TỔNG QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
lượt xem 54
download
Là hệ thống các quan điểm, mục tiêu(1), nguyên tắc, công cụ và biện pháp do nhà nước hoạch định và thực hiện để điều chỉnh hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia trong một thời gian nhất định nhằm đạt được các mục tiêu (2) phát triển của quốc gia đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TỔNG QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
- TỔNG QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu - đối tượng: cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của 1 quốc gia hoặc 1 khối nước. Là các mô hình chính sách và các công cụ biện pháp do nhà nước xây dựng và thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia trong một thời gian nhất định. 2. khái niệm và các bộ phận cấu thành của chính sách kinh tế đối ngoại 2.1 Khái niệm Là hệ thống các quan điểm, mục tiêu(1), nguyên tắc, công cụ và biện pháp do nhà n ước ho ạch đ ịnh và th ực hiện để điều chỉnh hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia trong một thời gian nhất định nhằm đạt được các mục tiêu (2) phát triển của quốc gia đó. Lưu ý: mục tiêu(2) rộng hơn (1) đôi khi (1) đạt được nhưng (2) chưa thành công Mục tiêu (2): Mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam thời kỳ 2011-2020 là phát triển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững. Tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong khi khai thác các yếu t ố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu. Phải gắn tăng trưởng kinh tế v ới phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công b ằng xã h ội, t ạo nhi ều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo. Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển, không gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường. Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; ổn định chính trị - xã hội là tiền đề, điều kiện đ ể phát tri ển nhanh và b ền vững. Đây là quan điểm định hướng cho các ngành, các lĩnh vực xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển bền vững. Phân tích + Kinh tế đối ngoại là lĩnh vực kinh tế thể hiện phần tham gia của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh t ế thế giới và là phần phụ thuộc về kinh tế giữa các quốc gia hay “phần giao” của những giao d ịch kinh t ế giữa các nước. Đây là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới dựa trên cơ sở sự phát triển phân công lao động quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ, di chuyển lao động quốc t ế, các quan hệ tiền tệ và tín dụng quốc tế và các dịch vụ quốc tế khác. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại có th ể đ ược xem xét từ bản chất kinh tế của quan hệ và giao dịch, ý chí điều chỉnh của Chính phủ thông qua chính sách, cơ chế và các công cụ và đội ngũ nhân lực thực hiện các quan hệ. + Những quan điểm của Đảng về vấn đề nâng cao hiệu quả KTĐN, hội nhập kinh tế quốc tế. Quán triệt chủ trương được xác định tại dại hội IX là: "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân t ộc, b ảo vệ môi trường". Thực hiện nhất quán phương châm: Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy với các nước, không phân biệt chế độ xã hội khác nhau; thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, song không đ ể b ất cứ quốc gia nào hay bất cứ tập đoàn kinh tế nào chiếm vị thế độc quyền ở bất cứ lĩnh vực nào trong n ền kinh tế nước ta. +Mục tiêu to: Đối với nước ta, việc mở rộng quan hệ KTĐN phải nhằm từng bước thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” theo định hướng XHCN. Trong thời gian trước mắt, việc mở rộng quan hệ KTĐN nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đ ại hoá đất nước là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ. Phát triển KTĐN phải đảm bảo giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân t ộc. Nguyên tắc 2.2 Các bộ phận cấu thành: Gồm 4 cs bộ phận (slide) 3. chức năng của cs ktđn: 3 chức năng (1) Chức năng kích thích:
- Thông qua việc xd và thực hiện các mô hình và bphap công cụ phù hợp để khuyến khích tạo đk thuận lợi cho các hoạt động kt đối ngoại phát triển Vd: Trung quốc cs tỷ giá hối đoái kích thích xk, thu hút vốn - Các quốc gia thường thực hiện việc xúc tiến xk như hỗ trợ việc nghiên cứu khảo sát thị trường, cung cấp thông tin tạo đk cho việc tham gia các hội trợ triển lãm quốc tế hoặc hỗ trợ việc đổi mới cn để đẩy mạnh xk. -Hỗ trợ lãi suất, vốn từ ngân sách cho hđ xnk - (?)chính sách thu hút đầu tư quốc tế như thông qua cs đầu tư hỗ trợ thuế sd tài nguyên , cp hỗ trợ vốn để dn đầu tư ra nước ngoài để tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia… Tùy theo mỗi thời kỳ mỗi nước, sự hỗ trợ khác nhau: EU, Mỹ - hỗ trợ xk ít vì khả năng cạnh tranh của dn tốt, hầu như chỉ hỗ trợ gián tiếp bằng ký kết hiệp định, cung cấp thông tin, giải quyết tranh chấp Các nước đang phát triển: nhiều biện pháp khuyến khích xuất khẩu Bp ngày nay đc sd phổ biến: Bảo vệ lãnh giới tín dụng cho dn sx, kd xk; Hỗ trợ l/s cho kd sx doanh nghiệp; hỗ trợ vốn cho kv kt nhà nước, trợ giá; Duy trì đồng nội tệ thấp -> kk đầu tư nước ngoài; miễn giảm thuế tn. (2) Chức năng bảo hộ: Với chức năng này, chính sách kinh tế đôi ngoại tạo điểu kiện cho các doanh nghiệp trong nước có khả năng đứng vững và vươn lên trong các hoạt động kinh doanh quốc tế, tăng cường sức cạnh tranh với các hàng hóa và dịch vụ từ bên ngoài, tọa thêm việc làm và đạt tới quy mô tối ưu cho các ngành kinh tế, đáp ứng cho yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia Vd: trong chính sách TMQT có sử dụng công cụ hạn ngạch, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm hạn chế lượng hàng hoá nhập khẩul, bảo vệ doanh nghiệp sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu hoặc các ngành công nghiệp non trẻ trong nước (3) Chức năng phối hợp và điều chỉnh: Với chức năng này chính sách kinh tế đối ngoại tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước thích ứng với sự biến đổi và vận động mạnh mẽ của nên kinh tế thế giới, tham gia tích cực vào quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, thiết lập cơ chế điều chỉnh thích hợp trong điều kiện tỷ giá hối đoái thường xuyên thay đổi, tác động vào cán cân thanh toán quốc tế theo chiều hướng có lợi cho mỗi quốc gia. . Vd: Chính sách tỷ giá hối đoái có thể kết hợp với chính sách tiền tệ nhằm quản lý lượng ngoại tệ trong nước đồng thời quản lý tỷ giá hối đoái ở mức mong muốn. 4. vai trò +1) Tạo cơ hội cho việc phân phối và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong nước sẽ góp phần thực hiện quá trình huy động và phân bổ nguồn lực của quốc gia như tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực: Vd :-Chính sách khuyến khích xuất khẩu mặt hàng chế biến đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng đủ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu - thu hút nguông lực ngoài nước vào việc phát triển các ngành và các lĩnh vực có hiệu quả cao của nền kinh tế quốc dân, khắc phục tình trạng thiếu các nguồn lực cho sự phát triển như nguồn vốn, nguồn công nghệ, sức lao động có trình độ cao và sự hạn hẹp của thị trường nội địa, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước vươn ra thị trường thế giới. +2) tạo khả năng cho việc phát triên phân công lao động quốc tế: giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp ngoài nước, bảo đảm đầu vào và đầu ra cho nền kinh tế cho nền kinh tế trong nước một cách ổn định và phù hợp với tố độ phát triển cao của những thập kỷ gần đây, tạo thuận lợi cho việc hình thành các tập đoàn kinh doanh tầm cỡ đa quốc gia. Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới có thể thực hiện quá trình chuyên môn hoá sâu hơn đồng thời tăng khả năng mở rộng sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu, mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác với đối tác nước ngoài
- +3) phục vụ cho việc xây dựng các ngành công nghiệp mới có trinh độ công nghiệp cao, phát triển các hình thức kinh doanh đa dạng và phong phú, tạo lập các khu vực có hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân, góp phần tăng nahnh GDP cũng như tăng nahnh tích lũy và tiêu dùng. các lĩnh vực kinh tế mới với trình độ công nghệ và sức cạnh tranh ngày càng cao, phát huy tốt hơn lợi ích của quốc gia +4) góp phần vào việc tăng cường sức mạnh và tiềm lực quốc phòng an ninh , phát triển quan hệ cả về kinh tế cũng như về chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học công nghệ giữa các quốc gia và các đân tộc trên cơ sở độc lập, bình đẳng, giữ vững chủ quyền và các bên cùng có lợi. 5. Các xu hướng a. Xu hướng vận động của nền kttg: 5 xu hướng trong vận động của nền kinh tế thế giới: (1) Xu hướng phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ: Tác động đến việc hoạch định cs và qtr ptr của 1 qgia như đưa tới sự tăng trưởng đột biến và sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế của quốc gia, thay đổi cơ bản quan niệm về nguồn lực trong đó con người giữ vai trò quan tr ọng nhất, đưa XH loài người bước sang nền văn minh mới (2) Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới trên hai cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá đưa tới yêu cầu #h quan của việc hình thành các liên kết kinh tế và các tổ chức kinh tế có tính chất khu vực và tính chất toàn cầu. Các qgia cần phải chủ động mở cửa và tham gia vào quá trình hội nhập. (3) Xu hướng các qgia chuyển từ đối đầu sang đối thoại: nhằm giải quyết các mâu thuẫn thông qua đàm phán, thoả thuận, tạo môi trường thuận lợi cho qtr ptr. (4) Xu hương phát triển mạnh mẽ của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: với việc xuất hienj các nền kinh tế năng động, ptr nhanh về trình độ KHCN, nguồn nhân lực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có nhiều cơ hội và thách thức lớn, (5) Xu hướng chuyển sang kinh tế thị trường mở cửa: trên quy mô toàn cầu với sự phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, do đó cần phải đổi mới, điều chỉnh cs, luật pháp cho phù hợp. Xu hướng phát triển mạnh mẽ các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia làm thay đổi cơ cấu tổ chức sản xuất cũng như phương thức quản lý có ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước. b. Xu hướng tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch (1) Tự doa hóa thương mại (Khái niệm):TDHTM là quá trình nhà nước giảm dần sự can thiệp vào các hoạt động TMQT của quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đó phát triển một cách hiệu quả. (Mục tiêu) :4 mục tiêu: - Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển: tăng khả năng XK ra nước ngoài, đồng thời mở rộng NK những hàng mà trong nước ko sx or sx với hiệu quả thấp để tập trung nguồn lực ptr sx hàng có khả năng khai thác tốt hơn của các qgia. -Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển qh hợp tác ktqt trong nước và nước ngoài nói chung mà trước hết là qh hợp tác đầu tu - Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đó là động lực cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong đk hội nhập ktqt nói chung và trong xu thế tự do hoá TM nói riêng. -Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, đặc biệt là nguồn nhân lực và thành tựu khoa học công nghệ (Cơ sở xuất phát):3 cơ sở -Xuất phát từ quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá, đòi hỏi các quốc gia phải thực hiện tiến trình mở cửa kinh tế, tăng cường các mối quan hệ giao lưu và hợp tác, trước hết là trong lĩnh vực thương mại, dựa trên cơ sở ký kết các hiệp định song phương và đa phương. Do đó, Nhà nước
- giảm dần sự can thiệp và tăng cường áp dụng các bp quản lý theo chuẩn mực quốc tế và khu vực, nhằm tạo đk thuận lợi cho cá hđộng TMQT ptr. -Xu hướng phát triển mô hình thị trường mở cửa ở hầu hết các quốc gia trên thế giới buộc các nước phải mở cửa nhằm tăng cường lợi ích thông qua tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hoá phát triển, khai thác lợi thế nguồn lực, đồng thời đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng trong nước thông qua việc nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập khẩu. -Sự phát triển về quy mô và phạm vi hoạt động của các công ty đa quốc gia và các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới cũng là một cơ sở để thực hiện điều chỉnh CSTMQT của các quốc gia theo xu hướng tự do hoá, đặc biệt là đối với các nước đang và chậm phát triển. (Nội dung) Nhà nước tiến hành cắt giảm các công cụ và bp hạn chế đối với hoạt động TMQT: thuế, hạn ngạch, các thủ tục hành chính nhằm tạo đk thuận lợi để mở rộng và ptr quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá trong và ngoài nước. Nhà nước đưa vào thực hiện các chính sách quản lý như tiêu chuẩn về kĩ thuật, cs chống bán phá giá, cs đảm bảo cạnh tranh và độc quyền, cs bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu theo cam kết trong các hiệp định hợp tác song phương, đa phương theo chuẩn mực của khu vực và thế giới Xu hướng ngày nay là giảm thuế và giảm bớt hạn ngạch thay bằng hạn ngạch thuế quan. (Các biện pháp) điều chỉnh nới lỏng dần theo những thỏa thuận song phương & đa phương giữa các quốc gia đối với các công cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồn tại trong quan hệ TMQT; Hình thành các liên kết KTQT với các tổ chức KTQT nhằm mục đích tự do hóa TM trước hết trong khuôn khổ đó. -nn phải xd lộ trình tự do hoá TM 1 cách phù hợp với đk, khả năng và mục tiêu ptr của nền kinh tế quốc gia -nn cùng các cơ quan bộ ngành đưa vào áp dụng các biện pháp hinh thức phù hợp để tuyên truyền, phổ biến thông tin cơ bản về qtr hội nhập và lộ trình tự do hoá TM của qgia đến toàn dân chúng, đb là các doanh nghiệp - Chính phủ cần có bp hỗ trợ kịp thời và thích hợp nhằm tạo đk cho các DN tận dụng tốt hơn cơ hội đồng thời vượt qua những thách thức trong quá trình mở cửa và tự do hoá TM Với tư cách là nhà quản lý, DN VN phải: -Hiểu rõ luật pháp các qgia #, nắm bắt sớm các luật mới sửa đổi. -Phải nắm bắt rất rõ thông tin thị trường -Có hướng đầu tư thích hợp, những hàng có khả năng cạnh tranh và có lợi thế thì mở rộng quy mô, đổi mới Công nghệ, nâng cao hiệu quả sd nguồn vốn (2) Bảo hộ mậu dịch (Khái niệm):Bảo hộ mậu dịch là quá trình chính phủ một quốc gia tiến hành xây dựng và áp dụng các công cụ và biện pháp nhằm giảm bớt sức ép cạnh tranh giữa các hàng hoá được sản xuất trong nước và các hàng hoá nhập khẩu. (Mục tiêu):Bảo hộ mậu dịch được thực hiện nhằm đảm bảo lợi ích và chủ quyền độc lập cho các quốc gia, trước hết là về mặt kinh tế trong quá trình phát triển. Trong điều kiện hội nhập, một số ngành quan trọng và non trẻ cần có sự bảo vệ và tạo điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh. Đó là những ngành có ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia, hoặc có tiềm năng phát triển, đem lại lợi ích cho quốc gia và khai thác tốt lợi thế so sánh của quốc gia. Bên cạnh đó, việc thực hiện bảo hộ mậu dịch còn làm tăng nguồn thu Ngân sách quốc gia, thực hiện quá trình phân phối lại giữa cá nhóm người trong xã hội, và góp phần thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề thất nghiệp trong nước thông qua bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. (Cơ sở xuất phát):Xu hướng bảo hộ mậu dịch xuất phát từ điều kiện sản xuất, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển của quốc gia. Chính phủ áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch, hạn chế nhập khẩu nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh cho các ngành sản xuất trong nước.
- Cơ sở # của xu hướng này là nguyên nhân về mặt lịch sử trong quan hệ phát triển, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Một số chính phủ vẫn duy trì chính sách bảo hộ mậu dịch đối với một hoặc một số loại hàng hoá nhất định đối với từng đối tác cụ thể. Những lý do đưa ra để ủng hộ cho qtr thực hiện xu hướng BHMD ở các qgia: Tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nước và tệ nạn xã hội. Nhằm ptr các ngành Công nghiệp non trẻ trong nước (Nội dung):Chính phủ tiến hành xây dựng và hoàn thiện hệ thống các công cụ và biện pháp phù hợp với xu thế biến động của môi trường quốc tế cũng như mục tiêu phát triển kinh tế trong nước để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ cho các ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng NK từ nước ngoài. (Các biện pháp) Chính phủ các qgia đưa vào áp dụng các bp hạn chế Nk vừa đảm bảo lợi ích cho nền sx trong nước, đồng thời đảm bảo lợi ích cho các qgia bạn hàng dựa trên nguyên tắc có đi có lại, cũng như chế độ quan hệ TM bình thường Chính phủ các qgia cần xd mục tiêu và lựa chọn các ngành sx bảo hộ nhằm nâng cao hiệu quả các nguồn lực của đất nước Các DN cần chủ động hơn và cần có chiến lược chính sách KD dài hạn, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, cần nâng cao giá trị thương hiệu, các doanh nghiệp phải liên kết với nhau và tính cộng tác cao *) Mối quan hệ giữa 2 xu hướng chủ đạo Giữa xu hướng tự do hoá thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch có mối quan hệ chặt chẽ. Về mặt nguyên tắc, hai xu hướng này đối nghịch nhau vì chúng gây nên tác động ngược chiều nhau đối với hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chúng không bài trừ nhau mà trái lại thống nhất, song song tồn tại và được sử dụng kết hợp với nhau. Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển và các điều kiện, đặc điểm cụ thể mà các quốc gia kết hợp hai xu hướng trên với những mức độ # nhau ở từng lĩnh vực trong hoạt động thương mại quốc tế, trong đó xu hướng BHMD thường đc điều chỉnh giảm dần, đồng thời TDH TM ngày càng gia tăng, các công cụ biện pháp BHMD được chuyển từ bp truyền thống như thuế quan, hạn ngạch… sang các bp hiện đại như tiêu chuẩn kỹ thuật, cs chống bán phá giá, cs đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền… Hai xu hướng này là hai mặt nương tựa nhau và làm tiền đề cho nhau. Liên hệ Việt Nam Hai xu hướng này được sử dụng kết hợp với nhau, VN cũng áp dụng cùng lúc 2 xu hướng này trong chính sách KTĐN của mình. Với chủ trương hội nhập KT khu vực và thế giới, VN đang tiến tới tự do hóa TM, chúgn ta đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế lớn như “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN”, “Tổ chức thương mại quốc tế - WTO”… gia nhập vào các tổ chức này VN đã cam kết thực hiện cắt giảm thuế quan. Ví dụ thực hiện theo lộ trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN tiến tới cắt bỏ thuế quan hòan tòan trong khu vực ASEAN, áp dụng mức thuế quan MFN cho hàng hóa các nước được hưởng chế độ tối huệ quốc, giảm thuế nhiều mặt hàng xuống khi tham gia vào WTO. Ngoài ra chúng ta còn dỡ bỏ hạn ngạch đối với một số các mặt hàng như: “ không áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn các điều kiện được hưởng thuế suất CEPT” theo quy định tại Thông tư số 45/2005/TT-BTC ngày 6/6/2005 của Bộ Tài chính, dỡ bỏ hạn ngạch dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, … Chuyển việc cấm xuất khẩu một số mặt hàng hiện nay sang áp dụng điều chỉnh bằng thuế xuất khẩu, tiếp tục giảm và thu hẹp dần mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Mở rộng diện các nhóm hàng hoá dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất thuế GTGT 0% nhằm góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng độ mở của nền kinh tế, tạo điều kiện để nước ta có thể mở rộng và phát triển thị trường ở nước ngoài.
- Đối với thuế nhập khẩu nên có sự nghiên cứu để giảm thuế suất tối đa, chuyển tối đa các quy định phi thuế quan sang thuế quan Tuy nhiên để bảo hộ cho nền kinh tế non trẻ trước sức ép quá mạnh của các nền kinh tế khác nhà nước cũng đưa ra nhiều biện pháp bảo hộ cho nền kinh tế: Sử dụng những biện pháp phi thuế , thuế, hệ thống giấy phép nội địa, các biện pháp kỹ thuật để hạn chế hàng hóa nhập khẩu Nâng đỡ các nhà xuất khẩu nội địa bằng cách giảm hay miễn thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, trợ cấp xuất khẩu,… để có thể thâm nhập thị trường nước ngòai dễ dàng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hệ thống giao thông vận tải Việt Nam: Những vấn đề hiện tại và chương trình cho tương lai
12 p | 2139 | 381
-
Kinh tế vĩ mô
16 p | 465 | 59
-
Cải cách tư pháp và một số kinh nghiệm của nước ngoài về thi hành án phạt tù
15 p | 144 | 14
-
Kinh tế vĩ mô - Tóm tắt chương
18 p | 118 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - TS. Hay Sinh
6 p | 71 | 6
-
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics)
4 p | 61 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn