Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề điều chế kim loại lí thuyết
lượt xem 65
download
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề điều chế kim loại lí thuyết gồm 26 câu hỏi lí thuyết phần điều chế kim loại được tuyển chọn từ các đề thi Đại học, Cao đẳng. Đây là tài liệu bổ ích để các em ôn tập và luyện thi tốt, chuẩn bị cho kì thi Đại học, Cao đẳng sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề điều chế kim loại lí thuyết
- TÀI LIỆU HÓA HỌC VÔ CƠ 12 -LỚP A1 CHUYÊN ĐỀ ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI LÍ THUYẾT Câu 1: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit sau: CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hoàn toàn hỗn hợp rắn còn lại là: A. Cu, Fe, Zn, MgO B. Cu, Fe, Zn, Mg C. Cu, Fe, ZnO, MgO D. Cu, FeO, ZnO, MgO. Câu 2: Từ mỗi chất Cu(OH)2, NaCl, FeS2 lựa chọn phương pháp thích hợp (các điều kiện có đủ) để điều chế ra các kim loại tương ứng. Khi đó, số phản ứng tối thiểu phải thực hiện để điều chế được 3 kim loại Cu, Na, Fe là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6. Câu 3: Từ các chất riêng biệt: CuSO4, CaCO3, FeS để điều chế được các kim loại Cu, Ca, Fe thì số phương trình phản ứng tối thiểu phải thực hiện là (các điều kiện có đủ): A. 4 B. 5 C. 6 D. 7. Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của sự điện phân ? A. Điều chế các kim loại, một số phi kim và một số hợp chất B. Tinh chế một số kim loại như: Cu, Pb, Zn, Fe, Ag, Au C. Mạ điện để bảo vệ kim loại chống ăn mòn và tạo vẻ đẹp cho vật D. Thông qua các phản ứng điện phân để sản sinh ra dòng điện. Câu 5: Có thể thu được kim loại nào trong số các kim loại sau: Cu, Na, Ca, Al bằng cả 3 phương pháp điều chế kim loại phổ biến ? A. Na B. Ca C. Cu D. Al. Câu 6(CĐ.08): Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là: A. Al và Mg B. Na và Fe C. Cu và Ag D. Mg và Zn. Câu 7(CĐ.09): Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là: A. Cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử B. Oxi hóa ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại C. Khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại D. Cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hóa. Câu 8(ĐHKA.07): Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là: A. Na, Ca, Al B. Na, Ca, Zn C. Na, Cu, Al D. Fe, Ca, Al. Câu 9(ĐHKA.09): Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là: A. Mg, Zn, Cu B. Al, Fe, Cr C. Fe, Cu, Ag D. Ba, Ag, Au. Câu 10(CĐKA.10): Kim loại M có thể điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M là: A. Cu B. Fe C. Al D. Mg. Câu 11(KHTN.L2.12): Cho các oxit: Al2O3, MgO, Fe2O3, CuO. Oxit có thể dùng để điều chế kim loại tương ứng bằng phương pháp nhiệt luyện là: A. Fe2O3 và CuO B. CuO C. Al2O3, MgO, Fe2O3 và CuO D. MgO, Fe2O3 và CuO. Câu 12: Nhận định nào đúng về các quá trình xảy ra ở cực âm và cực dương khi điện phân dung dịch NaCl và điện phân NaCl nóng chảy ? A. ở cực âm đều là quá trình khử ion Na+, ở cực dương đều là quá trình oxi hóa ion Cl- B. ở cực âm đều là quá trình khử H2O, ở cực dương đều là quá trình oxi hóa ion Cl- C. ở cực âm điện phân dung dịch NaCl là quá trình khử ion Na+, điện phân NaCl nóng chảy là quá trình khử H2O, ở cực dương đều là quá trình oxi hóa ion Cl- D. ở cực âm điện phân dung dịch NaCl là quá trình khử H2O, điện phân NaCl nóng chảy là quá trình khử ion Na+, ở cực dương đều là quá trình oxi hóa ion Cl-. Câu 13: Khi điện phân dung dịch KCl và dung dịch CuCl2 bằng điện cực trơ, ở điện cực dương đều xảy ra quá trình đầu tiên là: A. 2H2O → O2 + 4H+ + 4e C. 2Cl- → Cl2 + 2e B. 2H2O + 2e → H2 + 2OH - D. Cu + 2e → Cu. 2+ Câu 14: Điện phân một dung dịch chứa anion NO3 và các cation kim loại có cùng nồng độ mol: Cu2+, Ag+, Pb2+, - Zn2+. Trình tự xảy ra sự khử của các cation này trên bề mặt catot là: A. Cu2+, Ag+, Pb2+, Zn2+ B. Zn2+, Pb2+, Cu2+, Ag+ 2+ + 2+ 2+ C. Pb , Ag , Cu , Zn D. Ag+, Cu2+, Pb2+, Zn2+. Câu 15: Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp các muối sau: CaCl2, FeCl3, ZnCl2, CuCl2. Ion đầu tiên bị khử ở catot là: A. Cl- B. Fe3+ C. Zn2+ D. Cu2+. Câu 16: Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp các muối sau: CaCl2, FeCl3, ZnCl2, CuCl2. Kim loại đầu tiên thoát ra ở catot là: A. Ca B. Fe C. Zn D. Cu.
- Câu 17: Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp các muối sau: NaCl, CuCl2, FeCl3, ZnCl2. Kim loại cuối cùng thoát ra ở catot trước khi có khí thoát ra là: A. Fe B. Cu C. Na D. Zn. Câu 18: Trong qua trình điện phân, các anion di chuyển về A. catot, ở đây chúng bị oxi hóa B. anot, ở đây chúng bị oxi hóa C. anot, ở đây chúng bị oxi khử C. catot, ở đây chúng bị oxi khử. Câu 19: Trong quá trình điện phân dung dịch CuCl2 bằng điện cực trơ: A. ion Cu2+ nhường electron ở anot B. ion Cl- nhận electron ở anot C. ion Cu2+ nhận electron ở catot D. ion Cl- nhường electron ở catot. Câu 20: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ có màng ngăn A. cation Na+ bị khử ở catot B. ion Cl- bị khử ở anot C. phân tử nước bị khử ở catot D. phân tử nước bị oxi hóa ở anot. Câu 21: Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với các điện cực bằng Cu, nhận thấy: A. Nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch tăng dần B. Nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch giảm dần C. Nồng độ Cu trong dung dịch không đổi 2+ D. Chỉ có nồng độ ion SO42- là thay đổi. Câu 21’: Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với các điện cực bằng graphit, nhận thấy: A. Nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch tăng dần B. Nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch giảm dần C. Nồng độ Cu2+ trong dung dịch không đổi D. Chỉ có nồng độ ion SO42- là thay đổi. Câu 22(CĐKA.10): Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng đồng (anot tan) và điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng graphit (điện cực trơ) đều có đặc điểm chung là: A. ở anot xảy ra sự oxi hóa: Cu → Cu2+ + 2e B. ở catot xảy ra sự khử: Cu2+ + 2e → Cu C. ở catot xảy ra sự oxi hóa: 2H2O + 2e → 2OH- + H2 D. ở anot xảy ra sự khử: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e. Câu 23(ĐHKA.08): Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra: A. Sự oxi hóa ion Cl- B. Sự oxi hóa ion Na+ C. Sự khử ion Cl- D. Sự khử ion Na+. Câu 24(ĐHKA.10): Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là: A. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại B. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện C. Đều sinh ra Cu ở cực âm D. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hóa Cl-. Câu 25(ĐHKA.10): Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là: A. khí Cl2 và H2 B. khí Cl2 và O2 C. khí H2 và O2 D. Chỉ có khí Cl2. Câu 26(ĐHKA.11): Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng Fe, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì: A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl- B. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl- C. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl- D. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl-. Practice makes perfect HIỆN TƯỢNG MA TRƠI LÀ CÓ MA THẬT KHÔNG? Trong một cuốn truyện của nhà văn hào Nga Gogol có viết một đoạn như sau: “Một viên quan bị trúng phép ma, mơ màng đi vào thế giới ma quỷ. Ở bãi tha ma, ông ta nhìn thấy một ngôi mộ bên đường bắn ra các tia lửa lấp loáng. Ông ta đến gần, hai tay vồ lấy, chăm chú nhìn, tia lửa tắt mất. Thế nhưng cách ông ta không xa, tia lửa ấy lại xuất hiện. Nếu bạn có dịp đi ngang qua các nghĩa trang vào ban đêm thì bạn sẽ thấy một số ngôi mộ tỏa ra những ngọn lửa màu xanh lãng đãng, lập lòe mà dân gian thường gọi là “ma trơi”. Thật ra chẳng có ma quỷ gì cả. Trong cơ thể người và động vật có nhiều photphua, sau khi chết, cơ thể sẽ tiêu hủy và sinh ra hidrophotphua (phophin PH3). Photphin (PH3) bốc cháy trong không khí ở 150 độ C, nhưng nếu có lẫn điphotphin (P2H4) thì cả hai sẽ tự bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường. Chúng xuất hiện ở những nơi có sự thối rữa chất hữu cơ giàu photpho mà không có không khí, như các đầm lầy, nghĩa địa… Hàm lượng photpho trong cơ thể người rất lớn, trung bình người nặng 50 kg thì có khoảng 600 g photpho. Chúng len lỏi theo đất thát ra và bốc cháy khi tiếp xúc với không khí trên mặt đất: 2P2H4 + 7O2 -> P4H10 + 4H2O 4PH3 + 8O2 -> P4H10 +
- 6H2O Sản phẩm cháy là têtra photpho decaoxit P4H10, chất này tác dụng với hơi ẩm trong không khí tạo thành các hạt axit tetra meta photphoric, làm thành các vành đai trắng mờ lan rộng: P4H10 + 2 H2O -> (HPO3)4 Đó chính là nguyên nhân tạo những ngọn lửa lập lòe. Bất kể ngày hay đêm dều có ngọn lửa bay ra ở các bãi tha ma, chỉ có điều ban ngày ánh sáng mặt trời quá mạnh nên ta không nhìn thấy được ma trơi. Photpho do nhà giả kim thuật (ngươi Đức) là hambourg tìm ra vào năm 1669 theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “lửa ma”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề dãy điện hoá kim loại bài tập (N1)
3 p | 865 | 264
-
Tài liệu Hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề sắt và hợp chất bài tập (N2)
2 p | 651 | 166
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề kim loại kiềm - kiềm thổ bài tập
3 p | 635 | 162
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề nhôm và hợp chất bài tập (N1)
3 p | 694 | 155
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề dãy điện hoá kim loại bài tập (N2)
2 p | 479 | 125
-
Tài liệu Hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề sắt và hợp chất bài tập (N1)
3 p | 536 | 114
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề nhôm và hợp chất bài tập (N2)
2 p | 566 | 103
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề kim loại - hợp kim bài tập (N1)
2 p | 613 | 96
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề dãy điện hoá kim loại lí thuyết (N1)
2 p | 431 | 87
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề điều chế kim loại bài tập (N2)
2 p | 571 | 85
-
Phần 2: Tuyển tập 35 công thức giải nhanh Hóa học vô cơ
10 p | 377 | 81
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề kim loại - hợp kim bài tập (N2)
3 p | 459 | 77
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề dãy điện hoá kim loại lí thuyết (N2)
3 p | 367 | 64
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề điều chế kim loại bài tập (N1)
3 p | 444 | 63
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề kim loại - hợp kim lí thuyết
4 p | 359 | 50
-
Kiến thức về sơ đồ và chuỗi phản ứng Hóa học vô cơ : Phần 1 (Bản năm 2013)
28 p | 143 | 19
-
Bài tập trọng tâm thi đại học năm 2014: Chuyên đề 9 - Tổng hợp các kiến thức của chương trình Hóa học vô cơ
8 p | 109 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn