intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Nghiên cứu về sự cần thiết của bảo hiểm tín dụng tại Việt Nam

Chia sẻ: Đinh Mạnh Khôi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

86
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc tham gia bảo hiểm tín dụng tại Việt Nam là không bắt buộc. Mặc dù thông thường khi khách hàng vay vốn, ngân hàng thường đề nghị hoặc yêu cầu mua bảo hiểm tín dụng. Sự tích hợp sản phẩm này đang trở thành xu hướng. Nhiều năm qua, bảo hiểm tín dụng đã phổ biến trong hoạt động cho vay của các ngân hàng Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Nghiên cứu về sự cần thiết của bảo hiểm tín dụng tại Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA: KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NHÓM 2 LỚP TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 2013  (VLVH) ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO  HIỂM TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM BÀI CHUYÊN ĐỀ ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KỲ  MÔN LÝ THUYẾT BẢO HIỂM Thành phố Cần Thơ Tháng 1/2017
  2. BẢNG DANH SÁCH PHÂN CHIA CÔNG VIỆC NHÓM 2 MÔN HỌC: LÝ THUYẾT BẢO HIỂM STT Họ và tên Nội dung công việc  Tỷ lệ  Tỷ lệ  phân công đóng  hoàn  góp (%) thành (tối  đa 100%) 1 Đinh Mạnh Khôi Phân chia công việc,  16,67 100% (Nhóm trưởng) tổng hợp, sửa lỗi & bổ  sung. Giới thiệu đề tài,  CT1321M015 kết luận & kiến nghị 2 Phan Ngọc Lợi Cơ sở lý thuyết (khái  16,67 100% CT1321M003 niệm/định nghĩa có  liên quan, đặc điểm,  tính chất) 3 Nguyễn Lương  Nội dung cơ bản của  16,67 100% Bền nghiệp vụ BH tín dụng  CT1321M009 (đối tượng BH, phạm  vi, phí & phương pháp  tính phí, hợp đồng BH,  bồi thường) 4 Đỗ Hồng Nhật Cơ sở lý thuyết (chức  16,67 100% CT1321M026 năng, vai trò của bảo  hiểm tín dụng và rủi ro  tài chính) 5 Khưu Tấn Bửu Nội dung cơ bản của  16,67 100% CT1321M008 nghiệp vụ BH tín dụng  (đối tượng BH, phạm  vi, phí & phương pháp  2
  3. tính phí, hợp đồng BH,  bồi thường) 6 Trần Thanh Tân Thực trạng (Khai thác,  16,67 100% CT1321M030 bồi thường, kết quả  kinh doanh của nghiệp  vụ BH) MỤC LỤC CHƯƠNG 1                                                                                                GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI                                                                            ........................................................................     5 CHƯƠNG 2                                                                                                   CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG                                ............................      7  2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM                                                                      ..................................................................      7  2.1.1. Khái niệm bảo hiểm                                                                  ..............................................................      7  2.1.2. Khái niệm tín dụng                                                                     .................................................................     8  2.1.3. Khái niệm bảo hiểm tín dụng                                                    ................................................      8  2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG          8 .....      2.2.1. Đặc điểm                                                                                    ................................................................................      8  2.2.2. Tính chất                                                                                     .................................................................................      8  2.3. CHỨC NĂNG CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG                                 .............................     9  2.4. VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG                                         .....................................     9  2.4.1. Đối với khách hàng cá nhân                                                       ...................................................     9  2.4.2. Đối với ngân hàng thương mại                                                ............................................       10  2.4.3. Đối với công ty bảo hiểm                                                        ....................................................      10 CHƯƠNG 3                                                                                                   NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG                              ..........................       11  3.1. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA                                                             .........................................................      11  3.2. PHẠM VI CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG                                       ...................................       11  3.3. PHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ                                             .........................................       11 3.4. QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM   GIA BẢO HIỂM TÍN DỤNG                                                                 .............................................................      11 CHƯƠNG 4                                                                                                 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG   TẠI VIỆT NAM                                                                                          ......................................................................................       12  4.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VIỆT NAM        12 ...       4.1.1. Tình hình hoạt động tín dụng                                                  ..............................................      12  4.1.2. Rủi ro trong hoạt động tín dụng                                              ..........................................       12 3
  4.  4.2. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM          16 .....       4.2.1. Khai thác bảo hiểm                                                                  ..............................................................      17  4.2.2. Bồi thường                                                                                ............................................................................      18  4.2.3. Kết quả kinh doanh                                                                  ..............................................................      18  4.3.1. Bảo An Tín Dụng của OCB                                                     .................................................       18  4.3.2. Bảo An Tín Dụng của Vietinbank                                           .......................................       19 4.3.3. Bảo An Tín Dụng ­ một sản phẩm liên kết giữa Ngân hàng  TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) hợp tác cùng  Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank Cardif (VCLI)                                                                                                            19 .........................................................................................................     CHƯƠNG 5                                                                                                 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÍN DỤNG TẠI VIỆT   NAM                                                                                                           .......................................................................................................       20 5.1. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢNG BÁ CHO KHÁCH   HÀNG                                                                                                     .................................................................................................       20 5.2. PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM BẢO HIỂM   QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG                                                         .....................................................       21  5.3. TĂNG CƯỜNG THIẾT LẬP QUAN HỆ ĐỐI TÁC                     .................       21  5.4. THÀNH LẬP BỘ PHẬN BẢO HIỂM TÍN DỤNG RIÊNG            21 .......      CHƯƠNG 6                                                                                             KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ                                                                       ...................................................................      22  6.1. KẾT LUẬN                                                                                      ..................................................................................       22  6.2. KIẾN NGHỊ                                                                                     .................................................................................       23  TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                           .......................................................................       23 4
  5. CHƯƠNG 1  GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI Ngày nay, nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng nhằm phục vụ  cho mua   sắm tiêu dùng cũng như  hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ  thể  trong nền kinh tế  ngày càng tăng cao. Điều đó đã cho chúng ta thấy được   những tín hiệu tích cực của một quốc gia đang trên đà phát triển. Tuy nhiên,  mọi vấn đề  đều có tính hai mặt của nó. Và điều mà ta cần đề  cập  ở  đây   chính là mặt tiêu cực, cụ thể hơn là yếu tố rủi ro tài chính. Yếu tố rủi ro tài  chính đến từ chủ thể đi vay vì không phải lúc nào bản thân con người chúng  ta cũng khỏe mạnh. Nếu chẳng may một ngày nào đó bản thân họ gặp phải   một biến cố bất ngờ không may dẫn đến tổn thất nghiêm trọng, nhất là khi  chủ thể là người trụ cột chính trong thu nhập của gia đình thì sự  việc càng   trở  nên tồi tệ. Nó không chỉ   ảnh hưởng đến tinh thần mà còn cả  vật chất   (những tài sản thế chấp dùng để vay trước đó). Chủ  thể đi vay có nguy cơ  bị  ngân hàng phát mại tài sản do mất khả  năng trả  nợ. Chính vì vậy sản   phẩm bảo hiểm tín dụng đã ra đời để  giảm được gánh nặng nợ  nần cho  người đi vay và không bị thanh lý tài sản trong trường hợp rủi ro xảy ra. Việc tham gia bảo hiểm tín dụng tại Việt Nam là không bắt buộc.   