Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 10
lượt xem 10
download
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 10 gồm có 3 chủ đề và 14 bài học, cụ thể như sau: Di sản văn hoá tỉnh Bắc Ninh; truyền thống hiếu học và khoa bảng của tỉnh Bắc Ninh; danh nhân khoa bảng tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh; đặc điểm lời ca trong dân ca quan họ Bắc Ninh;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 10
- NGUYỄN THỊ NGỌC - TRẦN VIẾT LƯU (Đồng Chủ biên) TIÊU THỊ MỸ HỒNG - VŨ ĐỨC LIÊM - PHẠM MINH TÂM NGUYỄN VĂN ĐÁP - NGUYỄN NHƯ HỌC - LÊ THỊ AN NGUYỄN MAI ANH - NGUYỄN MINH NHIÊN NGUYỄN THỊ THANH NGA - VŨ QUANG KHUÊ - TẠ THỊ LIỄU NGUYỄN THỊ VÂN - NGUYỄN TIẾN LỊCH - NGUYỄN NGHĨA TIẾN PHẠM THỊ THU PHƯƠNG - ĐẶNG THỊ THANH MAI TRẦN QUANG BẮC - PHẠM THỊ XUÂN - DƯƠNG THỊ THANH NGA NGUYỄN THỊ HẰNG - NGÔ THỊ HẠNH LAN - NGUYỄN THỊ NGUYÊN Tài liệu Giáo dục địa phương TỈNH BẮC NINH 10 1
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU Học xong bài này, em sẽ: Nhấn mạnh về yêu cầu cần đạt, năng lực và phẩm chất, thái độ học sinh cần đạt được sau khi học. Xác định nhiệm vụ, vấn đề học tập học sinh cần MỞ ĐẦU giải quyết; kết nối với những điều học sinh đã biết, nêu vấn đề nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú đối với bài mới. Với các nội dung (kênh hình, kênh chữ) thông Kiến thức mới qua các hoạt động học tập giúp học sinh khai thác, tiếp nhận bài mới. Là các câu hỏi, bài tập thực hành để củng cố luyện tập kiến thức, rèn luyện các kĩ năng gắn với kiến thức vừa học. Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải Vận dụng quyết các tình huống, vấn đề trong thực tiễn. Các câu hỏi trong bài học giúp học sinh định hướng nội dung kiến thức cần tìm hiểu. EM CÓ BIẾT? Thông tin hỗ trợ, bổ sung hoặc có tính liên môn nhằm làm rõ hơn nội dung chính. Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu để dành tặng các em học sinh lớp sau. 2
- LỜI NÓI ĐẦU Các em học sinh thân mến! Các em đang có trong tay cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 10. Tài liệu sẽ tiếp tục giúp các em có thêm những kiến thức quý báu liên quan đến tiến trình phát triển của vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc xưa và nay, làm giàu vốn tri thức lịch sử, địa lí, kinh tế, văn hoá, xã hội và bồi đắp lòng tự hào về truyền thống văn hiến của quê hương mình. Về lịch sử, các em sẽ được tìm hiểu sự ra đời và giá trị của các di sản văn hoá, các di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội truyền thống trên vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc; gắn liền với đó là những di tích, nhân vật lịch sử tiêu biểu cho truyền thống hiếu học, khoa bảng, góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước. Về địa lí, các em sẽ có thêm hiểu biết về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng tăng trưởng xanh. Về kinh tế, các em sẽ được bổ sung kiến thức về một số ngành nghề, làng nghề truyền thống, một số ngành kinh tế chủ lực hiện nay ở Bắc Ninh, xu hướng phát triển của thị trường lao động tại địa phương, từ đó có định hướng học tập, chuẩn bị kiến thức và tâm thế cho sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Về xã hội, các em sẽ có thêm kiến thức thiết thực hình thành kĩ năng phòng, chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường làng nghề. Về văn hóa, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về những giá trị nghệ thuật độc đáo trong dân ca Quan họ Bắc Ninh, về phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Tài liệu được thiết kế các hoạt động gồm: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. Hy vọng cuốn tài liệu sẽ là nhịp cầu tri thức, tiếp nối mạch nguồn truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc, trong đó vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc là một dấu ấn đậm nét. Chúc các em có những thành công mới và niềm say mê trong học tập, khám phá kho báu tri thức về truyền thống quê hương! CÁC TÁC GIẢ 3
- MỤC LỤC.Tb.HCdĐ CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG VÀ VĂN HOÁ BÀI 1: DI SẢN VĂN HOÁ TỈNH BẮC NINH ..................................................................... 5 BÀI 2: TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ KHOA BẢNG CỦA TỈNH BẮC NINH .............17 BÀI 3: DANH NHÂN KHOA BẢNG TIÊU BIỂU CỦA TỈNH BẮC NINH ..........................24 BÀI 4: HỘI LIM – QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI .....................................................................31 BÀI 5: CÂY ĐÀN THANH ĐỚI TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH ......................36 BÀI 6: HỆ THỐNG CÁC GIỌNG TRONG DÂN CA QUAN HỌ .....................................39 BÀI 7: ĐẶC ĐIỂM LỜI CA TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH .............................43 BÀI 8: TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở KHU DÂN CƯ.......47 CHỦ ĐỀ 2: ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP BÀI 9: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA TỈNH BẮC NINH...52 BÀI 10: CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG....................................................................62 BÀI 11: CÁC NGÀNH KINH TẾ CHỦ LỰC CỦA TỈNH BẮC NINH .......................................68 BÀI 12: KHÁI QUÁT CÁC NGÀNH NGHỀ CHỦ LỰC CỦA TỈNH BẮC NINH ....................79 CHỦ ĐỀ 3: CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG BÀI 13: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH ................85 BÀI 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH ........................................88 4
- CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG VÀ VĂN HOÁ Bài 1 DI SẢN VĂN HOÁ TỈNH BẮC NINH Học xong bài này, em sẽ: – Nêu được các khái niệm: di sản văn hoá, di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể. – Nêu được sự phân bố một số di sản văn hoá tiêu biểu ở tỉnh Bắc Ninh. – Trình bày được những giá trị cơ bản của các di sản văn hoá tiêu biểu ở tỉnh Bắc Ninh. Nêu được một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá ở tỉnh Bắc Ninh. – Nêu được một số việc làm cụ thể góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá của quê hương. MỞ ĐẦU Phe-xti-van “Về miền Quan họ 2019” được tổ chức vào dịp kỷ niệm 10 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là dịp để quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế về những giá trị tinh hoa, độc đáo, đặc sắc của Dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng và lịch sử truyền thống văn hóa của vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc. Sự thành công của Phe-xti-van “Về miền Quan họ 2019” là một ví dụ tiêu biểu cho việc di sản văn hoá được bảo tồn và phát huy trong cuộc sống đương đại. Vậy di sản văn hoá là gì? Tỉnh Bắc Ninh có những loại hình di sản nào? Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá được tiến hành như thế nào?... Em sẽ được tìm hiểu trong bài học này. Hình 1.1. Chương trình nghệ thuật “Rạng rỡ miền Quan họ” trong chuỗi các hoạt động của Phe-xti-van “Về miền Quan họ 2019” 5
- m Kiến thức Mới 1. Khái niệm di sản văn hoá Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo trong quá trình lịch sử, được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Di sản văn hoá gắn bó với đời sống của cá nhân và cộng đồng, là tài sản vô giá mang lại niềm tự hào và là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Di sản văn hoá vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần, phản ánh giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học,… được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2. Các di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh a) Di sản văn hoá vật thể * Di tích lịch sử – văn hoá Tính đến 31/12/2021, tỉnh Bắc Ninh có 1.589 di sản văn hoá vật thể, trong đó 643 di sản đã được xếp hạng (4 di tích lịch sử – văn hoá quốc gia đặc biệt, 204 di sản lịch sử – văn hoá quốc gia, 435 di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh). Di tích lịch sử, văn hoá ở Bắc Ninh bao gồm bốn loại hình sau: Di tích kiến trúc, nghệ thuật: Là những công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị, có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc và quê hương. Tiêu biểu của loại hình này là: chùa Dâu, chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành); chùa Phật Tích (huyện Tiên Du); chùa Phả Lại (huyện Quế Võ); chùa Dạm (thành phố Bắc Ninh); đền Đô (thành phố Từ Sơn); đền Lê Văn Thịnh (huyện Gia Bình); đền Nam Giao học tổ (huyện Thuận Thành); đình Đình Bảng (thành phố Từ Sơn); đình Đông Yên (huyện Yên Phong);… Hình 1.2. Chùa Bút Tháp Hình 1.3. Đền Đô 6
- Di tích lịch sử: Là những di tích gắn liền với những sự kiện lịch sử đã diễn ra, hoặc là nơi gắn liền với các sự kiện lịch sử hoặc các danh nhân. Tiêu biểu là đền và lăng Kinh Dương Vương ở huyện Thuận Thành (tưởng nhớ Đức Thủy tổ của người Việt), đền Lũng Khê ở huyện Thuận Thành (nơi diễn ra sự kiện Hai Bà Trưng hạ thành Luy Lâu, lật đổ ách đô hộ nhà Hán vào mùa xuân năm 40), đền Xà ở xã Tam Giang, huyện Yên Phong (điểm mở đầu của chiến tuyến Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thời Lý, nơi ra đời bài thơ “thần” Nam Quốc Sơn Hà – bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc), Thành cổ Bắc Ninh, Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Nhà lưu niệm đồng chí Ngô Gia Tự, Di tích nhà cụ Đám Thi (Từ Sơn), Di tích nhà cụ Tú Ba, Di tích núi Lim (Hồng Ân),… Hình 1.4. Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ Di tích khảo cổ học: Là những di tích và vết tích còn sót lại của quá khứ, được lưu giữ bởi con người hoặc ẩn giấu dưới lòng đất, mặt nước, trên mặt đất. Đây là nguồn sử liệu cho các nhà khảo cổ học nghiên cứu, phục dựng lại cuộc sống trong quá khứ. Tiêu biểu là Khu di tích thành cổ Luy Lâu (huyện Thuận Thành), Khu lò gốm Đương Xá (thành phố Bắc Ninh),… Danh lam thắng cảnh: Ở Bắc Ninh, danh lam thắng cảnh thường gắn liền với những di tích lịch sử, di tích văn hoá nghệ thuật. Tiêu biểu là chùa Bút Tháp, chùa Phật tích, chùa Hàm Long, chùa Phả Lại, đền và lăng Kinh Dương Vương,… Nêu các loại hình di tích lịch sử – văn hoá tiêu biểu ở Bắc Ninh. 7
- * Di vật, cổ vật, bảo vật Tính đến năm 2021, tỉnh Bắc Ninh có 14 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia. Bảng 1.1. Danh mục các hiện vật, nhóm hiện vật ở tỉnh Bắc Ninh được công nhận là Bảo vật quốc gia STT Tên Bảo vật quốc gia Nơi phát hiện/lưu giữ Đợt/năm công nhận Chùa Phật Tích 1 Tượng Phật A-di-đà Đợt 1/2012 (huyện Tiên Du) Tượng Phật nghìn mắt Chùa Bút Tháp 2 Đợt 1/2012 nghìn tay (huyện Thuận Thành) Chùa Thiền Chúng (huyện Thuận Thành), 3 Bia Xá lợi tháp minh Đợt 2/2013 hiện nay lưu giữ tại Bảo tàng Bắc Ninh Đền thờ Lê Văn Thịnh 4 Rồng đá (Xà thần) Đợt 2/2013 (huyện Gia Bình) Chùa Linh Ứng 5 Ba pho tượng Tam thế Đợt 2/2013 (huyện Thuận Thành) Chùa Phật Tích 6 Bộ tượng 10 linh xà Đợt 6/2017 (huyện Tiên Du) Vùng Dâu – Luy Lâu 7 Bộ tượng Phật Tứ Pháp Đợt 6/2017 (huyện Thuận Thành) Chùa Dạm 8 Cột đá chạm rồng Đợt 6/2017 (thành phố Bắc Ninh) Văn Miếu Bắc Ninh 9 12 bia Tiến sĩ Đợt 8/2019 (thành phố Bắc Ninh) Đình Diềm 10 Cửa võng đình Diềm Đợt 8/2019 (thành phố Bắc Ninh) Chùa Bút Tháp 11 Bộ tượng Phật Tam Thế Đợt 9/2020 (huyện Thuận Thành) Chùa Bút Tháp 12 Hương án Đợt 9/2020 (huyện Thuận Thành) Chùa Bút Tháp 13 Tòa Cửu phẩm liên hoa Đợt 9/2020 (huyện Thuận Thành) Mộc bản Hải Thượng Y Lưu trữ tại Bảo tàng 14 Đợt 10/2021 tông tâm lĩnh Bắc Ninh Hãy giới thiệu một Bảo vật quốc gia ở tỉnh Bắc Ninh mà em biết. 8
- b) Di sản văn hoá phi vật thể Tính đến năm 2020, tỉnh Bắc Ninh có 11 di sản văn hoá phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, trong đó có 4 di sản được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Bảng 1.2. Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể ở tỉnh Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại Năm STT Tên di sản Địa bàn ghi danh 1 Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Bắc Giang 2009 Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, 2 Ca trù 2009 Phú Thọ,… 3 Nghi lễ và trò chơi kéo co Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc,… 2015 Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh, 4 Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ 2016 Bắc Giang,… Bảng 1.3. Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia ở tỉnh Bắc Ninh Năm STT Tên di sản ghi danh 1 Dân ca Quan họ Bắc Ninh 2012 2 Ca trù 2012 3 Nghề Tranh dân gian Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành) 2013 Trò chơi kéo co làng Hữu Chấp (phường Hoà Long, thành phố 4 2014 Bắc Ninh) 5 Lễ hội làng Diềm(phường Hoà Long, thành phố Bắc Ninh) 2016 6 Lễ hội làng Đồng Kỵ (phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn) 2016 7 Nghề gốm Phù Lãng (xã Phù Lãng, huyện Quế Võ) 2016 8 Nghề chạm khắc gỗ Phù Khê (phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn) 2016 9 Nghề gò đồng Đại Bái (xã Đại Bái, huyện Gia Bình) 2016 10 Hát trống quân làng Bùi Xá (xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành) 2016 11 Nghề thủ công tre, trúc Xuân Lai (xã Xuân Lai, huyện Gia Bình) 2016 Hãy nhận xét sự phân bố các di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh. 9
- * Lễ hội truyền thống Bắc Ninh là “xứ sở hội hè” với hơn 500 lễ hội diễn ra suốt bốn mùa trong năm. Mùa xuân ở Bắc Ninh có hơn 400 lễ hội, tiêu biểu là hội chùa Phật Tích, hội Lim (huyện Tiên Du); hội làng Đồng Kỵ (thành phố Từ Sơn);… Mùa hè có hội Dâu (huyện Thuận Thành), hội Vân Mẫu (thành phố Bắc Ninh), hội đền Đậu (huyện Quế Võ),… Mùa thu có hội đền Phả Lại (huyện Quế Võ), hội làng Phấn Động (huyện Yên Phong), hội làng đúc đồng làng Vó (huyện Lương Tài), hội hát Trống quân ở các làng vùng Thuận Thành,… Mùa đông có hội thi bánh giầy làng Đạo Chân (thành phố Bắc Ninh),… Lễ hội ở tỉnh Bắc Ninh có quy mô từ hội làng đến liên làng và “siêu làng”. Trong đó có những lễ hội lớn với quy mô vùng miền và quốc gia như hội đền Bà Chúa Kho, hội Lim, hội đền Đô, hội Dâu,… Lễ hội ở Bắc Ninh nhằm tưởng nhớ các danh nhân, kỉ niệm những sự kiện lịch sử gắn với làng nước nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá; đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân; củng cố tính cố kết cộng đồng và là dịp kết nối các thành viên trong gia đình,… Ngày nay, lễ hội còn là cơ hội để thúc đẩy giao lưu văn hoá, quảng bá hình ảnh quê hương, góp phần phát triển kinh tế, nhất là ngành Du lịch. Hình 1.5. Hội làng Diềm Hình 1.6. Hội đền Đô 1. Giải thích nhận định: “Bắc Ninh là xứ sở hội hè”. 2. Nêu một số giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh. 3. Phát biểu cảm nghĩ của em về một lần tham gia lễ hội ở tỉnh Bắc Ninh. * Nghệ thuật trình diễn dân gian Bắc Ninh là một trong những trung tâm đầu tiên của Phật giáo, Nho giáo, vùng đất giàu có và trù phú sớm sinh ra những danh thần. Hoạt động sản xuất phát triển cùng những nhu cầu về đời sống văn hoá cao đã tạo điều kiện cho những hình thức nghệ thuật sớm xuất hiện và đạt đến trình độ uyên bác. Bắc Ninh được coi là cái nôi của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc như: dân ca Quan họ, Ca trù, hát Trống quân. Nổi bật hơn cả là dân ca Quan họ và Ca trù. 10
- – Dân ca Quan họ Bắc Ninh Năm 2009, dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Quan họ trước hết là loại hình dân ca rất phong phú về giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam, phản ánh rõ nét những nghi thức, tập quán xã hội của vùng quê Bắc Ninh như: tục “kết chạ”, tục “ngủ bọn”, tục ăn trầu têm cánh phượng. Dân ca Quan họ còn phản ánh về phương thức giao tiếp, ứng xử của con người Bắc Ninh, vừa khéo léo, tế nhị, kín đáo, vừa tình tứ và mang nhiều ý nghĩa. Hình 1.7. Hát Quan họ trên thuyền Hình 1.8. Quan họ mời trầu (hồ Nguyên Phi Ỷ Lan, thành phố Bắc Ninh) ở lễ hội làng Diềm Dân ca Quan họ Bắc Ninh có giá trị nhiều mặt, trước hết là giá trị nghệ thuật (nghệ thuật trình diễn, ca hát; nghệ thuật giao tiếp, ứng xử; nghệ thuật văn học dân gian,…). Quan họ còn mang tính cố kết cộng đồng trong làng xóm và giữa các cộng đồng với nhau. Mặt khác, Quan họ còn góp phần lưu truyền, phố biến những tri thức dân gian. – Ca trù Hát Ca trù (hay còn gọi là hát Cô đầu, hát Ả đào) là một loại hình diễn xướng bằng âm nhạc thính phòng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, là sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc. Hình 1.9. Tiết mục Ca trù biểu diễn tại Liên hoan đàn hát dân ca tỉnh Bắc Ninh năm 2019 11
- Nhiều nhà khoa học cho rằng, hát Ca trù xuất hiện từ đầu Công nguyên mà Bắc Ninh có thể là quê hương của loại hình nghệ thuật này. Nghệ thuật hát Ca trù bắt đầu phát triển rộng khắp từ thời Lý, đặc biệt hưng thịnh vào thời hậu Lê. Theo sách Bắc Ninh địa dư chí của Đỗ Trọng Vĩ ở thế kỉ XIX, tỉnh Bắc Ninh có khoảng 20 làng hát Ca trù. Hát Ca trù ở Bắc Ninh xưa có đầy đủ các hình thức: hát cửa đình, hát cửa quyền, hát thi, hát quản và hát tại gia. Trong đó, hát cửa đình là hình thức phổ biến nhất vì Bắc Ninh là xứ sở của hội hè, đình đám. Hát Ca trù là một hoạt động nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của các làng xã. Ca trù là loại hình nghệ thuật mang tính bác học, có giá trị to lớn về nghệ thuật, lịch sử và văn hoá nhưng đang có nguy cơ mai một. Vì vậy, năm 2009, UNESCO đã công nhận ca trù là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại cần phải được bảo vệ khẩn cấp. * Tập quán xã hội và tín ngưỡng Bắc Ninh là một trong những trung tâm cư trú lâu đời của người Việt cổ, là xứ sở của hội hè, đình đám,… Vì vậy, đời sống tín ngưỡng cũng như những tập quán xã hội đặc sắc đã định hình từ sớm như: thờ thần Mặt Trời, tín ngưỡng thờ Mẫu, tục “kết chạ”, “ngủ bọn”,… Nhiều trò chơi dân gian và nghi lễ đã định hình với những nét đặc trưng và phổ quát như: đánh đu, tổ tôm điếm, chọi gà, đấu vật,… Trong đó, tiêu biểu nhất là nghi lễ và trò chơi kéo co ở làng Hữu Chấp (thành phố Bắc Ninh). Hình 1.10. Trò chơi dân gian kéo co bằng tre của làng Hữu Chấp (phường Hoà Long, thành phố Bắc Ninh) 12
