intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề kim loại - hợp kim bài tập (N2)

Chia sẻ: Lê Đức Nhiên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

463
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề kim loại - hợp kim bài tập (N2) gồm 32 câu hỏi lí thuyết phần kim loại hợp kim được tuyển chọn từ các đề thi Đại học, Cao đẳng với dạng bài tập kim loại tác dụng với axit loại 2. Đây là tài liệu bổ ích để các em ôn tập và luyện thi tốt, chuẩn bị cho kì thi Đại học, Cao đẳng sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề kim loại - hợp kim bài tập (N2)

  1. TÀI LIỆU HÓA HỌC VÔ CƠ 12 -LỚP A1 CHUYÊN ĐỀ KIM LOẠI - HỢP KIM BÀI TẬP (N2) Dạng 3: BT KL t/d với axit loại 2 + HNO3 + H2SO4 (đặc nóng) + NO3- trong môi trường H+. Câu 1(ĐHKA.08): Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị c ủa V là: A. 0,672 B. 0,448 C. 0,746 D. 1,792. Câu 2: Hòa tan 9,6 gam bột Cu bằng 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,5M và H2SO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cô cạn cẩn thận X được khối lượng muối khan là: A. 35 gam B. 28,2 gam C. 24 gam D. 25,4 gam. Câu 3: Cho 1,92 gam bột Cu vào 100 ml dung dịch hỗn hợp (gồm KNO3 0,16M và H2SO4 0,5M) thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Để kết tủa toàn bộ Cu2+ trong X cần tối thiểu V lít dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là: A. 0,184 lít B. 0,168 lít C. 0,048 lít D. 0,256 lít. Câu 4(ĐDT.L7.11): Nhúng thanh kim loại R hóa trị II vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl và 0,04 mol Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng kết thúc thu được sản phẩm khử chỉ gồm NO và H2. Lấy thanh kim loại R ra thấy khối lượng giảm 2,24 gam. Xác định kim loại R: A. Sn B. Mg C. Cu D. Zn. Câu 5(ĐHKB.11): Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4:1) vào 30 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là: A. 4 B. 3 C. 1 D. 2. Câu 6(SP.L2.12): Cho 1,28 gam Cu vào 100 ml dung dịch gồm NaNO3 0,15M và H2SO4 0,2M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được NO duy nhất và đem cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp muối khan có khối lượng là: A. 3,535 B. 3,225 C. 2,575 D. 3,195. Câu 7(ĐHKA.11): Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là: A. 19,76 gam B. 22,56 gam C. 20,16 gam D. 19,20 gam. Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng HNO3 thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X so với H2 bằng 19. Giá trị của V là: A. 3,36 lít B. 2,24 lít C. 5,6 lít D. 4,48 lít. Câu 9: Hỗn hợp X gồm (Mg, Al, Zn) có khối lượng 8,6 gam được chia làm 2 phần bằng nhau: Phần 1: đem đốt cháy hoàn toàn trong O2 dư thu được 7,5 gam hỗn hợp oxit Phần 2: hòa tan hoàn toàn trong HNO3 đặc nóng, dư được V lít (đktc) khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị V là: A. 8,96 lít B. 6,72 lít C. 3,36 lít D. 11,2 lít. Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí (NO, NO2) có khối lượng 12,2 gam. Khối lượng muối nitrat sinh ra là (biết chỉ xảy ra 2 quá trình khử). A. 30,6 g B. 39,9 g C. 43,0 g D. 55,4 g. Câu 11: Cho m gam Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y gồm NO2 và NO (đktc). Tỉ khối của Y so với H2 là 19. Giá trị m là: A. 19,2 g B. 12,8 g C. 6,4 g D. 9,6 g. Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Al trong dung dịch HNO3 loãng, nóng dư thu được 8,4 lít khí NO (đktc) (NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3). Xác định khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng: A. 89,57 g B. 89,75 g C. 87,95 g D. 85,79 g. Câu 13: Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B hóa trị không đổi tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng và HCl dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Mặt khác hòa tan hết m/2 gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít NO (đktc). Giá trị V là: A. 0,747 lít B. 1,746 lít C. 0,323 lít D. 1,494 lít. Câu 14: Hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn. Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 10,08 lít H2 (đktc). Mặt khác, nếu hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được bao nhiêu lít NO (đktc): A. 6,72 lít B. 7,84 lít C. 10,08 lít D. 8,96 lít. Câu 15: Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, nóng dư thu được 8,9 gam hỗn hợp khí X gồm N2O và NO. Tỉ khối của hỗn hợp khí X đối với H2 là 17,8. Giá trị của m là: A. 12,15 g B. 11,25 g C. 18,75 g D. 13,5 g.
  2. Câu 16(CĐ.09): Hòa tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dung dịch NaOH dư vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là: A. 19,53% B. 12,80% C. 10,52% D. 15,25%. Câu 17(ĐHKB.08): Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là: A. 11,5 gam B. 10,5 gam C. 12,3 gam D. 15,6 gam. Câu 18(ĐHKB.10): Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là:A. 0,12 B. 0,14 C. 0,16 D. 0,18. Câu 19(ĐHKA.09): Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là: A. N2O và Fe B. NO2 và Al C. N2O và Al D. NO và Mg. Câu 20: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là: A. 13,32 g B. 13,92 g C. 8,88 g D. 6,52 g. Câu 21(LTV.L2.12): Hòa tan hết 3,6 gam Mg bằng lượng vừa đủ V lít dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,224 lít khí N2 (đktc). V có giá trị bằng: A. 0,37 lít B. 0,24 lít C. 0,36 lít D. 0,48 lít. Câu 22(CĐ.08): Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Khí X là: A. NO B. NO2 C. N2 D. N2O. Câu 23(CĐKA.10): Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hòa toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam gam muối khan. Khí X là: A. N2O B. NO C. N2 D. NO2. Câu 24(CĐKB.11): Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là: A. 37,80 gam B. 18,90 gam C. 39,80 gam D. 28,35 gam. Câu 25(ĐHKB.08): Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là: A. 8,88 gam B. 13,92 gam C. 6,52 gam D. 13,32 gam. Câu 26(ĐHKA.09): Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp Y đối với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 34,08 B. 38,34 C. 106,38 D. 97,98. Câu 27(ĐDT.L5.11): Cho 4,368 gam bột Fe tác dụng hết với m gam bột lưu huỳnh ở nhiệt độ cao được 7,248 gam chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc nóng được dung dịch Y gồm muối nitrat và axit H2SO4, đồng thời giải phóng ra a mol NO2. Tính a? A. 0,774 mol B. 0,234 mol C. 0,645 mol D. 0,826 mol . Câu 28: Khi cho 9,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thấy có 0,5 mol H2SO4 tham gia phản ứng thu được dung dịch X và sản phẩm khử Y. Chất Y là: A. SO2 B. S C. H2S D. H2. Câu 29: Cho 8,37 gam hỗn hợp (Fe, Cu, Al) tác dụng hoàn toàn với lượng dư axit H2SO4 đặc nóng được 0,2 mol SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng (gam) muối tạo thành là: A. 27,57 g B. 21,17 g C. 46,77 g D. 11,57 g. Câu 30: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X (Cu, Ag) trong dung dịch chứa 2 axit HNO3, H2SO4 thu được dung dịch Y chứa 7,06 gam muối và hỗn hợp khí Z chứa 0,05 mol NO2 và 0,01 mol SO2. Giá trị của m là: A. 2,58 g B. 3,00 g C. 3,06 g D. 3,32 g. Câu 31: Hòa tan hòn toàn m gam hỗn hợp (Fe, Cu) vào dung dịch HNO3 đặc nóng, dư được 2,24 lít khí màu nâu (ở đktc). Nếu thay axit HNO3 bằng axit H2SO4 đặc nóng dư thì thể tích khí SO2 (đktc) thu được sau phản ứng là bao nhiêu ? (giả sử trong mỗi trường hợp chỉ xảy ra sự khử duy nhất). A. 22,4 lít B. 11,2 lít C. 2,24 lít D. 1,12 lít. Câu 32(ĐDT.L2.08): 4,55 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe hòa tan hết trong dung dịch HCl dư được 0,175 mol H 2; 4,55 gam hỗn hợp kể trên phản ứng hết với HNO3 được sản phẩm khử duy nhất là 0,125 mol NO. Tính tỉ lệ %
  3. khối lượng Fe trong hỗn hợp đầu: A. 50% B. 45% C. 40,5% D. 30,77%. Câu 32’: Hỗn hợp M gồm 0,04 mol Al và 0,06 mol Mg. Nếu đem hỗn hợp này hòa tan hoàn toàn trong HNO 3 dư được 0,03 mol sản phẩm khử duy nhất X. Nếu đem hòa tan hỗn hợp đó trong H2SO4 đặc nóng dư cũng thu được 0,03 mol sản phẩm khử duy nhất Y. X và Y lần lượt là: A. NO2 và H2S B. NO2 và SO2 C. NO và SO2 D. NH4NO3 và H2S.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2