intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là “Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn

  1. 1 Sở GD và ĐT Lâm Đồng TÀI LIỆU ÔN TẬP Trường THPT Gia Viễn SINH HỌC 10 Năm học:2023-2024 I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Bài 1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC, SINH HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Câu 1. Đạo đức sinh học là gì? A. Các nguyên tắc cần phải tuân thủ trong nghiên cứu sinh học. B. Các chuẩn mực cần được áp dụng trong quá trình nghiên cứu sinh học. C. Các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là con người. D. Các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là các loài sinh vật. Bài 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC CẤP ĐỘ CỦA THẾ GIỚI SỐNG Câu 1: Cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất cấu tạo nên các cấp tổ chức sống bậc cao hơn là A.Tế bào. B. Nguyên tử. C. Cơ thể. D. Phân tử. Câu 2: Tập hợp các con mối trong tổ mối ở chân núi thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây? A. Cá thể. B. Quần thể. C. Quần xã. D. Hệ sinh thái. Câu 3: Sau khi học thể dục, em cảm thấy nóng bức, đổ mồ hôi, tim đập nhanh. Sau một lúc, cơ thể trở về trạng thái bình thường. Điều này thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống? A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Hệ mở. C. Khả năng tự điều chỉnh. D. Liên tục tiến hóa. Câu 4. Để trình bày cho mọi người biết về vai trò của sinh học, em sẽ lựa chọn bao nhiêu nội dung sau đây? (1) Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh, các loài sinh vật biến đổi gene. (2) Xây dựng các mô hình sinh thái nhằm giải quyết các vấn để về môi trường. (3) Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. (4) Dựa vào đặc điểm di truyền của tính trạng, dự đoán được khả năng mắc bệnh ở đời con. Qua đó, tư vấn và sàng lọc trước sinh nhằm hạn chế dị tật ở thai nhi. (5) Thông qua các thiết bị hiện đại, dự đoán được chiều hướng thay đổi của khí hậu, thời tiết. A.2. B. 3. C.4. D. 5. Câu 5. Cấp độ tổ chức của thế giới sống là A. Các cấp tổ chức dưới cơ thể.
  2. 2 B. Các cấp tổ chức trên cơ thể. C. Các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống. D. Các đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ tổ chức sống? A. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên. B. Tất cả các cấp độ tổ chức sống đều được hình thành từ các nguyên tử. C. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật. D. Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích thước của chúng. Câu 7. Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở các vật sống mà không có ở các vật không sống? (1) Có khả năng tự điều chỉnh. (2) Liên tục tiến hoá. (3) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. (4) Diễn ra quá trình trao đổi chất với môi trường. (5) Đều được cấu tạo từ tế bào. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 8. Trong một khu rừng nhiệt đới có các cấp độ tổ chức sống nào sau đây? A. Cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái. B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển. C. Tế bào, cơ thể, quần thể, sinh quyển. D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái. Bài 4. KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO Câu 1: Các nguyên tố chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ xây dựng nên cấu trúc tế bào là: A. Carbon, hidro, oxi, nito. C. carbon, hidro, oxi, canxi. B. Carbon, hidro, oxi, photpho. D. carbon, oxi, photpho, canxi. Câu 2: Vai trò chính của nguyên tố chủ yếu (carbon, hidro, oxi, nito) trong tế bào là: A. Tham gia vào các hoạt động sống. C. Truyền đạt thông tin di truyền. B. Cấu tạo nên các chất hữu cơ của tế bào. D. Cả 3 ý A, B, C Câu 2: Những phân tử được cấu tạo nên từ nguyên tố đa lượng là 1. lipit 2. Prôtêin 3. Vitamin. 4. Glucôzơ 5. Tinh bột A. 1,2,3,4 B. 1,2,4,5 C. 1,2,3,5 D. 2,3,4,5 Câu 3. Có bao nhiêu phát biểu sau đây về vai trò của nước là chính xác. 1. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng. 2. Nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống 3. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
  3. 3 4. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào. A. 3 B. 4 C. 2 D.1 Bài 6: CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC 1. Trong các phân tử sau đây, có bao nhiêu phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân? (1) Protein. (2) Tinh bột. (3) Cholesterol. (4) Phospholipid. (5) Lactose. (6) mRNA. (7) DNA. (8) Nucleotide. A.2. B. 3. C.4. D. 5. 2. Cho các ví dụ sau: (1) Colagen cấu tạo nên mô liên kết ở da. (2) Enzim lipaza thủy phân lipit. (3) Glicogen dự trữ ở trong gan.(Không phải) (4) Hêmoglobin vận chuyển O2 và CO2. (5) Inteferon chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Có bao nhiêu ví dụ minh họa cho các chức năng của protein? A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. ***3. Khi nói về carbohidrat, có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Glicogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật. (2) Tinh bột là chất dự trữ trong cây. (3) Glucose, fructose và galactose có công thức phân tử khác nhau. (4) Glicogen và tinh bột đều được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng và loại nước A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. ***4. Trong các phân tử sau, có bao nhiêu phân tử được cấu tạo từ các axit amin? (1) Colesteron – tham gia cấu tạo nên màng sinh học. (2) Pentozo - tham gia cấu tạo nên axit nucleic trong nhân tế bào. (3) Ơstogen – hoocmon do buồng trứng ở nữ giới tiết ra. (4) Insulin – hoocmon do tuyến tụy ở người tiết ra. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. ***5. Khi nói về các phân tử sinh học, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Các nucleotid trong phân tử mRNA liên kết với nhau bằng liên kết peptid.đ (2) Loại đường được tạo nên bởi glucose và fructose là lactose.đ (3) Các loại đường đa phổ biến là tinh bột, glicogen, cellulose, chitin. (4) Loại lipid tham gia cấu tạo nên màng tế bào là photpholipid. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. ***6. Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Phân tử protein có cấu trúc bậc 4 khi có từ 2 chuỗi pôlipeptit trở lên. (2) Ở cấu trúc bậc 1 của protein, các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết glicoside. (2) Protein được cấu tạo từ axit amin không thay thế và axit amin thay thế. (4) Protein tham gia vào quá trình truyền đạt thông tin di truyền của tế bào. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. ***7. Khi nói về lipid, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1) Lipid là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. (2) Lipid là chất dự trữ năng lượng cho tế bào. (3) Lipid được chia thành hai loại là lipid đơn giản và lipid phức tạp.
  4. 4 (4) Vitamin A, D, E, K là các vitamin tan trong dầu. (5) Steroid là loại lipid phức tạp. Đây là thành phần chính cấu tạo màng sinh chất. A.4. B. 3. C. 2. D. 1. ***8. Khi nói về nucleic acid, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai? (1) Hai chuỗi polynucleotide của một phân tử DNA sẽ có chiều ngược nhau. (2) Tên gọi của các nucleotide được đặt dựa trên tên gọi của các nitrogenous base. (3) rRNA là phân tử làm khuôn để tổng hợp chuỗi polypeptide. (4) Trong DNA, một nitrogenous base có kích thước lớn (A hoặc G) liên kết bổ sung với một nitrogenous base có kích thước nhỏ (C hoặc X) bằng liên kết hidrogen. A. 4. B. 3. C. 2. D.1. 9. Protein không có chức năng nào sau đây? A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào B. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin 10. Protein nào sau đây có vai trò điều hòa nồng độ các chất trong cơ thể? A. Insulin có trong tuyến tụy B. Kêratin có trong tóc C. Côlagen có trong da D. Hêmoglobin có trong hồng cầu 11. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia Cacbohidrat ra thành ba loại là đường đơn,đường đôi và đường đa? A. Khối lượng của phân tử B. Độ tan trong nước C. Số loại đơn phân có trong phân tử D. Số lượng đơn phân có trong phân tử 12. Loại đường có trong thành phần cấu tạo của ADN và ARN là? A. Mantôzơ B. Fructôzơ C. Hecxozơ D. Pentozơ 13.Thành tế bào thực vật được hình thành bởi sự liên kết giữa A. Các phân tử xenlulôzơ với nhau B. Các đơn phân glucozơ với nhau C. Các vi sợi xenlulôzơ với nhau D. Các phân tử fructô 14. Cacbohidrat không có chức năng nào sau đây?
  5. 5 A. Nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể B. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể C. Vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể D. Điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể Bài 7, 8. TẾ BÀO NHÂN SƠ Câu 1. Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là A. thành tế bào, màng sinh chất, nhân. B. thành tế bào, tế bào chất, nhân. C. màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân. D. màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân. Câu 2. Các thành phần không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ A. vùng nhân, tế bào chất, roi, lông. B. MSC, thành tế bào, vỏ nhầy, vùng nhân. C. vỏ nhầy, thành tế bào, roi, lông. D. vùng nhân, tế bào chất, màng sinh chất, roi. Câu 3. Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa 1 phân tử A. ADN dạng vòng. B. mARN dạng vòng. C. tARN dạng vòng. D. rARN dạng vòng. Câu 4. Bào quan có mặt ở tế bào nhân sơ là A. ti thể. B. ribôxôm. C. lạp thể. D. trung thể. Câu 5. Tế bào chất ở sinh vật nhân thực chứa A. các bào quan không có màng bao bọc. B. chỉ chứa ribôxom và nhân tế bào. C. chứa bào tương và nhân tế bào. D. hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung xương tế bào Câu 6. Những thành phần không có ở tế bào động vật là A. không bào, diệp lục. B. thành xellulôzơ, không bào. C. thành xellulôzơ, diệp lục. D. diệp lục, không bào. Câu 7. Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là A. thành tế bào, màng sinh chất, nhân. B. thành tế bào, tế bào chất, nhân. C. màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân. D. màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân. Câu 8. Các thành phần không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ A. vùng nhân, tế bào chất, roi, lông. B. MSC, thành tế bào, vỏ nhầy, vùng nhân. C. vỏ nhầy, thành tế bào, roi, lông. D. vùng nhân, tế bào chất, màng sinh chất, roi. Câu 9. Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa 1 phân tử A. ADN dạng vòng. B. mARN dạng vòng C. tARN dạng vòng. D. rARN dạng vòng. Câu 10. Bào quan có mặt ở tế bào nhân sơ là A. ti thể. B. ribôxôm. C. lạp thể. D. trung thể. Câu 11. Tế bào chất ở sinh vật nhân thực chứa
  6. 6 A. các bào quan không có màng bao bọc. B. chỉ chứa ribôxom và nhân tế bào. C. chứa bào tương và nhân tế bào. D. hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung xương tế bào Câu 12. Những thành phần không có ở tế bào động vật là A. không bào, diệp lục. B. thành xellulôzơ, không bào. C. thành xellulôzơ, diệp lục. D. diệp lục, không bào. Câu 13: Nếu xem tế bào là một thành phố hoạt động, thì nhân là: A. Trung tâm điều khiển B. Hàng rào kiểm soát C. Nhà máy tạo nguyên liệu D. Nhà máy tạo năng lượng Câu 14: Đặc điểm nào sau đây của nhân tế bào giúp nó giữ vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? A. Có cấu trúc màng kép B. Có nhân con C. Chưa vật chất di truyền D. Có khả năng trao đổi chất với môi trường tế bào chất Câu 15: Loại bào quan giữ chức năng cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là A. Riboxom B. Bộ máy gongi C. Lưới nội chất D. Ti thể Câu 16: Nếu ăn quá nhiều protein (chất đạm), cơ thể có thể mắc bệnh gì sau đây? A. Bệnh gút B. Bệnh thận C. Bệnh loãng xương D. Tất cả các ý trên Câu 17: Axit nucleic cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây? A. Nguyên tắc đa phân B. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân C. Nguyên tắc bổ sung D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân Câu 18: Trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch 1 của một đoạn phân tử ADN xoắn kép là – ATTTGGGXXXGAGGX -. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là A. 50 B. 40 C. 30 D. 20 Câu 19: Chiều dài của một phân tử ADN à 5100 Ǻ. Tổng số nucleotit của ADN đó là A. 3000 B. 1500 C. 2000 D. 3500 Câu 20: Một đoạn phân tử ADN có tổng số 150 chu kì xoắn và addenin chiếm 20% tổng số nucleotit. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là A. 3000 B. 3100 C. 3600 D. 3900 Câu 21: Một đoạn phân tử ADN có 300 A và 600 G. Tổng số liên kết hidro được hình thành giữa các cặp bazo nito là A. 2200 B. 2400 C. 2700 D. 5400 Câu 22: Một đoạn phân tử ADN dài 4080 Ǻ có số liên kết phôphodieste giữa các nucleotit là A. 2398 B. 2400 C. 4798 D. 4799 Giải thích: Công thức N – 2 = 2400 – 2 = 2398 Câu 23: Đơn phân của ADN và ARN giống nhau ở A. Đường B. Nhóm phôtphat C. Cách liên kết giữa các nucleotit D. Cấu trúc không gian Câu 6: Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?
  7. 7 A. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit B. Chuyển hóa đường trong tế bào C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào D. Sinh tổng hợp protein BÀI 9. TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT Câu 1: Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng? A. Hòa tan trong dung môi B. Thể rắn C. Thể nguyên tử D. Thể khí Câu 2: Vận chuyển thụ động: A. Cần tiêu tốn năng lượng. B. Không cần tiêu tốn năng lượng. C. Cần có các kênh protein. D. Cần các bơm đặc biệt trên màng. Câu 3: Hiện tượng thẩm thấu là? A. Sự khuếch tán của các chất qua màng. B. Sự khuếch tán của các ion qua màng. C. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng. D. Sự khuếch tán của chất tan qua màng. Câu 4: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường A. Ưu trương. B. Đẳng trương. C. Nhược trương. D. Bão hoà Câu 5: Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, hiện tượng xảy ra là? A. Tế bào hồng cầu không thay đổi B. Tế bào hồng cầu nhỏ đi C. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ D. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lạiLời giải: Khi cho tế bào vào hồng cầu vào nước, thì do nồng độ chất tan trong môi trường nước cất nhỏ hơn so với môi trường trong hồng cầu (môi trường nhược trương) nên nước sẽ vận chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao. Vì vậy, hồng cầu sẽ bị trương ra (phồng to), rồi vỡ ra. Câu 6: Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho A. Cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh. B. Làm cho cây héo, chết. C. Làm cho cây chậm phát triển. D. Làm cho cây không thể phát triển được. Lời giải: Bón phân làm tăng nồng độ chất tan của dung dịch đất. Bón quá nhiều phân làm nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao so với trong rễ cây, nước trong rễ nhanh chóng thẩm thấu ra ngoài làm cây dễ bị héo, chết. Câu 7: Cho tế bào vảy hành vào dung dịch A và quan sát thấy có hiện tượng co nguyên sinh. Đối với tế bào hành, dung dịch A là A. Có áp suất thẩm thấu nhỏ B. Nhược trương C. Đẳng trương. D. Ưu trương Lời giải: Cho tế bào vảy hành vào dung dịch A và quan sát thấy có hiện tượng co nguyên sinh → dung dịch A là ưu trương so với dịch bào. II. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Vì sao hàng ngày chúng ta phải uống đủ nước, tại sao phải tưới nước cho cây?
  8. 8 - Nước có vai trò quan trọng đối với cấu tạo và sự hoạt động chức năng của cơ thể. Cơ thể luôn phải duy trì một mức cân bằng nước ổn định, nếu thiếu nước cơ thể không thể hoạt động sống bình thường. - Trong khi đó, lượng nước khi lấy vào cơ thể sẽ được tế bào sử dụng hoặc đào thải ra ngoài bởi các hoạt động bài tiết qua nước tiểu, phân, mồ hôi,… dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước trong cơ thể. Bởi vậy, để đảm bảo cân bằng nước ổn định, chúng ta cần uống đủ nước mỗi ngày. Câu 2: Cơm không có vị ngọt nhưng khi chúng ta nhai kĩ thấy có vị ngọt là do tinh bột trong cơm đã được biến đổi thành chất gì? Cơm không có vị ngọt nhưng khi chúng ta nhai kĩ thấy có vị ngọt là do tinh bột trong cơm đã được biến đổi thành đường mantôzơ dưới tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt. Câu 3: Tại sao chúng ta phải ăn đầy đủ các loại thực phẩm hằng ngày? Trong các nhóm chất dinh dưỡng, các em thường sử dụng thực phẩm của nhóm nào nhiều nhất? Mỗi loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày cung cấp cho cơ thể chúng ta các chất dinh dưỡng khác nhau, mỗi chất có một vai trò nhất định, phục vụ cho quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể. Chính vì vậy, để có một cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cần ăn đa dạng các loại thực phẩm. Câu 3: Tại sao khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ các loại amino acid và đủ lượng protein? - Thành phần cấu tạo nên các protein là Amino acid - Protein tham gia hầu hết các hoạt động sống của tế bào: + Protein là chất xúc tác sinh học + Protein là thành phần cấu trúc, nâng đỡ tế bào, cơ thể + Tham gia vận chuyển các chất qua màng + Điều hòa quá trình trao đổi chất + Tham gia chức năng vận động + Protein là chất dự trữ là chất dự trữ + Chúng có thể cảm nhận và đáp ứng kích thích từ môi trường - Cơ thể người và động vật không thể tự tổng hợp được một số loại amino acid cần thiết mà phải lấy từ nguồn thực phẩm bên ngoài. Câu 4: Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích. Khi chế biến Salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng như một dung môi hòa tan nhiều vitamin A, D, E, K và chất khoáng khiến cho cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Câu 5: Vì sao khi giám định quan hệ huyết thống hay truy tìm dấu vết tội phạm, người ta thường thu thập các mẫu có chứa tế bào như niêm mạc miệng, chân tóc,...? Mỗi cá nhân có duy nhất 1 ADN, có tính đặc thù không thay đổi và ở i tế bào cơ quan trên cơ thể đều giống nhau, mang đặc trưng và quy định tính trạng cơ thể riêng. Câu 6: Tại sao nói nhân là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào? Trong nhân có chất nhiễm sắc chứa DNA sẽ được phiên mã thành phân tử RNA và được đưa ra khỏi nhân để tham gia tổng hợp protein – phân tử giữ chức năng cấu trúc và vận
  9. 9 hành các hoạt động sống của tế bào. Do vậy nhân giữ chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Câu 7: Vì sao tế bào bạch cầu có thể "ăn" được vi khuẩn? Do trong tế bào bạch cầu chứa nhiều lysosome, ngoài việc phân giải các phân tử và bào quan bị hỏng, không cần thiết thì lysosome còn có thể tiêu hóa cả các vi sinh vật gây bệnh (bao gồm cả vi khuẩn). Câu 8: Giải thích vì sao người nghiện thuốc lá thường bị viêm đường hô hấp và viêm phổi? Biết khói thuốc lá có thể làm liệt các lông rung của tế bào niêm mạc hô hấp?Đề xuất phương án phòng bệnh? - Lông rung của các tế bào niêm mạc đường hô hấp có vai trò quan trọng trong việc làm sạch không khí khi đi vào đường hô hấp (cản bụi, cản vi khuẩn,…). Khi hút thuốc lá thường xuyên, khói thuốc lá có thể làm liệt các lông rung của các tế bào niêm mạc đường hô hấp. Điều đó làm cho việc làm sạch không khí ở trong đường hô hấp bị hạn chế dẫn đến các bệnh lí viêm đường hô hấp, viêm phổi. - Ngoài ra, do ảnh hưởng của các chất độc hại có trong khói thuốc lá, đường thở dễ bị co thắt, luồng khí hít vào và thở ra bị cản trở, tạo các tiếng ran rít, ran ngáy khi thở và có thể gây khó thở. → Những người hút thuốc dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn, dễ mắc lao phổi, bệnh phổi mãn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. 8. Vì sao người uống nhiều rượu dễ mắc bệnh về gan? Có cách nào phòng bệnh? Các tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển chứa các enzyme tham gia vào khử độc các chất như rượu và nhiều loại hóa chất độc hại khác. Người uống nhiều rượu, khiến các tế bào gan phải làm việc liên tục, không kịp hồi phục và tái tạo tế bào mới dẫn đến ảnh hưởng chứng năng gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan,… Câu 9: Giải thích các câu sau:.Tại sao rau xanh là nguồn chính cung cấp chất xơ cho cơ thể người? Chất xơ là một thành phần của thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà cơ thể không tiêu hóa được chủ yếu là cellulose – thành phần cấu tạo chủ yếu của thực vật. Con người không tiêu hoá được cellulose (chất xơ) nhưng cellulose lại giúp tiêu hoá thức ăn, giúp kích thích tế bào niêm mạc ruột tiết ra dịch nhầy làm cho thức ăn được di chuyển trơn tru trong đường ruột, cuốn trôi cặn bã bám vào thành ruột ra ngoài. Con người bổ sung chất xơ chủ yếu qua rau xanh. Câu 10: Theo em nên dùng nước muối đậm đặc hay nước muối sinh lí để xúc miệng hằng ngày? - Dùng nước muối sinh lí để xúc miệng vì :nước muối sinh lí là dung dịch đẳng trươngvới các tb của người nhưng là mt ưu trương so với các vi khuẩn. Do đó có thể dùng nước muối sinh lí để ngăn chặn VSV gây bệnh phát triển trong miệng người mà không làm tổn hai đến các tế bào niêm mạc miệng - Không dùng nước muối đậm đặc vì là dung dịch ưu trương so với tb niêm mạc miệng và VSV => có thể tiêu diệt được VSV gây hại nhưng cũng làm tổn thương các tb niêm mạc miệng, tao điều kiện cho VSV khác xâm nhập gây bệnh.
  10. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2