intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề dãy điện hoá kim loại lí thuyết (N1)

Chia sẻ: Lê Đức Nhiên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

432
lượt xem
87
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề dãy điện hoá kim loại lí thuyết (N1)gồm 34 câu hỏi được tuyển chọn từ các đề thi Đại học, Cao đẳng. Đây là tài liệu bổ ích để các em ôn tập và luyện thi tốt, chuẩn bị cho kì thi Đại học, Cao đẳng sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu hóa học vô cơ 12 - Lớp A1: Chuyên đề dãy điện hoá kim loại lí thuyết (N1)

  1. TÀI LIỆU HÓA HỌC VÔ CƠ 12 -LỚP A1 CHUYÊN ĐỀ DÃY ĐIỆN HÓA KIM LOẠI LÍ THUYẾT (N1) Câu 1: Trong dãy điện hóa của kim loại, vị trí một số cặp oxi hóa – khử được sắp xếp như sau: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Ni2+/Ni; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag . Hãy cho biết trong số các kim loại Al, Fe, Ni, Ag kim loại nào phản ứng được với dung dịch muối sắt (III): A. Al, Fe, Ni, Ag B. Al, Fe, Ni C. Al, Ni, Ag D. Al, Ni. Câu 2: Cho một lá Fe lần lượt vào từng dung dịch muối sau: ZnCl2 (1), CuSO4 (2), AgNO3 (3), AlCl3 (4), Fe2(SO4)3 (5) các trường hợp có phản ứng xảy ra là: A. (1), (2), (3), (5) B. (2), (3), (5) C. (2), (3), (4), (5) D. (1), (2), (3), (5). Câu 3(CĐ.09): Thứ tự một số cặp oxi hóa khử trong dãy điện hóa như sau: Mg2+/Mg, Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dd là: A. Fe, Cu, Ag+ B. Mg, Fe2+, Ag C. Mg, Cu, Cu2+ D. Mg, Fe, Cu. Câu 4(CĐKA.10): Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn, Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là: A. Zn, Ag+ B. Zn, Cu2+ C. Ag, Fe3+ D. Ag, Cu2+. Câu 5(CĐKA.10): Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là: A. (1), (3), (4) B. (1), (4), (5) C. (1), (2), (3) D. (1), (3), (5). Câu 6(CĐKA.11): Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là: A. Cr2+, Cu2+, Ag+ B. Zn2+, Cu2+, Ag+ C. Cr2+, Au3+, Fe3+ D. Fe3+, Cu2+, Ag+ . Câu 7(CĐ.08): Cặp chất không xảy ra phản ứng hóa học là: A. Cu + dung dịch FeCl3 B. Fe + dung dịch HCl C. Fe + dung dịch FeCl3 D. Cu + dung dịch FeCl2. Câu 8(CĐKA.07): Để khử ion Fe trong dung dịch thành Fe có thể dùng một lượng dư: 3+ 2+ A. kim loại Mg B. kim loại Cu C. kim loại Ba D. kim loại Ag. Câu 9(CĐKA.07): Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại A. Fe B. Na C. K D. Ba. Câu 10(CĐKA.07): Thứ tự một số cặp chất oxi hóa – khử trong dãy điện hóa như sau: Fe /Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+ 2+ Các cặp chất không phản ứng với nhau là: A. Fe và dung dịch CuCl2 B. Fe và dung dịch FeCl3 C. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2 D. Cu và dung dịch FeCl3 . Câu 11: Nhúng một lá Zn vào dung dịch Co thấy có một lớp Co bám trên lá Zn. Nếu nhúng lá Pb vào dung dịch 2+ Co2+ không thấy hiện tượng gì. Thứ tự các cặp oxi hóa khử được sắp xếp theo thứ tự tính oxi hóa tăng dần của các ion kim loại là: A. Zn2+/Zn < Pb2+/Pb < Co2+/Co B. Pb2+/Pb < Zn2+/Zn < Co2+/Co C. Zn2+/Zn < Co2+/Co < Pb2+/Pb D. Co2+/Co < Zn2+/Zn < Pb2+/Pb. Câu 12(CĐKA.07): Cho các ion kim loại: Zn , Sn , Ni , Fe , Pb . Thứ tự tính oxi hóa giảm dần là: 2+ 2+ 2+ 2+ 2+ A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+ B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+ 2+ 2+ 2+ 2+ 2+ C. Zn > Sn > Ni > Fe > Pb D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+. Câu 13: Cho các phản ứng:(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag ↓ ; (2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2 ↑ Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là: A. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+ B. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+ C. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+ C. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+. Câu 14(ĐHKA.11): Cho các phản ứng sau: Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2; AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag. Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính tính oxi hóa của các ion kim loại là: A. Fe2+, Ag+, Fe3+ B. Ag+, Fe2+, Fe3+ C. Fe2+, Fe3+, Ag+ D. Ag+, Fe3+, Fe2+. Câu 15(ĐHKA.07): Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính tính oxi hóa là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag ): A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+ B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+ C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+ D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+. 2+ → Câu 16: Cho các phản ứng sau: 2Al + 3Fe 2Al + 3Fe. Hãy cho biết thông tin nào dưới đây không đúng? 3+ Tính oxi hóa của Al < Fe (1); Tính khử của Al > Fe(2); Tính oxi hóa của Al3+ > Fe2+(3); Tính khử của Fe > Al(4); 3+ 2+ A. (1), (2) B. (3), (4) C. (1), (4) D. (2), (3). Câu 17: Phản ứng: Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2 chứng tỏ A. ion Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe3+ C. ion Fe3+ có tính khử mạnh hơn ion Fe2+ B. ion Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu2+ D. ion Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn ion Cu2+ Câu 18(ĐHKA.07): Mệnh đề không đúng là: A. Fe2+ oxi hóa được Cu B. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+ D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, + Ag .
  2. Câu 19(CĐ.08): Cho phản ứng hóa học Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Trong phản ứng trên xảy ra: A. Sự khử Fe và sự oxi hóa Cu 2+ B. Sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+ C. Sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu D. Sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. Câu 20(CĐ.08): Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau: X + 2YCl3 → XCl2 + 2YCl2; Y + XCl2 → YCl2 + X. Phát biểu đúng là: A. ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+ B. Kim loại X khử được ion Y2+ C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y D. ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+. Câu 21(ĐDT.L1.12): Cho hỗn hợp các kim loại Fe, Cu, Al vào dung dịch AgNO3. Sau khi kết thúc phản ứng được dung dịch có màu xanh và rắn B gồm các kim loại. B gồm kim loại nào A. Ag, Fe B. Ag, Cu C. Al, Cu, Ag D. Fe, Cu, Ag. Câu 22: Bột Ag có lẫn tạp chất là bột Fe, bột Cu và bột Pb. Muốn có Ag tinh khiết có thể ngâm hỗn hợp bột vào một lượng dư dung dịch X, sau đó lọc lấy Ag. Hỏi dung dịch X chứa chất nào: A. AgNO3 B. HCl C. NaOH D. H2SO4. Câu 23: Cho Fe vào dung dịch chứa AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được một dung dịch X và kết tủa Y. Trong dung dịch X có chứa: A. Fe(NO3)2, AgNO3 B. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3 C. Fe(NO3)3, AgNO3 D. Fe(NO3)2. Câu 24: Trong các kim loại sau kim loại nào không có khả năng phản ứng với dung dịch CuCl2 không tạo ra kim loại A. Na B. Fe C. Mg D. Zn. Câu 25: Cho hỗn hợp bột gồm Mg và Zn vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 sau phản ứng được dung dịch A gồm 2 muối . Hai muối trong dung dịch A là: A. Zn(NO3)2 và AgNO3 B. Mg(NO3)2 và Zn(NO3)2 C. Mg(NO3)2 và Cu(NO3)2 D. Mg(NO3)2 và AgNO3 . Câu 26(SP.L5.12): Cho hỗn hợp X gồm Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Z thu được kết tủa gồm 2 hiđrôxit kim loại. Dung dịch Z chứa A. Zn(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3 B. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2 C. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 D. Zn(NO3)2, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 Câu 27: Hỗn hợp X gồm 3 kim loại: Fe, Ag, Cu. Cho X vào dung dịch Y chỉ chứa một chất tan, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thấy Fe và Cu tan hết và còn lại Ag không tan đúng bằng lượng Ag vốn có trong hỗn hợp X. Chất tan trong dung dịch Y là: A. AgNO3 B. Cu(NO3)2 C. Fe2(SO4)3 D. FeSO4. Câu 28: Cho hỗn hợp Mg, Zn vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 được dung dịch X và chất rắn Y gồm 3 kim loại. Vậy chất rắn Y gồm: A. Mg, Fe, Cu B. Zn, Cu, Ag C. Mg, Cu, Ag D. Mg, Fe, Ag. Câu 29(CĐ.08): Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm 3 kim loại là: A. Fe, Cu, Ag B. Al, Cu, Ag C. Al, Fe, Cu D. Al, Fe, Ag. Câu 30(CĐ.08): Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa các chất tan là: A. Fe2(SO4)3 và H2SO4 B. FeSO4 C. Fe2(SO4)3 D. FeSO4 và H2SO4. Câu 31(ĐHKB.08): Hỗn hợp chất rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch: A. NaOH dư B. HCl dư C. AgNO3 dư D. NH3 dư. Câu 32(ĐHKA.09): Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là: A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2 C. Fe(NO3)2 và AgNO3 D. AgNO3 và Zn(NO3)2 Câu 33(ĐHKA.08): X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là: (biết thứ tự dãy thế điện hóa: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag). A. Ag, Mg B. Cu, Fe C. Fe, Cu D. Mg, Ag. Câu 34(CĐKA.07): Cho kim loại M tác dung với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là: A. Mg B. Zn C. Al D. Fe. All things are difficult before they are easy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2