sử dụng mới của một sản phẩm đã đươc biết… - Sách chuyên khảo “Các yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ”, TS. Phùng Trung Tập, 2004, Nhà xuất bản tư pháp. Trong cuốn sách này, tác giả phân tích và so sánh giữa pháp luật Việt Nam và các công ước mà Việt Nam là thành viên như Công ước Paris về việc bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp như bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, tác giả đề cập đến chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp, điều kiện bảo hộ và phương thức bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Tóm lại: Mặc dù đã có những nghiên cứu, rà soát về các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam so với các cam kết trong FTA thế hệ mới, nhưng những phân tích, giải pháp các tác giả đưa ra vẫn chưa cụ thể, chưa chỉ ra đầy đủ các rào cản pháp lý , cũng như chưa thể giải quyết triệt để nhu cầu cần thiết về việc hoàn thiện pháp luật về bảo hộ sở hữu công nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 9
  17. Vì thế, trong nghiên cứu của mình, tác giả có tham khảo và sử dụng những bài viết, tư liệu, công trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học đi trước để củng cố cho các luận điểm khoa học và làm cơ sở để đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này. 2.2. Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên thế giới, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan) Nhìn chung, không có công trình nghiên cứu ngoài nước nào trực tiếp nghiên cứu các quy định pháp luât về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam cũng như đánh giá mức độ tương thích giữa pháp luật Việt Nam và các cam kết trong FTA thế hệ mới. Các nghiên cứu quốc tế cũng chỉ tập trung phân tích về các tác động của các FTA thế hệ mới đối với các quốc gia thành viên, chỉ ra thời cơ và thách thức đối với các quốc gia này khi các FTA thế hệ mới chính thức có hiệu lực. 3. Mục tiêu đề tài Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả nghiên cứu tập trung vào các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam với ba mục tiêu chính sau: Một là, phân tích được một cách cụ thể các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Đồng thời xem xét tính tương thích của các quy định pháp luật với các cam kết về sở hữu công nghiệp trong các FTA. Từ đó đánh giá các quy định của pháp luật dưới góc độ kỹ thuật lập pháp. Hai là, đánh giá các quy định của pháp luật thông qua một số thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Từ đó chỉ ra được những thành tựu và một số bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này. Ba là, tác giả mạnh dạn đưa ra môt số định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam. Thông qua đó hướng tới mục tiêu thực thi có hiệu quả các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 10
  18. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm, quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và các cam kết trong FTA thế hệ mới; thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu FTA thế hệ mới. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019 có hiệu lực cho đến nay. - Về không gian: nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam - Về nội dung: nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam, cụ thể đối với các quy định về điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, thời hạn bảo hộ, thủ tục xác lập quyền bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, các quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp, các hành vi xâm phạm và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu tập trung phân tích các quy định chưa tương thích một phần hoặc toàn bộ sau khi Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 chưa được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của FTA thế hệ mới. Bên cạnh đó, các tác giả cũng nghiên cứu về thực tiễn về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam để từ đó đánh giá và đưa ra các kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật về bảo hộ sở hữu công nghiệp công nghiệp tại Việt Nam. 5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Đề tài phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Phân tích và so sánh với cam kết về sở hữu trí tuệ của các FTA thế hệ mới. Trên cơ sở hệ thống hóa quá trình phát triển của pháp luật kinh tế Việt Nam về bảo hộ sở hữu công nghiệp để rút ra những nhận xét, đánh giá mang tính khách quan, khoa học làm cơ sở cho sửa đổi, bổ sung pháp luật Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của FTA thế hệ mới Bên cạnh đó đề tài phân tích thực tiễn áp dụng các quy định về bảo hộ sở hữu công nghiệp trong thời gian qua, chỉ ra những hạn chế và các nguyên nhân. Từ đó đề tài đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung pháp luật kinh tế và các giải pháp hoàn thiện quy định về bảo hộ sở hữu công nghiệp của Việt Nam. 11
  19. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả chủ yếu vận dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết để thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết, trong đó: - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về quy định của pháp luật sở hữu trí tuê về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, sau đó tổng hơp, liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý luận mới đầy đủ và sâu sắc về quy định của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Bên cạnh đó, với việc sử dụng phương pháp này, nghiên cứu chỉ ra một số điểm chưa hợp lý, thiếu thống nhất trong các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của pháp luật Viêt Nam so với các cam kết trong FTA thế hệ mới. - Phương pháp lịch sử được áp dụng trong việc nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước từ đó rút ra bản chất, tính chất phù hợp, vai trò và ý nghĩa của các quy định. - Ngoài ra, những phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, xã hội với từng vấn đề của đề tài cũng được vận dụng như: so sánh, thống kê, đối chiếu, diễn giải, quy nạp… để nghiên cứu về thực trạng pháp luật về bảo hộ sở hữu công nghiệp của Viêt Nam. 12
  20. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC FTA THẾ HỆ MỚI 1.1. Khái quát về bảo hộ quyền SHCN 1.1.1. Khái niệm bảo hộ quyền SHCN Khác với quyền tác giả, việc tạo ra các đối tượng của quyền SHCN liên quan mật thiết đến giá trị kinh tế của các đối tượng của quyền SHCN. Hệ thống pháp luật về quyền SHCN không ngừng được hoàn thiện nhằm mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ của quyền SHCN cũng như các tiêu chuẩn bảo hộ đối với các đối tượng này. Theo nghĩa khách quan: quyền SHCN là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tạo ra, sử dụng, định đoạt các đối tượng SHCN cũng như bảo vệ quyền SHCN. Theo nghĩa chủ quan, quyền SHCN là quyền nhân thân, quyền tài sản của cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng SHCN. Theo nghĩa là quan hệ pháp luật: quyền SHCN là quan hệ xã hội được xác lập giữa tác giả với chủ SHCN và giữa tác giả, chủ sở hữu quyền SHCN với các chủ thể khác được các quy phạm pháp luật SHTT điều chỉnh. Điều 1 Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN được ký kết ngày 20/3/1883 và được sửa đổi vào năm 1967 (“Công ước Paris”), các đối tượng SHCN được bảo hộ là: sáng chế, mẫu hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa; nhãn hiệu dịch vụ; tên thương mại; chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa; tên gọi xuất xứ hàng hóa; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Hiện nay, các đối tượng SHCN (theo công ước quốc tế và thực tiễn luật các nước) bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích (hoặc mẫu hữu ích); kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa; tên thương mại; chỉ dẫn địa lý; thiết kế bố trí mạch tích hợp; thông tin bí mật (bí mật kinh doanh); quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Sau hơn một thế kỷ cho đến nay danh sách các đối tượng SHCN nói trên đã được bổ sung thêm một số đối tượng mới, đó là: - Bí mật kinh doanh (bí mật thương mại, thông tin không bộc lộ…); - Thiết kế bố trí mạch tích hợp; - Giống cây trồng mới (thành tựu chọn giống). Khoản 4 Điều 4 LSHTT 2019 quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.” Như vậy có thể hiểu quyền SHCN (industrial property rights) là quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với sáng chế về kỹ thuật sản xuất hay sản phẩm, nhãn hiệu hàng 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2