- Năm 2014, Trò chơi kéo co làng Hữu Chấp được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia. Năm 2015, UNESCO đã công nhận nghi lễ và trò chơi kéo co của Việt Nam (trong đó có làng Hữu Chấp), Hàn Quốc, Campuchia, Philippin là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Vì vậy, nghi lễ và trò chơi kéo co của làng Hữu Chấp không chỉ đại diện cho tỉnh Bắc Ninh mà còn đại diện cho dân tộc và quốc tế. Đây là di sản văn hoá đa quốc gia. Khác với trò chơi kéo co ở các địa phương khác, kéo co làng Hữu Chấp sử dụng thân cây tre để làm dây kéo. Việc chuẩn bị cây tre để làm thành dây kéo thể hiện rõ tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, với mong ước mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, phát triển. Nghi thức trò chơi kéo co diễn ra ở đình làng. Đội hình gồm 70 thanh niên khỏe mạnh, được chia làm hai đội; hai đầu dây kéo hướng về hai phía đông – tây. Hai đội sẽ kéo 3 keo, bên nào kéo được 2 keo là thắng. Nhưng với trò chơi kéo co ở làng Hữu Chấp, thắng thua không phải vấn đề cốt yếu mà cần vận hành theo những nguyên tắc đã được quy định. Phía đông là hướng Mặt Trời mọc, phía tây là phía Mặt Trời lặn. Sự xuất hiện và biến mất của Mặt Trời thể hiện chu trình khép kín của thời gian, luân chuyển từ ngày này sang ngày khác. Điều này thể hiện tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời, một tín ngưỡng phổ biến của cư dân trồng lúa nước. Vì vậy, đến keo thứ ba, người dân được phép vào giúp cho đội phía đông kéo để họ giành chiến thắng. 1. Nêu giá trị nổi bật của những di sản văn hoá của tỉnh Bắc Ninh đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại là gì? 2. Di sản Nghi lễ và trò chơi kéo co làng Hữu Chấp đã phản ánh điều gì trong sinh hoạt cộng đồng của nhân dân tỉnh Bắc Ninh? * Nghề thủ công truyền thống ở Bắc Ninh Nghề thủ công đã xuất hiện ở tỉnh Bắc Ninh cách đây hàng nghìn năm. Đầu Công nguyên, với vị trí là trung tâm cai trị của chính quyền đô hộ, nghề thủ công ở Bắc Ninh có điều kiện để phát triển. Tư Thế bút mực làm giàu, Trà Lâm mổ lợn, uốn câu làng Dàn. Nấu chì đã có Văn Quan Kẻ Tướng đi hát kiếm quan tiền dài Nấu dầu đã có Thanh Hoài… Trong lịch sử, nhiều nghề và làng nghề thủ công ở tỉnh Bắc Ninh đã nổi tiếng xa gần, hoạt động sầm uất như: làm gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ), đúc đồng Quảng Bố (làng Vó, huyện Lương Tài), gò và dát đồng Đại Bái (huyện Gia Bình), đúc gang Nội Trà (huyện Yên Phong), vàng tươi Đại Đồng (huyện Tiên Du), dệt lụa Vọng Nguyệt (huyện Yên Phong), làm đồ tre, trúc Xuân Lai (huyện Gia Bình), in tranh Đông Hồ (huyện Thuận Thành), làm mộc Phù Khê (thành phố Từ Sơn),… 13
- Tính đến năm 2020, tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề thủ công (30 làng nghề thủ công truyền thống). Trong đó, 4 di sản nghề thủ công truyền thống của tỉnh Bắc Ninh được ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Hình 1.11. Làng nghề gốm Phù Lãng Nêu những giá trị tốt đẹp của nghề thủ công truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh. 3. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá tiêu biểu ở tỉnh Bắc Ninh a) Sự cần thiết phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Bắc Ninh Di sản văn hoá tỉnh Bắc Ninh là tài sản vô giá của nhân dân và là một bộ phận của di sản văn hoá dân tộc và nhân loại; phản ánh rõ nét về lịch sử, tập quán, truyền thống, trí tuệ và cốt cách của con người vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc. Di sản văn hoá được hình thành, bảo lưu góp phần bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc cũng như trong xây dựng, gìn giữ và bảo vệ đất nước. Ngày nay, di sản văn hoá còn có giá trị to lớn trong đời sống xã hội, là một nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế và là cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hoá mới. b) Kết quả bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh là địa phương đi đầu cả nước trong việc sớm lập các đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch tổ chức triển khai nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt và triển khai đề án Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá đến năm 2020, đề án Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh và Ca trù giai đoạn 2013–2020,… Hình 1.12. Một buổi truyền dạy Ca trù tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bắc Ninh 14
- Tỉnh Bắc Ninh đã đầu tư và đẩy mạnh công tác xã hội hoá nhằm bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của tỉnh; lựa chọn, ưu tiên đầu tư vào các di sản mang đặc trưng tiêu biểu hoặc đang có nguy cơ mai một, thất truyền, trong đó tập trung vào ba loại hình di sản là lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian và nghề thủ công truyền thống. Tỉnh đã lập hồ sơ gần 20 di sản văn hoá phi vật thể tiêu biêu, đặc sắc và đề xuất Bộ Hình 1.13. Buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Ca trù Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Thượng Thôn (xã Đông Tiến, huyện Yên Phong) Danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Trong đó, 11 di sản đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đang trong quá trình đệ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Chủ trương xã hội hoá trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hoá đã nhận được sự ủng hộ của toàn dân. Nhiều tổ chức, cá nhân đã công đức hàng nghìn tỉ đồng để khôi phục, tu bổ di tích. Nhân dân có ý thức trách nhiệm cao trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Đây là minh chứng cho việc gắn kết giữa bảo tồn di sản và đáp ứng nhu cầu văn hoá cộng đồng. Những chính sách bảo tồn và phát huy di sản ở Bắc Ninh đều nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của quần chúng nhân dân. Tỉnh Bắc Ninh sớm đề ra chủ trương và thực hiện việc gắn bảo tồn và phát huy di sản với du lịch, gắn phát triển nghề thủ công với định hình các cụm công nghiệp làng nghề và đã đạt được một số thành tựu bước đầu. d) Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá tỉnh Bắc Ninh Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Bắc Ninh không chỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà còn là trách nhiệm của các tổ chức xã hội, của cộng đồng dân cư và của mỗi người dân. Một số giải pháp để thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá ở tỉnh Bắc Ninh là: - Nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà nước về di sản văn hoá: kịp thời đưa ra và điều chỉnh các chính sách về bảo tồn văn hoá phù hợp với thực tiễn; xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lí di sản văn hoá đủ mạnh, có tính kết nối, phối hợp chặt chẽ và linh hoạt trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Hình 1.14. Hội thi hát dân ca Quan họ cho học sinh tỉnh Bắc Ninh năm học 2018-2019 15
- - Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân, học sinh,… về giá trị của di sản văn hoá; thực hiện hiệu quả công tác giáo dục di sản văn hoá trong trường học dưới nhiều hình thức như: dạy học tại di sản, tham quan, trải nghiệm. - Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá. - Việc phát huy di sản văn hoá trong thời kì toàn cầu hoá hiện nay cần mở rộng giao lưu văn hoá nhằm làm giàu thêm bản sắc văn hoá, đồng thời lan tỏa văn hoá của vùng miền, quốc gia, dân tộc. - Gắn chặt việc bảo tồn với phát huy di sản văn hoá, khai thác hiệu quả nguồn lực của di sản nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đưa di sản vào thực tiễn cuộc sống. - Mọi công dân cần chấp hành luật pháp, chính sách và quy định về bảo tồn và phát huy di sản văn hoá; vận động người khác cùng tham gia vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá. luyện tập 1. Hoàn thành bảng thống kê về các di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh theo các nội dung: loại hình, tên di sản, xếp hạng. 2. Hãy kể tên một số di sản văn hoá tại địa phương nơi em sống. 3. Nêu tên một số di tích lịch sử – văn hoá và Bảo vật quốc gia ở tỉnh Bắc Ninh. 4. Theo em, di sản văn hoá ở tỉnh Bắc Ninh có giá trị như thế nào trong đời sống của nhân dân và sự phát triển của quê hương hiện nay? Vận dụng 1. Sưu tầm thông tin nói về chính sách của tỉnh Bắc Ninh đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh. 2. Em sẽ làm gì nếu thấy một di sản văn hoá của địa phương đang bị xâm phạm? 3. Hãy giới thiệu về một di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh (có thể viết thành bài thuyết trình, dựng thành đoạn phim ngắn, thiết kế đồ họa hoặc quay một đoạn video ngắn và đóng vai hướng dẫn viên du lịch,…). 16
- Bài 2 TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ KHOA BẢNG CỦA TỈNH BẮC NINH Học xong bài này, em sẽ: – Nêu được khái niệm truyền thống hiếu học và khoa bảng; cơ sở hình thành truyền thống hiếu học và khoa bảng của tỉnh Bắc Ninh; ý nghĩa của truyền thống hiếu học và khoa bảng đối với quê hương, đất nước. – Giải thích được một số yếu tố tác động tới việc hình thành truyền thống hiếu học và khoa bảng. Nêu được công lao, đóng góp của các nhà khoa bảng Bắc Ninh thời phong kiến với lịch sử dân tộc. – Tự hào, có ý thức noi gương và nỗ lực học tập để bồi đắp truyền thống hiếu học, khoa bảng của tỉnh Bắc Ninh. MỞ ĐẦU Bắc Ninh – Kinh Bắc là đất phát tích nhà Lý – triều đại khai mở nền văn minh Đại Việt, nơi đây từng hình thành và lan toả nhiều giá trị truyền thống, góp phần quan trọng làm rạng rỡ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, Văn Miếu Bắc Ninh còn 12 tấm bia đá lưu danh đầy đủ họ tên, quê quán, chức vị của 677 vị đại khoa. Trong số 46 vị Trạng nguyên của Việt Nam, Bắc Ninh có tới 12 vị. Thông tin trên giúp em hiểu gì về con người và vùng đất Bắc Ninh – Kinh Bắc? Kiến thức mới 1. Tìm hiểu chung về truyền thống hiếu học và khoa bảng Cùng với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn, từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Theo Từ điển tiếng Việt1: “Truyền thống hiếu học là thói quen ham thích, coi trọng việc học hành được hình 1 Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1994. 17
- thành lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác,…”. Khoa nghĩa là khoa thi; bảng là bảng đề tên người thi đỗ. Khoa bảng là người đỗ đạt trong các khoa thi thời xưa. Trong thời kì phong kiến độc lập, Em có biết? nhất là dưới thời Lê sơ, các triều đại phong kiến đều nhận thức sâu sắc Sĩ Nhiếp người nước Lỗ (Trung Quốc), được vai trò của “hiền tài” nên đã quan là vị chân Nho, làm Thứ sử Giao Châu, tâm chăm lo phát triển giáo dục. Điều hành đức giữ gìn Phật tượng ở ấp Lũng này thúc đẩy truyền thống hiếu học Chiền, Siêu Loại, Luy Lâu Thành. Lấy phát triển mạnh mẽ, từ đó nền khoa Luy Lâu Thành làm nơi ở, phụng sự đền bảng của dân tộc ta có nhiều thành thờ và bốn bên Thành Luy Lâu, đó chính tựu rực rỡ. là nơi trị sở… Bắc Ninh là nơi khởi phát của nền Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: "Nước ta giáo dục Nho học từ thời Thái thú Sĩ thông thi thư, hiểu lễ nhạc, làm một Nhiếp (thế kỉ II sau Công nguyên). nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương, Trong thời kì phong kiến độc lập (từ công đức ấy không những chỉ ở đương thế kỉ X), nhờ những điều kiện thuận thời mà còn truyền mãi đời sau, há lợi cùng ý chí của người dân nơi đây chẳng lớn sao?" đã giúp mảnh đất này trở thành cái nôi Theo Ngô Sĩ Liên, đào tạo nhân tài cho đất nước. Đại Việt sử kí toàn thư 2. Điều kiện cơ bản hình thành truyền thống hiếu học và khoa bảng của tỉnh Bắc Ninh a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Hình 2.1. Khu vực Thành nội Luy Lâu, huyện Thuận Thành Thời Bắc thuộc, Thái thú Sĩ Nhiếp – một quan chức người Hán, mở trường dạy học tại trung tâm Luy Lâu, nên Bắc Ninh cũng là nơi sớm nhất trong cả nước tiếp nhận chữ Hán và tư tưởng Nho giáo. 18
- Việc truyền bá chữ Hán và tư tưởng Nho học bắt đầu từ vùng đất Bắc Ninh có tác dụng gì? Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ nên từ xa xưa, cư dân Bắc Ninh đã có một nền nông nghiệp trồng lúa rất phát triển. Nền kinh tế nông nghiệp ổn định đã tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhiều làng xã trong tỉnh không còn mang tính thuần nông. Do vậy, làng quê Bắc Ninh thời phong kiến luôn nhộn nhịp, sầm uất, sôi động, tạo môi trường phát huy cá tính và phẩm chất người dân xứ Kinh Bắc. Thời phong kiến, Bắc Ninh không chỉ là đất phát tích ra nhà Lý mà còn là vùng đất của Phật giáo, Nho giáo, của chùa tháp, lễ hội. Bắc Ninh còn là nơi hình thành nhiều làng nghệ thuật. Hình 2.2. Đền Đô – nơi thờ các vị vua triều Lý (phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn) Triều Lý cho dựng đền Đô thể hiện điều gì? b) Yếu tố dòng họ và truyền thống Trong các yếu tố khiến cho Bắc Ninh – Kinh Bắc là nơi có truyền thống hiếu học, khoa bảng vẻ vang, yếu tố di truyền (dòng họ) có vai trò quan trọng. Thực tế cho thấy, những người sinh ra trong gia đình, gia tộc có bố mẹ, ông bà,… vốn thông mẫn thì bao giờ họ cũng học hành giỏi giang, thi cử đỗ đạt cao. Đó là những “con nhà nòi” theo cách nói dân gian. Truyền thống hiếu học, khoa bảng mang tính gia đình, dòng họ là một đặc điểm nổi bật ở tỉnh Bắc Ninh. Vì sao yếu tố dòng họ, gia đình có ảnh hưởng quyết định tới truyền thống hiếu học, khoa bảng ở tỉnh Bắc Ninh? 19
- Em có biết? Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên Bắc Ninh với bề dày lịch sử nghìn năm Theo gia phả dòng họ Nguyễn Đăng, và một bản sắc văn hoá độc đáo, hình từ năm 1443–1918, dòng họ có 91 người thành nên tính cách và phẩm chất của đỗ đạt, trong đó có 1 trạng nguyên, 1 con người xứ Kinh Bắc: cần cù, năng thám hoa, 6 tiến sĩ, 7 giám sinh, 25 hiệu động, tháo vát trong lao động; anh hùng, sinh, 2 tú tài, 5 thiếu khanh, tổng giáo và quả cảm trong đấu tranh chống ngoại huyện thừa. xâm; say mê, tài hoa trong hoạt động Theo Cổng thông tin điện tử sáng tạo nghệ thuật, góp phần làm rạng tỉnh Bắc Ninh, Dòng họ Nguyễn Đăng rỡ truyền thống của con người Bắc Ninh vùng Kinh Bắc xưa là hiếu học và khoa bảng. 3. Đặc điểm riêng về truyền thống hiếu học và khoa bảng của tỉnh Bắc Ninh a) Truyền thống hiếu học và khoa bảng hình thành sớm, phát triển rực rỡ Từ thời kì Bắc thuộc, Thái thú Sĩ Nhiếp đã cho mở trường học ngay tại thủ phủ Luy Lâu. Như vậy, ngay từ đầu Công nguyên, cư dân Bắc Ninh đã ở trong trung tâm của nền giáo dục Nho học. Do đó, có nhiều thuận lợi cho khoa cử Nho giáo phát triển ở các thế kỉ sau. Bước vào thời kì phong kiến độc lập, từ thời Lý – Trần về sau, nhà nước phong kiến ngày càng quan tâm đến giáo dục. Khoa cử Nho học đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền giáo dục của tỉnh Bắc Ninh phát triển. Trong lịch sử khoa cử Việt Nam thời phong kiến (1075–1919), Kinh Bắc có 677 vị đỗ đại khoa, chiếm 2/3 cả nước, trong đó có 43 vị đỗ Tam khôi. Truyền thống khoa bảng của Kinh Bắc phát triển rực rỡ với nhiều tên tuổi, tiêu biểu như: Lê Văn Thịnh là người đứng đầu trong kì thi đầu tiên của nước ta; Nguyễn Quan Quang là vị Trạng nguyên đầu tiên của nền khoa cử Việt Nam; khoa thi năm 1508 người Bắc Ninh đoạt danh hiệu Tam khôi gồm: Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh, Bảng nhãn Hứa Tam Tỉnh, Thám hoa Nguyễn Hữu Nghiêm. Bắc Ninh có nhà khoa bảng đậu “Tứ nguyên” – danh hiệu độc đáo nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam, là Nguyễn Đăng, thi 3 kì (Hương, Hội, Đình) đều đỗ đầu. Sau đó, triều đình lại tổ chức 1 kỳ thi “ứng chế” (thi đối đáp), ông lại đỗ đầu, nên được vua tặng danh hiệu “Tứ nguyên” độc nhất trong nước. Bắc Ninh có danh nhân khoa bảng “Lưỡng quốc Trạng nguyên” là Nguyễn Đăng Đạo, đỗ Trạng nguyên năm 1683 và khi đi sứ Trung Quốc năm 1697, ông tiếp tục được vua nước này phong Trạng nguyên. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội lớp 6
64 p | 117 | 19
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Long An lớp 6
76 p | 239 | 19
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Đà Nẵng lớp 6
48 p | 190 | 16
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước lớp 7
64 p | 108 | 16
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bình Dương lớp 6
61 p | 127 | 15
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 4
84 p | 119 | 14
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lâm Đồng lớp 6
75 p | 136 | 12
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 8
76 p | 102 | 10
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Cần Thơ lớp 10
97 p | 92 | 8
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lai Châu lớp 1
72 p | 22 | 8
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lai Châu lớp 10
76 p | 29 | 7
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lai Châu lớp 6
64 p | 50 | 7
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 6
92 p | 40 | 7
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Sóc Trăng lớp 7
75 p | 111 | 7
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lai Châu lớp 3
41 p | 22 | 6
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hồ Chí Minh lớp 7
84 p | 85 | 6
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 6
70 p | 24 | 5
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Đắk Lắk lớp 6
75 p | 77 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn