intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

31
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" với mục tiêu xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố này đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2014 đến 2021.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ QUÝ TRƯỜNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ QUÝ TRƯỜNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI ĐAN THANH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung bài luận văn “Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình được nghiên cứu và hoàn thành từ quan điểm của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn này được sử dụng một cách trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 LÊ QUÝ TRƯỜNG
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu và luôn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi cũng xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến Cô Tiến sĩ Bùi Đan Thanh đã quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Trong quá trình thực hiện, tôi đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn, đồng thời trao đổi, tiếp thu ý kiến từ các Thầy/Cô, bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu, song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi từ Quý Thầy/Cô, các anh chị, và bạn bè nhằm giúp tôi hoàn thiện Khoá luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn. TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 LÊ QUÝ TRƯỜNG
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Phần Tiếng Việt 1.1. Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.2. Nội dung: Luận văn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam. Số liệu nghiên cứu được sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính hàng năm từ năm 2014 đến năm 2021 của 82 công ty xây dựng ở 2 sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam là HOSE và HNX. Nghiên cứu sử dụng chương trình Stata để phân tích dữ liệu bảng với tác động cố định, kết quả đã cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết tại Việt Nam là quy mô doanh nghiệp (SIZE), tính thanh khoản (LIQ), tài sản cố định hữu hình (TANG); khả năng sinh lời (ROA). Qua đó cho ra kết quả thực nghiệm cho thấy quy mô và tài sản cố định có ảnh hưởng cùng chiều đến cấu trúc vốn trong khi thanh khoản (LIQ) và khả năng sinh lời trên TTS (ROA) có mối quan hệ ngược chiều đến cấu trúc vốn. Nhằm hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn, luận văn tìm hiểu xem các nhân tố nào đang có tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã phần nào trả lời cho câu hỏi đề ra trong mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Sau khi xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các các doanh nghiệp, có thể kết luận rằng có nhiều yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các các doanh nghiệp ngành xây dựng được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. 1.3. Từ khóa: cấu trúc vốn, các nhân tố cấu trúc vốn, doanh nghiệp ngành xây dựng, sàn giao dịch HOSE, sàn giao dịch HNX.
  6. iv 2. Phần Tiếng Anh 2.1. Title: Factors affecting capital structure of listed construction enterprises in Vietnam. 2.2. Abstract: The study analyzes the factors affecting the capital structure of Vietnamese construction enterprises. The research data uses secondary data from the annual financial statements from 2014 to 2021 of 82 construction companies in 2 stock exchanges in Vietnam, HOSE and HNX. Using Stata to analyze panel data with fixed effects, the results showed that there are four factors affecting the capital structure of listed construction firms in Vietnam: firm size (SIZE), liquidity (LIQ), tangible fixed assets (TANG); profitability (ROA). The empirical results show that size and fixed assets have a positive effect on capital structure while liquidity (LIQ) and profitability (ROA) have a negative effect on capital structure. Consider the factors affecting the capital structure of enterprises in the construction industry in Vietnam. From there, provide solutions to help use capital structure more effectively. The research results partly answered the question posed in the research objective of the thesis. After analyzing a number of variables that can affect the capital structure of construction companies listed on the Vietnamese stock exchange, we can conclude that there are many different factors that affect capital structure of construction enterprises listed on Vietnam stock exchange. 2.3. Keyword: capital structure, capital structure factors, construction enterprises, HOSE, HNX
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Ký hiệu từ viết tắt Diễn giải đầy đủ BĐS Bất động sản CTV Cấu trúc vốn DN Doanh nghiệp HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TTCK Thị trường chứng khoán VCSH Vốn chủ sở hữu
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt Earnings Before Interest and EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi Taxes FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FEM Fixed Effects Models Mô hình tác động cố định Feasible Generalized Least Ước lượng bình phương nhỏ FGLS Square nhất tổng quát khả thi M&M Modigliani và Miller Lý thuyết cấu trúc vốn REM Random Effects Models Mô hình tác động ngẫu nhiên Weighted Average Cost of WACC Chi phí sử dụng vốn bình quân Capital
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT......................................................... v MỤC LỤC .................................................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH, HÌNH VẼ ............................................. vi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4 1.6. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 4 Kết luận chương 1 .......................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM ........................ 6 2.1. Lý thuyết về cấu trúc vốn ...................................................................... 6 2.1.1. Quan điểm truyền thống ................................................................. 7 2.1.2. Lý thuyết M&M .............................................................................. 7 2.1.3. Lý thuyết đánh đổi ........................................................................ 10 2.1.4. Lý thuyết trật tự phân hạng ........................................................... 11 2.1.5. Lý thuyết thời điểm thị trường ...................................................... 14 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước ......................................................... 15 2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài ................................................................. 15 2.2.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................. 20 2.2.3. Khoảng trống nghiên cứu.............................................................. 23 Kết luận chương 2 ........................................................................................................ 24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 25 3.1. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 25 3.2. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .......................................... 27
  10. viii 3.2.1. Biến phụ thuộc .............................................................................. 27 3.2.2. Biến độc lập .................................................................................. 28 3.3. Mô hình nghiên cứu lý thuyết ............................................................. 32 3.4. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................. 33 3.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 33 3.6. Trình tự phân tích dữ liệu .................................................................... 34 3.6.1. Phân tích thống kê mô tả............................................................... 34 3.6.2. Phân tích tương quan giữa các biến .............................................. 34 3.6.3. Lựa chọn mô hình hồi quy ............................................................ 35 3.6.4. Kiểm định các khuyết tật của mô hình ......................................... 37 3.6.5. Khắc phục những khuyết tật của mô hình .................................... 39 Kết luận chương 3 ........................................................................................................ 41 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 42 4.1. Thống kê mô tả .................................................................................... 42 4.2. Phân tích sự tương quan ...................................................................... 44 4.3. Phân tích hồi quy ................................................................................. 45 4.3.1. Kiểm định đa cộng tuyến .............................................................. 46 4.3.2. Kiểm định phương sai của sai số thay đổi .................................... 46 4.3.3. Tổng hợp kết quả từ 3 mô hình Pooled OLS, FEM, REM với TLEV 47 4.3.4. Kiểm định F-test ........................................................................... 48 4.3.5. Kiểm định Hausman ..................................................................... 48 4.3.6. Kiểm định tự tương quan .............................................................. 49 4.3.7. Khắc phục khuyết tật của FEM bằng FGLS với biến TLEV .... 49 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................. 51 4.4.1. Quy mô doanh nghiệp ................................................................... 51 4.4.2. Cấu trúc tài sản cố định hữu hình ................................................. 52 4.4.3. Khả năng thanh khoản .................................................................. 52 4.4.4. Khả năng sinh lời .......................................................................... 53 4.4.5. Cơ hội tăng trưởng ........................................................................ 54 4.4.6. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ......................................... 55
  11. ix 4.4.7. Tuổi của doanh nghiệp ................................................................. 55 Kết luận chương 4 ........................................................................................................ 57 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ............................................................. 58 5.1. Tóm tắt các kết quả chính ................................................................... 58 5.2. Hàm ý quản trị ..................................................................................... 59 5.2.1. Đối với doanh nghiệp xây dựng.................................................... 60 5.2.2. Các hàm ý quản trị khác: .............................................................. 64 5.3. Hạn chế của đề tài ............................................................................... 66 Kết luận chương 5 ........................................................................................................ 68 KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................................. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO (References) ...................................................................... i
  12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1. Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn .................................................... 15 Bảng 2. 2. Tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm ..................................... 21 Bảng 3. 1. Mô tả các biến của mô hình, cách đo lường và giả thuyết đặt ra .......... 31 Bảng 4. 1: Mô tả các biến trong nghiên cứu ........................................................... 42 Bảng 4. 2: Ma trận tương quan giữa các biến ......................................................... 44 Bảng 4. 3: Kiểm định nhân tử phóng đại phương sai VIF ...................................... 46 Bảng 4. 4: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi với FEM của TLEV ............... 47 Bảng 4. 5: Hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM, REM .......................................... 47 Bảng 4. 6: Kiểm định F-test giữa Pooled OLS vs FEM.......................................... 48 Bảng 4. 7: Lựa chọn mô hình phù hợp .................................................................... 49 Bảng 4. 8: Kết quả kiểm định tự tương quan .......................................................... 49 Bảng 4. 9: Kết quả hồi quy mô hình FGLS để khắc phục khuyết tật ..................... 50 Bảng 4. 10: Tổng hợp kết quả nghiên cứu .............................................................. 51
  13. vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH, HÌNH VẼ Hình 1. 1: Tăng trưởng GDP và Ngành xây dựng tại Việt Nam từ 2013-2021 ........ 2 Hình 2. 1: Cấu trúc vốn theo quan điểm truyền thống .............................................. 8 Hình 2. 2: Giá trị của doanh nghiệp theo lý thuyết M&M khi có thuế ..................... 9
  14. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Về mặt lý thuyết, cấu trúc vốn phản ánh tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp đang thực hiện. Các nghiên cứu trước thường tập trung vào việc xem xét các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, đưa ra các nhận xét về tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu hoặc tỷ lệ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đã hợp lý hay chưa. Xét trên phương diện lý thuyết, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cấu trúc vốn hợp lý sẽ góp phần tăng lợi nhuận, tăng giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ở môi trường kinh tế Việt Nam như thế nào là hợp lý thì chưa được làm rõ. Do đó, cần có một bức tranh tổng quát về những dạng cấu trúc vốn phổ biến mà hiện tại các doanh nghiệp ở Việt Nam đang áp dụng và cụ thể theo một ngành nghề. Về mặt thực tiễn nền kinh tế, theo một số báo cáo trong giai đoạn từ năm 2013 - 2021, ngành xây dựng có tỷ lệ đóng góp cho GDP mỗi năm tương đối cao và ổn định, cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, đi song song với đó là các chính sách vĩ mô của Nhà nước giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế biến động theo xu hướng tăng. Cùng với sự hồi phục của ngành bất động sản trong giai đoạn 2014 - 2019, lĩnh vực xây dựng, xây lắp và phát triển hạ tầng đã phát triển mạnh với tăng trưởng trung bình trên 9,0%/năm so với giai đoạn trước 2015. Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu phát triển hạ tầng và quy hoạch đô thị, tốc độ phát triển của mảng xây dựng xây lắp và hạ tầng có xu hướng giảm, với tỷ lệ tăng trưởng đạt đạt đỉnh điểm đạt 10,8% vào năm 2016 và giảm dần qua các năm sau đó. Năm 2019, do tác động của dịch COVID-19 cũng như các yếu tố khác, tăng trưởng GDP và ngành xây dựng đã bước theo một quỹ đạo hoàn toàn khác, giảm mạnh ở năm 2020 và 2021.
  15. 2 10,80% 9,10% 8,70% 9,20% 7,60% 6,40% 5,90% 7,08% 7,02% 6,98% 6,81% 4,43% 6,21% 3,94% 5,42% 5,98% 2,91% 2,58% 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Tăng trưởng GDP Tăng trưởng Ngành Xây dựng (Nguồn: VietstockFinace) Hình 1. 1: Tăng trưởng GDP và Ngành xây dựng tại Việt Nam từ 2013-2021 Mặc dù đã nỗ lực và đạt được nhiều thành quả, lĩnh vực xây dựng của Việt Nam vẫn có rất nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp để vượt qua. Diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh COVID-19, lãi suất, lạm phát và chính sách quản lý Chính phủ đã có tác động đến lĩnh vực xây dựng của Việt Nam. Hệ thống các vấn đề này làm cho các công ty xây dựng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn nữa về vấn đề quản trị tài chính doanh nghiệp và chú ý vào việc tìm ra một cấu trúc vốn phù hợp với công ty. Cơ cấu vốn phù hợp giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro tài chính. Việc khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, đặc biệt là cấu trúc vốn ngành xây dựng là rất cấp bách và có thể áp dụng trong thời buổi kinh tế ngày càng phát triển sâu rộng trong ngành xây dựng như hiện nay. Vì vậy, với sự nhận thức về tầm quan trọng của cấu trúc vốn và đưa ra mục tiêu cao nhất trong việc tối đa hoá giá trị công ty của ngành xây dựng tại Việt Nam, với mong muốn nghiên cứu của tác giả là một nhu cầu cần thiết về mặt học thuật để từ đó giúp các nhà quản trị công ty đưa ra quyết định chính xác hơn, vì vậy tác giả chọn đề tài: “Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
  16. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu với mục đích xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố này đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2014 đến 2021. Trong đó, nhằm đạt được mục đích trên, nghiên cứu sẽ thực hiện hoàn thành 3 mục tiêu cụ thể, (i) xác định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; (ii) đo lường mức độ tác động của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; (iii) từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Dựa trên mục đích đã đặt ra ở phần trên, nghiên cứu sẽ lần lượt đặt ra 3 câu hỏi tương ứng nhằm giải quyết 3 mục tiêu cụ thể, (i) Những nhân tố nào tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam? (ii) Những nhân tố này tác động như thế nào đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam? (iii) Những giải pháp nào sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng luận văn nghiên cứu là cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sẽ thực hiện lấy mẫu dựa trên dữ liệu thứ cấp của những doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Không gian nghiên cứu: số liệu sử dụng cho nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính của 82 doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: 08 năm, kể từ năm 2014 đến năm 2021.
  17. 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, nhằm kiểm tra mức độ tác động của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng. Trong đó bao gồm các phương pháp kỹ thuật cụ thể như thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy dữ liệu bảng. Đầu tiên, thống kê mô tả được sử dụng nhằm cung cấp thông tin khái quát về các biến trong mô hình nghiên cứu, các chỉ tiêu thống kê mô tả bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, độ lệch chuẩn và số quan sát. Sau đó, phân tích tương quan được sử dụng nhằm xác định mức độ tương quan (mạnh hay yếu, cùng chiều hay ngược chiều) giữa các biến trong mô hình nghiên cứu và nhận diện hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng. Tiếp đến, phân tích hồi quy dữ liệu bảng cân bằng để kiểm định xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp xây dựng, sử dụng mô hình bình phương tối thiểu gộp (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Nhằm lựa chọn ra mô hình có mức độ giải thích tốt nhất và phù hợp nhất với dữ liệu nghiên cứu, luận văn sử dụng các kiểm định (F, Hausman, LM) để từ đó lựa chọn mô hình thích hợp. Ngoài ra, nghiên cứu thực hiện kiểm định các khuyết tất của mô hình hồi quy, bao gồm đa cộng tuyến nghiêm trọng, phương sai sai số thay đổi và tự tương quan. Cuối cùng, thực hiện khắc phục khuyết tật bằng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS). 1.6. Nội dung nghiên cứu Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương 2: Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.
  18. 5 Kết luận chương 1 Ở chương 1, tác giả trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu tổng quát và mục tiêu cụ thể nhằm xem xét các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 – 2021. Bên cạnh đó, một số đóng góp của khoá luận về cấu trúc vốn của doanh nghiệp xây dựng Việt Nam cũng được thể hiện rõ ở chương này. Do đó, nội dung trong Chương 2 sẽ giúp hiểu rõ hơn về tổng quan cấu trúc vốn và các nghiên cứu thử nghiệm trước đó về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng.
  19. 6 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM 2.1. Lý thuyết về cấu trúc vốn Cấu trúc vốn của một công ty được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, bởi vì với một cơ cấu vốn tối ưu vừa giúp một công ty có thể vừa tối đa hóa giá trị và giảm thiểu chi phí sử dụng vốn của công ty. Theo Macguigan và cộng sự (2006), cấu trúc vốn của công ty là sự kết hợp giữa nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Theo Ahmad và cộng sự (2012), cấu trúc vốn là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong tổng nguồn vốn của một công ty. Theo Nguyễn Minh Kiều (2012), cấu trúc vốn của một công ty là tỷ lệ giữa phần nợ và phần vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn được sử dụng để tài trợ cho hoạt động của công ty. Trong luận văn này tác giả định nghĩa cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu mà một công ty sử dụng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh (Gill và cộng sự, 2009; Azhagaiah và Gavoury, 2011; Shubita và Alsawalhah, 2012). Theo Nguyễn Đình Luân (2016), cấu trúc vốn của công ty thường thay đổi theo chu kỳ kinh tế, có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến lợi nhuận của cổ đông. Theo Ngô Kim Phượng và cộng sự, việc phân tích cấu trúc vốn được sắp xếp theo cách tiếp cận dựa trên bảng cân đối kế toán và được giải thích chi tiết trên thuyết minh báo cáo tài chính của các công ty bổ sung tính ổn định, bao gồm cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả: bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn  Nợ ngắn hạn: là toàn bộ khoản nợ tại thời điểm báo cáo có thời hạn trả nợ không quá 12 tháng hoặc ngắn hơn một chu kỳ kinh doanh thông thường, bao gồm khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, phải trả dài hạn khác, vay và thuê tài chính.  Nợ dài hạn: Là tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo như: khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ thuê tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo.
  20. 7  Vốn chủ sở hữu: bao gồm Vốn cổ phần thường, Vốn cổ phần ưu đãi, Lợi nhuận giữ lại được phản ánh chung thành khoản Vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán. Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong công ty. 2.1.1. Quan điểm truyền thống Daivd Durand công bố về cấu trúc vốn của doanh nghiệp năm 1952, đây là công bố sớm nhất. Ông đưa ra các giả định: (i) Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường có thuế TNDN; (ii) Thị trường tài chính là không hoàn hảo. Việc vay vốn có thể khiến công ty gặp rắc rối về tài chính. Ngoài ra, chủ sở hữu và chủ nợ có thể thay đổi tỷ suất sinh lợi kỳ vọng nếu hiệu quả sử dụng nợ của họ thấp. Cấu trúc vốn theo quan điểm truyền thống khẳng định rằng: Khi một công ty bắt đầu vay nợ, chi phí nợ thường rẻ hơn vốn chủ sở hữu. Với chi phí nợ thấp, kết hợp với lợi ích từ lá chắn thuế sẽ khiến WACC (Chi phí vốn bình quân gia quyền) giảm khi nợ tăng, doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn bất lợi. Tuy nhiên, khi đòn bẩy của công ty tăng lên thì mức độ rủi ro của nó cũng tăng theo, vì vậy chủ sở hữu cần phải tăng khả năng sinh lời của họ. Kết quả là công ty phải chịu lỗ. Ngoài ra, tỷ lệ nợ cao khiến công ty dễ gặp khó khăn về tài chính do không trả được nợ. Mức nợ cao hơn làm tăng WACC. Theo lý thuyết này, sẽ luôn có một cấu trúc vốn tối ưu để tối đa hóa và do đó giảm thiểu giá trị của công ty. Từ quan điểm truyền thống, không có lý thuyết cơ bản nào chứng minh chi phí vốn chủ sở hữu sẽ tăng bao nhiêu do tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu hoặc chi phí nợ, do đó, tăng bao nhiêu là do rủi ro vỡ nợ. Vì vậy, Lý thuyết M&M ra đời trên cơ sở cung cấp bằng chứng cũng như bổ sung thêm những khiếm khuyết mà quan điểm này còn thiết sót (Bringham và Houston, 2009). 2.1.2. Lý thuyết M&M Trái ngược với quan niệm truyền thống, lý thuyết về mối liên hệ giữa vốn và giá trị doanh nghiệp lần đầu tiên được trình bày bởi Modilligani và Miller vào năm 1958. Hai tác giả đã khám phá ra rằng liệu giá trị vốn tăng hay giảm phụ thuộc vào việc tăng hay giảm khoản vay. Giả định sau đây được diễn giải bởi hai tác giả: (i) Không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2