intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu kinh tế tri thức

Chia sẻ: Hoang Nhung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

121
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

VN xu t phát là n c nông nghi lạc hậu nền kinh tế còn khó khăn, muốn thoát khỏi tình trạng này không còn con đường nào khác là công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong đó phát triển KHCN và “chuyển giao công nghệ” phải được coi là chiến lược hàng đầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu kinh tế tri thức

  1. VN xuất phát là nước nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế c òn khó khăn, muốn thoát khỏi tình trạng này không còn con đường nào khác là công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong đó phát triển KHCN và “ chuyển giao công nghệ” phải được coi là chiến lược hàng đầu. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN I. Phát triển bền vững 1. Khái niệm Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới, phát triển bền vững được hiểu là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." Bắt đầu từ định nghĩa này, ngày nay khi nhìn nh ận v ấn đ ề phát triển bền vững người ta thường tập trung đến 3 nhân tố quan trọng nhất là kinh tế, xã hội và môi trường, theo đó phát triển bền vững = kinh tế bền vững + xã hội bền vững + môi trường bền vững. 2. Ý nghĩa của PTBV: sự phát triển bền vững trước hết đảm bảo được cuộc sống cho người dân trong hiện tại và tương lai, sau đó có th ể b ảo vệ độc lập, chủ quyền và vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. II. Chuyển giao công nghệ 1. Khái niệm: Theo Luật chuyển giao công nghệ năm 2006: - Công nghệ: là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. - Chuyển giao công nghệ: là chuyển giao quy ền s ở hữu hoặc quy ền s ử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. - Chuyển giao công nghệ có 3 hình thức: Chuyển giao công ngh ệ từ nước ngoài vào Việt Nam, Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài, Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam 2. Sự cần thiết khách quan phải chuyển giao công ngh ệ: Với một nước còn nhiều khó khăn trên con đường phát triển như Việt Nam, việc 1
  2. học hỏi kinh nghiệm, công nghệ của các quốc gia khác cũng nh ư chia sẻ KHCN trong nước là một điều vô cùng cần thiết. III. Mối quan hệ giữa chuyển giao công nghệ và phát triển b ền vững. Chuyển giao công nghệ có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nó mang đến nhiều lợi ích song cũng ẩn chứa những nguy cơ. Ảnh hưởng của chuyển giao công nghệ tới sự phát triển bền vững của Việt Nam sẽ được phân tích cụ thể trong ph ần ti ếp theo. CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM I. Thuận lợi và khó khăn của VN khi thực hiện chuyển giao công nghệ 1. Thuận lợi Ngày nay sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế hội nhập, giao lưu mạnh mẽ tạo điều kiện để các nước trao đổi, tiếp cận công nghệ mới. Bên cạnh đó, Việt Nam có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên. Việc nghiên cứu KHCN nhằm khai thác, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên này là vô cùng quan trọng, nhằm tránh việc sử dụng không hiệu quả gây lãng phí hoặc tác động xấu đến môi trường sinh thái, m ặt khác tránh vi ệc tham gia quá sâu của nước ngoài vào việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Nước ta là nước có cơ cấu dân số trẻ, năng động, thông minh, sáng tạo, dễ tiếp cận với những cái hay, cái mới, vì vậy rất thu ận lợi cho vi ệc tiếp thu tri thức và áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật mới. Sự ra đời của Luật chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động chuyển giao công nghệ. 2. Khó khăn Khoa học công nghệ ở Việt Nam ch ưa được đầu tư xứng tầm, thiếu vốn để đầu tư phát triển khoa học công nghệ. 2
  3. Phần lớn các doanh nghiệp VN là vừa và nhỏ, ch ưa đánh giá đ ầy đ ủ được vai trò của đầu tư phát triển công nghệ trong việc phát triển bền vững. Nguồn nhân lực của Việt Nam chủ yếu là lao động ph ổ thông, ch ưa có trình độ, tri thức về các khoa học kỹ thuật cao. Vì v ậy khi s ử dụng nguồn nhân lực này cần thêm chi phí và thời gian để đ ào tạo bồi dưỡng, thích ứng với các công nghệ mới. Các cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, không cụ thể, không khuyến khích được sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”. II. Tình hình chuyển giao công nghệ ở Việt Nam 1. Hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam đây được coi là luồng chính và có số lượng lớn. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã biết cách tiếp nhận và ứng dụng công nghệ để đem lại hiệu quả kinh tế. Ví dụ như c ông nghệ chiết lạnh Aseptic được Tân Hiệp Phát đưa vào triển khai từ tháng 11/2006 hiện đang được áp dụng cho tất cả sản phẩm của tập đoàn. Các sản phẩm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp này nh ư trà xanh không độ, trà thảo mộc Dr. Thanh, nước tăng lực Number 1, sữa đậu nành Number 1 Soya. 2. Hoạt động chuyển giao công nghệ của Việt Nam ra nước ngoài Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra n ước ngoài là việc tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài. Hiện nay Việt Nam chủ yếu thực hiện chuyển giao công nghệ cho các nước như Lào, Campuchia và một số nước Châu Phi. Việt Nam đã chuyển giao sang Lào nhiều công nghệ sản xuất, chăn nuôi giúp Lào phát tiển nông nghiệp. Chẳng hạn như công nghệ nuôi trồng và chế biến nấm tại Linh hoa phan (Lào). Ngoài ra, Việt Nam đã giúp Lào đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. 3
  4. Việt Nam cũng chuyển giao cho Cộng hòa Benin và Cộng hòa Nigesia (Châu Phi) công nghệ nuôi cá nước ngọt năng suất cao, trồng giống lúa lai, cà chua, đậu và nấm. Hoạt động chuyển giao công nghệ của Việt Nam không chỉ cho các nước đang và chậm phát triển mà nhiều còn được chuyển giao sang các quốc gia phát triển: Ví dụ Phát minh của nhà khoa học Nguyễn Văn Thanh tạo ra chất chống và chữa cháy rừng nhận được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới, sau đó Canada đã đề nghị nhận chuyển giao công ngh ệ này. Các nhà khoa học Việt Nam có thể phát minh ra nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật mà ngay cả những nước phát triển trên thế giới cũng chưa có, tuy nhiên điều kiện trong nước không cho phép ứng dụng vì v ậy mà ph ải bán những phát minh này cho nước khác. Đây là một điều rất đáng ti ếc bởi những phát minh đó đã đến với các nước khác thay vì đem lại lợi ích cho chính quê hương mình. 3. Hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước Chuyển giao công nghệ trong nước là hình thức chuyển giao công nghệ giữa các đối tác độc lập trong cùng lãnh thổ quốc gia. Các hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước đã có đóng góp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành nông nghiệp nước ta: Ứng dụng kĩ thuật trồng rau trong nhà lưới nhà kính; Cơ giới hóa nông nghiệp; lai tạo giống chăn nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền điều khiển giới tính… Trong vấn đề bảo vệ môi trường, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của những chiếc máy biến rác thành bùn, công nghệ bioga... là thành quả nghiên cứu, sáng tạo của người nông dân Việt Nam. III. Ảnh hưởng của CGCN tới sự phát triển bền vững của Việt Nam 1. CGCN góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của Việt Nam 1.1. Chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng theo chi ều rộng Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng thể hiện ở tốc độ tăng trưởng cao và quy mô lớn mạnh của nền kinh tế. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực của nền kinh t ế giúp nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, từ đó t ạo điều kiện mở rộng quy mô sản suất, đưa nền kinh tế phát tri ển nhanh và hiệu quả. Việt Nam từ một nước nghèo bước ra sau chiến tranh, nhờ đưa vào các kĩ thuật canh tác mới, sử dụng máy móc thay thế sức người nên 4
  5. quy mô, sản lượng cũng như chất lượng của nền nông nghiệp nước ta không ngừng được mở rộng, duy trì vị thế là nước xuất khẩu gạo lớn th ứ hai thế giới. Đồng thời, chuyển giao công nghệ tạo sức ép thúc đẩy lực lượng lao động Việt Nam học tập, bồi dưỡng nâng cao tay ngh ề, trình đ ộ kĩ thuật để có thể vận hành, sử dụng công nghệ tiên tiến qua đó c ải thi ện chất lượng lao động Việt Nam. 1.2. Chuyển giao công nghệ hướng nền kinh tế phát triển theo chiều sâu Nếu như tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng chỉ cho thấy “bề nổi” của nền kinh tế qua những chỉ số nhất định thì tăng trưởng theo chi ều sâu là sự nhìn nhận sâu sắc và thấu đáo hơn đối với sự tăng trưởng. B ởi nó quan tâm đến thực chất và sự bền vững của tăng trưởng kinh tế với sự đóng góp của yếu tố chất xám. Phát triển theo chiều sâu còn th ể hiện ở mức sống thực tế của người dân, sự ổn định và khả năng ch ống ch ọi v ới biến động, rủi ro của nền kinh tế. Những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế có sự đóng góp rất lớn từ việc bán tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là dầu thô. Các ngành công nghiệp chủ yếu là lắp ráp (máy móc, thiết bị); làm thuê (da giày, d ệt may) với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, sử dụng nhiều lao động mà y ếu kém những ngành sản suất, chế tạo, mang hàm l ượng chất xám cao, những ngành điện tử, kĩ thuật đem lại giá trị kinh tế lớn. Một nền kinh t ế nh ư vậy không phải là tăng trưởng theo chiều sâu và không th ể phát tri ển b ền vững. Bởi tài nguyên khai thác mãi cũng sẽ đến ngày cạn ki ệt. Các doanh nghiệp đi mua linh kiện, bộ phận về lắp ráp, nguyên vật liệu phải nhập từ nước ngoài, mẫu mã kiểu dáng cũng do khách hàng đề nghị, chúng ta chỉ là những người làm thuê bán sức lao động rẻ mạt của mình thì không thể tối đa hóa hiệu quả và lợi ích kinh tế. Sự phát tri ển th ực s ự ph ải bằng trí tuệ và khối óc, dựa vào những nguồn lực chúng ta có đ ể sáng t ạo và tự tay làm ra sản phẩm mới chứ không phải bằng cách bán đi các nguồn lực ấy: bán tài nguyên, bán sức lao động... Với sự trợ giúp của khoa học kĩ thuật và công ngh ệ, chúng ta có th ể khắc phục điều đó. Chuyển giao công nghệ tạo cơ hội ti ếp thu nh ững công nghệ tiên tiến mà Việt Nam ch ưa tạo ra được để sản suất và phát triển kinh tế, tự chế tạo ra sản phẩm có hàm lượng ch ất xám cao, thu được nhiều lợi nhuận. Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính là một ví d ụ. Sự ra đời của nhà máy lọc dầu giúp ta tự sản xuất ra các ch ế ph ẩm t ừ dầu phục vụ nhu cầu trong nước, thậm chí có thể xuất khẩu, hạn ch ế tình trạng bán dầu thô sau đó lại phải nhập lại dầu tinh chế với giá cao hơn. 5
  6. 1.3. Chuyển giao công nghệ giúp phát triển đất nước dựa vào nội lực Hiện nay Việt Nam vay vốn nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội tương đối nhiều. Việc vay vốn là cần thiết khi mà chúng ta thiếu vốn để phát triển; song nó cũng đặt lên vai của các th ế h ệ sau gánh nặng nợ nần cùng những hậu quả không thể lường trước, nhất là khi đồng vốn đó không được sử dụng hiệu quả. Thay vì phát tri ển d ựa vào ngoại lực, việc phát triển bằng chính sức mạnh nội lực sẽ bền vững hơn rất nhiều. Tận dụng nguồn lực trong nước, gia tăng năng lực sản xuất, nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, cải thi ện ch ất l ượng ng ười lao động,...là những yếu tố quan trọng để huy động và phát huy nội lực đất nước. Và chuyển giao công nghệ có thể giúp ta thúc đẩy các yếu tố đó. 1.4. Chuyển giao công nghệ góp phần giải quyết các vấn đề xã hội Chuyển giao công nghệ tạo điều kiện phát triển kinh tế, mở rộng ngành nghề, tạo nhiều việc làm và nâng cao mức sống của người lao động. Một nền kinh tế phát triển luôn là cơ sở đảm bảo các vấn đề lương thực thực phẩm, nhà ở, giáo dục, y tế, phúc lợi và an sinh xã hội. 1.5. Chuyển giao công nghệ tạo điều kiện bảo vệ môi trường sinh thái Việc chuyển giao những công nghệ xanh thân thiện với môi tr ường, công nghệ sinh học, công nghệ sạch, công nghệ xử lý rác thải và nước thải gây ô nhiễm môi trường...có ý nghĩa quan trọng trong hoàn cảnh chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu hiện nay. 1.6. Chuyển giao công nghệ tăng cường sức mạnh an ninh qu ốc phòng Tiếp nhận công nghệ, kĩ thuật hiện đại và các loại ph ương tiện, vũ khí tối tân trong lĩnh vực an ninh quốc phòng là tiền đề củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ đất nước, tạo sức mạnh răn đe kẻ thù, phòng vệ cũng như sẵn sàng chiến đấu, đặc biệt trong bối cảnh phức tạp v ới nhi ều v ấn đề tranh chấp, xung đột như hiện nay mà gần đây nhất là v ấn đ ề ch ủ quyền biển đảo đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. 1.7. Hoạt động chuyển giao công nghệ của nước ta cho các nước có đóng góp nhất định cho mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam Chuyển giao công nghệ cho các nước khác có thể thải hồi được những công nghệ cũ mà không mất thời gian, công sức và tiền b ạc đ ể tiêu huỷ. Hơn nữa nhờ lợi nhuận thu được mà phía chuyển giao có cơ hội đ ể hoàn thiện công nghệ hoặc sản xuất công nghệ mới, làm cho hoạt động khoa học công nghệ Việt Nam có nội dung phong phú, nâng cao trình độ nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam. 6
  7. Hoạt động chuyển giao công nghệ của nước ta cho các nước thúc đẩy quá trình hợp tác, quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết giữa n ước ta với các nước đồng thời nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. 2. Chuyển giao công nghệ cũng chứa đựng những nguy c ơ đe d ọa s ự phát triển bền vững của nước ta 2.1. Với tư cách là bên nhận chuyển giao từ nước ngoài a) Tốn kém Công nghệ mà ta nhận chuyển giao thường có giá trị lớn, trong khi đó khả năng đáp ứng về vốn lại hạn chế. Trong điều kiện kinh t ế đ ất n ước còn khó khăn, việc nhập công nghệ từ nước ngoài về là vô cùng tốn kém. b) Lệ thuộc chính trị - kinh tế Khi nhận chuyển giao từ n ước khác, chúng ta có thể phải đáp ứng yêu cầu từ bên chuyển giao, phải cho họ hưởng đặc quyền hay lợi ích nào đó. Hoặc đơn giản là công nghệ mà ta nhận về đòi hỏi chúng ta ph ải l ệ thuộc vào bên chuyển giao về mặt kĩ thuật, kinh tế. Th ậm chí chuy ển giao công nghệ còn có nguy cơ dẫn đến sự lệ thuộc về chính trị. c) Thui chột tính sáng tạo, không khuyến khích sự phát tri ển khoa học công nghệ trong nước Nếu chỉ chú trọng nhận chuyển giao công nghệ n ước ngoài thì dễ dẫn đến sự ỷ lại, trì trệ của nền khoa học kĩ thuật trong nước, không kích thích được tinh thần sáng tạo, tìm tòi, đổi mới trong khoa học công ngh ệ Việt Nam d) Nguy cơ bị chuyển giao những công nghệ lạc hậu Trong thực tế đã có không ít bài học về việc chúng ta nh ập về nh ững máy móc, thiết bị, công nghệ, kĩ thuật cũ kĩ, lạc hậu về và không th ể sử dụng, không chỉ gây lãng phí tiền bạc bỏ ra để mua, mà còn có nguy c ơ biến Việt Nam trở thành bãi rác thải công nghệ của thế giới. Việt Nam từng nhập không ít các container hàng điện tử (đặc biệt là máy vi tính đã qua sử dụng) và rác thải nhựa, kim loại về để tái ch ế, nh ưng sau đó đành phải chất đống trong kho vì không thể sử dụng được. Trong khi đó việc xử lý, tiêu hủy những loại rác thải này không h ề đơn gi ản và rất d ễ gây ô nhiễm môi trường. 2.2. Với tư cách là bên chuyển giao cho nước ngoài Đất nước ta còn nghèo vì vậy hoạt động chuyển giao công ngh ệ còn gặp nhiều khó khăn. Việc bảo hộ bản quyền của nước ta hầu nh ư mới chỉ trong phạm vi trong nước vì vậy mà khi chúng ta chuy ển giao công nghệ rất dễ bị các nước có trình độ khoa học - kỹ thuật cao hơn cải tiến sử dụng và biến thành của họ. Cùng với sự chuyển giao công ngh ệ, n ước ta vô hình chung đã tạo thêm sức ép canh tranh cho các s ản ph ẩm trong nước do không còn độc quyền về máy móc, quy trình sản xuất. Ngoài ra, chúng ta còn phải đối mặt với nguy cơ có thể bị mất đi nh ững cán bộ k ỹ 7
  8. thuật, những chuyên gia giỏi của mình. Bên cạnh đó, các v ấn đ ề v ề chính trị, những chính sách pháp luật và những vấn đề khác cần ph ải có trong quá trình chuyển giao cũng đem lại những rủi ro lớn cho Việt Nam trong quá trình chuyển giao. CHƯƠNG III: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRÊN CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC Chương 3 cứ đọc nguyên si trong slide ra (có 2 slide thui) rùi bảo là vì thời gian có hạn nên nhóm mình chỉ tập trung phân tích n ội dung chính là ảnh hưởng của CGCN tới sự PTBV của VN còn phần giải pháp này lướt nhanh, các bạn quan tâm mình có thể gửi bản Word đầy đủ. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2