Tác động môi trường đối với sức khỏe con người - một số nghiên cứu trên thế giới dưới một quan điểm kinh tế
lượt xem 2
download
Bài viết Tác động môi trường đối với sức khỏe con người - một số nghiên cứu trên thế giới dưới một quan điểm kinh tế tổng hợp một số kết quả nghiên cứu của các tác giả dưới góc độ kinh tế về những ảnh hưởng của thay đổi môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng ở cả các nước phát triển và đang phát triển.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động môi trường đối với sức khỏe con người - một số nghiên cứu trên thế giới dưới một quan điểm kinh tế
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI - MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI DƯỚI MỘT QUAN ĐIỂM KINH TẾ TS. Bùi Thị Thu Hà Đại học Tài nguyên & Môi trường TP. HCM, Số 236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, quận Tân Bình, TP. HCM Email: hathubuithi@gmail.com TÓM TẮT Bài viết tổng hợp một số kết quả nghiên cứu của các tác giả dưới góc độ kinh tế về những ảnh hưởng của thay đổi môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Những vấn đề này không còn là mới nhưng còn rất mới mẻ ở nước ta, đó là những nghiên cứu tìm cách định lượng các chi phí phúc lợi kinh tế mất đi do ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe người dân. Các nghiên cứu tập trung vào các phương pháp kinh tế sẵn có để đánh giá tác động - chi phí và lợi ích xã hội - của suy thoái môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng, nhằm xây dựng chính sách kinh tế để tạo ra những động cơ cụ thể để khuyến khích quản lý sức khoẻ cộng đồng hiệu quả hơn và bền vững hơn về mặt môi trường. Từ khóa: Định lượng tác động, đánh giá tác động - chi phí và lợi ích xã hội, suy thoái môi trường, chính sách kinh tế, quản lý sức khoẻ cộng đồng. Môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta bằng nhiều cách khác nhau. Sự tương tác giữa sức khoẻ con người và môi trường đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và các nguy cơ môi trường đã được chứng minh có ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ con người. Mặc dù chưa thể xác định được chính xác mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với sự gia tăng của tử vong và bệnh tật, Tổ chức Y tế Thế giới đã ước tính rằng 13 triệu người chết mỗi năm do các nguyên nhân môi trường có thể ngăn ngừa được. Ước tính rằng 24 % gánh nặng bệnh tật toàn cầu (tuổi thọ khỏe mạnh bị mất) và 23 % số tử vong (tử vong sớm) là do các yếu tố môi trường, với gánh nặng bệnh tật môi trường cao hơn 15 lần ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển vì sự khác biệt trong tiếp xúc với rủi ro môi trường và trong tiếp cận với chăm sóc sức khoẻ. Đối với các quốc gia đang phát triển, những nguy cơ môi trường nghiêm trọng đối với sức khoẻ có liên quan đến tình trạng nghèo đói, thiếu cơ sở hạ tầng công cộng như tiếp cận nước uống, vệ sinh và thiếu chăm sóc sức khoẻ cũng như các vấn đề ô nhiễm công nghiệp. Ở mức độ thấp hơn, rủi ro môi trường cũng có mặt ở các quốc gia giàu có hơn và chủ yếu là do ô nhiễm không khí và ô nhiễm đô thị như gia tăng bệnh suyễn hoặc sự xói mòn các hệ sinh thái dẫn đến gia tăng bệnh sốt rét, tả, cũng như gia tăng các dịch bệnh. Biến đổi khí hậu cũng gây nguy hiểm cho sức khoẻ và phúc lợi của con người. Năm 2000 biến đổi khí hậu được ước tính chịu trách nhiệm cho khoảng 2,4 % tiêu chảy trên toàn thế giới và 6 % sốt rét. Các chuyên gia kết luận rằng biến đổi khí hậu dự kiến làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong do các sự cố nhiệt độ cao, lũ lụt, hạn hán và hoả hoạn. Các nghiên cứu còn cho thấy lượng phát thải khí nhà kính thấp sẽ dẫn đến việc tránh được khoảng 64.000 cái chết sớm trong vòng 20 năm tới. 74
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 1. Định lƣợng tác động môi trƣờng đến sức khỏe Các phương pháp chính cho đánh giá tác động đến sức khoẻ: Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên và các thử nghiệm lựa chọn: thông qua hình thức phỏng vấn bằng câu hỏi về: Chi phí bệnh tật; Khảo sát vốn con người (ước tính tổn thất năng sất trong ngày làm việc do bệnh tật); Các nghiên cứu về Tuổi thọ; Chi phí cho bệnh tật trực tiếp (chi phí y tế, chăm sóc điều dưỡng, thuốc); Chi phí gián tiếp liên quan đến bệnh tật; Ước tính mức tiết kiệm tiềm năng từ việc loại trừ bệnh; Đánh giá sự mất mát của cuộc sống dựa trên thu nhập đã bỏ qua liên quan đến tử vong sớm,… Sẵn sàng trả tiền, cũng là giá trị ngẫu nhiên được lựa chọn nghiên cứu - sẵn sàng chi trả cho một phương án phòng ngừa hoặc các lợi ích được đưa ra thông qua chi phí có thể tiết kiệm nếu rủi ro được loại trừ (chi phí nghiên cứu bệnh tật). Sự khác biệt về giá nhà ở khu vực bị ô nhiễm hoặc không bị ô nhiễm, Sự khác biệt về tiền lương giữa các công việc nguy hiểm và không nguy hiểm; Các biến động về giá nhà và tiền lương phản ánh giá trị thiệt hại về sức khoẻ tránh được cho những cá nhân đó và do đó cho thấy sự sẵn lòng trả của cá nhân để tránh thiệt hại; Những gợi ý chính sách hoặc chiến lược quản lý sức khỏe, quản lý môi trường,… Theo Lancaster [1], các nghiên cứu đánh giá dưới dạng các đặc tính, thuộc tính và các mức độ mà các thuộc tính này mang lại. Một trong những thuộc tính thường là giá cả, do đó giá trị biên của các thuộc tính có thể được đánh giá bằng tiền. Trước khi đánh giá thiệt hại về sức khoẻ cần thiết lập liều lượng liên quan đến nồng độ chất gây ô nhiễm đối với tác động sức khoẻ. Tác động của suy thoái môi trường đối với tỷ lệ tử vong, được tính đến: Sự gia tăng xác suất tử vong sớm; Giảm nguy cơ bệnh tật. Cuối cùng sẽ tính giá trị của một cuộc sống thống kê, xem xét các tài liệu tính giá trị của một cuộc sống thống kê dựa trên dữ liệu thị trường lao động và nhà ở. Giá trị của Cuộc sống Thống kê được tính bằng cách chia giá trị của một thay đổi rủi ro nhỏ do sự thay đổi thực tế trong rủi ro và do đó ảnh hưởng đến những thay đổi nhỏ trong nguy cơ tử vong sớm [2]. Trong các cuộc điều tra về nguồn vốn con người, rất khó phân định tiền công lao động trong gia đình hoặc lao động không được trả bằng tiền. Hoặc đòi hỏi thị trường nhà ở hoặc lao động phải minh bạch, xác định được những nguy cơ về sức khoẻ liên quan đến vị trí hoặc công việc. Ngoài ra, cũng khó có thể thu được đầy đủ các thiệt hại của bệnh tật, chẳng hạn như tổn thất về mặt tâm lý và đau đớn cơ thể và do đó được coi như là một giá trị thấp hơn của tổng giá trị rủi ro [3]. 2. Chất lƣợng không khí Ô nhiễm không khí là một nguy cơ môi trường nghiêm trọng đối với sức khoẻ và ước tính gây ra gần 2 triệu người chết sớm trên toàn thế giới mỗi năm. Giảm ô nhiễm không khí sẽ làm giảm gánh nặng bệnh tật từ các bệnh nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim và ung thư phổi. Pearce [4] tóm tắt các nghiên cứu được tiến hành đánh giá thiệt hại về sức khoẻ do ô nhiễm không khí ở các nước đang phát triển, báo cáo đánh giá về các triệu chứng sức khoẻ và nguy cơ tử vong do hít phải các chất bụi từ môi trường xung quanh như các chất bột, chì, lưu huỳnh,... Các tác giả dựa vào các nghiên cứu dịch tễ học hiện có để xác định mối quan hệ giữa nồng độ ô nhiễm và mối nguy sức khoẻ. Giảm nhẹ nguy cơ tử vong, thể hiện như sự kéo dài tuổi thọ, được nghiên cứu bởi Aunan [5], khi phân tích chi phí - lợi ích để ước tính lợi ích ròng của một chương trình tiết kiệm năng lượng có thể dẫn tới việc cắt giảm đáng kể lượng phát thải. Những nghiên cứu cho thấy, ước tính lợi ích hàng năm của việc cải thiện điều kiện sức khoẻ có thể sẽ lớn hơn các khoản đầu tư cần thiết để thực hiện chương trình giảm thiểu ô nhiễm ngay cả khi các ước tính là thấp nhất. 75
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 3. Chất lƣợng nƣớc Tiếp xúc với nước uống hoặc nước tắm không an toàn có thể gây ra những nguy cơ nghiêm trọng cả cấp tính và mãn tính đối với sức khoẻ con người. [6] Việc ô nhiễm nước ngầm do ô nhiễm nước bẩn và hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong nước biển và ven biển do dòng chảy nông nghiệp là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất. Theo thống kê của Ủy ban Châu Âu (EC), 20 % lượng nước mặt ở EU bị đe doạ nghiêm trọng bởi ô nhiễm. Tại các quốc gia đang phát triển kém phát triển cơ sở hạ tầng thì vấn đề ô nhiễm nước còn nổi bật hơn. Các nguy cơ về sức khoẻ liên quan đến việc tắm nước biển bị ô nhiễm được ghi nhận trong nghiên cứu. Dựa trên các dịch tễ hiện tại, cho phép ước tính trực tiếp được các lợi ích về sức khoẻ của việc giảm ô nhiễm nước. Johnson [7] nghiên cứu về ảnh hưởng chất lượng nước tắm đến sức khỏe, khi xác định được sự liên quan giữa nồng độ Enterococci đường ruột trong nước tắm và xác suất mắc bệnh viêm dạ dày-ruột. Ngoài ra, nghiên cứu về tác hại đến sức khoẻ do bơi lội trong vùng nước bị ô nhiễm, đã thông báo cho các nhà hoạch định chính sách về hiệu quả của các biện pháp đề xuất để sửa đổi các tiêu chuẩn chất lượng nước và định lượng gánh nặng kinh tế từ các bệnh liên quan đến việc tiếp xúc với nước biển ven bờ vui chơi bị ô nhiễm, như bệnh tiêu hóa, bệnh hô hấp cấp, bệnh tai, bệnh trên mắt,… Ở các nước đang phát triển, Dasgupta [8] đã ước tính tổng chi phí bệnh tật liên quan đến bệnh tiêu chảy ở đô thị Ấn Độ, ước tính rủi ro sức khoẻ, bao gồm các loại ung thư khác nhau, liên quan đến tiêu thụ nước ngầm bị ô nhiễm asen ở Bangladesh, các tác giả báo cáo tổng chi phí là 2,7 tỷ đô la mỗi năm để tránh tử vong và bệnh tật. 4. Biến đổi khí hậu Một số nghiên cứu đã cố gắng đánh giá các nguy cơ sức khỏe liên quan đến biến đổi khí hậu. Bell và cộng sự [8] rà soát các nghiên cứu về đánh giá hậu quả sức khỏe từ khí nhà kính. Lợi ích từ chính sách giảm nhẹ khí nhà kính cũng được Burtraw [9] xem xét. Các tác giả đánh giá những thay đổi đối với sức khoẻ con người do phát thải cacbon và cho thấy lợi ích sức khoẻ từ việc giảm phát thải cácbon là khoảng 7,41 euro/tấn cacbon được giảm. Bosello [10] đã ước tính tổn thất sức khoẻ do sự nóng lên toàn cầu. Tác giả ước tính được chi phí liên quan đến rối loạn tim mạch và hô hấp, tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết và sốt rét ký sinh trùng thông qua sự thay đổi năng suất lao động và nhu cầu cần chăm sóc sức khoẻ và kết quả cho thấy tổn thất của các tác động sức khoẻ đóng góp đáng kể trên tổng tổn thất gây ra bởi thay đổi khí hậu đến GDP và đầu tư. Bateman [11] đã nghiên cứu đánh giá các nguy cơ ung thư da liên quan đến tiếp xúc với bức xạ UV mặt trời, đã được áp dụng cho 4 quốc gia (New Zealand, Scotland, Anh và Bồ Đào Nha) để đo lường mức độ rủi ro, ví dụ tỷ lệ ung thư. Tseng [12] xác định mối quan hệ giữa điều kiện khí hậu và số người bị bệnh sốt xuất huyết, kết quả cho thấy người dân sẽ phải chi trả 15,78 €, 70,35 € và 111,62€ mỗi năm để giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết từ 12 %, 43 % và 87 %. 5. Sử dụng kết quả đánh giá để hoạch định chính sách Biến đổi khí hậu, sự đe dọa bởi ô nhiễm môi trường, khả năng cung cấp hàng hoá dịch vụ của hệ sinh thái có thể chuyển thành lợi ích kinh tế cho con người bao gồm các giá trị liên quan đến chất lượng sức khoẻ và giảm nhẹ tử vong. Tuy nhiên, hàng hoá và dịch vụ môi trường có giá trị đối với 76
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 xã hội, nhưng thường bị bỏ mặc trong hoạch định chính sách vì hiện nay chúng chưa được xem làm một thành phần của môi trường, chưa được đưa vào thị trường và do đó không có giá. Các nghiên cứu định giá có thể cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những thông tin cần thiết về các phúc lợi về sức khoẻ trong phúc lợi xã hội liên quan đến các nguồn tài nguyên môi trường, nhằm can thiệp kịp thời và loại bỏ các ảnh hưởng sức khoẻ từ các mối nguy về môi trường. 6. Kết luận Suy thoái môi trường là mối đe dọa đáng kể đối với sức khoẻ con người trên toàn thế giới. Những hậu quả nguy hại của sự xuống cấp này đối với sức khoẻ con người đã được cảm nhận và có thể tăng lên đáng kể tồi tệ trong 50 năm tới. Vì môi trường và sức khoẻ được liên kết chặt chẽ nên chính sách về môi trường và sức khoẻ cũng phải có. Tuy nhiên, tác động của suy thoái môi trường đến sức khoẻ con người chưa được xem xét đúng mức và toàn diện như là một yếu tố của thị trường và do đó khó định lượng về mặt tiền tệ, nên nguy cơ nó bị bỏ qua trong khi hoạch định chính sách là mối quan tâm lớn trên toàn thế giới. Để giải quyết thách thức này, các nghiên cứu cung cấp bằng chứng đáng kể về tương quan chặt chẽ giữa tiếp xúc với các mối nguy về môi trường và các nguy cơ về sức khoẻ và cho thấy có những giá trị quan trọng liên quan đến tuổi thọ và chất lượng sức khoẻ. Hơn nữa, cần phải tăng cường sự hợp tác giữa các nhà kinh tế học và các nhà dịch tễ học nhằm tăng cường khả năng xây dựng các kịch bản định giá, nhằm cải thiện môi trường bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lancaster K. 1966 - A new approach to consumer theory. J. Polit. Econ. 84:132-157. 2. Hubbell B. J. - Evaluating the Health Benefits of Air Pollution Reductions: Recent Developments at the U.S. February19-20. 3. Fankhauser S. 1994 - The economic costs of global warming damage. Glob. Environ. Change. 4:301-309. 4. Pearce D., Koundouri P. 2004 - Regulatory assessment for chemicals: a rapid appraisal cost- benefit approach. Environ. Sci. Pol. 7:435-449. 5. Aunan K., Patzay G., 1998 - Health and environmental benefits from air pollution reductions in Hungary. Sci.Total Envir. 212: 245-268. 6. Fleisher J., Kay D., 1998 - Estimates of the severity of illnesses associated with bathing in marine recreational waters contaminated with domestic sewage.Int. J. Epidemiol. 27:722-726. 7. Johnson E. K., Moran D., 2008 - A framework for valuing the health benefits of improved bathing water quality in the River Irvine catchment. J. Environ. Manage. 87: 633-638. 8. Dasgupta P., 2004 - Valuing health damages from water pollution in urban Delhi, India: a health production function approach. Environ. Devel. Econ. 9:83-106. 9. Burtraw D., Krupnick A., 2003 - Ancillary benefits of reduced air pollution in the US from moderate greenhouse gas mitigation policies in the electricity section. J. Environ. Econ. Manage. 45:650-673. 10. Bosello F., Roson R., 2006 - Economy-wide estimates of the implications of climate change: Human health. Ecol. Econ. 58:579-591. 77
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 11. Bateman I. J., Borwer R., 2005 - Natural Experiment‟ approach to contingent valuation of private and public UV health risk reduction strategies in low and high risk countries. Environ. Resour. Econ. 31:47-72. 12. Tseng W. C., Chen C. C., 2009 - Estimating the economic impacts of climate change on infectious diseases: a case study on dengue fever in Taiwan. Climate Change. 92:123-140. ENVIRONMENTAL IMPACT ON HUMAN HEALTH - SOME RESEARCH IN THE WORLD FROM AN ECONOMIC POINT OF VIEW Dr. Bui Thi Thu Ha HCMC University of Natural Resources and Environment, 236B Le Van Sy, Ward 1, Tan Binh district, Ho Chi Minh City Email: hathubuithi@gmail.com ABSTRACT The paper summarizes some of the authors' findings from an economic perspective on the effects of environmental change on public health in both developed and developing countries. These issues are not new but are very new in our country, which is the study that seeks to quantify the cost of economic welfare lost due to environmental influences on people's health. Studies focus on the economic methods available to assess the impact - cost and social benefits - of environmental degradation on public health, to formulate economic policies to create Specific incentives to encourage more effective and sustainable environmental management of the community. Keywords: quantitative impact, impact assessment - cost and social benefits, environmental degradation, economic policy, community health management. 78
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giới thiệu về đánh giá tác động môi trường
24 p | 913 | 468
-
Giáo trình : Đánh giá tác động môi trường part 1
17 p | 1233 | 435
-
Giáo trình học đánh giá tác động môi trường
75 p | 274 | 101
-
Cơ sở đánh giá tác động môi trường: Phần 2
111 p | 111 | 36
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án dệt nhuộm
84 p | 112 | 18
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án sản xuất xi măng
81 p | 107 | 17
-
Giáo trình Công cụ khoa học và kỹ thuật đánh giá tác động môi trường: Phần 1
30 p | 126 | 16
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án sản xuất hóa chất cơ bản
111 p | 86 | 12
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Hướng dẫn chung về thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư
52 p | 93 | 11
-
Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Phần 2 - TS. Nguyễn Trung Hải
87 p | 44 | 11
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án luyện gang, thép
152 p | 90 | 9
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án khai thác bauxit (Dự thảo)
53 p | 70 | 7
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án ngành công nghiệp luyện cán thép
104 p | 70 | 6
-
Bài giảng Đánh giá tác động môi trường trong quá trình ra quyết định đối với các dự án phát triển: Một số bất cập lớn trong thực tiễn ở Việt Nam - TS. Nguyễn Khắc Kinh
18 p | 15 | 6
-
Các tác động môi trường trong quá trình xây dựng và khai thác cảng biển - TS. Hà Xuân Chuẩn
3 p | 105 | 5
-
Bàn về các phương pháp sử dụng trong đánh giá tác động môi trường đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu
5 p | 62 | 2
-
Phương pháp đánh giá tác động môi trường: Phần 2
158 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn