intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng - CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Chia sẻ: Truongthenam Thenam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

259
lượt xem
80
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những khái niệm cơ bản liên quan đến đầu tư xây dựng 1. Khái niệm về hoạt động đầu tư và đầu tư xây dựng Đầu tư là quá trình bỏ vốn để tạo dựng nên một tài sản nào đó (vật chất, tài chính, nghiên cứu phát triển) và sau đó tổ chức, khai thác, vận hành để sinh lợi hoặc thỏa mãn nhu cầu nào đó của người bỏ vốn trong thời gian nhất định trong tương lai. Ví dụ: - Đầu tư vật chất như đầu tư vào nhà xưởng, đường xá, cầu cống, hầm mỏ… - Đầu tư tài chính như đầu tư...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng - CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

  1. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 MỤC LỤC CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ................... 3 I. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đầu tư xây dựng ............................................................................3 1. Khái niệm về hoạt động đầu tư và đầu tư xây dựng ............................................................................................... 3 2. Khái niệm về hoạt động xây dựng ......................................................................................................................... 3 3. Chủ đầu tư xây dựng công trình............................................................................................................................. 3 3.1. Khái niệm ....................................................................................................................................................... 3 3.2. Xác định chủ đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng công trình..................................................................... 3 4. Đấu thầu, chỉ định thầu và nhà thầu trong hoạt động xây dựng ............................................................................. 5 5. Khái niệm về báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình ................................................................................................................................................................... 6 5.1. Khái niệm chung về dự án đầu tư xây dựng (báo cáo nghiên cứu khả thi) .................................................... 6 5.2. Khái niệm Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) ....................................... 7 5.3. Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình............................................................................................. 7 II. Vai trò quản lý nhà nước đối với xây dựng................................................................................................7 III. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng ..................................................................................................8 IV. Nguyên tắc quản lý nhà nước về xây dựng...............................................................................................8 V. Các công cụ quản lý nhà nước về xây dựng...............................................................................................9 1. Bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng ở các cấp .................................................................................................. 9 2. Luật và văn bản pháp quy về quản lý xây dựng của nhà nước ............................................................................... 9 3. Các định hướng, chiến lược, quy hoạch, tiêu chuẩn, định mức ............................................................................. 9 VI. Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng .........................................................9 1. Khái niệm và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng ......................................................................................... 9 2. Các quy định chung về quản lý nhà nước với dự án đầu tư xây dựng ................................................................. 10 3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình......................................................................................................... 11 3.1. Phân loại theo tính chất và quy mô dự án .................................................................................................... 11 3.2. Phân loại theo nguồn vốn ............................................................................................................................. 12 4. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng ...................................................................................................... 13 4.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng .................................................................................... 13 4.2. Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng ................................................................................ 14 5. Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng ................................................................ 15 5.1. Quản lý lập dự án đầu tư xây dựng .............................................................................................................. 15 5.1.1. Nội dung của báo cáo đầu tư xây dựng công trình ............................................................................... 16 5.1.2. Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình................................................................................... 16 5.1.3. Nội dung của báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình ............................................................. 17 5.2. Quản lý thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình............................................................. 18 5.3. Quản lý việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình.......................................................................... 21 6. Quản lý thiết kế xây dựng công trình................................................................................................................... 21 6.1. Các yêu cầu của thiết kế ............................................................................................................................... 21 6.2. Các bước thiết kế xây dựng công trình......................................................................................................... 22 6.3. Các tài liệu làm căn cứ để thiết kế................................................................................................................ 23 6.4. Nội dung thiết kế và hồ sơ thiết kế xây dựng công trình.............................................................................. 24 6.5. Thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình ................................................................................. 24 6.5.1. Các quy định chung .............................................................................................................................. 24 6.5.2. Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng công trình ................................................................................ 25 6.6. Điều chỉnh thiết kế và dự toán...................................................................................................................... 25 7. Quản lý lựa chọn nhà thầu ................................................................................................................................... 26 7.1. Các yêu cầu trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng .................................................................................... 26 7.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu xây dựng .................................................................................................. 26 7.2.1. Đấu thầu rộng rãi .................................................................................................................................. 27 7.2.2. Đấu thầu hạn chế .................................................................................................................................. 28 7.2.3. Chỉ định thầu ........................................................................................................................................ 28 7.2.4. Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng ................................................................... 29 7.2.5. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá ................................................................................... 29 7.2.6. Tự thực hiện ......................................................................................................................................... 30 1
  2. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 7.2.7. Mua sắm trực tiếp ................................................................................................................................. 30 7.2.8. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt ....................................................................................... 30 7.3. Các yêu cầu trong đấu thầu .......................................................................................................................... 30 8. Quản lý hợp đồng................................................................................................................................................. 31 8.1. Khái niệm về hợp đồng trong xây dựng ....................................................................................................... 31 8.2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong xây dựng.......................................................................................... 31 8.3. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng ......................................................................................................... 32 8.4. Các hình thức giá hợp đồng xây dựng và thanh toán hợp đồng xây dựng.................................................... 33 8.4.1. Khái niệm giá hợp đồng xây dựng........................................................................................................ 33 8.4.2. Các hình thức giá hợp đồng xây dựng .................................................................................................. 33 8.4.3. Thanh toán hợp đồng xây dựng ............................................................................................................ 35 2
  3. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG I. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đầu tư xây dựng 1. Khái niệm về hoạt động đầu tư và đầu tư xây dựng Đầu tư là quá trình bỏ vốn để tạo dựng nên một tài sản nào đó (vật chất, tài chính, nghiên cứu phát triển) và sau đó tổ chức, khai thác, vận hành để sinh lợi hoặc thỏa mãn nhu cầu nào đó của người bỏ vốn trong thời gian nhất định trong tương lai. Ví dụ: - Đầu tư vật chất như đầu tư vào nhà xưởng, đường xá, cầu cống, hầm mỏ… - Đầu tư tài chính như đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu… - Đầu tư vào nghiên cứu, phát triển như mua phát minh, sáng chế, đầu tư vào phát triển khoa học, công nghệ Đầu tư xây dựng là đầu tư vào các đối tượng, vật chất là các công trình xây dựng. 2. Khái niệm về hoạt động xây dựng Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: “Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.” 3. Chủ đầu tư xây dựng công trình 3.1. Khái niệm Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. 3.2. Xác định chủ đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng công trình 1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước. 3
  4. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 - Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước; Ví dụ: Ngày 15/1/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 92/QĐ-TTg về việc phê duyệt Về việc phê duyệt đầu tư Dự án thủy điện Sơn La. Dự án thủy điện Sơn La gồm các dự án thành phần sau: a) Dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La do Tổng công ty Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư gồm: - Công trình đầu mối: Đập chính, đập tràn tại tuyến Pa Vinh II, kết cấu bê tông trọng lực; - Tuyến năng lượng: Cửa lấy nước; đường dẫn nước áp lực; nhà máy thuỷ điện sau đập với 6 đến 8 tổ máy; trạm biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời; - Đường dây tải điện 220 - 500 kV đấu nối nhà máy với hệ thống điện quốc gia; - Nhà quản lý vận hành; nhà ở của cán bộ, công nhân viên vận hành nhà máy; b) Dự án tái định canh định cư (theo địa bàn quản lý) do ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên là chủ đầu tư. c) Dự án các công trình giao thông tránh ngập do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư. - Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình. Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư có thể giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng; - Trường hợp không xác định được chủ đầu tư theo quy định tại điểm nêu trên thì người quyết định đầu tư có thể uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư hoặc đồng thời làm chủ đầu tư. 4
  5. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 2. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, người vay vốn là chủ đầu tư. 3. Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật. 4. Đấu thầu, chỉ định thầu và nhà thầu trong hoạt động xây dựng - Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. - Chỉ định thầu là hình thức bên mời thầu chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng và chỉ được áp dụng cho một số trường hợp theo quy định. - Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Theo các loại hình hoạt động xây dựng, có thể có các loại nhà thầu sau: - Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng - Nhà thầu cung cấp thiết bị - Nhà thầu thi công xây dựng Theo đối tác ký kết hợp đồng và phạm vi công việc, các nhà thầu được phân ra: tổng thầu xây dựng, nhà thầu chính, nhà thầu phụ Đối tác ký kết Loại nhà thầu Phạm vi công việc hợp đồng Tổng thầu xây dựng Chủ đầu tư Nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: - tổng thầu thiết kế; - tổng thầu thi công xây dựng công trình; 5
  6. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 Đối tác ký kết Loại nhà thầu Phạm vi công việc hợp đồng - tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; - tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) - tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. Nhà thầu chính Chủ đầu tư Nhận thầu trực tiếp thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Nhà thầu phụ Nhà thầu chính Nhận thầu thực hiện một phần công việc của nhà hoặc tổng thầu thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng. xây dựng 5. Khái niệm về báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình 5.1. Khái niệm chung về dự án đầu tư xây dựng (báo cáo nghiên cứu khả thi) Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án ĐTXDCT thông thường, chủ đầu tư tổ chức nghiên cứu khả thi dự án và lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (feasibility study) (còn gọi là dự án đầu tư xây dựng công trình theo Luật Xây Dựng). - Dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi) nói chung là một tập hợp các biện pháp được đề xuất một cách có căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý về các mặt kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội lớn nhất có thể được. - Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng: dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo 6
  7. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 nghiên cứu khả thi ĐTXDCT) là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. - Vai trò của dự án đầu tư: o Dự án đầu tư là căn cứ để người quyết định đầu tư ra quyết định đầu tư dự án và là căn cứ để các nhà tài trợ cho vay vốn o Chất lượng của hồ sơ dự án đầu tư quyết định chất lượng của hoạt động đầu tư sau này 5.2. Khái niệm Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) Với các công trình quan trọng, phức tạp trước khi nghiên cứu khả thi dự án, chủ đầu tư tổ chức nghiên cứu tiền khả thi dự án và lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (pre- feasibility study) Theo điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Báo cáo đầu tư xây dựng công trình là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư. 5.3. Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình Với các dự án quy mô nhỏ, đơn giản và một số trường hợp khác, chủ đầu tư không phải lập Dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Theo điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định. II. Vai trò quản lý nhà nước đối với xây dựng Nhà nước phải tăng cường vai trò quản lý đối với ngành xây dựng vì: - Ngành xây dựng gắn liền với hoạt động đầu tư của nhà nước, của người dân, của doanh nghiệp - Vốn của ngân sách cấp phát cho đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của nền kinh tế và hạ tầng văn hóa xã hội, các công trình an ninh quốc phòng là khá lớn 7
  8. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 - Ngành xây dựng gắn liền với quy hoạch sử dụng đất, tài nguyên tự nhiên, môi trường; gắn liền với vấn đề văn hóa xã hội, gắn với lợi ích cộng đồng - Khối lượng đầu tư và xây dựng có liên quan đến nguồn vốn nước ngoài hiện nay chiếm một lượng vốn khá lớn III. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng Theo Điều 111 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng như sau: 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng. 2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng. 3. Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. 4. Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng. 5. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng. 6. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng. 7. Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng. 8. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng. 9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng. IV. Nguyên tắc quản lý nhà nước về xây dựng Theo Điều 4 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây: 1. Khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. 2. Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh; 3. Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng; 8
  9. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 4. Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng chống cháy, nổ, bảo đảm vệ sinh môi trường; 5. Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật; 6. Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng. V. Các công cụ quản lý nhà nước về xây dựng 1. Bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng ở các cấp Theo Điều 112 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Các cơ quan sau đây quản lý nhà nước về xây dựng: 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước. 2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng. 3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng. 4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ. 2. Luật và văn bản pháp quy về quản lý xây dựng của nhà nước Bao gồm hệ thống luật như Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật môi trường, Luật thuế, nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chi phí xây dựng... và các văn bản pháp quy khác. 3. Các định hướng, chiến lược, quy hoạch, tiêu chuẩn, định mức Chiến lược định hướng và các kế hoạch đầu tư Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội tổng thể và quy hoạch đầu tư xây dựng tổng thể theo các địa phương và vùng lãnh thổ. Hệ thống tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật có liên quan đến đầu tư và xây dựng VI. Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng 1. Khái niệm và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng Quản lý dự án là hướng dẫn và phối hợp các nguồn nhân lực và vật lực để đạt được các yếu 9
  10. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 tố định trước như: - Phạm vi, chi phí, thời gian, chất lượng - Sự thỏa mãn của các bên tham gia Theo Điều 45 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường xây dựng. 2. Các quy định chung về quản lý nhà nước với dự án đầu tư xây dựng 1. Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan. 2. Tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây: Loại dự án Mức độ quản lý của Nhà nước DA sử dụng vốn ngân sách nhà nước Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình ĐTXD  từ việc xác định chủ trương ĐT, lập DA, quyết định ĐT, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công XD đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng DA của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô do Nhà nước bảo lãnh, ĐT  Doanh nghiệp có DA tự chịu trách nhiệm Vốn tín dụng ĐT phát triển của Nhà nước Vốn ĐT phát triển của doanh nghiệp nhà tổ chức thực hiện và quản lý DA theo các quy định của pháp luật nước Với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả  chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội vốn tư nhân dung quản lý DA. Với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn - Các bên góp vốn thoả thuận về phương 10
  11. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 vốn khác nhau thức quản lý - Hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất trong tổng mức đầu tư. 3. Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định. 3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình Tại sao lại phải phân loại dự án ? Bất kỳ hoạt động đầu tư nào cũng phải quản lý, nhưng do đặc điểm riêng của sản phẩm xây dựng nên càng phải được quản lý chặt chẽ. Để quản lý phải chỉ ra được ai là người quản lý, xây dựng được bộ máy giúp việc cho người quản lý, cơ chế hoạt động, điều hành tổng thể và của từng bộ phận giúp việc. Đồng thời, nguyên tắc quản lý là phải tập trung. Nhưng thực tế không cá nhân, tổ chức nào có thể đủ thời gian, sức lực, năng lực để quản lý hết mọi việc – vì vậy phải phân cấp quản lý. Để phân cấp quản lý có hiệu quả thì phải phân loại dự án để trên cơ sở đó có sự phân cấp phù hợp. Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau: 3.1. Phân loại theo tính chất và quy mô dự án Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: các dự án đầu tư xây dựng công trình khi phân loại theo quy mô và tính chất của dự án bao gồm các loại sau: 1. Dự án quan trọng quốc gia Theo nghị quyết 66/2006/QH11 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư) Dự án, công trình có một trong năm tiêu chí sau đây là dự án, công trình quan trọng quốc gia: 11
  12. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 - Quy mô vốn đầu tư từ hai mươi nghìn tỷ đồng Việt Nam trở lên đối với dự án, công trình có sử dụng từ ba mươi phần trăm vốn nhà nước trở lên. - Dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: o Nhà máy điện hạt nhân; o Dự án đầu tư sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ hai trăm ha trở lên; đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ năm trăm ha trở lên; đất rừng đặc dụng từ hai trăm ha trở lên, trừ đất rừng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; đất rừng sản xuất từ một nghìn ha trở lên. - Dự án, công trình phải di dân tái định cư từ hai mươi nghìn người trở lên ở miền núi, từ năm mươi nghìn người trở lên ở các vùng khác. - Dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh hoặc có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về lịch sử, văn hóa. - Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. 2. Dự án nhóm A 3. Dự án nhóm B 4. Dự án nhóm C Chi tiết về phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình trong phụ lục 1 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có tổng mức đầu tư trên 1500 tỷ đồng thuộc dự án nhóm A, từ 75 tỷ đến 1500 tỷ đồng thuộc dự án nhóm B, dưới 75 tỷ đồng thuộc dự án nhóm C Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất chất độc hại, chất nổ, hạ tầng khu công nghiệp không kể mức vốn đều thuộc dự án nhóm A. 3.2. Phân loại theo nguồn vốn Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công 12
  13. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 trình: các dự án đầu tư xây dựng công trình khi phân loại theo nguồn vốn bao gồm các loại sau: - Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; - Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; - Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; - Dự án sử dụng vốn khác bao gồm nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (gồm đầu tư trực tiếp FDI và vốn vay ODA), vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, của tư nhân, các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế khác ở Việt Nam hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. 4. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng Theo Điều 45 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Người quyết định đầu tư quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây: 4.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng - Là hình thức chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động và năng lực hành nghề quản lý dự án trực tiếp quản lý toàn bộ các công việc của dự án. - Khi áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có thể thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư xây dựng công trình theo nhiệm vụ, quyền hạn mà Ban quản lý dự án được giao. Ban Quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư. - Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án. - Ưu điểm của hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng: o Các công việc và những vướng mắc trong quản lý dự án được giải quyết trực 13
  14. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 tiếp nên có điều kiện giải quyết nhanh, kịp thời. o Tiết kiệm được chi phí quản lý dự án - Hạn chế của hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng: o Tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án không cao o Thiếu kinh nghiệm và các trang thiết bị cần thiết o Vai trò giám sát xã hội trong quản lý dự án ít được mở rộng 4.2. Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng - Là hình thức chủ đầu tư không đủ điều kiện về năng lực quản lý dự án mà phải thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án theo hợp đồng. - Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. - Ưu điểm của hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng: o Tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án cao. o Kinh nghiệm quản lý dự án được tích lũy liên tục, trang thiết bị quản lý đầy đủ, đồng bộ o Trách nhiệm pháp lý và vai trò giám sát xã hội trong quản lý dự án được mở rộng và nâng cao - Hạn chế của hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng: o Chất lượng quản lý dự án phụ thuộc vào chất lượng lựa chọn nhà tư vấn quản lý dự án và chất lượng thực hiện hợp đồng quản lý dự án o Chi phí quản lý dự án tăng Sau đây là một số nội dung cụ thể về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư XDCT: 14
  15. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 Hình 2.1: Một số nội dung quản lý nhà nước với dự án đầu tư 5. Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng 5.1. Quản lý lập dự án đầu tư xây dựng - Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư và tr ình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt. - Tổ chức cá nhân tham gia lập dự án đầu tư phải có đủ điều kiện, năng lực theo quy định - Lập dự án đầu tư theo các bước khác nhau được quy định theo pháp luật hiện hành Loại dự án Các bước lập dự án Dự án quan trọng cấp quốc gia Lập theo hai bước đó là: 1. Bước 1: lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi)  để trình cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư. 2. Bước 2: lập dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) Dự án nhóm A, B, C Lập theo một bước: 1. Có thể là dự án đầu tư xây dựng công trình 2. Hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với các a. Công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo; b. Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ 15
  16. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 Loại dự án Các bước lập dự án đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; Nhà ở riêng lẻ thì chủ đầu tư  không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình và báo xây dựng công trình cáo kinh tế - kỹ thuật mà chỉ cần lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng trừ trường hợp: Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt 5.1.1. Nội dung của báo cáo đầu tư xây dựng công trình Theo Điều 36 Luật Xây dựng số 16/2003/QH112: Đối với những công trình xây dựng có quy mô lớn, trước khi lập dự án chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư. Nội dung chủ yếu của báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm: - Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có; - Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình thuộc dự án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất; - Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng, chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng; - Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có. 5.1.2. Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình Theo Điều 3 7 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nội dung dự án đầu tư xây dựng công 16
  17. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 trình bao gồm hai phần (phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở) Nội dung phần thuyết minh của Dự án đầu tư xây dựng công trình 1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; tính cạnh tranh của sản phẩm; tác động xã hội đối với địa phương, khu vực (nếu có); hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác. 2. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất. 3. Các giải pháp thực hiện bao gồm: - Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có; - Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc; - Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động; - Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. 4. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. 5. Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án. Phần thiết kế cơ sở được lập phải phù hợp với từng dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện được các giải pháp về kiến trúc; kích thước, kết cấu chính; mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng; các giải pháp kỹ thuật, giải pháp về xây dựng; công nghệ, trang thiết bị công trình, chủng loại vật liệu xây dựng chủ yếu được sử dụng để xây dựng công trình. 5.1.3. Nội dung của báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình Theo Điều 37 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình bao gồm: sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây 17
  18. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình. 5.2. Quản lý thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình 1. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư. 2. Riêng đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư. 3. Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng. 4. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan để thẩm định dự án. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở: a. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A; b. Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án nhóm B, nhóm C. 5. Tổ chức, cá nhân thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định của mình. Người quyết định đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. 18
  19. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 Loại DA ĐTXD Thẩm quyền quyết định ĐTXDCT Đầu mối thẩm định DA ĐTXDCT Thời gian thẩm định dự án I. DA sử dụng vốn ngân sách nhà nước 1. Các DA quan trọng  Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu Hội đồng thẩm định Nhà nước (Bộ không quá 90 ngày làm việc quốc gia tư theo nghị quyết của Quốc hội trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư là chủ tịch Hội đồng) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ Đơn vị chuyên môn trực thuộc người - Đối với dự án nhóm A: không quá 2. Các DA nhóm A, B, C quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, quyết định đầu tư; 40 ngày làm việc; C và được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết - Đối với dự án nhóm B: không quá định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C 30 ngày làm việc; cho cơ quan cấp dưới trực tiếp; - Đối với dự án nhóm C: không quá 20 ngày làm việc. Chủ tịch UBND các cấp quyết định - UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong án do mình quyết định đầu tư. Sở Kế phạm vi và khả năng cân đối ngân sách hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức của địa phương sau khi thông qua Hội thẩm định dự án. đồng nhân dân cùng cấp. - UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức  Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thẩm định dự án do mình quyết định cấp huyện được uỷ quyền hoặc phân cấp đầu tư. Đầu mối thẩm định dự án là đơn quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp; sách trực thuộc người quyết định đầu tư. II. Các dự án sử dụng Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và Người quyết định đầu tư tự tổ chức vốn khác, vốn hỗn hợp chịu trách nhiệm. thẩm định dự án 19
  20. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 Chú ý: Với báo cáo kinh tế - kỹ thuật:  thẩm quyền thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán là Chủ đầu tư  thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật và quyết định đầu tư là người quyết định đầu tư. Người quyết định đầu tư sử dụng các kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán nêu trên của Chủ đầu tư để ra quyết định đầu tư 6. Nội dung thẩm định  Nội dung thẩm định bao gồm 3 nội dung: xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án và xem xét thiết kế cơ sở của dự án (Nội dung chi tiết xem tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nghị định 83/2009/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghi định 12/2009/NĐ-CP) 1. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. 2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm: a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt; b) Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; c) Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2