Mặc dù thông thường khi khách hàng vay vốn, ngân hàng thường đề  nghị  hoặc yêu cầu mua bảo hiểm tín dụng. Sự  tích hợp sản phẩm này đang trở  thành xu hướng. Nhiều năm qua, bảo hiểm tín dụng đã phổ biến trong hoạt  động cho vay của các ngân hàng Việt Nam. Qua hơn 7 năm phát triển, bảo  hiểm tín dụng dần tạo được những  ấn tượng nhất định cho khách hàng.   Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những băn khoăn khi xem đây có phải là một   điều kiện vay vốn bắt buộc hay không, bởi tâm lý e ngại bỏ  thêm một  khoản tiền do chưa nhận thức được sự cần thiết. Với mục đích mong muốn thay đổi tâm lý của người đi vay trong nhận  thức về vai trò của bảo hiểm tín dụng cũng như phục vụ công việc học tập,   5
  6. nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài: Nghiên cứu về sự cần thiết của   bảo hiểm tín dụng tại Việt Nam. Mục tiêu chung của bài nghiên cứu: Xây dựng nội dung nghiên cứu về  bảo hiểm tín dụng tại Việt Nam,   trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp thiết thực giúp người vay tiền phòng  ngừa được rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đồng thời giúp ngân hàng, công  ty bảo hiểm và khách hàng cân bằng được lợi ích góp phần ổn định cho sự  phát triển của nền kinh tế Mục tiêu cụ thể: ­ Phân tích những nội dung cơ bản của bảo hiểm tín dụng. ­ Phân tích vai trò và thực trạng của bảo hiểm tín dụng. ­ Đưa ra các giải pháp và kiến nghị  nhằm nâng cao sự  hiệu quả  cho  bảo hiểm tín dụng. Câu hỏi nghiên cứu: ­ Bảo hiểm tín dụng là gì? ­ Tại sao bảo hiểm tín dụng lại cần thiết? ­ Người vay vốn phải chịu rủi ro gì trong hoạt động tín dụng? ­ Những giải pháp nào nhằm ngăn ngừa rủi ro về tài chính? Phạm vi nghiên cứu: ­ Không gian: Việt Nam. ­ Thời gian: 6 tháng đầu năm 2016. ­ Đối tượng nghiên cứu: Bảo hiểm tín dụng. ­ Vấn đề nghiên cứu: Sự cần thiết của bảo hiểm tín dụng Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ  sở  nghiên cứu lý thuyết về  bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài  chính, nghiên cứu thu thập những thông tin liên quan. Sau đó sử  dụng kết  hợp nhiều phương pháp như: thu thập số  liệu, thống kê, mô tả, tổng hợp.   Khi có các số liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu sẽ sắp xếp để trình bày   đầy đủ  nội dung, sự  cần thiết của bảo hiểm tín dụng cũng như  giải pháp   cho rủi ro tài chính tại Việt Nam. Hy vọng khi dựa vào kết quả  của bài nghiên cứu, người vay vốn sẽ  thấy được lợi ích lớn từ bảo hiểm tín dụng cũng như sự cần thiết của bảo  hiểm tín dụng trong hoạt động tài chính. Ngoài ra bài nghiên cứu còn có thể  6
  7. sử  dụng làm tài liệu nghiên cứu cho các lần tiếp theo nhằm cải thiện và   hoản chỉnh thiếu sót. CHƯƠNG 2  CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2.1.1. Khái niệm bảo hiểm Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về  bảo hiểm được xây dựng dựa  trên từng góc độ nghiên cứu (xã hội, pháp lý, kinh tế, kĩ thuật nghiệp vụ...). Định nghĩa 1: Bảo hiểm là sự  đóng góp của số  đông vào sự  bất hạnh   của số ít. Định nghĩa 2: Bảo hiểm là một nghiệp vụ  qua đó, một bên là người   được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện  mong muốn để  cho mình hoặc để  cho một người thứ  3 trong trường hợp   xẩy ra rủi ro sẽ  nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả  bởi  một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm   đối với toàn bộ  rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của  thống kê. Định nghĩa 3: Bảo hiểm có thể định nghĩa là một phương sách hạ giảm   rủi ro bằng cách kết hợp một số  lượng đầy đủ  các đơn vị  đối tượng để  biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính được. Các định nghĩa trên thường thiên về  một góc độ  nghiên cứu nào đó  (hoặc thiên về xã hội ­ định nghĩa 1, hoặc thiên về kinh tế, luật pháp ­ định   nghĩa 2, hoặc thiên về kỹ thuật tính ­ định nghĩa 3) và ít nhiều có sự khiếm   khuyết các yếu tố cần thiết của một định nghĩa đầy đủ. Theo các chuyên gia Pháp một định nghĩa vừa đáp ứng được khía cạnh  xã hội (dùng cho bảo hiểm xã hội) vừa đáp  ứng được khía cạnh kinh tế  (dùng cho bảo hiểm thương mại) và vừa đầy đủ  về  khía cạnh kỹ  thuật và   pháp lý có thể phát biểu như sau: "Bảo   hiểm   là   một   hoạt   động   qua   đó   một   cá   nhân   có   quyền   được  hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3  trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ  chức trả, tổ  chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại   theo các phương pháp của thống kê". 7
  8. 2.1.2. Khái niệm tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế chỉ mối quan hệ vay mượn dựa trên  nguyên tắc có hoàn trả cả vốn gốc và lãi sau một thời gian nhất định. 3 đặc trưng cơ bản của tín dụng: ­ Chỉ  làm thay đổi quyền sử  dụng mà không làm thay đổi quyền sở  hữu vốn. ­ Thời hạn tín dụng được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên  tham gia quan hệ tín dụng. ­ Chủ  sở  hữu vốn được nhận lại một phần thu nhập dưới dạng lợi   tức tín dụng. 2.1.3. Khái niệm bảo hiểm tín dụng Bảo hiểm tín dụng là một hình thức bảo hiểm mà công ty bảo hiểm sẽ  đứng ra trả  nợ  thay, giúp giảm được gánh nặng nợ  nần cho người thân  hoặc không bị thanh lý tài sản cho người đi vay khi họ bất ngờ không may   gặp phải những rủi ro không lường trước, dẫn đến mất khả  năng thanh   toán trong quan hệ tín dụng. 2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG 2.2.1. Đặc điểm Bảo hiểm tín dụng là một loại hình nghiệp vụ  của bảo hiểm thương   mại nên nhìn chung có một số đặc điểm như sau: Thứ  nhất, hoạt động bảo hiểm tín dụng là một hoạt động mang tính   thỏa thuận hay tự nguyện. Thứ  hai, sự  tương hổ  trong bảo hiểm tín dụng được thực hiện trong  một “nhóm đóng” có giới hạn. Thứ  ba, bảo hiểm tín dụng chỉ  cung cấp dịch vụ đảm bảo cho rủi ro   tài sản. 2.2.2. Tính chất Bảo hiểm tín dụng là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế  thị  trường.  Khi xã hội dần nhận thức được những rủi ro tài chính phát sinh giữa các  mối quan hệ  kinh tế, bảo hiểm tín dụng đã có điều kiện ra đời và phát  triển. Nó gắn liền với mục đích bảo vệ  các rủi ro tài chính đó, vì vậy bảo   hiểm tín dụng có một số tính chất cơ bản sau: 8
  9. Nhu cầu vay vốn của khách hàng tại các ngân hàng thương mại ngày  càng lớn dẫn đến phát sinh về rủi ro mà khách hàng không có khả  năng trả  nợ cũng gia tăng. Để giải quyết vấn đề này, các công ty bảo hiểm và ngân  hàng đã liên kết với nhau tạo ra bảo hiểm tín dụng. Và như  vậy, bảo hiểm   tín dụng ra đời hoàn toàn mang tính tất yếu khách quan. Tính dịch vụ: Quỹ bảo hiểm tín dụng muốn được hình thành để  bảo  toàn và tăng trưởng thì phải có sự  đóng góp của các bên tham gia cùng với   việc được quản lí chặt chẽ sử dụng đúng mục đích. Mức đóng góp của các  bên phải được tính toán rất cụ thể dựa trên xác suất phát sinh thiệt hại cuả  tập hợp người tham gia bảo hiểm. Quỹ chủ yếu dùng để  bồi thường thiệt   hại cho người tham gia theo các điều kiện bảo hiểm tín dụng. Tính xã hội: Nó tạo ra sự  an tâm nhất định cho người tham gia cũng   như giảm thiểu tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm. Tính kinh tế: Đối với người tham gia, phần đóng góp của mỗi người là   không đáng kể  nhưng quyền lợi nhận được là rất lớn khi gặp rủi ro. Đối   với ngân hàng thương mại thì sẽ  giảm được gánh nặng nợ  xấu. Đối với  công ty bảo hiểm, có thêm một nguồn quỹ nhàn rỗi để đầu tư cho nền kinh   tế. 2.3. CHỨC NĂNG CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG Thứ  nhất, bảo hiểm tín dụng đảm bảo trả  nợ  thay cho người đi vay  đối với khoản vay của họ  khi xảy ra rủi ro đã thỏa thuận trước trên hợp   đồng. Thứ hai, bảo hiểm tín dụng  giúp bảo toàn tài sản thế chấp cho người   đi vay. Thứ  ba, bảo hiểm tín dụng như  là lá chắn đối với gánh nặng nợ  xấu  của ngân hàng thương mại. Thứ tư, tạo nguồn quỹ nhàn rỗi cho các công ty bảo hiểm. 2.4. VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG 2.4.1. Đối với khách hàng cá nhân Hầu như  tất cả mọi người đều có nhu cầu mua sắm tài sản để  phục  vụ cho mục đích cá nhân của mình. Nhưng việc bỏ ra một số tiền lớn để có   thể  sở hữu ngay những tài sản có giá trị  lớn như  nhà cửa hoặc ô tô là điều   mà nhiều người khó có thể  thực hiện được. Từ  đó, các ngân hàng thương   mại bắt đầu mở gói tín dụng cho phép mua trả góp theo thời gian nhất định   9
  10. để  giải quyết nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, cuộc sống luôn chứa   đựng rủi ro bất ngờ  mà con người chúng ta không thể  lường trước được.   Nếu khách hàng đang vay gói tín dụng để  mua nhà gặp phải một tai nạn   dẫn đến tàn tật hoặc tệ hơn là tử  vong, thì gánh nặng trả  nợ  sẽ  đè lên vai  của người thân. Trường hợp người thân không thể  trả  nợ  thì việc căn nhà  đang vay trả góp đó có nguy cơ bị ngân hàng phát mãi là điều chắc chắn. Để  phòng ngừa được rủi ro trên, bảo hiểm tín dụng đã ra đời và đóng vai trò  như  một công cụ  an toàn nhằm thực hiện chức năng bảo vệ  tài sản của   người tham gia bảo hiểm.  2.4.2. Đối với ngân hàng thương mại Trong trường hợp khách hàng không tham gia bảo hiểm tín dụng mà  gặp phải các rủi ro không mong muốn dẫn đến mất khả năng trả nợ, thì lúc   này ngân hàng sẽ phải tốn không ít thời gian cùng một khoản chi phí để giải   quyết hàng loạt các vấn đề liên quan trong quá trình thu hồi nợ. Nhưng nếu  khách hàng có tham gia bảo hiểm tín dụng thì đối với khoản nợ còn lại sẽ  được công ty bảo hiểm chi trả. Vì lẽ  đó mà bảo hiểm tín dụng có vai trò   như   một   công   cụ   hổ   trợ   cho   hoạt   động   kinh   doanh   của   các   ngân   hàng  thương mại trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. 2.4.3. Đối với công ty bảo hiểm Nguyên tắc hoạt động của các công ty bảo hiểm là thu phí bảo hiểm  trước khi rủi ro và sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Điều   đó cho phép họ có một số tiền rất lớn và đòi hỏi họ phải quản lý chặt chẽ  và sử  dụng có hiệu quả  để  đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo  hiểm. Ngoài ra thời điểm xảy ra rủi ro và thời điểm thu phí bảo hiểm luôn  có một khoảng cách. Bởi vậy các doanh nghiệp bảo hiểm phải thiết lập các  quỹ dự phòng và phải đem đầu tư để thu lãi. Như vậy sản phẩm bảo hiểm   tín dụng có vai trò giúp các công ty bảo hiểm thêm được các nguồn thu,   thông qua đó bù đắp được các chi phí, hình thành được nguồn quỹ phục vụ  cho hoạt động đầu tư, cũng như góp phần tăng thêm lợi nhuận và khả năng   tài chính. 10
  11. CHƯƠNG 3  NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG 3.1. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA Là công dân Việt Nam trên 18 tuổi, có tư cách pháp lý đối với loại bảo   hiểm cho vay. 3.2. PHẠM VI CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG Công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm khoản vay tuỳ thuộc vào loại   hình điều kiện của khoản vay đó. ̉ Dành cho khoan vay: có th ời hạn trên 3 tháng (nếu đóng phí bảo hiểm   hàng tháng) hoặc trên 6 tháng (nếu đóng phí bảo hiểm hàng quý/ nửa năm/  hàng năm). 3.3. PHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ Phí bảo hiểm khoản vay là chi phí má đối tượng tham gia bảo hiểm trả  để  bảo đảm chi phí cho khoản vay khi không may mắn gặp rủi ro, không  thể  trả  nợ  cho ngân hàng. Phí bảo hiểm này sẽ  do ngân hàng yêu cầu mua  của công ty bảo hiểm mà ngân hàng hợp tác. Phí bảo hiểm được tính trên phần trăm số tiền mà khách hàng tham gia   khoản vay. 3.4. QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA  BẢO HIỂM TÍN DỤNG Bảo hiểm cho vay sẽ tự  động trả  thay cho khách hàng mất khả  năng  chi trả hoặc khách hàng gặp rủi ro. Khi  mua   bảo  hiểm   khoảng  vay  thì   khách  hàng  sẽ   được   ngân  hàng   duyệt cao hơn và nhanh hơn vì nó cũng góp phần tăng thêm uy tín khách  hàng đối với ngân hàng. Bên tham gia bảo hiểm khoản vay phải tuân thủ  và đóng phí theo quy  định cho bảo hiểm khoản vay của mình. 11
  12. CHƯƠNG 4  THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN  DỤNG TẠI VIỆT NAM 4.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VIỆT NAM 4.1.1. Tình hình hoạt động tín dụng Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tăng trưởng tín dụng tiếp tục có  con số mới, với mức tăng trưởng lên tới 8,16% trong nửa đầu năm nay, cao  hơn mức 7,86% cùng kỳ năm 2015. Trước đó, cuối tháng 6 vừa qua, tốc độ  tăng trưởng tín dụng được công bố   ở  mức 6,82%; con số   ước tính ít ngày  sau đó đạt trên 7% và mức 8,16% nói trên có thể  là con số  cuối cùng. Từ  trước đến nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng có thể thay đổi nhanh, tạo khác   biệt đáng kể qua các ngày cập nhật, do thay đổi liên tục giữa các khoản vay  mới và đáo hạn, tùy thuộc vào thời điểm thống kê. Với kết quả  trên, tăng   trưởng tín dụng nửa đầu năm nay đã ở  mức khá cao so với cùng kỳ  những   năm gần đây. Và theo Ngân hàng Nhà nước, tốc độ  đó là phù hợp với chỉ  tiêu định hướng 18­20% của cả năm. Ngoài ra, thông cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tín dụng tiếp  tục tập trung vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực  ưu tiên để  hỗ  trợ  có   hiệu quả  hơn cho tăng trưởng kinh tế, tín dụng bất động sản và các lĩnh   vực rủi ro được kiểm soát nhưng không ảnh hưởng đến tín dụng bất động   sản vào dự án nhà ở xã hội, dự án đáp ứng nhu cầu thực của người dân. 4.1.2. Rủi ro trong hoạt động tín dụng 4.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Là rủi ro do một khách hàng hay một nhóm khách hàng vay vốn không  trả được nợ cho Ngân hàng. Trong kinh doanh Ngân hàng rủi ro tín dụng là  loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả  nặng nề  có khi  dẫn đến phá sản Ngân hàng. 4.1.2.2. Nguyên dân dẫn đến rủi ro trong tín dụng bao gồm a. Nguyên nhân từ phía ngân hàng ­ Ngân hàng đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền  kinh tế và thể lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn  của Ngân hàng.  12
  13. ­ Do cán bộ  Ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình cho vay   như: không đánh giá đầy đủ  chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho  vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ  lệ  an toàn. Đồng thời   cán bộ  Ngân hàng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ  về  tình hình sử  dụng  vốn vay của khách hàng. ­ Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn nên việc đánh   giá các dự án, hồ sơ xin vay còn chưa tốt, còn xảy ra tình trạng dự án thiếu  tính khả thi mà vẫn cho vay. ­ Cán bộ  Ngân hàng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm   đạo đức kinh doanh như: thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả  để  vay   vốn, xâm tiêu khi giải ngân hay thu nợ, đôi khi còn nể  nang trong quan hệ  khách hàng. ­ Ngân   hàng   đôi   khi   quá   chú   trọng   về   lợi   nhuận,   đặt   những  khoản vay có lợi nhuân cao hơn những khoản vay lành mạnh. ­ Do áp lực cạnh tranh với các Ngân hàng khác. ­ Do tình trạng tham nhũng, tiêu cực diễn ra trong nội bộ Ngân  hàng. b. Nguyên nhân từ phía khách hàng ­ Người vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vào các hoạt  động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho Ngân hàng. ­ Do trình độ  kinh doanh yếu kếm, khả  năng tổ  chức điều hành sản   xuất kinh doanh của lãnh đạo còn hạn chế. ­ Doanh nghiệp vay ngắn hạn để  đầu tư  vào tài sản lưu động và cố  định. ­ Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiếu sự linh hoạt, không cải tiến   quy trình công nghệ, không trang bị máy móc hiện đại, không thay đổi mẫu  mã hoặc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm...dẫn tới sản phẩm sản   xuất ra thiếu sự  cạnh tranh, bị   ứ   đọng trên thị  trường khiến cho doanh   nghiệp không có khả năng thu hồi vốn trả nợ cho Ngân hàng. ­ Do bản thân doanh nghiệp có chủ  ý lừa gạt, chiếm dụng vốn của  Ngân hàng, dùng một loại tài sản thế chấp đi vay nhiều nơi, không đủ năng   lực pháp nhân. c. Nguyên nhân khác ­ Do sự thay đổi bất thường của các chính sách, do thiên tai bão lũ, do   nền kinh tế không ổn định.... khiến cho cả Ngân hàng và khách hàng không  thể ứng phó kịp. 13
  14. ­ Do môi trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn   tới không kiểm soát được các hiện tượng lừa đảo trong việc sử  dụng vốn  của khách hàng. ­ Do sự  biến động về  chính trị  ­ xã hội trong và ngoài nước gây khó   khăn cho doanh nghiệp dẫn tới rủi ro cho Ngân hàng. ­ Ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập  trong trình độ chuyên môn cũng như công nghệ Ngân hàng. ­ Do sự biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá,  lạm phát gia tăng ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như Ngân hàng. ­ Sự  bất bình đẳng trong đối sử  của Nhà nước dành cho các NHTM  khác nhau. ­ Chính sách Nhà nước chậm thay đổi hoặc chưa phù hợp với tình hình  phát triển đất nước. 4.1.2.3. Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng luôn là một hoạt động cơ bản và quan trọng nhất  của NHTM. Vì vậy việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là rất quan   trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. 4.1.2.3.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng Rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện các quy trình nội bộ, ứng dụng thông   tin phù hợp với các thông tin của pháp luật có liên quan. Thu thập thông tin về các khách hàng cần kịp thời và chính xác: Đối với khách hàng cá nhân: Cần theo dõi, nắm bắt được thông tin cá   nhân của khách hàng một cách kịp thời, chính xác về: Tuổi tác, trình độ học   vấn, công việc đang làm…để  có được đánh giá chính xác về  tình hình tài   chính và khả  năng trả  nợ  của khách hàng thông qua mô hình điểm số  tín   dụng đối với khách hàng cá nhân. Đối với khách hàng doanh nghiệp: Cần thu thập kịp thời về tình hình  sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng ….Để  từ  đó có   chính sách cấp tín dụng và quản lý tín dụng một cách có hiệu quả, tránh   được những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Cần chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có  đủ  năng lực, trình độ, đạo đức nghề  nghiệp để  thực hiện các hoạt động  nghiệp vụ, có cơ chế ủy quyền, quy định trách nhiệm đối cán bộ phụ trách   và tác nghiệp. 14
  15. Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ và ứng  dụng công nghệ mới để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm, rủi ro 4.1.2.3.2. Sử dụng các bảo đảm tín dụng Ngân hàng cần quan tâm tới khâu định giá tài sản một cách chuẩn xác   và đảm bảo đầy đủ tính pháp lý của những tài sản này. Với tài sản thế chấp, ngân hàng cũng cần kiểm tra xem việc sử dụng  tài sản có hợp lý, đúng như cam kết hay không. Với các đảm bảo bằng bảo lãnh, những nội dung giám sát người bảo  lãnh cũng giống như đối với khách hàng đi vay ( tuy nhiên phần lớn là giám   sát gián tiếp thông qua thông tin thu thập được ). 4.1.2.3.3. Chú trọng công tác thu thập thông tin tín dụng Thực hiện việc quản lý dữ  liệu tập trung, đảm bảo có sẵn thông tin  cho các nhà quản trị khi đưa ra quyết định cho vay. Triển khai việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng vay, nâng cấp   đảm bảo chính xác và kịp thời hệ thống thông tin báo cáo và quản trị rủi ro. Tăng cường việc sử dụng các thông tin liên bộ, liên ngành góp phần hỗ  trợ trong việc đưa ra các quyết định tín dụng một cách chính xác. 4.1.2.3.4. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là quá trình cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm  nhiều giai đoạn và có quan hệ chặt chẽ với nhau: mang tính chất liên hoàn,  theo một trật tự nhất định, kết quả của giai đoạn trước là cơ  sở thực hiện   giai đoạn tiếp theo và tác động đến chất lượng của giai đoạn sau; trong mỗi  giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc được thực hiện theo hệ thống những  nguyên tắc và những quy định. Hiện nay, các NHTM đều có thiết lập quy trình tín dụng, giúp cho các  nhà quản trị tín dụng có thông tin đầy đủ trước khi quyết định cấp tín dụng,  bao gồm: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng ­ Phân tích tín dụng ­ Ra quyết định tín dụng ­ Giải ngân ­ Giám sát và thu hồi nợ ­ Thanh lý hợp đồng tín dụng 15
  16. 4.1.2.3.5. Sử  dụng các nghiệp vụ  phái sinh tín dụng để  phòng ngừa rủi   ro Ngày nay các nhà quản lý rủi ro đang được tập trung vào hai lĩnh vực.   Thứ nhất, phát triển các mô hình để đo lường rủi ro tín dụng. Thứ hai, đưa   ra các hợp đồng phái sinh để có thể chuyển giao rủi ro tín dụng. Phái sinh tín dụng là một nghiệp vụ cho phép các NH và các tổ chức tín   dụng chuyển rủi ro tín dụng sang những tổ chức sẵn sang chấp nhận rủi ro   khác. Gần đây, sự chú ý đã tập trung và việc chuyển giao rủi ro tín dụng từ  một NH sang một đối tác khác bằng cách sử  dụng các hợp đồng phái sinh   tín dụng. Đặc điểm chung của những công cụ  quản lý rủi ro này chính là   chúng giữ  nguyên các tài sản có trên sổ  sách kế  toán của những tổ  chức   khởi tạo ra những tài sản đó, đồng thời sẽ chuyển giao một phần rủi ro tín  dụng có sẵn trong những tài sản này sang các đối tác khác, thông qua đó sẽ  đạt được một số  mục tiêu: Các tổ  chức khởi tạo có một phương tiện để  chuyển giao rủi ro tín dụng mà không cần bán tài sản đó đi; khi việc bán tài  sản có làm suy yếu mối quan hệ  của NH với khách hàng, thì chuyển giao  rủi ro tín dụng sẽ cho phép NH này duy trì được các mối quan hệ sẵn có. 4.2. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị  trường 6 tháng đầu năm 2016  ước đạt 38.797 tỷ  đồng, tăng 22,58% so với cùng kỳ  năm 2015, trong đó  doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 17.623 tỷ đồng, tăng 15,3% so   với cùng kỳ năm 2015 và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 21.174  tỷ đồng tăng 29,37% so với cùng kỳ năm 2015. Dẫn đầu thị  trường về  doanh thu phí gốc là PVI với doanh thu đạt  3.611 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ  năm 2015, chiếm thị phần 20,5%.  Tiếp đến là Bảo Việt đứng thứ  hai với doanh thu  ước đạt 2.970 tỷ  đồng,  tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 16,9% thị phần, PTI đứng thứ ba   với doanh thu ước đạt 1.469 tỷ đồng, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2015,  chiếm 8,3% thị phần, Bảo Minh đứng thứ tư với doanh thu ước đạt 1.392 tỷ  đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ  năm 2015, chiếm 7,9% thị  phần, PJICO   đứng thứ  năm với doanh thu  ước đạt 1.183 tỷ  đồng, tăng 8,9% so với cùng  kỳ năm 2015, chiếm 6,7% thị phần. Ngoài các doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu thị trường nêu trên, một số  doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ  lệ  tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc  16
  17. trên   50%   so   với   cùng  kỳ   năm   2015  như   SGI   (11   tỷ   đồng,   tăng  96,7%),   Cathay (93 tỷ đồng, tăng 91,7%), BHV (106 tỷ đồng, tăng 87,3%), UIC (309  tỷ  đồng, tăng 68,6%), VASS (838 tỷ  đồng, tăng 61,9%), GIC (420 tỷ đồng,  tăng 52,8%), Phú Hưng (33 tỷ đồng, tăng 50,4%). Doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm so với   cùng kỳ năm 2015 là Samsung Vina (426 tỷ đồng, giảm 36,5%). Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất trong   tổng doanh thu (5.821 tỷ   đồng, chiếm tỷ  trọng 33,0%), tiếp theo là bảo   hiểm sức khỏe (4.239 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,1%), bảo hiểm tài sản và  bảo hiểm thiệt hại (2.793 tỷ đồng, chiếm tỷ  trọng 15,9%), bảo hiểm cháy  nổ  (1.604 tỷ đồng, chiếm tỷ  trọng 9,1%), bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ  tàu (1.132 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,4%). 4.2.1. Khai thác bảo hiểm Tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới 6 tháng đầu năm 2016 ước   đạt 7.177 tỷ  đồng tăng 33,42% so với cùng kỳ  năm trước. Thị  phần doanh   thu phí bảo hiểm  khai thác mới như  sau: Bảo Việt Nhân thọ  (21,75%),   Prudential (18,8%), Manulife (13,87%), Dai­ichi (12,2%), AIA (11,11%), PVI  Sun   Life   (5,23%),   Generali   (5,14%),   Chubb   (4,66%),   Hanwha   (2,42%),  Vietinbank Aviva (1,45%). Các doanh nghiệp còn lại chiếm thị  phần nhỏ  dưới 1%. Các nghiệp vụ  bảo hiểm tử  kỳ, bảo hiểm hỗn hợp và bảo hiểm liên  kết chung vẫn chiếm tỷ  trọng lớn trong tổng doanh thu phí khai thác mới,  trong đó bảo hiểm liên kết chung chiếm tỷ  trọng 45,98%, bảo hiểm hỗn   hợp chiếm tỷ  trọng 40,68%, bảo hiểm tử  kỳ  chiếm tỷ  trọng 2,36% các  nghiệp vụ còn lại chiếm tỷ trọng 2,07% và bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng   8,91%. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu khai thác mới của các nghiệp vụ  bảo liên kết đầu tư  tăng khá cao  ở  mức 41,82%, nghiệp vụ bảo hiểm hỗn   hợp tăng 26,54%. Về số lượng hợp đồng khai thác mới trong 6 tháng đầu năm, dẫn đầu   là nghiệp vụ  bảo hiểm hỗn hợp với 279.780 hợp  đồng (chiếm tỷ  trọng  41,54%),  tăng  trưởng  28,5%  so  với  cùng kỳ   năm 2015,  tiếp  theo  là   sản   phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư  với 256.054 hợp  đồng (chiếm tỷ  trọng  38,01%), tăng trưởng 33,7% so với cùng kỳ năm 2015, nghiệp vụ bảo hiểm   tử  kỳ  là 129.330 hợp đồng (chiếm tỷ  trọng 19,2%), giảm 22% so với cùng  17
  18. kỳ  năm 2015, các nghiệp vụ  còn lại (hưu trí, trả  tiền định kỳ, sinh kỳ  và   trọn đời) là 8.420 hợp đồng (chiếm tỷ  trọng 1,25%), tăng trưởng 116% so  với cùng kỳ năm 2015, trong đó sản phẩm bảo hiểm hưu trí tăng trưởng trên  100% về số lượng hợp đồng khai thác mới 4.2.2. Bồi thường Số  tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ  6  tháng đầu năm 2016 ước là 5.327 tỷ đồng, tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm   gốc là 30,2%; thấp hơn tỷ  lệ  thực bồi thường bảo hiểm gốc cùng kỳ  năm   2015 (43,9%). 18/30 doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ  lệ  thực bồi thường bảo   hiểm gốc thấp hơn tỷ lệ  bồi thường của toàn thị  trường. 12 doanh nghiệp   bảo hiểm còn lại có tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc cao hơn tỷ lệ bồi   thường của toàn thị  trường, trong đó có 3 doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ  lệ  bồi thường trên 50% là Phú Hưng (86,8%), Fubon (82,2%), Liberty (51,0%). 4.2.3. Kết quả kinh doanh Số  lượng hợp đồng có hiệu lực (hợp đồng chính) đạt 5.964.885 hợp  đồng, tăng 12,51% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng doanh thu phí bảo hiểm  nhân thọ đạt 21.173,71 tỷ đồng tăng 29,37% so với cùng kỳ năm 2015. Tính  doanh thu phí theo từng nghiệp vụ  thì nghiệp vụ  bảo hiểm hỗn hợp vẫn   chiếm tỷ  trọng lớn hơn cả  với 49,63%, tiếp theo là nghiệp vụ  bảo hiểm   liên kết đầu tư 39,95%. Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm cụ thể như sau: Bảo Việt nhân  thọ   28,7%,   Prudential   25,6%,   Manulife   12,3%,   Dai­ichi   9,8%,   AIA   9,4%,   Chubb 4%, PVI Sunlife 2,6%, Generali 2,3%, Hanwha 2%, Prévoir 1,1%, các  doanh nghiệp còn lại chiếm thị phần nhỏ dưới 1%. Tổng số  phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới  ước đạt 3.036 tỷ  đồng,   tương đương với cung ky năm 2015. T ̀ ̀ ổng doanh thu hoa hồng môi giới bảo   hiểm là 277 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2015. 4.3. MỘT   SỐ   SẢN   PHẨM   BẢO   HIỂM   TÍN   DỤNG   ĐANG   TRIỂN  KHAI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 4.3.1. Bảo An Tín Dụng của OCB ̀ ̉ ̉ ̀ ́ ̀ ́ ́ ược OCB liên kêt́  La san phâm danh cho Khach hang ca nhân vay vôn, đ vơi công ty Bao hiêm VCLI, b ́ ̉ ̉ ảo vệ Khach hang và gia đình tr ́ ̀ ước những rủi   ro không lường trước, bằng việc đứng ra chi trả dư nợ vay ngân hàng. 18
  19. Với khách hàng ca nhân co đ ́ ́ ộ  tuổi từ  18 ­ 60 tuổi, sử  dụng các sản  phẩm tín dụng của OCB. ̉ ­ Dành cho khoan vay: có th ời hạn trên 3 tháng (nếu đóng phí bảo hiểm  hàng tháng) hoặc trên 6 tháng (nếu đóng phí bảo hiểm hàng quý/ nửa năm/  hàng năm). ­ Bảo vệ 24/24h ­ Bảo vệ ngay khi tham gia bảo hiểm, trước khi nộp phí. ­ Không phải thanh toán khoản dư nợ vay bao gồm dư nợ gốc còn lại   và các khoản lãi phát sinh (theo lịch trả nợ gốc và lãi) khi gặp rủi ro. ­ Hưởng mức phí bảo hiểm thấp, không phân biệt nghề  nghiệp, độ  tuổi. ­ Không giới hạn cho số tiền vay được bảo hiểm. ­ Thời hạn hợp đồng bảo hiểm bằng thời hạn vay. Thủ tục đơn giản  và nhanh gọn. 4.3.2. Bảo An Tín Dụng của Vietinbank Là sản phẩm được thiết kế  với mục  đích giúp khách hàng bảo vệ  chính mình, đảm bảo cuộc sống tương lai của gia đình trong trường hợp rủi   ro xảy ra. ̣ Phat An Tin Dung v ́ ́ ơi nhi ́ ều tiện ích vượt trội: mức phí hợp lý và tích  hợp với kế hoạch trả nợ, thời gian bảo hiểm phù hợp thời hạn vay, khách  hàng được nhận tiền bảo hiểm trọn gói với thủ  tục đơn giản, dịch vụ  tin  cậy của VietinAviva. Khi nỗi lo lắng về  rủi ro đã được giải tỏa, gánh nặng tài chính đã   được sẻ chia, khách hàng và gia đình hoàn toàn an tâm vay vốn để đạt được   những ước mơ hiện tại và trong tương lai. Toàn bộ  khoản vay và lãi phát sinh phải thanh toán cho ngân hàng sẽ  được VietinAviva trả  thay cho khách hàng trong trường hợp rủi ro tử  vong   hay thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Các tài sản thế chấp nếu có sẽ vẫn được   bảo toàn và thuộc quyền sở hữu của khách hàng và gia đình. 4.3.3. Bảo An Tín Dụng ­ một sản phẩm liên kết giữa Ngân hàng  TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) hợp tác cùng  Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank Cardif (VCLI) Trong trường hợp Người được bảo hiểm (Bên vay) bị  tử  vong hoặc   thương tật toàn bộ vĩnh viễn, Công ty sẽ thay Bên vay chi trả toàn bộ hoặc   19
  20. một phần Khoản dư  nợ vay (bao gồm lãi đến hạn) cho Ngân hàng. Các tài   sản thế chấp vay (nếu có) sẽ được bảo vệ an toàn và vẫn thuộc quyền sở  hữu của Bên vay. ­ Dành cho khách hàng ở độ tuổi từ 18­65 tuổi. ­ Sử  dụng các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân và hộ  kinh doanh của Vietcombank có khoản vay có thời hạn trên 3 tháng (nếu   đóng phí bảo hiểm hàng tháng) hoặc trên 6 tháng (nếu đóng phí bảo hiểm   hàng quý/ nửa năm/ hàng năm). ­ Chi phí thấp, quyền lợi cao và thủ tục đơn giản, nhanh gọn.  ­ Giảm phí khi tham gia số tiền bảo hiểm lớn. ­ Lựa chọn tham gia bảo hiểm toàn bộ hoặc một phần khoản vay.  ­ Bảo vệ 24/24 và ngay khi tham gia bảo hiểm, trước khi nộp phí. CHƯƠNG 5  CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÍN DỤNG TẠI  VIỆT NAM 5.1. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢNG BÁ CHO KHÁCH HÀNG Nghiên cứu thực tiễn  ở  một số  nước cho thấy, nhận thức của các   thành phần kinh tế  đối với việc sử  dụng sản phẩm bảo hiểm tín dụng là   một yếu tố mang tính chất quyết định đến sự thành bại của việc phát triển   bảo hiểm tín dụng. Mặc dù thị  trường bảo hiểm tín dụng là vô cùng tiềm   năng nhưng hầu hết các khách hàng đều thờ   ơ  với việc tham gia mọi hình  thức bảo hiểm chứ không riêng gì bảo hiểm tín dụng. Để  tăng cường công  tác quảng bá cho khách hàng cần thực hiện các giải pháp sau: Khai thác những khách hàng đang có khoản vay tín dụng đối với các   loại tài sản thế  chấp và điều kiện về  thời gian thanh toán là trả  tiền sau.  Nhân viên có thể tư vấn cho họ về những thiệt hại có thể xảy ra. Thường xuyên tổ  chức các cuộc hội thảo về  bảo hiểm tín dụng, mời   các các khách hàng đến tham gia, đây là một dịch vụ  mới, các công ty bảo  hiểm cần phải giúp các khách hàng hiểu rõ về  lợi ích khi tham gia bảo   hiểm. Và cập nhật các thông tin về  bảo hiểm tín dụng trên website của   công ty bảo hiểm. Gửi thư  trực tiếp đến khách hàng, theo phương thức này, công ty bảo  hiểm có thể dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng; và tham gia các  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2