intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu chuyên đề 5: Kỹ năng giám sát của ban giám sát đầu tư cộng đồng (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu này được biên tập trên cơ sở các văn bản pháp lý hướng dẫn hiện hành đang còn hiệu lực trong thời điểm biên soạn tài liệu. Với những nội dung cơ bản của hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng đã mang lại hiệu quả thiết thực, hạn chế sai phạm trong quá trình triển khai các công trình, dự án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu chuyên đề 5: Kỹ năng giám sát của ban giám sát đầu tư cộng đồng (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)

  1. ỦY BAN DÂN TỘC TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ 5 KỸ NĂNG GIÁM SÁT CỦA BAN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỘNG ĐỒNG (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng) Hà Nội 2023
  2. LỜI NÓI ĐẦU Giám sát đầu tư cộng đồng là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tư nhằm phát hiện, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tư để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản của Nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng. Cuốn tài liệu này được biên tập trên cơ sở các văn bản pháp lý hướng dẫn hiện hành đang còn hiệu lực trong thời điểm biên soạn tài liệu. Với những nội dung cơ bản của hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng đã mang lại hiệu quả thiết thực, hạn chế sai phạm trong quá trình triển khai các công trình, dự án. Kết cấu nội dung tài liệu gồm 5 phần. 1. Những nội dung cơ bản về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong công tác kiểm tra giám sát. 2. Mục tiêu giám sát cấp xã/thôn, trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức cá nhân tổ chức giám sát công trình tại địa phương. 3. Quy trình giám sát của ban giám sát cấp xã/thôn, giám sát đền bù trong giải phóng mặt bằng, lao động có trả công và môi trường, công tác giám sát thi công xây dựng. 4. Nội dung và phương pháp giám sát công trình xây dựng, giám sát chất lượng công trình xây dựng, công tác nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng. 5. Hướng dẫn thực hiện các văn bản, mẫu nhật ký công trình, mẫu biên bản và các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với công trình hạ tầng. Giám sát đầu tư xây dựng có phạm vi rộng, tài liệu này chỉ mang tính tham khảo, trong quá trình triển khai thực hiện các chuyên gia, giảng viên, báo cáo viên các cấp nghiên cứu chắt lọc nội dung và cập nhật các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có) và các hình ảnh inh họa, dãn chứng thực tế vào bộ tài liệu để triển khai thực hiện cho phù hợp nội dung và đối tượng tập huấn. Trân trọng cảm ơn! ỦY BAN DÂN TỘC
  3. MỤC LỤC I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI………………………………………………1 1. Văn bản liên quan ........................................................................................... 1 2. Quy định công tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ........................................................................................ 2 2.1. Theo dõi, giám sát thực hiện Chương trình (Điều 3 Thông tư số 01/2022/TT- UBDT) ................................................................................................................... 2 2.2. Kiểm tra thực hiện Chương trình (Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc) ............................................................................ 5 2.3. Giám sát đầu tư cộng đồng (Điều 6 Thông tư 01/2022/TT-UBDT) .............. 6 II. MỤC TIÊU GIÁM SÁT CẤP XÃ/THÔN; TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁ TỔ CHỨC GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH TẠI ĐỊA PHƯƠNG .......... 6 1. Mục tiêu giám sát công trình xây dựng......................................................... 6 1.1. Mục tiêu chung của giám sát thi công công trình .......................................... 6 1.2. Mục tiêu chung của giám sát thi công công trình .......................................... 7 2. Quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức tham gia giám sát công trình xây dựng ............................................................................................................... 7 2.1. Chủ đầu tư ...................................................................................................... 7 2.2. Nhà thầu xây dựng, tổ thợ địa phương ........................................................... 8 2.3. Tư vấn giám sát ............................................................................................ 12 2.4. Tư vấn thiết kế.............................................................................................. 13 2.5. Ban giám sát đầu tư cộng đồng .................................................................... 14 III. QUY TRÌNH GIÁM SÁT CỦA BAN GIÁM SÁT .................................... 15 1. Quy trình giám sát của nhóm giám sát cấp xã ........................................... 15 1.1. Sơ đồ các bước thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình ............... 17 1.2. Công tác chuẩn bị của nhóm giám sát cấp xã .............................................. 18 2. Giám sát việc chuẩn bị đầu tư ...................................................................... 17 2.1. Mục tiêu giám sát ......................................................................................... 17
  4. 2.2. Đối tượng giám sát ....................................................................................... 18 2.3. Nội dung giám sát ........................................................................................ 18 2.4. Phương pháp giám sát .................................................................................. 18 2.5. Công cụ dùng để giám sát ............................................................................ 18 2.6. Tổ chức thực hiện giám sát .......................................................................... 18 3. Giám sát việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ................................................................................................................. 19 3.1. Mục tiêu giám sát ......................................................................................... 19 3.2. Đối tượng giám sát ....................................................................................... 19 3.3. Nội dung giám sát ........................................................................................ 19 3.4. Phương pháp giám sát .................................................................................. 19 3.5. Công cụ dùng để giám sát ............................................................................ 20 3.6. Tổ chức thực hiện giám sát .......................................................................... 21 4. Giám sát tiến độ thực hiện đầu tư ............................................................... 21 4.1. Mục tiêu giám sát ......................................................................................... 21 4.2. Đối tượng giám sát ....................................................................................... 21 4.3. Nội dung giám sát ........................................................................................ 21 4.4. Phương pháp giám sát .................................................................................. 22 4.5. Công cụ dùng để giám sát ............................................................................ 22 4.6. Tổ chức thực hiện giám sát .......................................................................... 22 5. Giám sát việc làm xâm hại lợi ích cộng đồng ............................................. 23 5.1. Mục tiêu giám sát ......................................................................................... 23 5.2. Đối tượng giám sát ....................................................................................... 23 5.3. Nội dung giám sát ........................................................................................ 23 5.4. Phương pháp giám sát .................................................................................. 23 5.5. Công cụ dùng để giám sát ............................................................................ 24 5.6. Tổ chức thực hiện giám sát .......................................................................... 24 6. Giám sát tác động môi trường ..................................................................... 24 6.1. Mục tiêu giám sát ......................................................................................... 24
  5. 6.2. Đối tượng giám sát ....................................................................................... 25 6.3. Nội dung giám sát ........................................................................................ 25 6.4. Phương pháp giám sát .................................................................................. 25 6.5. Công cụ dùng để giám sát ............................................................................ 25 6.6. Tổ chức thực hiện giám sát .......................................................................... 26 7. Giám sát việc quản lý, vận hành công trình ............................................... 26 7.1. Mục tiêu giám sát ......................................................................................... 26 7.2. Đối tượng giám sát ....................................................................................... 26 7.3. Nội dung giám sát ........................................................................................ 26 7.4. Phương pháp giám sát .................................................................................. 26 7.5. Công cụ dùng để giám sát ............................................................................ 28 7.6. Tổ chức thực hiện giám sát .......................................................................... 28 8. Giám sát thi công, chất lượng công trình.................................................... 28 8.1. Mục tiêu giám sát ......................................................................................... 28 8.2. Đối tượng giám sát ....................................................................................... 29 8.3. Nội dung giám sát ........................................................................................ 29 8.4. Phương pháp giám sát .................................................................................. 29 8.5. Công cụ dùng để giám sát ............................................................................ 31 8.6. Tổ chức thực hiện giám sát .......................................................................... 31 9. Giám sát việc nghiệm thu, bàn giao công trình .......................................... 32 9.1. Mục tiêu giám sát ......................................................................................... 32 9.2. Đối tượng giám sát ....................................................................................... 32 9.3. Nội dung giám sát ........................................................................................ 32 9.4. Phương pháp giám sát .................................................................................. 32 9.5. Công cụ dùng để giám sát ............................................................................ 33 9.6. Tổ chức thực hiện giám sát .......................................................................... 34 IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG; CÔNG TÁC NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ................................................................................................................. 34 1. Nội dung và phương pháp giám sát công trình xây dựng nông thôn....... 34
  6. 1.1. Giám sát công tác chuẩn bị trước khi thi công............................................. 34 1.2. Giám sát trong quá trình thi công................................................................. 35 2. Giám sát thi công công trình có kỹ thuật không phức tạp theo lĩnh vực theo chuyên môn ........................................................................................................ 35 2.1 Giám sát thi công bê tông, BTCT ................................................................. 35 2.2. Giám sát thi công kết cấu gạch, đá............................................................... 60 2.3. Giám sát công tác đào đắp, nền móng ......................................................... 68 2.4. Giám sát công tác hoàn thiện ....................................................................... 91 3. Công tác nghiệm thu, bàn giao sử dụng công trình xây dựng ................ 111 3.1. Mục tiêu giám sát ....................................................................................... 111 3.2. Đối tượng giám sát ..................................................................................... 111 3.3. Nội dung giám sát ...................................................................................... 111 3.4. Phương pháp giám sát ................................................................................ 111 3.5. Tài liệu cần cho giám sát ............................................................................ 111 V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC VĂN BẢN: MẪU NHẬT KÝ CÔNG TRÌNH, MẪU BIÊN BẢN VÀ CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG..................................................................... 112 1. Hướng dẫn mẫu nhật ký công trình .......................................................... 112 2. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với một số công trình hạ tầng ................... 112 2.1. Công trình giao thông nông thôn ............................................................... 112 2.2. Công trình kênh mương thủy lợi ................................................................ 123 2.3. Công trình nhà dân dụng ............................................................................ 127 2.4. Công trình cấp nước sinh hoạt ................................................................... 130 2.5. Công trình điện ........................................................................................... 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 136 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 138 HƯỚNG DẪN CÁC BIỂU MẪU BIÊN BẢN .............................................. 141
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT BTCT Bê tông cốt thép BTXM Bê tông xi măng CĐT Chủ đầu tư GPMB Giải phóng mặt bằng GTNT Giao thông nông thôn GSCĐ Giám sát cộng đồng KT-XH Kinh tế - Xã hội MTQG Mục tiêu quốc giai TVGS Tư vấn giám sát UBND Ủy ban nhân dân XM Xi măng
  8. I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT. 1. Văn bản liên quan Các văn bản pháp luật liên quan và văn bản hướng dẫn triển khai Chương trình bao gồm: - Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2019; - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014; - Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020; - Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015; - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013; - Luật số 10/2022/QH15 ngày 10/11/2022 của Quốc hội về thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định tổ chức Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; - Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; - Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; - Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. - Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về việc quy định về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. - Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 04 năm 2022 của Chính phủ về việc quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; - Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 04 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; 1
  9. - Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ về việc quy định về nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng; - Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26 tháng 05 năm 2022 của Ủy ban Dân tộc về việc quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. - Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. - Thông tư số 02/2023/TT-UBDT ngày 21 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban Dân tộc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. - Và các văn bản khác liên quan. + Văn bản cấp tỉnh ban hành Các văn bản hướng dẫn trên đang còn hiệu lực vào thời điểm biên soạn tài liệu, trong quá trình thực hiện các văn bản đó có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có) thì theo hướng dẫn của văn bản đó. 2. Quy định công tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 2.1. Theo dõi, giám sát thực hiện Chương trình (Điều 3 Thông tư số 01/2022/TT-UBDT) 1. Trách nhiệm và nội dung theo dõi Chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 71 Luật Đầu tư công, Điều 43, Điều 44, Điều 45 và Điều 46 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ, Điều 30 và Điều 32 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về việc quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định trong Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc. 2. Quy trình theo dõi Chương trình a) Thu thập thông tin, cập nhật số liệu, báo cáo của đơn vị thực hiện Đơn vị thực hiện thu thập thông tin, số liệu, tiến độ về quá trình đầu tư, kết 2
  10. quả dự án và các hoạt động được giao thực hiện 03 tháng 1 lần, báo cáo năm, báo cáo kết thúc dự án, hoạt động được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã (qua Ban quản lý xã) nơi thực hiện dự án, hoạt động. Ủy ban nhân dân cấp xã ký xác thực báo cáo của chủ đầu tư trước ngày 10 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 25 tháng 1 năm sau và gửi báo cáo kết thúc dự án, hoạt động đã được Ủy ban nhân dân cấp xã ký xác thực cho chủ đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc đầu tư. Đơn vị thực hiện cập nhật số liệu, lập báo cáo hằng năm và báo cáo kết thúc dự án, hoạt động theo biểu mẫu tương ứng tại Phụ lục số 02 và theo yêu cầu của chủ đầu tư về nội dung dự án, hoạt động được phê duyệt. Việc cập nhật số liệu, chế độ báo cáo là tiêu chí để đơn vị thực hiện hoàn thành các thủ tục giải ngân, thanh toán, quyết toán dự án, hoạt động với chủ đầu tư. b) Thu thập, tổng hợp thông tin, báo cáo ở cấp xã Ủy ban nhân dân cấp xã (Ban quản lý xã) thu thập, tổng hợp thông tin về các dự án, hoạt động do cấp xã làm chủ đầu tư và do các đơn vị thực hiện triển khai trên địa bàn xã theo biểu mẫu tương ứng tại Phụ lục số 02, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua phòng Dân tộc hoặc đơn vị phụ trách công tác dân tộc cấp huyện) trước ngày 15 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm trước ngày 31 tháng 01 năm sau. c) Tổng hợp thông tin, báo cáo ở cấp huyện Chủ đầu tư ở cấp huyện tổng hợp thông tin hằng năm về dự án, hoạt động do mình làm chủ đầu tư trên địa bàn huyện theo các mẫu tại Phụ lục số 02 gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện trước ngày 10 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 25 tháng 01 năm sau. Chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện lập báo cáo kết quả thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình hằng năm thuộc phạm vi chủ trì quản lý trên địa bàn huyện theo Phụ lục số 03 gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua phòng Dân tộc hoặc đơn vị phụ trách công tác dân tộc cấp huyện) trước ngày 15 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 31 tháng 1 năm sau. UBND cấp huyện tổng hợp thông tin từ cấp xã và các chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện lập báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hằng năm trong phạm vi được phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện trên địa 3
  11. bàn huyện theo Phụ lục số 03 gửi Ban Dân tộc hoặc cơ quan phụ trách công tác dân tộc cấp tỉnh (sau đây gọi là Ban Dân tộc) trước ngày 20 tháng 9 năm thực hiện, đồng thời cập nhật bổ sung số liệu năm theo Phụ lục số 01 trước ngày 05 tháng 02 năm sau. d) Tổng hợp thông tin, báo cáo ở cấp tỉnh Chủ đầu tư cấp tỉnh tổng hợp thông tin hằng năm về dự án, hoạt động do mình làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh theo mẫu tại Phụ lục số 02 gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 31 tháng 01 năm sau. Chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh tổng hợp thông tin, lập báo cáo kết quả thực hiện dự án thành phần của Chương trình hằng năm thuộc phạm vi chủ trì quản lý trên địa bàn tỉnh theo Phụ lục số 03 gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp Trung ương, Ban dân tộc trước ngày 20 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 05 tháng 02 năm sau. Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp thông tin từ cấp huyện và các chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh, lập báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hằng năm trong phạm vi được phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh theo Phụ lục số 03 gửi Ủy ban Dân tộc (Văn phòng điều phối Chương trình) trước ngày 25 tháng 9 năm thực hiện, đồng thời cập nhật bổ sung số liệu năm theo Phụ lục số 01 trước ngày 10 tháng 02 năm sau. đ) Tổng hợp thông tin, báo cáo ở cấp Trung ương Chủ đầu tư ở cấp Trung ương tổng hợp thông tin hằng năm về dự án, hoạt động do mình làm chủ đầu tư theo Phụ lục số 02 gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp Trung ương trước ngày 20 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 05 tháng 02 năm sau. Chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp Trung ương lập báo cáo kết quả thực hiện dự án thành phần của Chương trình hằng năm trong phạm vi chủ trì quản lý trên cả nước theo Phụ lục số 03 gửi về Ủy ban dân tộc (Văn phòng điều phối Chương trình) trước ngày 25 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm theo Phụ lục số 01 trước ngày 10 tháng 02 năm sau. Chủ Chương trình - Ủy ban Dân tộc tổng hợp thông tin từ cấp tỉnh và các chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần ở cấp Trung ương, lập báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hàng năm theo Phụ lục số 03, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban 4
  12. chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia trước ngày 30 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 15 tháng 02 năm sau; gửi báo cáo cho các cơ quan liên quan và cấp có thẩm quyền theo quy định. 3. Các thông tin, số liệu, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình ở cấp xã được chia sẻ giữa cơ quan đầu mối nhận báo cáo ở cấp huyện với các cơ quan, đơn vị liên quan cùng cấp, không yêu cầu cấp xã phải gửi nhiều báo cáo cho nhiều cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên. 4. Cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương các cấp cập nhật số liệu, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình đột xuất hoặc theo chủ đề theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. 2.2. Kiểm tra thực hiện Chương trình (Điều 4 Thông tư 01/2022/TT- UBDT ngày 26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc) 1. Trách nhiệm và nội dung kiểm tra Chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 71 Luật Đầu tư công, Điều 43, Điều 44, Điều 45 và Điều 46 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ, Điều 30 và Điều 32 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về việc quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây gọi là Nghị định số 27/2022/NĐ-CP) và các quy định trong Thông tư số 01/2022/TT- UBDT ngày 26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc. 2. Quy trình kiểm tra Chương trình a) Lập kế hoạch kiểm tra Chương trình Cơ quan có thẩm quyền quyết định nội dung kiểm tra thực hiện Chương trình, ban hành kế hoạch kiểm tra, thông báo kế hoạch kiểm tra đến đơn vị được kiểm tra. Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đoàn kiểm tra, phân công trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra. b) Tiến hành kiểm tra Chương trình Đoàn kiểm tra phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra theo kế hoạch, thu thập các văn bản, hướng dẫn, báo cáo của địa phương và tổ chức, cá nhân liên quan đến thực hiện Chương trình, tham vấn cán bộ các cấp, khảo sát thực tế ở xã và thôn bản về các nội dung kiểm tra, đối thoại, tham vấn người dân hưởng lợi về mức độ tham gia và hưởng lợi trong quá trình thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc Chương trình. c) Báo cáo kiểm tra Chương trình 5
  13. Đoàn kiểm tra gửi báo cáo kiểm tra trong vòng mười ngày làm việc sau khi kết thúc đợt kiểm tra cho cơ quan có thẩm quyền để tổng hợp, báo cáo cơ quan cấp trên. 3. Các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương các cấp kiểm tra thực hiện Chương trình định kỳ theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất theo yêu cầu cụ thể của cơ quan có thẩm quyền khi cần thiết. 2.3. Giám sát đầu tư cộng đồng (Điều 6 Thông tư 01/2022/TT-UBDT) 1. Quyền, nội dung, tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các dự án, hoạt động thuộc Chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 74 và Điều 75 Luật Đầu tư công, Điều 85, Điều 86 và Điều 87 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư, Điều 33 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ, các quy định liên quan và quy định trong Thông tư này. 2. Ủy ban nhân dân cấp xã (Ban quản lý xã) phối hợp với Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, các tổ chức chính trị-xã hội, các thôn, bản, tổ chức tham vấn cộng đồng và hộ gia đình, người dân hưởng lợi để rà soát, xác thực các thông tin, số liệu, báo cáo của đơn vị thực hiện về dự án, hoạt động cụ thể triển khai trên địa bàn xã nhằm phục vụ công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. II. MỤC TIÊU GIÁM SÁT CẤP XÃ/THÔN, TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁ TỔ CHỨC GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH TẠI ĐỊA PHƯƠNG 1. Mục tiêu giám sát công trình xây dựng 1.1. Mục tiêu chung của giám sát thi công công trình Là đảm bảo công trình xây dựng hoàn thành đúng bản thiết kế, công trình đáp ứng được các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, đúng thời gian và tiến độ dự kiến thực hiện dự án. Đồng thời đảm bảo được vấn đề an toàn của công nhân trong suốt quá trình thực hiện dự án. 1.2. Mục tiêu cụ thể của giám sát thi công công trình * Chất lượng công trình: Bảo đảm chất lượng công trình là mục tiêu hàng đầu, cũng là mong muốn hàng đầu mà chủ đầu tư mong đợi từ hoạt động của người giám sát thi công. * Khối lượng thi công: Việc bảo đảm khối lượng thi công do các nhà thầu xây lắp và cung cấp vật tư thiết bị thực hiện cho công trình vừa nhằm đảm bảo chất lượng công trình, vừa giúp cho chủ đầu tư trong việc thanh quyết toán công trình. 6
  14. * Tiến độ thi công: Trước đây, việc theo dõi và thúc đẩy tiến độ thi công hoàn toàn do ban quản lý dự án, nay các kỹ sư giám sát thi công chịu trách nhiệm phối hợp cùng ban quản lý dự án thực hiện. * An toàn thi công: Trong quá trình thi công, người kỹ sư giám sát có phối hợp với chủ đầu tư, đơn vị thiết kế và xây lắp bảo đảm an toàn thi công bao gồm việc bảo đảm an toàn cho công trình, an toàn trên công trường và an toàn cho bên thứ ba. * Vệ sinh môi trường: Cần phải yêu cầu các nhà thầu bảo đảm vệ sinh môi trường trong suốt quá trình thi công cả bên trong lẫn bên ngoài công trường, chủ yếu là quan tâm đến chất thải, nước thải, tiếng ồn và vận chuyển vật liệu ra vào công trường. 2. Quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức tham gia giám sát công trình xây dựng 2.1. Chủ đầu tư Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình - Trong việc giám sát thi công xây dựng công trình, nếu có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng thì chủ đầu tư có quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình. Chủ đầu tư cũng có thể đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình, giám sát, theo dõi và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định thì chủ đầu tư có quyền thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát hoặc đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp luật. Chủ đầu tư có các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. - Nghĩa vụ của chủ đầu tư khi giám sát thi công xây dựng công trình nếu chủ đầu tư không tự thực hiện giám sát thi công được thì phải lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với cấp, loại công trình xây dựng để ký kết hợp đồng. Trong trường hợp thuê giám sát thì chủ đầu tư phải thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát, xử lý kịp thời các đề xuất nếu giám sát đưa ra và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình. Chủ đầu tư có nghĩa vụ lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình. Nếu chủ đầu tư lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình hoặc nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và có các hành vi vi phạm khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. 7
  15. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa các nhà thầu tham gia xây dựng công trình và với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án. Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình, công trình xây dựng. 2.2. Nhà thầu xây dựng, tổ thợ địa phương Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng Có thể hiểu, nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, nhà thầu thi công xây dựng là thuật ngữ để chỉ nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực để tiến hành các hoạt động thi công xây dựng công trình. Theo đó, khi tiến hành việc thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 113 Luật Xây dựng năm 2014, cụ thể như sau: * Quyền của nhà thầu thi công xây dựng Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng có các quyền sau. - Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật. - Đề xuất sửa đổi thiết kế xây dựng cho phù hợp với thực tế thi công để bảo đảm chất lượng và hiệu quả. - Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp đồng. - Dừng thi công xây dựng khi có nguy cơ gây mất an toàn cho người và công trình hoặc bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng. - Yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên giao thầu xây dựng gây ra. - Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. * Nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng. Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng có các nghĩa vụ sau. 8
  16. - Chỉ được nhận thầu thi công xây dựng, công việc phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của mình và thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết. - Lập và trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường. - Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường. - Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình. - Tuân thủ yêu cầu đối với công trường xây dựng. - Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình. - Quản lý lao động trên công trường xây dựng, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường. - Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình. - Bảo hành công trình. - Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, không bảo đảm yêu cầu theo thiết kế được duyệt, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và hành vi vi phạm khác do mình gây ra. - Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng theo thiết kế, kể cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện (nếu có) nhà thầu phụ chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần việc do mình thực hiện trước nhà thầu chính và trước pháp luật. - Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng được quy định tại Điều 13 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ về Quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ như sau: - Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định. 9
  17. - Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan về hệ thống quản lý thi công xây dựng của nhà thầu. Hệ thống quản lý thi công xây dựng phải phù hợp với quy mô, tính chất của công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng cá nhân đối với công tác quản lý thi công xây dựng, bao gồm chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án của nhà thầu, các cá nhân phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp và thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng, quản lý khối lượng, tiến độ thi công xây dựng, quản lý hồ sơ thi công xây dựng công trình. - Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau. + Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật. + Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; biện pháp thi công; + Tiến độ thi công xây dựng công trình. + Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng. + Kế hoạch tổng hợp về an toàn theo các nội dung quy định tại Phụ lục III Nghị định này các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn. + Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng xây dựng xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình. - Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. Tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện. Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng phải được đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và đáp ứng quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. - Thực hiện trách nhiệm của bên giao thầu trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình theo quy định tại Điều 12 Nghị định này và quy định của hợp đồng xây dựng. - Tổ chức thực hiện các công tác thí nghiệm, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ 10
  18. trước và trong khi thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của nhà thầu hoặc do nhà thầu thuê theo quy định của hợp đồng xây dựng phải đủ điều kiện năng lực để thực hiện công tác thí nghiệm và phải trực tiếp thực hiện công tác này để đảm bảo kết quả thí nghiệm đánh giá đúng chất lượng của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được sử dụng cho công trình. - Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng (nếu có), thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa hồ sơ thiết kế, hợp đồng xây dựng so với điều kiện thực tế trong quá trình thi công. Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng do mình thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường. - Dừng thi công xây dựng đối với công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình khi phát hiện có sai sót, khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố công trình và khắc phục các sai sót, khiếm khuyết, sự cố này. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công, khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình. - Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế, thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu. - Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. - Sử dụng chi phí về an toàn lao động trong thi công xây dựng đúng mục đích. - Lập nhật ký thi công xây dựng công trình và bản vẽ hoàn công theo quy định. - Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định. - Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư. - Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác. 11
  19. - Tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ quản lý thi công xây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện. - Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm. + Triển khai thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận; phối hợp với các bên liên quan thường xuyên rà soát kế hoạch tổng hợp về an toàn, biện pháp đảm bảo an toàn và đề xuất điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tế thi công xây dựng. + Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường, yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động của người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường. + Khi phát hiện vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động phải có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời, quyết định việc tạm dừng thi công xây dựng đối với công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án. + Tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động. 2.3. Tư vấn giám sát Quyền hạn của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình 1. Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng. 2. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết. 3. Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận. 4. Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý. 5. Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan. 12
  20. 6. Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. Trách nhiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình 1. Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng; 2. Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng, không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình. 3. Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng. 4. Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng. 5. Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường. 6. Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử lý và hành vi vi phạm khác do mình gây ra. 2.4. Tư vấn thiết kế Quyền của tư vấn thiết kế 1. Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng. 2. Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế xây dựng và ngoài hợp đồng thiết kế xây dựng. 3. Quyền tác giả đối với thiết kế xây dựng. 4. Thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng. 5. Các quyền khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. Trách nhiệm của tư vấn thiết kế 1. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế do mình đảm nhận trong đó bao gồm nội dung quy định tại Điều 79 và Điều 80 của Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 về các yêu cầu đối với thiết kế xây dựng và nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau khi thiết kế cơ sở, chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế của nhà thầu phụ nếu có. 2. Giám sát tác giả thiết kế xây dựng trong quá trình thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định trong hợp đồng xây dựng. Điều 20 Nghị định 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2