Tài chính ngành xây dựng và thực trạng đánh giá tiềm năng phát triển tại các doanh nghiệp này trong tương lai - 2
lượt xem 20
download
Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cơ khí xây dựng. Hàng năm Công ty thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như Giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu, cơ cấu mặt hàng, quá trình sản xuất kinh doanh. Để thực hiện tốt các chỉ tiêu đó Công ty đã không ngừng đổi mới về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý hiệu quả và hoàn thiện hơn. 3.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. Giám đốc: Là đại diện pháp nhân trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài chính ngành xây dựng và thực trạng đánh giá tiềm năng phát triển tại các doanh nghiệp này trong tương lai - 2
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cơ khí xây dựng. Hàng năm Công ty thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như Giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu, cơ cấu mặt hàng, quá trình sản xuất kinh doanh. Để thực hiện tốt các chỉ tiêu đó Công ty đã không ngừng đổi mới về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý hiệu quả và hoàn thiện hơn. 3.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. Giám đốc: Là đại diện pháp nhân trong một hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổng công ty. Giám đốc có quyền điều hành cao nhất, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty theo chế độ một thủ trưởng. - Giúp Giám đốc có các phó giám đốc và được Giám đốc uỷ quyền phân công nhiệm vụ quản lý, điều hành một số phòng ban hoặc một số lĩnh vực kinh doanh của Công ty. - Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc trong công việc quản lý điều hành công việc theo từng lĩnh vực. Phó giám đốc xây lắp: Có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát thi công các công trình của Công ty và Tổng Công ty. Mở rộng địa bàn hoạt động, tham gia vào các dự án, tham gia tổ chức đấu thầu, chỉ đạo bàn giao, thanh toán và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tiến độ, biện pháp thi công và chất lượng công trình. Phó giám đốc kinh doanh: Có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo quá trình kinh doanh VTTB trong kỳ kế hoạch. Khai thác nguồn hàng và VTTB mới, lập kế hoạch và các chỉ tiêu kinh tế xã hội trong năm và các năm tới. Chịu trách nhiệm
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com trước Giám đốc về chất lượng hàng hóa, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch. Phòng tài chính kế toán: Trên cơ sở kế hoạch của Công ty giao và lập kế hoạch tài chính tín dụng của toàn bộ Công ty, thực hiện các biện pháp đảm bảo cân bằng thu chi. - Mở sổ sách kế toán ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh té phát sinh trong kỳ, tổng hợp thanh toán định kỳ. - Theo dõi, quản lý TSCĐ thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật kế toán, kiểm toán. - Chịu trách nhiệm chủ tài khoản về hoạt động có liên quan đến tiền tệ trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của Công ty. - Đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh và các kế hoạch khác của Công ty. Phòng tổ chức hành chính: - Làm nhiệm vụ quản lý lao động từ khi tiếp nhận đến khi giải quyết việc làm và thực hiện các chế độ chính sách tiếp theo. - Tham mưu giúp việc về công tác tổ chức biên chế, quy hoạch việc sử dụng lao động, tổ chức huấn luyện đào tạo, gửi đào tạo chuyên môn kỹ thuật, an toàn và bảo hộ lao động. - Giải quyết đầu vào, đầu ra thực hiện các chế độ chính sách với người lao động. - Theo dõi, quản lý lao động, lập bảng theo dõi thanh toán lương thưởng, duy trì thực hiện các chế độ chính sách của Công ty. Phòng kế hoạch kỹ thuật:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Đảm bảo về số lượng và chất lượng hàng hoá khi xuất nhập khẩu theo chất lượng của nhà nước và ngành đề ra. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kho tàng, bến bãi. Chủ động xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho tất cả các trang thiết bị của Công ty, xây dựng nội quy để đảm bảo an toàn lao động trong thi công. - Lập kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm, tổ chức ký kết hợp đồng xây dựng, lập dự toán thi công công trình. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tiếp thị: - Tham mưu giúp việc cho Giám đốc và phó giám đốc về vấn đề kinh doanh của Công ty. Chính sách mặt hàng, giá cả, cơ chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc và các chính sách khác như là tiếp thị, quảng cáo, các hoạt động xúc tiến bán hàng… - Điều tra nghiên cứu thị trường để xây dựng kế hoạch kinh doanh đạt kết quả và bảo vệ kế hoạch hoạt động của mình phù hợp với Tổng Công ty giao cho. Đảm bảo việc XNK nguồn hàng cho công việc kinh doanh. Chủ động ký kết hợp đồng kinh doanh, khai thác thị trường, ra quyết định kinh doanh. Trực tiếp điều hành kinh doanh các đơn vị trực thuộc và hệ thống cửa hàng, kho bãi, bến bãi.. Các xí nghiệp trực thuộc Công ty: - Thực hiện thi công các công trình của Tổng Công ty và Công ty. Chủ động lập dự toán, quyết toán các hạng mục công trình. - Thực hiện các hợp đồng giao khoán do Công ty cung cấp, chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Đảm bảo chất lượng, khối lượng trong sản xuất và thi công xây lắp, thực hiện đúng tiến độ chỉ tiêu kế hoạch. - Chịu trách nhiệm về thuê nhân công, thuê máy móc thiết bị. Và chất lượng hàng hoá, công trình khi bàn giao đưa vào sử dụng. Các cửa hàng kinh doanh và đại lý phân phối: Thực hiện quá trình bán hàng, phân phối. Có trách nhiệm quản lý hàng hoá tại cửa hàng, báo cáo kết quả về hoạt động bán hàng và những thông tin cần thiết về giá cả, chất lượng hàng hoá cho Công ty. Ngoài ra còn có các văn phòng đại diện của công ty ở nước ngoài có nhiệm vụ tư vấn cho Giám đốc và cho phòng kinh doanh XNK…. 3.2. Số lượng và chất lượng lao động. Để hoàn thành được yêu cầu nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị đã từng bước ổn định đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật trong các công trình xây dựng hợp lý đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay Công ty có 786 lao động, trong đó: Lao động dài hạn là : 109 Lao động có thời hạn : 677 Cán bộ đại học dài hạn : 60 Tổ chức kỹ thuật và nghiệp vụ : 05 Công nhận bậc 5 trở lên : 320 (Chi tiết xem thêm ở các biểu đính kèm)
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com II- Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị. 1. Đánh giá chung. Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị là một doanh nghiệp nhà nước do đó nguồn vốn chủ yếu của Công ty là do nhà nước cấp và qua các năm hoạt động kinh doanh, Công ty đã bổ sung thêm nguồn vốn, nguồn vốn này của Công ty đã được bảo toàn và phát triển qua các năm và nó chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn vốn. Bảng 1: Tình hình bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Công ty qua các năm. Đơn vị tính: Triệu đồng. 1999 45.77919.15241,84 26.62758,16 2000 44.99219.16542,6 25.82757,4 2001 45.21017.94839,7 27.26260,3 Nguồn: phòng kế toán - tài chính Báo cáo tài chính năm 1999, 2000, 2001. Là một doanh nghiệp nhà nước thực chuyên chức năng Xây lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thi ết Bị trong đó chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu, cơ cấu vốn của Công ty mang đặc trưng của doanh nghiệp thực hiện chủ yếu chức năng kinh doanh, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (58,16/1999-60,3/2001). Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong năm 1999, tổng nguồn vốn của Công ty là 45.779 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 19.152 triệu đồng chiếm 41,84%, vốn lưu động là 26.627 triệu đồng chiếm 58,16% trong tổng nguồn vốn. Năm 2000,
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com tổng nguồn vốn của Công ty là 44.992 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 19.165 triệu đồng chiếm 42,6%, vốn lưu động là 25.827 triệu đồng chiếm 57,4% trong tổng nguồn vốn. Năm 2001, tổng nguồn vốn của Công t y là 45.210 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 17.948 triệu đồng chiếm 39,7%, vốn lưu động là 27.262 triệu đồng chiếm 60,3% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Sự thay đổi trong cơ cấu vốn ta có thể thấy rõ hơn t ỷ trọng của từng loại vốn cũng như sự thay đổi của cơ cấu vốn trong biểu đồ sau (Biểu đồ 1). Qua đó ta thấy Công ty đã bảo toàn được vốn nhưng cần phải có các biện pháp thích hợp để phát triển nguồn vốn. Biểu đồ 1: Cơ cấu vốn của Công ty trong 3 năm 1999-2001. Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng doanh thu 107.679 185.372 286.380 Các khoản giảm trừ 0 0 0 Doanh thu thuần 107.679 185.372 286.380 Tổng chi phí 105.685 183.350 284.280 Tổng lợi nhuận 1.994 2.022 2.100 Vốn kinh doanh 45.77944.99245.210 Vốn cố định 19.15219.16517.948 Vốn lưu động 26.62725.82727.262 Nguồn: phòng kế toán - tài chính
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999, 2000, 2001. Cũng theo số liệu ta có: ROI2000 =2.022/96.696 = (185.372/96.696)*(2.022/185.372) =0,0209. ROI2001=2100/145.522 = (286.380/145.522)*(2.100/286.380) =0,0144. Như vậy, từ năm 2000 đến năm 2001, lợi nhuận công ty tăng từ 2.022 triệu đồng đến 2.100 triệu đồng, tài sản đầu tư tăng từ145.522 triệu lên 286.380 triệu. Nhưng trên thực tế, chỉ số ROI lại giảm từ 0,0209 xuống 0.0144, chứng tỏ đã có sự đầu tư không đúng mức về vốn cũng như về khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xem xét, đánh giá một cách chi tiết, ta phải phân tích cụ thể hơn, sâu hơn. 2- Thực trạng tình hình tài chính qua phân tích báo cáo tài chính. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.1. Thực trạng tình hình tài chính qua phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán. Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, người phân tích phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính không những cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được. Trong đó,
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính rất quan trọng, nó phản ánh tổng quản lý tài sản của doanh nghiệp, tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Bản cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, muốn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật T ư Thiết Bị cần phải xem xét tình hình sử dụng vốn qua việc phân tích cơ cầu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũn g như tình hình biến động qua các khoản mục trong bản cân đối của Công ty qua các bảng dưới đây (Bảng 2). Bảng phân tích cơ cấu tài sản cho thấy, tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2000 tăng lên so với năm 1999 cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, trong đó chủ yếu là bộ phận tài sản cố định đã và đang đầu tư cho thấy tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty. Kết hợp với tỷ suất đầu tư (TSCĐ/Tổng tài sản) của năm 1999 là 0,25 (19.152/76.321), năm 2000 là 0,2 (19.165/96.696) thấp hơn năm 1999 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty tăng. Bảng 2 : Cơ cấu tài sản của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị năm 1999-2001. Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 2000/1999 2001/2000 A.TSLĐ & ĐTNH I. Tiền II. Đầu tư ngắn hạn
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com III. Các khoản phải thu IV.Hàng tồn kho V. TSLĐ khác VI. Chi sự nghiệp B. TSCĐ & ĐTDH I. Tài sản cố định II. Đầu tư dài hạn Tổng tài sản Nguồn: phòng kế toán - tài chính Bảng cân đối kế toán năm 1999, 2000, 2001. So với năm 2000, năm 2001 TSCĐ của Công ty giảm 1.213 triệu đồng tức là giảm 6,3%, tỷ suất đầu tư của Công ty năm 2001 là 0,12 (17.948/145.522) nên hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2001 có hiệu quả hơn năm 1999, 2000. Để biết cụ thể hơn ta đi phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. Về tài sản lưu động, so với năm 1999, năm 2000 và năm 2001 tiền mặt có giảm hơn trong khi các khoản phải thu tăng lên nhanh chóng, năm 1999 các khoản phải thu của Công ty là 10.810 triệu đồng nhưng đến năm 2000 là 36.025 triệu, năm 2001 là 75.823 triệu đồng chủ yếu là phải thu của khách hàng. Vì vậy, Công ty phải có biện pháp thu hồi để khoản phải thu giảm, tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn lâu làm giảm nguồn vốn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đồng thời hàng tồn kho của Công ty cũng tăng lên, hàng tồn chủ yếu là các hàng máy xây dựng và các trang thiết bị phụ tùng với giá trị lớn, cần phải tăng cường các biện pháp bán hàng để tránh sự ứ đọng vốn. Bảng 3 : Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư T hiết Bị từ năm 1999- 2001. Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 2000/1999 2001/2000 A. Nợ phải trả. I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn III.Nợ khác B. Nguồn vốn CSH I. Nguồn vốn quỹ Trong đó nguồn vốn kinh doanh Tổng nguồn vốn Nguồn: phòng kế toán - tài chính Bảng cân đối kế toán năm 1999, 2000, 2001. Tuy nguồn vốn của Công ty tăng mạnh qua các năm, năm 1999 là 76.321 triệu đồng, sang năm 2000 là 96.696 triệu tăng 20.375 triệu hay 126,7% so với năm 1999, năm 2001 là 145.522 triệu tăng 48.826 triệu hay 150,5% so với năm 2000
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com và tăng 69.201 triệu hay 196,7% so với năm 1999 nhưng t ỷ suất tài trợ của các năm giảm xuống. Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng số nguồn vốn Năm 1999 t ỷ suất tài trợ của Công ty là 62% (47.063/76.321 = 0,62), chứng tỏ mức độc lập về mặt tài chính của Công ty vì hầu hết tài sản mà Công ty có được đầu tư bằng số vốn của mình. Nhưng sang năm 2000 và 2001 tỷ suất tài trợ giảm đáng kể, năm 2000 là 48% (46.676/96.696 = 0,48) và năm 2001 là 32% (47.114/145.522 = 0,32) nên hầu hết tài sản mà Công ty có được đều đầu tư bằng vốn vay chủ yếu là vay ngắn hạn. 2.2. Thực trạng tình hình tài chính qua phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong Báo cáo kết quả kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cần phải quan tâm đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận, lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp, nó là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Bảng 4: Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 1999 đến năm 2001 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000/1999 2001/2000 1999 2000 2001 Giá trị (Δ) Tỷ lệ (%) Giá trị (Δ) Tỷ lệ (%)
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tổng doanh thu 107.679 185.372 286.380 77.693172 111.008 160 Tổng chi phí 105.585 183.350 284.280 77.665173 100.930 155 Lợi nhuận 1.994 2.022 2.100 28 101 78 103,8 Nguồn: phòng kế toán - tài chính Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999, 2000, 2001. Qua các số liệu thực tế trên, ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty tăng lên rõ rệt qua các năm. Năm 1999, với tổng doanh thu là 107.679 triệu đồng, công ty đã thu được một khoản lợi nhuận là 1994 triệu đồng. Bên cạnh nhiều doanh nghiệp nhà nước hiện nay làm ăn thua lỗ, với mức lợi nhuận này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả rất cao, đó là một sự cố gắng nỗ lực của lãnh đạo Công ty trong việc huy động và sử dựng vốn hợp lý. So với năm 1999, năm 2000 tất cả các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty đều tăng lên, tổng doanh thu là 185.372 triệu đồng, so với năm 1999 tăng lên 77.693 triệu đồng hay 172%, lợi nhuận thu được 2022 triệu đồng so với năm 1999 tăng 28 triệu đồng hay 101%. Đến năm 2001, tổng doanh thu của Công ty đạt 286.380 triệu đồng tăng 111.008 triệu so với năm 2000 hay 160%, lợi nhuận đạt 2100 triệu tăng 78 triệu đồng hay 103,8%. Mặc dù t ỷ lệ gia tăng của tổng doanh thu của năm nay so với năm trước rất cao 160% nhưng t ỷ lệ gia tăng về lợi nhuận không cao lắm là 103,8% là do thu và chi phí có tốc độ tăng như là bằng nhau, có nghĩa là việc quản lý và sử dụng chi phí của Công ty chưa tốt, chưa đạt hiệu quả.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Biểu đồ sau sẽ thể hiện rõ hơn kết quả kinh doanh của Công ty qua các chỉ tiêu Tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận qua 3 năm 1999,2000,2001. Biểu đồ 2: Kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm 1999-2001. Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng doanh thu 107.679 185.372 286.380 Các khoản giảm trừ 0 0 0 Doanh thu thuần 107.679 185.372 286.380 Tổng chi phí 105.685 183.350 284.280 Tổng lợi nhuận 1.994 2.022 2.100 Vốn kinh doanh 45.77944.99245.210 Vốn cố định 19.15219.16517.948 Vốn lưu động 26.62725.82727.262 Nguồn: phòng kế toán - tài chính Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999, 2000, 2001. Để phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, phải phân tích các hệ thống chỉ tiêu sau: 2.2.1. Hiệu suất vốn kinh doanh. Hiệu suất vốn kinh doanh (Hs) = Doanh thu thuần trong kỳ Vốn kinh doanh Hs1999 = 107.67945.779 = 2,35 Hs2000 = 185.372 44.992 = 4,12
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Hs2001 = 286.38045.210 = 6,33 Hiệu suất vốn kinh doanh cho ta biết với 1 đồng vốn đưa vào kinh doanh sẽ đem lại cho Công ty 2,35 đồng doanh thu năm 1999; và 4,12 đồng doanh thu năm 2000 còn năm 2001 là 6,33 đồng doanh thu. Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn, qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty năm 2001 có hiệu quả hơn 2000 và năm 1999. 2.2.2. T ỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = Lợi nhuận Vốn kinh doanh TSLN1999 = 1.99445.779 = 0,043 ; TSLN2000 = 2.02244.992 = 0,045. TSLN2001 = 2.10045.210 = 0,046 ý nghĩa kinh tế: 1000 đồng vốn kinh doanh ở năm 2000 tạo ra được 45 đồng lợi nhuận lớn hơn năm 1999 là 43 đồng và ở năm 2001 chỉ tạo ra được 46 đồng lợi nhuận. Và thông qua chỉ tiêu này ta thấy tuy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty có tăng nhưng không đáng kể, nói chung là vẫn còn thấp. 2.3. Hiệu quả tài chính qua phân tích hiệu quả kinh doanh. Một doanh nghiệp được xem là có hiệu quả khi sử dụng các yếu tố c ơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là sử dụng vốn kinh doanh. Để đánh giá một cách cụ thể và chính xác hiệu quả sử dụng vốn, ta cần đi xem xét hiệu quả sử dụng vốn ở hai loại: 2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định là một nội dung quan trọng của hoạt động tà chính doanh nghiệp, thông qua kiểm tra tài chính doanh
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nghiệp có những căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định về mặt tài chính như điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn đầu tư, đầu tư mới hay hiện đại hóa tài sản cố định, về các biện pháp khai thác năng lực sản xuất của tài sản cố định hiện có, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Để tiến hành kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định cần xác định đúng đắn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của doanh nghiệp. 2.3.1.1. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Tổng doanh thu Nguyên giá bình quân TSCĐ Hs1999 = 107.67919.152 = 5,62 Hs2000 = 185.37219.165 = 9,67 Hs2001 = 286.38017.948 = 15,96. 2.3.1.2. Mức doanh lợi của vốn cố định (Mdl). Mức doanh lợi của vốn cố định = Lợi nhuận Vốn cố định bình quân Mdl1999 = 1.99419.152 = 0,104. Mdl2000 = 2.02219.165 = 0,105. Mdl2001 = 2.10017.948 = 0,117. 2.3.1.3. Sức hao phí tài sản cố định (Shp). Sức hao phí tài sản cố định = Nguyên giá bình quân TSCĐ Lợi nhuận thuần Shp1999 = 19.1521.994 = 9,6 Shp2000 = 19.1652.022 = 9,478 Shp2001 = 17.9482.100 = 8.55 Ta có bảng tổng kết tài sản cố định như sau:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Bảng 7: Bảng tổng kết hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vốn cố định 19.15219.16517.948 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 5,62 9,67 15,96 4,05 172,066,29 164,88 Mức doanh lợi của VCĐ 0,104 0,105 0,117 0,001 100,9 0,012 111,4 Sức hao phí TSCĐ 9,6 9,478 8,55 - 0,122 98,7 - 0,928 90,2 Nguồn: phòng kế toán - tài chính Báo cáo tài chính năm 1999, 2000, 2001. Tuy lượng vốn cố định (Tài sản cố định) của Công ty năm 2001 có giảm hơn so với năm 2000 và 1999, nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định của năm 2001 lại lớn hơn, hợp lý hơn. Cụ thể, hiệu quả sử dụng TSCĐ của năm 1999 là 5,62 ; Năm 2000 là 9,67, năm 2001 là 15,96 tức là 1 đồng nguyên giá TSCĐ năm 1999 đem lại cho Công ty 5,62 đồng doanh thu; Năm 2000 đem lại cho Công ty 9,67 đồng doanh thu, lớn hơn năm 1999 4,05 đồng trên 1 đồng vốn bỏ ra hay tăng 172,06%, còn năm 2001 là 15,96 đồng doanh thu. Với mức doanh lợi năm 1999 là 0,104; năm 2000 là 0,105 và năm 2001 là 0,117 tức là với 1 đồng vốn cố định bình quân năm 1999 tạo ra 0,104 đồng lời; năm 2000 sẽ tạo ra 0,105 đồng lời còn năm 2001 cao h ơn tạo ra được 0,117 đồng lời. Do vốn cố định của năm 2001 nhỏ hơn năm 1999 và năm 2000 nhưng lại thu được doanh thu và tạo ra một khoản lợi nhuận lớn hơn chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị là rất hiệu quả. Như vậy, qua việc phân tích trên ta thấy việc sử dụng và quản lý tài sản cố định của Công ty năm 2000 tuy có hiệu quả nhưng chưa cao, nhưng đến năm 2001, Công ty đã khắc phục kịp thời dẫn đến việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hơn. Công ty cần tiếp tục duy trì, phát huy và tranh thủ sử dụng một cách tối đa những thiết bị đó để nâng cao hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn của mình. 2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. So với các yếu tố như lợi nhuận, doanh thu, chi phí thì trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng, nó là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Riêng đối với các doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh là chủ yếu thì cần phải đặc biệt chú ý đến vốn lưu động. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doah nghiệp sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sử dụng vốn, vạch ra các khả năng tiềm tàng nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. 2.3.2.1. Phân tích chung. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, sinh sinh lợi của Vốn lưu động (TSLĐ). 2.3.2.1.1. Sức sản xuất của vốn lưu động (Ssx). Sức sản xuất của vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Ssx1999 = 107.67926.627 = 4,04 Ssx2000 = 185.37225.827 = 7,18 Ssx2001 = 286.38027.262 = 10,5 2.3.2.1.2. Mức doanh lợi của vốn lưu động (Mdl). Mức doanh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuậnVốn lưu động bình quân Mdl1999 = 1.99426.627 = 0,075
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Mdl2000 = 2.02225.827 = 0,078 Mdl2001 = 2.10027.262 = 0,077 Ta thấy, với một đồng vốn lưu động, năm 1999 Công ty thu được 4,04 đồng doanh thuvà 0,075 đồng lợi nhuận. Năm 2000, thu được 7,18 đồng doanh thu và 0,078 đồng lợi nhuận. Năm 2001 thu được 10,5 đồng doanh thu và 0,077 đồng lợi nhuận. Mức doanh lợi của vốn lưu động (mức sinh lợi của vốn lưu động): Phản ánh một đồng vốn lưu động thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Với một đồng vốn lưu động, năm 1999 Công ty thu được 4,04 đồng doanh thu và 0,075 đồng lợi nhuận. Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2000 là 0,078 tức là 1 đồng vốn lưu động Công ty bỏ ra thu được 0,078 đồng lợi nhuận. Năm 2001 mức sinh lợi là 0,077 như vậy giảm 0,001 đồng lợi nhuận trên 1 đồng vốn bỏ ra so với năm 2000 tức là giảm 1,3%. Qua đó có thể đưa ra nhận xét tuy năm 2001 doanh thu trên một đồng vốn lưu động của Công ty là rất cao (cao hơn nhiều so với năm 1999 và năm 2000) nhưng lợi nhuận thì lại thấp hơn năm 2000, điều đó chứng tỏ tuy Công ty sử dụng đồng vốn lưu động có hiệu quả hơn nhưng Công ty quản lý các khoản chi phí không hợp lý. Đó cũng là do các nguyên nhân khách quan tác động như do sự biến động của thị trường trong khu vực và thế giới, hơn nữa hoạt động kinh doanh chính của Công ty là xuất nhập khẩu nên chi phí vận chuyển và bán hàng là rất lớn, mặt khác do bạn hàng nợ nhiều, hàng hóa tồn kho lớn nên gây ra sức sinh lợi bé hơn. 2.3.2.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn l ưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các quá trình tái sản xuất (dự trữ- sản xuất- tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau: Số vòng quay của vốn lưu động (n). 2.3.2.2.1. Số vòng quay của vốn l ưu động = Tổn g doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân n1999 = 107.67926.627 = 4,04 (vòng) n2000 = 185.37225.827 = 7,18 (vòng) n2001 = 286.38027.262 = 10,5 (vòng) Thời gian của một vòng lưu chuyển (T). 2.3.2.2.2. T = Thời gian theo lịch trong kỳ Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ T1999 = = 89,1 (ngày) T2000 = = 50,14 ( ngày) T2001 = = 34,28 (ngày) 2.3.2.2.3. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (HSĐN). Hệ số đảm nhiệm vốn l ưu động = Vốn lưu động bình quân Tổng doanh thu thuần HSĐN1999 = 26.627107.679 = 0,25 HSĐN2000 = 25.827185.372 = 0,139 HSĐN2001 = 27.262286.380 = 0,095
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Ta có bảng tính các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển. Bảng 8 : Bảng tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn l ưu động của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị qua 3 năm 1999- 2001. Hệ số luân chuyển Vòng 4,04 7,18 10,5 3,14 3,32 Thời gian 1 vòng luân chuyển Ngày 89,1 50,14 34,28 - 38,96 - 15,86 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Đồng 0,25 0,139 0,095 -0,111 - 0,044 Nguồn: phòng kế toán - tài chính Báo cáo tài chính năm 1999, 2000, 2001 Kết quả cho thấy, năm 1999, số vòng quay của vốn lưu động là 4,04 vòng. So với năm 1999, năm 2000 số vòng quay là 7,18 tăng thêm 3,14 vòng nên th ời gian 1 vòng quay giảm được 38,96 ngày và hệ số đảm nhiệm của một đồng vốn lưu động giảm thêm 0,111. Năm 2001, số vòng quay là 10,5 tăng thêm 3,32 vòng so với năm 2000 và tăng 6,46 vòng so với năm 1999, thời gian một vòng giảm 15,86 ngày và hệ số đảm nhiệm 1 đồng vốn lưu động giảm 0,044 đồng. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của năm 2001 tốt hơn năm 1999, 2000. Tuy nhiên sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2001 nhỏ hơn năm 2000. Nguyên nhân là mặc dù số vòng quay của năm 2001 cao nhưng do tổng chi phí qúa cao, bạn hàng nợ nhiều, hàng hóa tồn kho gây ứ đọng vốn làm giảm sức sinh lợi. Thời gian 1 vòng luân chuyển của năm 1999 là 89,1 ngày tức là để vốn lưu động quay được 1 vòng mất 89,1 ngày, năm 2000 là 50,14 ngày tức là để vốn lưu động
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
luận văn: Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
87 p | 212 | 63
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Vận dụng mô hình CAPM trong đo lường rủi ro hệ thống cổ phiếu ngành xây dựng niêm yết trên HOSE
13 p | 167 | 41
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty ngành Xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
126 p | 182 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng Việt Nam
187 p | 33 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất trong các Tổng công ty Nhà nước ngành xây dựng công trình giao thông của Việt Nam
245 p | 111 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
26 p | 85 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam
190 p | 33 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
110 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
86 p | 36 | 7
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu phương pháp tính chỉ số tiền lương, tiền công trong khu vực hành chính sự nghiệp công và chỉ số giá vật liệu xây dựng và tiền công trong ngành xây dựng
27 p | 43 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam
27 p | 26 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành xây dựng niêm yết trên HSX
104 p | 10 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu mức độ công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp ngành xây dựng yết giá tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
108 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mối quan hệ giữa dòng tiền và lợi nhuận của các công ty niêm yết trong ngành Xây dựng ở Việt Nam
89 p | 11 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
59 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng mô hình CAPM trong đo lường rủi ro hệ thống cổ phiếu ngành xây dựng niêm yết trên HOSE
94 p | 14 | 4
-
Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc nợ đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
92 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn