Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại
lượt xem 316
download
Để nâng cao sức mạnh và năng lực cạnh tranh, hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam cần phải tận dụng cơ hội hiện nay để tái cơ cấu. Cơ hội trong suy thoái kinh tế Kinh nghiệm cho thấy, khi suy thoái hay khủng hoảng thì chính là lúc mà một nền kinh tế nói chung hay hệ thống ngân hàng nói riêng bộc lộ rõ các điểm yếu, điểm mạnh của nó, và đây là cơ hội để điều chỉnh một cách tổng thể. Vì thế, các quan điểm cải cách cho rằng, khủng hoảng tài...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại
- Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Để nâng cao sức mạnh và năng lực cạnh tranh, hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam cần phải tận dụng cơ hội hiện nay để tái cơ cấu. Cơ hội trong suy thoái kinh tế Kinh nghiệm cho thấy, khi suy thoái hay khủng hoảng thì chính là lúc mà một nền kinh tế nói chung hay hệ thống ngân hàng nói riêng bộc lộ rõ các điểm yếu, điểm mạnh của nó, và đây là cơ hội để điều chỉnh một cách tổng thể. Vì thế, các quan điểm cải cách cho rằng, khủng hoảng tài chính sẽ thúc đẩy cải cách và là cơ hội tốt để một ngân hàng hay một hệ thống ngân hàng tiến hành cơ cấu lại. Ở Việt Nam, các bộ, ngành và Chính phủ đang đẩy mạnh những cuộc bàn thảo để cho ra được một kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế một cách tốt nhất. Nếu nhìn vào thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam và sự thay đổi của môi trường trong nước và quốc tế thì khu vực kinh tế quan trọng này của Việt Nam cũng cần phải được cơ cấu lại. Một trong những yếu kém đáng chú ý nhất của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam là sự tăng trưởng một cách không cân đối trong nhiều năm. Sự mất cân đối này cần được nhìn nhận cả trên phương diện vĩ mô và vi mô. Sự tăng trưởng
- nhanh về quy mô và vốn trong khi các thiết chế quản lý chưa theo kịp là các vấn đề nội tại của khu vực này. Sự mất cân đối này thể hiện ở nhiều yếu tố. Yếu tố đầu tiên phải kể đến là tăng trưởng tín dụng nóng. Kinh tế Việt Nam vẫn được coi là nền kinh tế tăng trưởng dựa nhiều vào vốn; chỉ số ICOR tăng cao trong nhiều năm qua cho thấy rõ đặc điểm này. Tính chất này cũng được phản ánh vào sự tăng trưởng tín dụng cao ở khu vực ngân hàng trong nhiều năm qua. Tăng trưởng tín dụng bình quân mấy năm qua của Việt Nam đạt gần 30%/năm, trong khi các nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng trưởng tín dụng gấp khoảng 3 lần tăng tưởng kinh tế (GDP) hàng năm là phù hợp. Cuối quý III năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 28%, và như vậy cả năm 2009 có thể trên 30% (trong khi dự báo tăng trưởng kinh tế là 5,2%). Yếu tố mất cân đối thứ hai là mở rộng quy mô quá mức. Thống kê cho thấy, những năm 1990, tín dụng cho nền kinh tế bằng khoảng 18% GDP, tuy nhiên đến nay (năm 2009) quy mô tín dụng đã đạt gần 100% GDP. Tốc độ tiền tệ hóa nền kinh tế (M2/GDP) đến nay ước khoảng 110%, trong khi tỷ lệ này vào năm 1990 chỉ khoảng 19% GDP. Sự tăng trưởng quy mô của từng ngân hàng và toàn thị trường như vậy là khá nhanh. Thế nhưng trình độ quản trị, cơ sở hạ tầng, thể chế thị trường lại chưa thực sự theo kịp. Các NHTM vẫn hoạt động theo mô hình cũ từ những năm 1990, Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng đã bộc lộ những điểm lạc hậu cần sửa đổi.
- Yếu tố tiếp theo là quản lý thanh khoản bất cập. Năm 2008 là năm thách thức về năng lực quản lý thanh khoản của các NHTM. Một số ngân hàng đã rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản và biểu hiện của nó là trào lưu “siêu lãi suất” hồi đầu năm 2008, và các NHTM đã từng đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên tới mức 45%/năm. Sự tăng trưởng tín dụng như trên cùng với khả năng quản lý thanh khoản hạn chế đã tạo ra mất cân đối về kỳ hạn và làm cho hệ thống rất dễ bị tổn thương trước các cú sốc. Các ước tính cho thấy, cơ cấu nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng có tới 80% tổng nguồn vốn là có kỳ hạn dưới 1 năm; chỉ có 20% tổng nguồn vốn là có kỳ hạn trên 1 năm (trong đó kỳ hạn trên 2 năm chưa tới 10%). Trong khi đó cơ cấu cho vay phổ biến tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là gần 60% tổng dư nợ cho vay với thời hạn cho vay trên 1 năm. Yếu tố cuối cùng cần phải đề cập tới là tình trạng “vốn mới - quản trị cũ” tại các ngân hàng thương mại cổ phần. Đến nay, nhìn chung các ngân hàng này vẫn hoạt động theo mô hình quản trị công ty đã cũ (nhất là các NHTM cổ phần nông thôn vừa được nâng cấp). Các NHTM quốc doanh vừa mới cổ phần hóa và niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán nhưng mô hình quản trị vẫn giữ nguyên như ngân hàng thương mại quốc doanh ngày xưa do mức độ cổ phần hóa quá ít (Vietcombank chỉ bán cổ phần ra ngoài tương đương 9,28% vốn điều lệ; con số này ở Vietinbank là 4%). Cơ cấu lại khu vực ngân hàng Việt Nam
- Thực trạng trên cho thấy, khu vực ngân hàng Việt Nam đang đứng trước yêu cầu về tái cơ cấu mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, do khu vực ngân hàng là một cấu phần quan trọng của nền kinh tế nên việc cơ cấu lại cần được nhìn nhận trên phương diện tổng thể. Do đó, nội dung và trọng tâm cơ cấu lại khu vực ngân hàng Việt Nam hiện nay không chỉ từ góc độ vi mô (từng ngân hàng) mà cả từ góc độ vĩ mô (Nhà nước/Chính phủ). Trước tiên, trên phương diện vĩ mô, vấn đề mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng cần phải được “cơ cấu lại” theo hướng mới là không nên đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao bằng mọi giá mà thay vào đó là một mức tăng trưởng hợp lý, bền vững. Khi đó áp lực tăng trưởng kinh tế không đè nặng lên hệ thống ngân hàng, làm cho khu vực này dễ tổn thương và kém hiệu quả. Một số cơ cấu vĩ mô khác cũng cần được cơ cấu lại để đảm bảo phát triển và tăng trưởng bền vững như cơ cấu xuất nhập khẩu, cơ cấu ngành sản xuất, cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngân sách… Cũng trên phương diện vĩ mô, cần phải cơ cấu lại hệ thống luật pháp tài chính, ngân hàng. Hiện Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các quy định khác đang được xem xét sửa đổi một cách cơ bản. Việc cơ cấu lại NHNN cũng nên được đặt ra theo lộ trình sửa đổi Luật NHNN, để đảm bảo cơ quan này hoạt động theo đúng chức năng của một ngân hàng trung ương hiện đại. Việc sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng cần đưa vấn đề cải cách quản trị vào một cách tương ứng nhằm cải cách, chuyển đổi mô hình quản trị tại các NHTM cổ phần theo mô hình quản trị hiên đại, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.
- Ngoài ra, cũng cần tăng cường quản trị, quản lý đối với cả hệ thống ngân hàng trên phương diện vĩ mô và vi mô. Đến nay, vốn tự có của các NHTM đã được cải thiện đáng kể (hầu hết các NHTM có tỷ lệ an toàn vốn đạt và vượt 8%). Tuy nhiên vấn đề quản trị và quản lý đã và đang đặt ra yêu cầu cơ cấu lại. Vấn đề quản trị cần được cải thiện để đảm bảo các NHTM cổ phần hoạt động theo đúng nguyên tắc của một công ty cổ phần và công ty đại chúng: chế độ công bố thông tin, báo cáo tài chính; quyền của các cổ đông nhỏ lẻ; vấn đề chuyển đổi NHTMNN sau cổ phần hóa sang công ty cổ phần thực sự… Về mặt quản lý, cải thiện quản lý rủi ro thanh khoản (như hệ thống ALCO) cần được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc đối với các NHTM hiện nay để đảm bảo các NHTM có thể chịu đựng được các cú sốc... Về phương diện vi mô, các ngân hàng cần tiến hành cơ cấu lại thị trường, sản phẩm và cơ cấu tài sản cho phù hợp với năng lực quản lý của mình, đảm bảo phát triển hiệu quả và bền vững. Với cơ cấu tài sản và sản phẩm như hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam rất dễ bị tổn thương (như năm 2008). Đối với các NHTM Nhà nước vừa mới cổ phần hóa cần tập trung cải thiện quản trị tại ngân hàng này theo chuẩn quốc tế vì nơi đây tập trung nguồn lực lớn của Nhà nước, coi đây là hình mẫu về quản trị ngân hàng hiện đại ở Việt Nam. Về mặt nhân sự, cần nâng cao trình độ quản lý của cấp lãnh đạo; cải thiện kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ của cả hệ thống. Cần tạo ra một đội ngũ cán bộ chuyên gia, nhất là cán bộ phân tích đánh giá rủi ro, đi đôi với việc nâng cao khả
- năng quản lý rủi ro ở các NHTM (nhất là rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản…). Trước tiên, cần thành lập và đảm bảo sự hoạt động của ủy ban (cơ quan) về vấn đề quản lý rủi ro và ủy ban về vấn đề nhân sự như quy định tại Nghị định 59/2009/NĐ - CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ngân hàng yếu, tái cơ cấu thế nào?
3 p | 112 | 30
-
Thực trạng và giải pháp về cơ cấu tổ chức quản ý rủi ro hoạt động theo Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
3 p | 88 | 19
-
“Soi” các ngân hàng sắp tái cơ cấu
4 p | 109 | 19
-
Những NH tái cơ cấu chưa có phương án tối ưu
3 p | 110 | 18
-
Kết quả tài chính và cơ cấu thu nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
15 p | 145 | 13
-
Bàn về phương pháp định giá Ngân hàng thương mại nhà nước trong quá trình cổ phần hóa
3 p | 72 | 8
-
Kinh nghiệm từ thất bại của các ngân hàng thương mại trên thế giới và bài học cho Việt Nam
9 p | 87 | 6
-
Phân tích cấu trúc tài chính trong các ngân hàng thương mại
3 p | 129 | 6
-
Tái cấu trúc vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
10 p | 92 | 5
-
Một số kết quả thực hiện đề án tái cơ cầu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
13 p | 50 | 5
-
Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau sáp nhập
7 p | 17 | 4
-
Làm thế nào để tạo ra cộng hưởng từ hoạt động sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại Việt Nam
11 p | 27 | 3
-
Ứng dụng thẻ điểm cân bằng và chỉ số đo lường cốt lõi trong các ngân hàng thương mại
3 p | 16 | 2
-
Kết quả bước đầu và những khuyến nghị đối với hoạt động tái cơ cấu các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
13 p | 19 | 2
-
Hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc
3 p | 66 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
16 p | 7 | 2
-
Vai trò và cơ chế quản trị doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại
5 p | 56 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn