Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề kim loại - hợp kim bài tập (N1)
lượt xem 96
download
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề kim loại - hợp kim bài tập (N1) gồm 32 câu hỏi được tuyển chọn từ các đề thi Đại học, Cao đẳng với hai dạng toán: bài toán kim loại với phi kim; bài tóan kim loại tác dụng với axit loại 1. Đây là tài liệu bổ ích để các em ôn tập và luyện thi tốt, chuẩn bị cho kì thi Đại học, Cao đẳng sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề kim loại - hợp kim bài tập (N1)
- TÀI LIỆU HÓA HỌC VÔ CƠ 12 -LỚP A1 CHUYÊN ĐỀ KIM LOẠI - HỢP KIM BÀI TẬP (N1) Dạng 1: Bài toán KL + PK Dạng 2: BT KL t/d với axit loại 1 + KL + O2 → {hh oxit} - ct: mmuối = mKL + mgốc axit + KL + S → {hh crắn} Câu 1: Đốt cháy m gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Cu, Zn thu được 34,5 gam hỗn hợp chất rắn X gồm 4 oxit kim loại. Để hòa tan hết hỗn hợp X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl. Vậy giá trị của m là: A. 28,1 B. 21,7 C. 31,3 D. 24,9. Câu 2: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Cu, Fe ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là: A. 15 ml B. 30 ml C. 45 ml D. 50 ml. Câu 3: Cho 40 gam hỗn hợp X gồm Au, Ag, Fe, Zn tác dụng với oxi dư nung nóng thu được 46,4 gam chất rắn Y. Thể tích dung dịch H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml) có khả năng phản ứng với chất rắn Y là: A. 257,95 ml B. 334,86 ml C. 85,96 ml D. 171,93 ml. Câu 4: Đốt cháy a gam bột Fe thu được b gam hỗn hợp X gồm FeO,Fe3O4, Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3). Để hòa tan hết b gam X cần vừa đủ 80 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị a, b lần lượt là: A. 1,68; 2,32 B. 1,12; 1,76 C. 4,00; 4,64 D. 2,24; 3,48. Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Zn ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được 2,81 gam hh Y gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn lượng Y ở trên vào axit H2SO4 loãng (vừa đủ). Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 6,81 gam hỗn hợp muối sunfat khan. Giá trị của m là: A. 4,00 B. 4,02 C. 2,01 D. 6,03. Câu 6: Nhiệt phân hòa toàn 15,8 gam KMnO4 rồi cho toàn bộ khí O2 thu được phản ứng hết với 11,7 gam kim loại R có hóa trị không đổi thu được chất rắn A, cho A tác dụng với HCl dư thu được 1,792 lít khí H 2 (đktc). Xác định kim loại R? A. Mg B. Al C. Fe D. Zn. Câu 7(CĐ.09): Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là: A. 400 ml B. 200 ml C. 800 ml D. 600 ml. Câu 8(CĐKB.11): Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là: A. 8,96 lít B. 4,48 lít C. 11,20 lít D. 17,92 lít. Câu 9(ĐHKA.08): Cho 2,13 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại là Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi, thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là: A. 50 ml B. 57 ml C. 75 ml D. 90 ml. Câu 10(ĐHKA.07): Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml dung dịch H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là: A. 6,81 gam B. 4,81 gam C. 5,81 gam D. 5,82 gam. Câu 11(CĐ.08): Trộn 5,6 gam bột Fe với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc). Giá trị của V là: A. 2,80 B. 3,36 C. 3,08 D. 4,48. Câu 12: Trộn bột lưu huỳnh với bột một kim loại M (hóa trị II) được 25,9 gam hỗn hợp X. Cho X vào bình kín không chứa không khí, đốt nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn Y. Biết Y tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư cho 0,3 mol khí Z có dZ/H2 = 11,67. Kim loại M là: A. Fe B. Zn C. Pb D. Mg. Câu 13: Nung m gam hỗn hợp bột Fe và S trong bình kín không có không khí. Sau phản ứng đem phần rắn thu được hòa tan vào lượng dư dung dịch HCl được 3,8 gam chất rắn X không tan, dung dịch Y và 0,2 mol khí Z. Dẫn Z qua dung dịch Cu(NO3)2 dư, thu được 9,6 gam kết tủa đen. Giá trị của m là: A. 11,2 B. 18,2 C. 15,6 D. 18,4. Câu 14: Nung nóng hỗn hợp 5,6 gam bột Fe với 4 gam bột S trong bình kín (không có không khí) một thời gian thu được hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, Fe và S dư. Cho X tan hết trong axit H2SO4 đặc nóng dư được V lít khí SO2. Giá trị của V là: A. 11,76 B. 3,36 C. 8,96 D. 11,65. Câu 15: Nung m gam Fe trong 3,2 gam bột S phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Hòa tan chất rắn X trong dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 7,4. m là: A. 22,4 B. 44,8 C. 23,5 D. 22,5. Câu 15’(LTV.L2.12): Nung 28 gam Fe với 16 gam S ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y đối với H 2 là 10,6. Hiệu suất của phản ứng giữa Fe và S là: A. 50% B. 60% C. 70% D. 80%.
- Câu 16(CĐ.09): Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là: A. Mg B. Ca C. Be D. Cu. Câu 17: Cho 1,04 gam hỗn hợp 2 kim loại A và B tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Khối lương hỗn hợp muối là:A. 3,92 gam B. 1,96 gam C. 3,52 gam D. 5,88 gam. Câu 18: Cho 2,29 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Mg, Zn tan hết trong HCl dư giải phóng 2,912 lít H2 đktc. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 2,29 gam hh thu được m gam hỗn hợp 3 oxit. Giá trị m là: A. 4,37 B. 2,185 C. 4,5 D. 4,85. Câu 19: Cho 5,0 gam hỗn hợp Mg và Zn vào 200 ml dung dịch HCl 0,75M. Hãy cho biết kết luận nào sau đây đúng nhất ? A. Hỗn hợp kim loại chưa tan hết B. Hỗn hợp kim loại tan vừa hết C. Mg tan hết, HCl hết, Zn dư D. Hỗn hợp kim loại tan hết, HCl dư. Câu 20: Cho 5,6 gam Fe và 2,4 gam Mg vào bình chứa 200 gam dung dịch HCl thấy khối lượng bình tăng 7,7 gam. Xác định số mol muối FeCl2 trong dung dịch ?A. 0,6 mol B. 0,75 mol C. 0,05 mol D. 0,1 mol. Câu 21: Cho 8,5 gam hỗn hợp X gồm Na và K vào 200 ml dung dịch HCl 1M thu được 3,36 lít H2 (đktc). Xác định khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng: A. 15,8 g B. 18,5 g C. 17,3 g D. 13,7g. Câu 22: Cho 15,6 gam kim loại R vào dd H2SO4 loãng dư thấy khối lượng dd tăng 15,12 gam. Xác định khối lượng muối thu được trong dd sau pứng ? A. 36,64 g B. 34,68 g C. 36,84 g D. 38,64 g. Câu 23: Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm Zn và kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 1,12 lít (ở đktc). Kim loại X là: A. Ba B. Ca C. Mg D. Fe. Câu 24(CĐ.08): Cho 13,5 gam hh (Al, Cr, Fe, Mg) tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 47,1 g B. 30,3 g C. 80,7 g D. 45,5 g. Câu 25: Cho m gam Na tan hết vào 100 ml dung dịch gồm (H2SO4 0,5M và HCl 1M) thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dich sau phản ứng khối lượng chất rắn thu được là: A. 18,55 g B. 17,55 g C. 20,95 g D. 12,95 g. Câu 26: Hòa tan m gam hỗn hợp X (gồm Al, Fe, Zn và Mg) bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dung dịch axit tăng thêm (m - 2) gam. Khối lượng (gam) của muối tạo thành trong dd sau phản ứng là: A. m + 34,5 B. m + 35,5 C. m + 69 D. m + 71. Câu 26’(KHTN.L5.12): Hòa tan 9,14 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí X (đktc), dung dịch Y và 2,54 gam chất rắn Z. Khối lượng muối clorua có trong dung dịch Y là: A. 19,025 gam B. 21,565 gam C. 31,45 gam D. 33,99 gam. Câu 27(CĐKA.07): Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,344 lít khí hiđro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 9,52 g B. 10,27 g C. 8,98 g D. 7,25 g. Câu 28(CĐ.08): Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H 2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là: A. 38,93 g B. 25,95 g C. 103,85 g D. 77,86 g. Câu 29(CĐKB.11): Để hòa tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp kim loại gồm kim loại R (chỉ có hóa trị II) và oxit của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là: A. Ba B. Be C. Mg D. Ca. Câu 30(ĐHKA.09): Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là: A. 97,80 g B. 101,48 g C. 88,20 g D. 101,68 g. Câu 31(ĐHKA.07): Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dd không đổi). Dung dịch Y có pH là: A. 1 B. 6 C. 7 D. 2. Câu 32(SP.L5.12): Cho 7,8 gam kali tác dụng với 1 lít dung dịch HCl 0,1M sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của V và m lần lượt là: A. 2,24 và 7,45 B. 2,24 và 13,05 C. 1,12 và 11,35 D. 1,12 và 3,725. Câu 32’(ĐHKA.09): Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít H2 (ở đktc). Thể tích khí oxi cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là (MSn = 119): A. 2,80 lít B. 3,92 lít C. 4,48 lít D. 1,68 lít.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề dãy điện hoá kim loại bài tập (N1)
3 p | 865 | 264
-
Tài liệu Hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề sắt và hợp chất bài tập (N2)
2 p | 657 | 166
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề kim loại kiềm - kiềm thổ bài tập
3 p | 638 | 162
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề nhôm và hợp chất bài tập (N1)
3 p | 695 | 155
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề dãy điện hoá kim loại bài tập (N2)
2 p | 479 | 125
-
Tài liệu Hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề sắt và hợp chất bài tập (N1)
3 p | 536 | 114
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề nhôm và hợp chất bài tập (N2)
2 p | 567 | 103
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề dãy điện hoá kim loại lí thuyết (N1)
2 p | 431 | 87
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề điều chế kim loại bài tập (N2)
2 p | 571 | 85
-
Phần 2: Tuyển tập 35 công thức giải nhanh Hóa học vô cơ
10 p | 381 | 81
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề kim loại - hợp kim bài tập (N2)
3 p | 462 | 77
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề điều chế kim loại lí thuyết
3 p | 434 | 65
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề dãy điện hoá kim loại lí thuyết (N2)
3 p | 371 | 64
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề điều chế kim loại bài tập (N1)
3 p | 445 | 63
-
Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề kim loại - hợp kim lí thuyết
4 p | 360 | 50
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng một số công thức để giải nhanh bài tập trắc nghiệm trong hóa học vô cơ
50 p | 194 | 32
-
Bài tập trọng tâm thi đại học năm 2014: Chuyên đề 9 - Tổng hợp các kiến thức của chương trình Hóa học vô cơ
8 p | 110 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn