intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự đổi mới của truyện có yếu tố kỳ ảo sau 1986 qua hệ thống ngôn từ

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cho đến nay, sau chặng đường 20 năm định hình và phát triển, người ta đã không còn do dự khi thừa nhận sự tồn tại và đóng góp của một bộ phận văn xuôi nhận thức và phản ánh cuộc sống bằng đặc trưng và ưu thế của những sự vật, sự kiện,... vừa lạ lùng vừa quen thuộc, vừa chân thực vừa hoang đường mà giới nghiên cứu văn học quen gọi bằng cái tên kì ảo (fantastic).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự đổi mới của truyện có yếu tố kỳ ảo sau 1986 qua hệ thống ngôn từ

  1. Sự đổi mới của truyện có yếu tố kỳ ảo sau 1986 qua hệ thống ngôn từ
  2. Cho đến nay, sau chặng đường 20 năm định hình và phát triển, người ta đã không còn do dự khi thừa nhận sự tồn tại và đóng góp của một bộ phận văn xuôi nhận thức và phản ánh cuộc sống bằng đặc trưng và ưu thế của những sự vật, sự kiện,... vừa lạ lùng vừa quen thuộc, vừa chân thực vừa hoang đường mà giới nghiên cứu văn học quen gọi bằng cái tên kì ảo (fantastic). Với tư cách là những thể loại gắn liền với từng đổi thay của đời sống xã hội, lẽ dĩ nhiên, ngôn ngữ trong truyện ngắn và tiểu thuyết của mảng sáng tác này, ngoài những đặc trưng riêng do sự tác động của yếu tố kì ảo mà chúng tôi sẽ đề cập dưới đây, cũng in đậm dấu vết chuyển mình của một giai đoạn văn học đầy sôi động. 1. Ngôn ngữ nhiều cảm giác Trước đây, Tô Hoài đã có lần cả quyết: "Tiếng Việt hoàn toàn lạ lùng với hình thức cảm giác" (Công việc viết văn). Chữ "lạ lùng" ở đây hiểu theo nghĩa là xa lạ, không chấp nhận. Với văn xuôi đương đại, một khi thế giới huyền hoặc, tâm linh trở thành đối tượng để miêu tả, khám phá tất yếu sẽ kéo theo sự đổi thay của ngôn từ nghệ thuật. Cùng với các nhân tố khác trong phương thức trần thuật, nồng độ cảm giác trong ngôn ngữ đã góp phần hiện tại hoá những chuyện đã qua, thực tại hoá những vấn đề có tính chất bí ẩn, khó tin vượt quá trường cảm nhận của thị giác con người. Với hệ thống ngôn ngữ này, câu chuyện về quá khứ cũng được quy tụ qua cảm giác sống động, tươi mới của hiện tại, dù quá khứ ấy chỉ được sử dụng làm cảm hứng và đề tài. Đó là một hệ thống ngôn từ với lời kể thiên về miêu tả, đầy các từ láy, từ diễn tả tâm trạng, cảm giác, tả thiên nhiên, với những lời bình phẩm, đánh giá... không giống ngôn từ nặng về hành động, sự kiện của truyện truyền thống. Cách "hiện tại hoá" câu chuyện bằng cảm giác "như là một nét đặc thù khá rõ của phương thức tự sự mới"(1). Đa số nhà văn hôm nay, khi sử dụng yếu tố kì ảo như một thủ pháp nghệ thuật, họ đều có ý thức cao trong việc miêu tả thứ ngôn ngữ nằm giữa đường biên của hư và thực, bình thường và linh dị nhằm diễn tả một thế giới kì bí, đầy thách thức đối với trí tuệ, tình cảm con người. Người viết đã hoà trộn một cách nhuần nhuyễn cái ảo và cái thực
  3. khiến cho ý tưởng ẩn chìm vào mê trận ngôn từ. Sự “đan chéo” của cuộc đời, của hạnh phúc, sự “sắp xếp lạ lùng” của số phận các nhân vật gây cho người đọc tâm trạng hồi hộp, căng thẳng để rồi vỡ òa trong niềm hứng khởi khi bất chợt nhận ra thâm ý của người viết bên trong màn sương huyền thoại. Mở đầu và kết thúc tác phẩm thường bằng cảm giác; đó là cơ hội để người đọc cùng thể nghiệm những nhận thức thiên về trực quan, cảm tính cùng với nhân vật (Có tay mẹ dắt, Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ, Phiên chợ Giát, Đêm bướm ma, Chiếc bóng, Đêm Vu lan, Biệt thự ma ám,...). Mọi ấn tượng thẩm mĩ mà ta có được về tác phẩm đều do ngôn từ tạo nên. Nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết hôm nay đập ngay vào giác quan để rồi ám ảnh không dứt tâm trí người đọc và gợi ra ở họ bao trăn trở, suy tư về cuộc sống trước hết là ở hệ thống nhan đề. Hàng loạt những điều vừa lạ vừa quen, vừa vô lí lại vừa có lí... đã gợi lên ngay từ tên gọi của chúng. Trong số 205 truyện ngắn và tiểu thuyết chúng tôi khảo sát, gần 35% truyện có nhan đề tạo được "cảm giác mạnh" cho độc giả ngay từ lúc "chạm ngõ" tác phẩm (Vẫn tin vào chuyện thần tiên, Người in tiền âm phủ, Ma quỷ trong lòng ta, Thần cây đa và tôi, Thiên thần sám hối, Cặp bồ với ma, Con gái thuỷ thần, Người bán tuổi, Dịch quỷ sứ, Hoá thân, Thoát xác, Hư ảnh, Nhân Sứ, Mắt ma,...). Theo Vưgôtxki, "tên gọi được đặt ra cho truyện đương nhiên không phải là vô ích. Nó chứa đựng trong bản thân sự triển khai chủ đề quan trọng nhất, nó đề xuất cái chủ chốt định ra toàn bộ cơ cấu truyện kể"(2). Ngoài ra, nó còn là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt truyện có yếu tố kì ảo, là "cú huých" đầu tiên vào tâm lí, thị hiếu độc giả, gây nên ở họ một loạt "phản ứng dây chuyền" bằng cách buộc sự tưởng tượng và ý nghĩ phải mở rộng đến những biên giới xa lạ. Hiệu quả nghệ thuật thể hiện rất rõ. Người đọc có thể quên đi những diễn biến cụ thể của cốt truyện, nhưng nhan đề cùng những ý vị, suy tưởng, cật vấn mà nó gợi ra thì còn mãi: Sao không phải là "xuống" mà lại là Lên ruồi, không phải "bến sông" mà lạiBến trần gian? Lương tâm và trách nhiệm với đồng loại phải chăng là những mối dây thân ái bền chặt neo giữ con người giữa cõi đời (Dây neo trần gian). Sự độc ác, vô lương là những chất xúc tác trong phản ứng biến mỗi cá nhân thành những con thú đội Lốt người. Ám ảnh quá khứ là gánh nặng kí ức đè lên mỗi chúng ta khiến cho "con người vừa mới sinh ra đã đủ tuổi già để chết" là một trong những thông điệp ẩn hiện sau cái tên Những đứa trẻ chết già. Tính biểu trưng của nhan đề Tàn đen đốm
  4. đỏđược Phạm Ngọc Tiến lí giải ở cuối truyện như là nỗ lực tìm lời giải thích hợp lí cho những gì làm nên huyền thoại về cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại. Khi thâm nhập vào tác phẩm, cảm giác bị vây bủa, giăng mắc, bị ám ảnh ban đầu như được gia tăng nồng độ bởi thế giới kì ngôn. Liên tiếp xuất hiện những phó từ, trạng từ chỉ tính chất bất bình thường hoặc thoắt ẩn thoắt hiện của sự vật như: bỗng, bỗng dưng, tự nhiên, đột nhiên, nhoáng một cái, biến ảo, chợt, bất chợt... Thêm vào đó là mạng lưới từ ngữ "đầy ma lực": bí ẩn, kì quặc, thiêng liêng, thánh linh, cõi âm, cõi hồn, vòng trầm luân, thuở hồng hoang, ngày tận diệt, lạ lùng, huyền thoại, ma thuật, ma quái, giải nguyền... Kèm với chúng là những từ ngữ chỉ cảm giác bất an, nỗi lo âu, sợ hãi bản năng của con người: rùng mình, rợn tóc gáy, ớn buốt sống lưng, kinh hoàng, nổi gai khắp người, bủn rủn cả chân tay... Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, trong 280 trang của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, có tới 116 lần Bảo Ninh sử dụng những từ ngữ, hình ảnh rùng rợn, li kì: tiếng thở than buồn thảm của thế giới rừng sâu, vời vợi xa xôi và tuyệt mù hư ảo, đám hành khách từ trong mộ hiện ra, ma cà rồng, ảo giác, kì quái, ma quái, hoang đường,... Thậm chí chỉ trong một trang (trang 8) xuất hiện hàng loạt các từ ngữ gây ấn tượng và cảm giác mạnh: "thần chết sờ soạng", "vô khối hồn ma quỷ (...) lang thang", "mịt mù lam chướng", "những kì lễ lạt (...) của giới các âm hồn", "cuộc điểm danh của các toán quân đã chết", "chim chóc khóc than như người", "các loại măng (...) đỏ như những tảng thịt ròng ròng máu", "đom đóm to kinh dị (...) lớn tày cái mũ cối", "cây cối hoà giọng với gió rên lên những bản nhạc ma"... Cảnh tượng mà chúng gợi ra không khỏi khiến những con người yếu bóng vía "có thể điên lên hoặc chết rũ vì khiếp sợ". Hệ thống ngôn từ đầy ám gợi này đã góp phần khắc hoạ chân thực hơn diện mạo tàn khốc của chiến tranh, khiến bất kì ai có dịp tiếp xúc với tác phẩm cũng sẽ "mãi mãi bị ám ảnh". Giống Nỗi buồn chiến tranh, lời văn trong nhiều tiểu thuyết hôm nay dường như cũng chịu sự câu thúc của rất nhiều tiên cảm, những âu lo, rợn ngợp trước một thế giới bí ẩn, vô hình (Người đi vắng, Những đứa trẻ chết già, Cơ hội của Chúa, Người sông Mê, Mối tình hoang dã,...). Trường nghĩa bao trùm lên chúng được đặc trưng bởi tính chất kì bí, lạ lùng, hư huyễn, như có như không thể hiện rất rõ tính quan niệm của nhà văn. Đọc và sẽ thấy nào là "chưa hợp đã tan", "hồng nhan bạc mệnh", "nước chảy bèo
  5. trôi", "mờ mờ nhân ảnh", "về với Chúa", "tận thế"; nào là "lẽ vô thường", "kiếp ảo, kiếp họa", "kiếp người đi qua", "số kiếp định mệnh", "số mệnh vẫn là số mệnh", v.v... Điều đó thể hiện phần nào tâm lí phấp phỏng, bất an của con người hiện đại. Dường như bầu sinh quyển thâm u, rợn ngợp, đầy huyễn hoặc của hiện thực (với những không gian thiêng, cõi siêu nhiên như một dấu hỏi chưa có lời đáp, thế giới thẳm sâu bất định của lòng người,...) đã thâm nhập vào từ làm cho các khía cạnh hình tượng của nó cũng trở nên kì bí, lung linh sắc màu. Trông mặt đặt tên được tâm trạng lo âu của con người hôm nay cũng là một tình cảm khẳng định của văn học Đổi mới, và ngôn ngữ kì ảo có khả năng nói điều mà ngôn ngữ nghệ thuật bình thường không dễ gì nói được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2