Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
lượt xem 5
download
“Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
- Trường THPT Gia Viễn TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KÌ I - GD KT PL 10 Tổ: Khoa học xã hội NĂM HỌC: 2023 - 2024 Ôn tập các đơn vị kiến thức đã học trong học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau: Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế Bài 3: Thị trường Bài 4: Cơ chế thị trường Bài 5: Ngân sách nhà nước Bài 6: Thuế Bài 7. Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh Bài 8. Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống Bài 9. Dịch vụ tín dụng Bài 10. Lập kế hoạch tài chính cá nhân BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI PHẦN I. TỰ LUẬN: 1. Vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội là như thế nào? Cho ví dụ. 2. Vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi trong đời sống xã hội là như thế nào? Cho ví dụ. 3. Vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội là như thế nào? Cho ví dụ. 4 Trách nhiệm của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế là như thế nào ? PHẦN II. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm xã hội của hoạt động sản xuất? A. Công ti H sản xuất hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường. B. Cửa hàng xăng dầu A gia lận trong việc bán hàng. C. Công ti E làm giả hoá đơn để được miễn giảm thuế. D. Ông K xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường Câu 2: Khi tiến hành phân bổ nguyên vật liệu của công ty tới các bộ phận khác nhau trong dây chuyền sản xuất, quá trình này này gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế xã hội ? DH2 A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. phân phối. D. trao đổi. Câu 3: Trong các hoạt động của con người, hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động A. ít quan trọng. B. bình thường nhất. C. thiết yếu nhất. D. cơ bản nhất. Câu 4: Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động đóng vai trò cơ bản nhất, quyết định các hoạt động khác của đời sống xã hội là hoạt động A. sản xuất B. phân phối. C. tiêu dùng D. trao đổi. Câu 5: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm nào dưới đây của các chủ thể kinh tế gắn liền với hoạt động phân phối ? A. Công ty A điều chỉnh cơ cấu mặt hàng sản xuất. B. Công ty A điều chỉnh nhiệm vụ các nhân viên. C. Công ty A điều chỉnh cơ cấu nhân sự công ty. D. Công ty A nhập nguyên liệu để tăng ca sản xuất. Câu 6: Phân phối - trao đổi là hoạt động có vai trò A. giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp. B. là cầu nối sản xuất với tiêu dùng. C. phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh. D. là động lực kích thích người lao động. Câu 7: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm nào dưới đây thể hiện tốt vai trò của hoạt động sản xuất A. Cửa hàng E đầu cơ tích trữ, tự ý nâng giá sản phẩm. B. Doanh nghiệp K quảng cáo sai chất lượng sản phẩm. C. Công ti H tạo ra sản phẩm mới chất lượng cao, giá rẻ. D. Công ti M xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Câu 8: Hành vi nào dưới đây không đúng khi tham gia vào các hoạt động kinh tế? A. Bạn A giải thích cho người thân của mình về trách nhiệm của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế. 1
- B. Trước tình hình dịch bệnh, nhu cầu mua thuốc của người dân tăng mạnh, nhà thuốc P cam kết không tăng giá sản phẩm. C. Xí nghiệp Y trong quá trình sản xuất đã để khói bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ người dân. D. Doanh nghiệp bán lẻ H luôn sản xuất hàng hoá đảm bảo chất lượng, đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng? A. Động lực cho sản xuất phát triển. B. “Đơn đặt hàng" cho sản xuất. C. Điều tiết hoạt động trao đổi. D. Quyết định phân phối thu nhập. Câu 10: Hoạt động nào dưới đây là căn cứ quan trọng để xác định số lượng, cơ cấu, chất lượng hình thức sản phẩm đối với sản xuất ? A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. phân phối. D. lao động. Câu 11: Gia đình bạn H đang là học sinh lớp 11 có nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong vùng. Sau giờ học H rủ các bạn cùng lớp đến để làm kiếm thêm thu nhập mua sách vở, tài liệu phục vụ cho việc học tập. Xét về mặt bản chất của nền kinh tế, công việc của gia đình bạn H gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế A. phân phối. B. sản xuất. C. tiêu dùng. D. lao động. Câu 12: Công ti A trong quá trình sản xuất, kinh doanh cà phê luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ việc chọn giống cây tốt cho đến thu hoạch hạt cà phê đảm bảo chất lượng, không ngâm trộn hoá chất, tạp chất,... đảm bảo sản phẩm ngon nhất đến người tiêu dùng. Việc làm của công ty A gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế? A. Tiêu dùng. B. Sản xuất. C. Phân phối. D. Trao đổi. Câu 13: Các công ty A, B, C và D cùng sản xuất bột giặt và cung cấp cho thị trường trong nước. Công ty A chú trọng vào đổi mới hệ thống bao bì, công ty B chú trọng đổi mới xe vận chuyển hàng hóa cho các đại lý, công ty C chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực. Công ty D chú trọng vào đổi mới máy móc và dây chuyền sản xuất. Việc làm của công ty B gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tê? A. tiêu dùng. B. lao động. C. phân phối. D. sản xuất. Câu 14 Sắp đến ngày 8 tháng 3, K bàn với T cùng nhau góp tiền để dành mua hoa về bán. Nhờ khéo tay và ham học hỏi, K và T kết được những bó hoa vô cùng xinh xắn, rất được khách hàng yêu thích và ủng hộ. Việc kinh doanh trên đem lại cho K vàT một số tiền nhỏ. Hai bạn dự định dùng số tiền ấy tham gia một khoá học về cắm hoa, nhằm phát triển năng khiếu của bản thân. Hai bạn K và T đã tham gia vào hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế xã hội A. Tiêu dùng. B. Sản xuất. C. Phân phối. D. Trao đổi. Câu 15: Ngày 8 tháng 3, K bàn với T cùng nhau góp tiền để dành mua hoa về bán. Nhờ khéo tay và ham học hỏi, K và T kết được những bó hoa vô cùng xinh xắn, rất được khách hàng yêu thích và ủng hộ. Việc kinh doanh trên đem lại cho K và T một số tiền nhỏ. Hai bạn dự định dùng số tiền ấy tham gia một khoá học về cắm hoa, nhằm phát triển năng khiếu của bản thân. K và T đã tham gia hoạt động kinh tế nào dưới đây? A. Trao đổi và tiêu dùng B. Tiêu dùng và phân phối C. Sản xuất và trao đổi. D. Phân phối và trao đổi. Câu 16: Nhờ mô hình xe công nghệ mà thị trường dịch vụ taxi, "xe ôm" công nghệ, giao hàng nhanh,... tại các thành phố lớn sôi động hơn. Việc này góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nhu cầu sử dụng lao động, làm thay đổi thói quen tiêu dùng, sinh hoạt và di chuyển của người dân theo hướng tiện lợi, tích cực. Hãy chỉ ra hoạt động kinh tế được đề cập trong đoạn thông tin trên. A. Sản xuất. B. Phân phối. C. Trao đổi. D. Tiêu dùng. Câu 17: Xu hướng "tiêu dùng xanh" hiện nay đang được nhiều người quan tâm. Người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn các sản phẩm như bình đựng nước bằng thuỷ tinh thay cho bình nhựa, sử dụng túi vải thay cho túi nilon,... Điều này góp phẩn tạo nên được sản phẩm thân thiện môi trường, giảm chất thải và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mô hình tiêu dùng xanh phản ánh hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế xã hội? A. Sản xuất. B. Tiêu dùng. C. Trao đổi. D. Phân phối. Câu 18. Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người A. lao động. B. tiêu dùng. C. phân phối. D. sản xuất. Câu 19. Phân phối cho sản xuất gắn liền với việc phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất khác nhau để A. tạo ra sản phẩm. B. tiêu dùng sản phẩm. C. trao đổi sản phẩm. D. triệt tiêu sản phẩm. Câu 20. Phân phối - trao đổi là hoạt động có vai trò 2
- A. giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp. B. là cầu nối sản xuất với tiêu dùng. C. phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh. D. là động lực kích thích người lao động. BÀI 2: CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ PHẦN I. TỰ LUẬN: 1. Vai trò của chủ thế sản xuất trong nền kinh tế là như thế nào? Cho ví dụ. 2. Vai trò của chủ thế tiêu dùng trong nền kinh tế là như thế nào? Cho ví dụ. 3. Vai trò của chủ thế trung gian trong nền kinh tế là như thế nào? Cho ví dụ. 4 Trách nhiệm của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế là như thế nào ? PHẦN II. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể nào dưới đây tiến hành các hoạt động mua hàng rồi bán lại cho các đại lý? A. chủ thể nhà nước. B. chủ thể tiêu dùng. C. chủ thể sản xuất. D. chủ thể trung gian. Câu 2: Chủ thể sản xuất là những người DH2 A. phân phối hàng hóa, dịch vụ. B. hỗ trợ sản xuất hàng hóa, dịch vụ. C. trao đổi hàng hóa, dịch vụ. D. sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ Câu 3: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng? A. Tiết kiệm năng lượng. B. Tạo ra sản phầm phù hợp với nhu cầu của xã hội. C. Giúp nền kinh tế linh hoạt hơn. D. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển. Câu 4: Trong nền kinh tế, chủ thể nào đóng vai trò là cầu nối giữa chủ thể sản xuất và chủ thể tiêu dùng? A. chủ thể trung gian. B. Nhà đầu tư chứng khoán. C. chủ thể doang nghiệp. D. chủ thể nhà nước. Câu 5: Chủ thể trung gian không có vai trò nào dưới đây ? A. Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. B. Phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. C. Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hiệu quả D. Tạo ra sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng. Câu 6: Chủ thể nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hàng hoá cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng? A. Chủ thể trung gian B. Doanh nghiệp Nhà nước C. Các điểm bán hàng D. Chủ thể sản xuất Câu 7: Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của chủ thể nào? A. Chủ thể sản xuất B. Chủ thể tiêu dùng C. Chủ thể Nhà nước D. Người sản xuất kinh doanh Câu 7: Trong nền kinh tế hàng hóa, việc làm nào dưới đây thể hiện vai trò quản lý kinh tế của nhà nước? A. Mua, tích trữ rồi bán lại hàng hóa. B. Tiêu dùng hàng hóa cho cá nhân. C. Xây dựng chiến lược kinh tế vùng. D. Giới thiệu việc làm cho người lao động. Câu 8: Hành vi nào dưới đây gắn liền với chủ thể tiêu dùng? A. Phối phối thực phẩm. B. Sản xuất thực phẩm. C. Chế biến thực phẩm. D. Xuất khẩu thực phẩm. Câu 9: Chủ thể sản xuất là những người trực tiếp A. tiêu dùng sản phẩm. B. phân phối lợi nhuận. C. sản xuất hàng hóa. D. cung cấp nguồn vôn Câu 10: Trong nền kinh tế, chủ thể nào dưới đây không đóng vai trò là chủ thể sản xuất? A. Hộ kinh doanh. B. Nhà đầu tư. C. Doanh nghiệp. D. Người ship hàng. Câu 11: Những ngày đầu bắt taỵ vào chăn nuôi dê, do chưa nắm vững kĩ thuật nên anh H gặp rất nhiều khó khăn. Không nản chí, anh tự sưu tầm tài liệu, tìm hiểu cách phòng và điều trị các chứng bệnh trên đàn dê. Ngoài ra, anh còn tìm đến các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi dê khác để học hỏi. Hiện đàn dê của gia đình anh H đã phát triển gần 1 000 con, mang lại thu nhập ổn định, tạo việc làm cho nhiều người dân địa phưong. Anh H còn chủ động đóng thuế, quyên góp tiền ủng hộ làm đường sá, trường học,... góp phẩn vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Xét về bản chất nền kinh tế, hoạt động của anh H gắn liền với chủ thể nào dưới đây của nền kinh tế? A. Chủ thể sản xuất. B. chủ thể trung gian C. chủ thể nhà nước. D. Chủ thể tiêu dùng 3
- Câu 12: Chị V luôn cân nhắc đến các yếu tố bảo vệ môi trường khi quyết định mua bất kì sản phẩm nào. Chị có thể trả số tiền cao hon cho sản phẩm có bao bì dễ tái chế hoặc tái sử dụng được. Chị V thường chọn mua các sản phẩm làm từ tự nhiên như ống đũa bằng tre, bàn chải tre, bông tắm xo mướp,... Việc làm của chị V vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa góp phần cải thiện môi trường, đảm bảo cho sức khoẻ của bản thân và gia đình. Xét về bản chất nền kinh tế, việc làm của chị V gắn liền với chủ thể nào dưới đây của nền kinh tế? A. Chủ thể tiêu dùng B. chủ thể nhà nước. C. chủ thể trung gian D. Chủ thể sản xuất. Câu 13: Đàn gia cầm ở trang trại bị chết do dịch bệnh, ông K đem bán rẻ cho thương lái mà không mang đi tiêu huỷ để tránh làm lây lan dịch. Việc làm của ông K là chưa thực hiện tốt trách nhiệm của chủ thể kinh tế nào dưới đây? A. chủ thể trung gian B. chủ thể nhà nước. C. Chủ thể tiêu dùng D. Chủ thể sản xuất. Câu 14: Với chuỗi cửa hàng và trung tâm mua sắm khắp cả nước, hệ thống siêu thị A đã và đang làm cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, đảm bảo mang đến cho người dân những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị còn đưa ra hàng loạt các chưong trình giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi, chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, tạo sự an tâm và tin tưởng cho người tiêu dùng. Xét về bản chất nền kinh tế, siêu thị A đóng vai trò là chủ thể nào dưới đây của nền kinh tế? A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể tiêu dùng C. chủ thể trung gian D. chủ thể nhà nước. Câu 15: Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho hon 100 ngàn doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Để khắc phục hậu quả, Chính phủ đã trình Quốc hội thòng qua nghị quyết cắt giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có doanh số dưới 200 tỉ đồng/năm. Việc ban hành chính sách trên gắn liền với chủ thể nào dưới đây của nền kinh tế?. A. Chủ thể tiêu dùng B. chủ thể nhà nước. C. Chủ thể sản xuất. D. chủ thể trung gian Câu 16: Gia đình H nuôi tôm theo đơn đặt hàng của Công ti xuất khẩu B.Tuy nhiên, do tôm không đạt chất lượng, ông H đã bơm hoá chất vào tôm để không bị đền bù hợp đồng. Việc làm của ông H và gia đình là chưa thực hiện tốt trách nhiệm của chủ thể kinh tế nào dưới đây? A. Chủ thể sản xuất. B. chủ thể trung gian C. chủ thể nhà nước. D. Chủ thể tiêu dùng Câu 17. Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tẻ khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả là vai trò của chủ thê kinh tế nào? A. Chủ thể sản xuất B. Chủ thể tiêu dùng C. Chủ thể trung gian D. Chủ thể Nhà nước Câu 18. Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất? A. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. B. Tạo môi trường cho sự phát triển kinh tế. C. Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất. D. Là cầu nối giữa tiêu dùng và phân phối. Câu 19. Trong nền kinh tế, chủ thể nào dưới đây đóng vai trò là chủ thể sản xuất? A. Người mua hàng. B. Người vận chuyển. C. Người sản xuất. D. Cơ quan thuế. Câu 20. Thực hiện vai trò kết nối trong các quan hệ mua - bán, giúp cho nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào? A. Người sản xuất kinh doanh. B. Chủ thể trung gian. C. Chủ thể Nhà nước. D. Người tiêu dùng. BÀI 3: THỊ TRƯỜNG PHẦN I. TỰ LUẬN: 1. Em hãy trình bày khái niệm thị trường. Cho ví dụ. 2. Em hãy liệt kê được các loại thị trường và Cho ví dụ. 3. Các chức năng của thị trường là gì? Cho ví dụ. 4. Trách nhiệm của công dân thể hiện như thế nào khi phê phán những hành vi không đúng khi tham gia vào thị trường? PHẦN II. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Thị trường không có yếu tố nào dưới đây? A. Nhạc sỹ. B. Người mua. C. Tiền tệ. D. Hàng hóa. 4
- Câu 2: Hành vi chủ thể kinh tế nào dưới đây không đúng khi tham gia vào thị trường? DH2 A. Doanh nghiệp bán lẻ X tăng giá các mặt hàng khi chi phí vận chuyển tăng cao. B. Giá rau ở chợ M tăng đột biến do rau khan hiếm, nhập về ít. C. Công ti H giảm giá mua thanh long do đối tác ngừng hợp đồng thu mua. D. Trạm xăng dầu B đóng cửa không bán vì giá xăng tăng lên vào ngày mai. Câu 3: Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành, thị trường được chia thành: A. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. B. Thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng. C. Thị trường trong nước, thị trường ngoài nước. D. Thị trường ô tô, thị trường bảo hiểm, thị trường chứng khoán,... Câu 4: Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng A. làm trung gian trao đổi. B. đo lường giá trị hàng hóa. C. thừa nhận giá trị hàng hóa. D. biểu hiện bằng giá cả. Câu 5: Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ A. Cầu – cạnh tranh. B. Cầu – nhà nước C. Cầu – sản xuất. D. cung – cầu. Câu 6: Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định? A. Người làm dịch vụ. B. Nhà nước. C. Thị trường. D. Người sản xuất. Câu 7: Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường không có chức năng cơ bản nào sau đây? A. Điều tiết sản xuất. B. Cung cấp thông tin. C. Kích thích tiêu dùng. D. Phương tiện cất trữ. Câu 8: Căn cứ vào tiêu chí/ đặc điểm nào để phân chia các loại thị trường như thị trường vàng, thị trường bảo hiểm, thị trường bất động sản? A. Phạm vi hoạt động B. Đối tượng hàng hoá C. Tính chất và cơ chế vận hành D. Vai trò của các đối tượng mua bán Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của thị trường? A. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường. B. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. C. Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng. D. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá Câu 10: Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng A. biểu hiện giá trị hàng hóa. B. làm môi giới trao đổi C. thông tin giá cả hàng hóa. D. trao đổi hàng hóa. Câu 11: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi một hàng hóa đem ra thị trường và không được thị trường chấp nhận khi đó chức năng nào dưới đây của thị trường chưa được thực hiện? A. Phân hóa giữa những người sản xuất. B. Thừa nhận các thuộc tính hàng hóa. C. Thông tin cho người sản xuất. D. Điều tiết sản xuất và lưu thông. Câu 12: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, để kịp thời đưa ra các quyết định nhằm thu được nhiều lợi nhuận, các chủ thể sản xuất cần căn cứ vào chức năng nào của thị trường? A. Thanh toán. B. Thông tin. C. Điều tiết. D. Thực hiện. Câu 13: Bạn N học xong lớp 12, tham gia sản xuất hàng mây tre đan để bán, nhưng em không biết nên sản xuất hàng hóa với số lượng và giá cả như thế nào. Vậy số lượng hàng hoá và giá cả của hàng hoá do nhân tố nào quyết định? A. Người sản xuất. B. Thị trường. C. Người làm dịch vụ. D. Nhà nước. Câu 14: Hiện nay, nhiều nơi ở nước ta, người nông dân bỏ lúa trồng các loại loại cây ăn quả này có giá cao trên thị trường. Trong trường hợp này người nông dân đã căn cứ chức năng nào của thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng? A. Chức năng thừa nhận giá trị. B. Chức năng thực hiện giá trị. C. Chức năng thông tin. D. Chức năng điều tiết sản xuất, tiêu dùng. Câu 15: Ông H làm giám đốc doanh nghiệp điện tử, vừa qua ông nghe nói điện thoại smartphone của hãng S đang bị lỗi sản phẩm, ông ngừng ngay nhập các sản phẩm của hãng. Ông đã thực hiện chức năng cơ bản nào của thị trường? A. Chức năng hạn chế sản xuất. B. Chức năng điều tiết, kích thích. C. Chức năng thông tin. D. Chức năng thực hiện. 5
- Câu 16: Đến trung thu, bà A mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất bánh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vậy bà A đang thực hiện chức năng cơ bản nào của thị trường? A. Chức năng thông tin. B. Chức năng điều tiết, kích thích. C. Chức năng thừa nhận, kích thích. D. Chức năng thực hiện. Câu 17. Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, mẫu mã, hình thức hàng hóa. Những hàng hóa nào phù hợp thì bán được là thể hiện chức năng nào dưới đây của thị trường? A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. B. Thông tin. C. Mã hóa. D. Điều tiết sản xuất. Câu 18. Nhận thấy nhu cầu mặt hàng trang trí nội thất trên thị trường ngày một tăng cao, anh T đã nhập khẩu và phân phối khối lượng lớn sản phẩm này nên thu được nhiều lợi nhuận. Anh T đã vận dụng chức năng nào dưới đây của thị trường? A. Thông tin. B. Thanh toán. C. Thực hiện. D. Thẩm định. Câu 19.Công ty X sản xuất quần áo may sẵn, nhưng trong thời gian hè vừa qua công ty đưa một số mẫu áo sơ mi nam ra tiêu thụ, thì bị các của hàng trả lại vì mẫu áo bị lỗi đường may. Vậy công ty X đã thực hiện chưa tốt chức năng cơ bản nào của thị trường? A. Chức năng điều tiết, kích thích. B. Chức năng hạn chế sản xuất. C. Chức năng thông tin. D. Chức năng thực hiện. Câu 20. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi một hàng hóa đem ra thị trường và được thị trường chấp nhận khi đó thị trường thực hiện chức năng nào dưới đây A. Thông tin cho người sản xuất. B. Thừa nhận các thuộc tính hàng hóa. C. Điều tiết sản xuất và lưu thông. D. Phân hóa giữa những người sản xuất. BÀI 4. CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG PHẦN I. TỰ LUẬN: 1. Em hãy trình bày khái niệm cơ chế thị trường. Cho ví dụ. 2. Em hãy chỉ ra ưu điểm cơ chế thị trường. Cho ví dụ. 3. Em hãy chỉ ra nhược điểm cơ chế thị trường. Cho ví dụ. 4. Em hãy trình bày khái niệm giá cả thị trường. Cho ví dụ. 5. Em hãy trình bày chức năng giá cả thị trường. Cho ví dụ. 6. Trách nhiệm của công dân thể hiện như thế nào khi phê phán những hành vi không đúng khi tham gia vào cơ chế thị trường? PHẦN II. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Trong nền kinh tế hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực của cơ chế thị trường? A. Hạ giá thành sản phẩm. B. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp. C. Đổi mới công nghệ sản xuất. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 2: Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó được gọi là A. giá trị sử dụng B. tiêu dùng sản phẩm. C. phân phối sản phẩm. D. giá cả hàng hoá. Câu 3: Xét về mặt bản chất của nền kinh tế, việc điều tiết của cơ chế thị trường được ví như A. thượng đế B. mệnh lệnh. C. ý niệm tuyệt đối. D. bàn tay vô hình. Câu 4: Giá bán thực tế của hàng hoá do tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định được gọi là A. giá cả cá biệt. B. giá cả thị trường. C. giá trị thặng dư. D. giá trị sử dụng. Câu 5: Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó được gọi là A. phân phối sản phẩm. B. tiêu dùng sản phẩm. C. giá cả hàng hoá. D. giá trị sử dụng Câu 6: Hệ thông các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là: A. Thị trường. B. Cơ chế thị trường. C. Giá cả thị trường. D. Kinh tế thị trường. Câu 7: Một trong những tác động tích cực của cơ chế thị trường là 6
- A. tăng cường đầu cơ tích trữ. B. hủy hoại môi trường sống. C. xuất hiện nhiều hàng giả. D. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 8: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, mặt tích cực của cơ chế thị trường thể hiện ở việc, các chủ thể kinh tế vì nhằm giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. đầu tư đổi mới công nghệ. B. bán hàng giả gây rối thị trường. C. hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. D. xả trực tiếp chất thải ra môi trường. Câu 9: Câu tục ngữ "Cá lớn nuốt cá bé" chỉ quy luật kinh tế nào? A. Quỵ luật cạnh tranh B. Quỵ luật lưu thông tiền tệ C. Quỵ luật cung - cẩu D. Quy luật giá trị Câu 10: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh? A. Đầu cơ tích trữ để nâng giá . B. Khuyến mãi giảm giá. C. Hạ giá thành sản phẩm. D. Tư vấn công dụng sản phẩm. Câu 10: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đối mặt với thách thức cạnh tranh từ các nước khác có cùng lợi thế về xuất khẩu hàng dệt may, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần lựa chọn việc làm nào dưới đây để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường? A. Đầu tư đổi mới công nghệ. B. Mở rộng quy mô sản xuất. C. Cắt giảm chi phí xử lí chất thải. D. Cắt giảm chi phí nhân công. Câu 11: Do giá trái cây ở miền Bắc tăng cao và bán chạy nên ông H đã quyết định đưa các loại trái cây từ miền Nam ra miền Bắc để bán nhằm thu nhiều lợi nhuận. Ông H đã vận dụng tố chức năng nào dưới đây của giá cả thị trường? A. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất. B. Thừa nhận giá trị hàng hóa . C. Kích thích lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. D. Điều tiết quy mô sản xuất . Câu 12: Do sản phẩm bánh đậu xanh của gia đình anh N bán ra thị trường chậm, ít có lãi trong khi đó nhu cầu thị trường về bánh trung thu dịp rằm tháng 8 âm lịch tăng mạnh. Cơ sở sản xuất của gia đình anh N đã giảm số lượng sản xuất bánh đậu xanh sang sản xuất thêm mặt hàng bánh trung thu để bán với có lợi nhuận cao hơn. Gia đình anh N đã vận dụng tốt tác động chức năng nào dưới đây của giá cả thị trường? A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa C. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất D. Tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn Câu 13: Cuối tháng Tám hằng năm, thị trường sản phẩm quần áo thời trang có sự thay đổi. Lượng tiêu thụ quần áo thời trang mùa hè của người dân bắt đầu giảm sút, các chủ cửa hàng thời trang trong thành phố chuyển dần sang nhập và bán hàng thời trang thu đông, vì mặt hàng này có lượng khách hàng tăng dần, giá cao, sản phẩm tiêu thụ nhanh. Trong trường hợp này, sự thay đổi chúng loại sản phẩm của những người kinh doanh mặt hàng quần áo thể hiện ưu điểm nào của cơ chế thị trường? A. Tạo động lực sáng tạo cho người sản xuất kinh doanh. B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. C. Tạo năng suất lao động cao hơn cho người sản xuất. D. Phân hoá thu nhập giữa người sản xuất và người phân phối. Câu 14: Gia đình ông H sản xuất các mặt hàng thủ công mĩ nghệ. Gần đây, mặt hàng này trên thị trường tiêu thụ rất chậm do hàng mĩ nghệ giá rẻ của TQ tràn ngập. Trong khi đó hàng do ông H làm ra, chi phí cao, sức cạng tranh thấp mẫu mã lạc hậu. Dù nhiều thành viên trong gia đình đã khuyên ông nên đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại để hạ giá thành song ông H không nghe vì vậy mà sau 3 năm làm ăn thua lỗ, ông H phải giải thể xưởng sản xuất với khoản lỗ nhiều tỷ đồng. Ông H đã chưa biết vận dụng chức năng nào dưới đây của giá cả thị trường A. Kích thích năng suất lao động tăng lên B. Cung cấp thông tin. C. Điều tiết sản xuất D. Cải tiến kỹ thuât. Câu 15: Nhận thấy mặt hàng mỹ nghệ do gia đình mình sản xuất có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo tuy nhiên do dây chuyền sản xuất thủ công, dựa chủ yếu vào tay nghề của người lao động nên chi phí nhân công cao nên sức cạnh tranh thấp, hàng làm ra không bán được, anh M đã bàn với bố là ông B đầu tư máy móc để áp dụng công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên ông B kịch liệt phản đối cho rằng việc chuyển sang sản xuất bằng máy sẽ làm mất đi giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Trong trường hợp này ông B hiểu chưa đúng chức năng nào dưới đây của giá cả thị trường? A. Điều tiết lưu thông. B. Điều tiết sản xuất 7
- C. Phân hóa giầu nghèo D. Kích thích lực lượng sản xuất Câu 16. Hai bạn D và T khi đi chơi trong siêu thị thấy nhiều siêu thị đều có một góc có biển ghi là hàng bình ổn giá, D cho rằng hàng bình ổn giá là những hàng hóa đã hết hạn sử dụng, hoặc những hàng hóa có chất lượng kém không nên mua. T không đồng ý cho rằng hàng bình ổn giá là những mặt hàng thiết yếu được nhà nước sử dụng các biện pháp hỗ trợ giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý, hỗ trợ người tiêu dùng. Việc thực hiện bình ổn giá là biểu hiện của việc nhà nước vận dụng chức năng nào dưới đây của giá cả thị trường? A. Quản lý nền kinh tế. B. Phân hóa giầu nghèo C. Điều tiết sản xuất D. Kích thích lực lượng sản xuất Câu 17. Anh H mở cửa hàng bán điện thoại di động, nhưng trên thị trường hiện nay có rất nhiều cửa hàng cùng bán loại mặt hàng này, nên bán rất chậm. Nhận thấy nhiều khách hàng hiện nay có nhu cầu sửa chữa và cài đặt điện thoại, anh H đã học hỏi để nhận thêm việc sửa chữa và cài đặt điện thoại, từ đó cửa hàng anh rất đông khách, thu nhập ngày càng tăng. Sự lựa chọn của anh là sự vận dụng tác động nào của quy luật giá trị? A. Cải tiến kỹ thuât, nâng cao tay nghề B. Kích thích năng suất lao động tăng lên C. Phân hóa giàu nghèo. D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa Câu 18. Anh D bán mặt hàng vải, nhưng khi trên thị trường mặt hàng vải bán quả chậm trong khi mặt hàng may sẵn lại bán nhanh hơn và giá cao, để không bị ứ đọng vốn và thu được lợi nhuận, anh A đã quyết định chuyển đổi từ kinh doanh mặt hàng vải sang kinh doanh mặt hàng quần áo may sẵn là đã vận dụng chức năng nào dưới đây của giá cả thị trường? A. Điều tiết sản xuất B. Phân hóa giầu nghèo C. Điều tiết lưu thông. D. Kích thích lực lượng sản xuất Câu 19.Vào dịp cận tết nguyên đán hàng năm để góp phần bình ổn thị trường hàng hóa tiêu dùng, UBND thành phố HN đã hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua hình thức cho vay tín dụng ưu đãi để các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa cam kết không tăng giá các mặt hàng thiết yếu là vận dụng chức năng nào dưới đây của giá cả thị trường? A. Thừa nhận giá cả. B. Cung cấp thông tin. . C. Quản lý nền kinh tế D. Điều tiết sản xuất. Câu 20. Hành vi khai thác lâm sản quá mức làm cho rừng bị tàn phá, gây hiện tượng lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến môi trường và sàn xuất của con người thể hiện nhược điểm nào của cơ chế thị trường? A. Phân hoá xã hội về thu nhập. B. Gây suy thoái môi trường xã hội. C. Lạm dụng tài nguyên thiên nhiên. D. Mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. BÀI 5. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC PHẦN I. TỰ LUẬN: 1. Em hãy trình bày khái niệm ngân sách nhà nước. Cho ví dụ. 2. Em hãy trình bày đặc điểm của ngân sách nhà nước. Cho ví dụ. 3. Em hãy trình bày vai trò của ngân sách nhà nước. Cho ví dụ. 4. Em hãy nêu những quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách. 5. Trách nhiệm của công dân thể hiện như thế nào khi ủng hộ những hành vi chấp hành tốt và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước PHẦN II. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Theo Luật ngân sách nhà nước, nội dung nào dưới đây không đúng về vai trò của ngân sách nhà nước? A. Ngân sách nhà nước là công cụ đề điều tiết thị trường. B. Ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của mọi người dân trong xã hội. C. Ngân sách nhà nước duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước. D. Ngân sách nhà nước điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội. Câu 2: Theo quy định của Luật ngân sách, Ngân sách nhà nước không gồm các khoản thu nào? A. Thu viện trợ. B. Thu từ dầu thô. C. Thu từ đầu tư phát triển. D. Thu nội địa. Câu 3: Ý kiến nào dưới đây của ông T không đúng khi nói về đặc điểm của ngân sách nhà nước? A. Ngân sách nhà nước là các khoản thu chi không được dự toán. B. Ngân sách nhà nước phải do Quốc hội thông qua và quyết định. 8
- C. Ngân sách nhà nước do Chính phủ tổ chức thực hiện. D. Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi vì lợi ích chung. Câu 4: Ngân sách nhà nước là A. bản dự trù thu chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định B. quỹ tiền tệ tập trung chi cho cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội. C. khoản thu của những quan hệ kinh tế phát sinh trong thị trường kinh tế. D. khoảng dự trù thu chi từ dân và cho dân. Câu 5: Ngân sách nhà nước do cơ quan nào quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước? A. Chính phủ. B. Chủ tịch nước. C. cơ quan địa phương. D. cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Câu 6: Theo quy định của Luật ngân sách thì ngân sách địa phương là các khoản thu và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp. A. nhà nước. B. địa phương C. địa phương D. trung ương. Câu 7: Toàn bộ các khọản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước đượ gọi là A. tài chính nhà nước. B. kho bạc nhà nước. C. tiền tệ nhà nước. D. ngân sách nhà nước. Câu 8: Trường hợp nào dưới đây được gọi là bội chi ngân sách nhà nước? A. Tổng thu nhỏ hơn tổng chi B. Tổng thu lớn hơn hoặc bằng tổng chi. C. Tổng thu nhỏ hơn hoặc bằng tổng chi. D. Tổng thu lớn hơn tổng chi Câu 9: Theo Luật ngân sách nhà nước, nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về ngân sách nhà nước? A. Ngân sách nhà nước là quỹ dự trữ tài chính của một quốc gia B. Ngân sách nhà nước là toàn bộ vốn của người dân trong một quốc gia. C. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước D. Ngân sách nhà nước là toàn bộ tài sản của các doanh nghiệp Câu 10: Một trong những vai trò của ngân sách nhà nước đó là A. công cụ để Nhà nước điều tiết thị trường. B. tạo lập quỹ phòng chống thiên tai C. tạo lập quỹ dự trữ quốc gia . D. công cụ để đẩy mạnh xuất khẩu. Câu 11: Việc thực hiện chi ngân sách trong những năm qua đã góp phần giảm tỉ lệ đói nghèo, mạng lưới an sinh xã hội ngày càng được nâng cao, chất lượng cuộc sống người dân dần cải thiện tích cực. Ngân sách nhà nước cũng đã chi để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ và khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh; cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai. Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách nhằm thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm. Một trong những biện pháp đó là tăng chi ngân sách và giảm thuế cho các doanh nghiệp. Thông tin trên đã đề cập đến nội dung nào của ngân sách nhà nước? A. vai trò của ngân sách nhà nước. B. chức năng của ngân sách nhà nước. C. nhiệm vụ của ngân sách nhà nước. D. đặc điểm của ngân sách nhà nước. Câu 12: Ngày 19-10-2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động dịch COVID – 19; trong đó có những quy định giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác đối với hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID-19 trong năm 2021… Đồng thời, Nhà nước cũng chi ra nhiều gói hỗ trợ hàng chục nghìn tỉ đồng đến những người đang gặp khó khăn trong dịch bệnh”. Dựa vào thông tin trên, em hãy kể tên một số quỹ trong ngân sách nhà nước? A. Quỹ dành cho Giáo dục và đào tạo. B. Quỹ dành cho y tế. C. Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp. D. Quỹ dành cho khoa học công nghệ. Câu 13: Thảo luận về ngân sách nhà nước, bạn A và B cho rằng ngân sách nhà nước chỉ là một bản tài chính mô tả các khoản thu chi do Quốc hội phê duyệt. Bạn G thì khẳng định ngân sách nhà nước được dùng để điều tiết thu nhập nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Bạn D đồng tình với ý kiến của G. Bạn T còn kể: Tớ xem ti vi còn thấy nói là năm 2020, Nhà nước dành 2,36% GDP cho việc tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh để báo vệ Tổ quốc. Xét về vai trò của ngân sách nhà nước, ý kiến của bạn nào dưới đây không nói về vai trò của ngân sách nhà nước? A. B. Bạn T. B. Bạn A và C. Bạn G. D. Bạn D và G. Câu 14: Ngày 19-10-2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ hộ sản xuất kinh doanh chịu tác động dịch COVID – 19. Đồng thời, Nhà nước 9
- cũng chi ra nhiều gói hỗ trợ hàng chục nghìn tỉ đồng đến những người đang gặp khó khăn trong dịch bệnh”. Dựa vào thông tin trên, em hãy kể tên một số quỹ trong ngân sách nhà nước? A. Quỹ bảo vệ môi trường. B. Quỹ hỗ trợ hộ kinh doanh. C. Quỹ quản trị hành chính. D. Quỹ dự trữ tài chính. Câu 15: Gia đình anh T thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại một xã miền núi có điều kiệm kinh tế-xã hội khó khăn. Anh cho biết, gia đình anh đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như : các con anh đều được đi học ở trường dân tộc nội trú tỉnh do nhà nước hỗ trợ kinh phí, mọi người trong gia đình anh đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí… Ngoài ra, gia đình anh còn được nhận tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tạo điều kiện chuyển đổi mô hình sản xuất để thoát nghèo. Gia đình anh T đã không được hỗ trợ những gì từ quỹ phúc lợi ngân sách nhà nước ? A. Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. B. Tiền hỗ trợ chuyển đổi mô hình sản xuất. C. Học bổng để du học nước ngoài. D. Học ở trường dân tộc nội trú. Câu 16: “Trong ngân sách nhà nước có các quỹ riêng dành cho sự phát triển kinh tế, giáo dục đào tạo, đảm bảo xã hội, quản trị hành chính, y tế, bảo vệ môi trường, khoa học công nghệ, dự trữ tài chính… Mỗi quỹ chi cho một lĩnh vực riêng”. Dựa vào thông tin trên, em hãy cho biết ngân sách nhà nước không chi cho lĩnh vực nào dưới đây? A. Dự trữ tài chính. B. Quỹ bình ổn nhà đất. C. Bảo vệ môi trường. D. Quản trị hành chính. Câu 17. Nguồn nào dưới đây không được tính vào thu ngân sách nhà nước? A. Lợi tức góp vốn từ tổ chức kinh tế, thu hổi vốn từ tổ chức kinh tế, bán và cho thuê tài sản nhà nước, đóng góp tự nguyện. B. Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuếthu nhập cá nhân,...). C. Hoạt động sự nghiệp công có nguồn thu ví dụ như trường học công, bệnh viện công, trung tâm thể thao,... D. Khoản vaỵ, viện trợ không hoàn lại từ nước ngoài cho các doanh nghiệp. Câu 18. Một trong những vai trò cơ bản của ngân sách nhà nước là góp phần A. xóa bỏ cạnh tranh. B. xóa bỏ giàu nghèo. C. gia tăng độc quyền. D. điều tiết thị trường. Câu 19. Công dân đóng góp vào ngân sách nhà nước bằng cách nào? A. Thành lập doanh nghiệp. B. Tất cả đều đúng. C. Nộp thuế, phí và lệ phí. D. Tham gia lực lượng lao động. Câu 20. Theo quy định của Luật ngân sách, Ngân sách nhà nước gồm các khoản chi nào dưới đây A. Cải cách tiền lương. B. Cân đối từ hoạt động xuất khẩu. C. Cân đối từ hoạt động nhập khẩu. D. Thu viện trợ, thu từ dầu thô. BÀI 6. THUẾ PHẦN I. TỰ LUẬN: (Tương tự : là các nội dung cơ bản trong bài học) PHẦN II. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước có tính chất gì? A. Bắt buộc. B. Tự nguyện. C. Không bắt buộc. D. Cưỡng chế. Câu 2: Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước theo loại thuế gì? A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế thu nhập cá nhân. C. Thuế tiêu thụ đặc biệt. D. Thuế nhập khẩu. Câu 3: Loại thuế nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hoá được gọi là gì? A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế thu nhập cá nhân. C. Thuế nhập khẩu. D. Thuế tiêu thụ đặc biệt. Câu 4: Doanh nghiệp sản xuất ô tô A bán xe ô tô, trong quá trình vận hành, tử máy khói bụi từ xe ô tô gây ô nhiễm môi trường, vậy doanh nghiệp A phải đóng loại thuế gì? A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế bảo vệ môi trường. C. Thuế nhập khẩu. D. Thuế tiêu thụ đặc biệt. 10
- Câu 5: Loại thuế nào sau đây không thuộc thuế trực thu? A. Thuế thu nhập doanh nghiệp. B. Thuế sử dụng đất nông nghiệp. C. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Câu 6: Loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế gọi là gì? A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế tiêu thụ đặc biệt. C. Thuế gián thu. D. Thuế trực thu. Câu 7: Loại thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó được gọi là gì? A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế thu nhập doanh nghiệp. C. Thuế thu nhập cá nhân. D. Thuế bảo vệ môi trường. Câu 8: Hành vi trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị khép vào tội gì? A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỉ luật. Câu 9: Theo quy định của pháp luật, thuế là khoản thu mang tính A. bắt buộc. B. tự nguyện. C. thỏa thuận. D. điều hòa. Câu 10: Thuế là nguồn thu chính của A. các hộ kinh doanh. B. các doanh nghiệp. C. ngân sách gia đình. D. ngân sách nhà nước. Câu 11: Loại thuê thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tê hoặc cá nhân được gọi là... A. thuế trực thu. B. thuế Nhà nước. C. thuế gián thu. D. thuế địa phương. Câu 12: Theo quy định của Luật Quản lý thuế, người nộp thuế có quyền A. kê khai đầy đủ các loại thuế phải nộp. B. nộp thuế đúng thời hạn quy định. C. được cung cấp thông tin về việc nộp thuế. D. đăng ký thuế khi tiến hành hoạt động phát sinh thuế Câu 13: Theo quy định của Luật Quản lý thuế, người nộp thuế có quyền được A. giữ bí mật thông tin về người nộp thuế. B. khai báo không trung thực về loại thuế. C. tự quyết định thời gian nộp thuế. D. tự quyết định địa điểm nộp thuế. Câu 14: Theo quy định của Luật Quản lý thuế, người nộp thuế có quyền được A. hướng dẫn việc nộp thuế. B. chủ động số tiền nộp thuế. C. từ chối nộp thuế khi kinh doanh. D. làm sai lệch hồ sơ nộp thuế. Câu 15: Theo quy định của Luật Quản lý thuế, người nộp thuế có trách nhiệm A. đăng ký mã số thuế khi kinh doanh. B. được hướng dẫn nộp thuế. C. được cung cấp thông tin về thuế. D. được giữ bí mật thông tin người nộp. Câu 16: Người nộp thuế thực hiện tốt trách nhiệm của mình khi A. kê khai không trung thực. B. sử dụng hóa đơn giả. C. nộp thuế chậm so với quy định. D. hoàn thiện đầy đủ hồ sơ thuế. Câu 17: Căn cứ vào phương thức thu thuế, thuế được phân loại thành A. thuế doanh nghiệp và thuế cá nhân. B. thuế tiêu dùng và thuế thu nhập. C. thuế tiêu dùng và thuế tài sản. D. thuế trực thu và thuế gián thu. Câu 18. Loại thuế thu vào các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt được gọi là thuế A. tiêu thụ đặc biệt. B. thu nhập cá nhân. C. giá trị gia tăng. D. thu nhập doanh nghiệp. Câu 19. Loại thuế thu vào các hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường được gọi là thuế A. bảo vệ môi trường. B. thu nhập cá nhân. C. giá trị gia tăng. D. thu nhập doanh nghiệp. Câu 20. Công dân thực hiện tốt pháp luật về thuế khi thực hiện hành vi nào dưới đây? A. làm giả hồ sơ nộp thuế. B. gian lận kê khai nộp thuế. C. kê khai đầy đủ hồ sơ thuế. D. hủy hoại hồ sơ thuế. BÀI 7: SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH PHẦN I. TỰ LUẬN: (Tương tự : là các nội dung cơ bản trong bài học) PHẦN II. TRẮC NGHIỆM 11
- Câu 1. Nội dung nào đúng về mô hình công ti trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên? A. Có từ 2 đến 40 thành viên là tổ chức cá nhân. B. Có từ 2 đến 60 thành viên là tổ chức cá nhân. C. Có từ 2 đến 30 thành viên là tổ chức cá nhân. D. Có từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức cá nhân. Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về mô hình sản xuất kinh doanh hộ gia đình? A. Mô hình sản xuất kinh doanh nhỏ do cá nhân và hộ gia đình thành lập. B. Mô hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn về việc vay vốn. C. Mô hình sản xuất kinh doanh chỉ dành cho lĩnh vực nông nghiệp. D. Mô hình sản xuất kinh doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên. Câu 3. Sản xuất kinh doanh không có vai trò nào dưới đây A. Thúc đẩy phát triển kinh tế. B. Đem lại cuộc sống ấm no C. Phát triển văn hóa, xã hội. D. Hủy hoại môi trường. Câu 4. Về mặt pháp lý doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp là A. đại diện theo pháp luật. B. tư cách pháp nhân. C. luật sư của công ty D. nhân viên công ty. Câu 5. Đối với công ty hợp danh thì thành viên tham gia thành lập phải là A. tổ chức. B. pháp nhân. C. đại diện chính quyền. D. cá nhân. Câu 6. Sau khi tốt nghiệp đại học nông nghiệp, M không đi xin việc mà về cùng gia đình mở trang trại trồng vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ có kĩ thuật và niềm đam mê, vườn vải của gia đình M năm nào cũng sai trĩu quả, ít sâu bệnh đã mang lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình. Việc làm của M tham gia mô hình sản xuất nào dưới đây? A. Hợp tác xã. B. Công ty hợp danh. C. Hộ sản xuất kinh doanh. D. Công ty tư nhân. Câu 7. Gia đình ông A mở cơ sở sản xuất nước mắm bằng nguồn vốn của gia đình. Sau 2 năm kinh doanh có hiệu quả, gia đình ông quyết định mở rộng quy mô sản xuất và thuê thêm 2 nhân công phụ giúp xản xuất. Vậy cơ sở sản xuất của ông A thuộc mô hình A. hộ sản xuất kinh doanh. B. hợp tác xã. C. công ty một thành viên. D. công ty tư nhân. Câu 8. Ông A và ông H cùng nhau góp vốn để thành lập hợp tác xã kinh doanh dịch vụ vận tải, sau đó ông T cũng xin tham ra góp vốn. Cuối năm, ông A và H chia cho ông T phần lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn. Vậy ông A và H đã thực hiện nguyên tắc nào trong kinh doanh dưới đây? A. Bình đẳng. B. Cùng có lợi. C. Tự nguyện. D. Quản lí dân chủ. Câu 9. Khi lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang tích nước, cũng là lúc toàn bộ diện tích trồng lúa nước không còn. Lúc này, nhận thấy mặt nước lòng hồ chính là lợi thế để nuôi cá. Vậy là từ năm 2010, anh Phùng Xuân Sơn, dân tộc Dao ở xã Sơn Phú đã quyết tâm tự làm lồng tre để nuôi cá lồng bè trên mặt hồ. Học phương pháp làm ăn của anh Sơn, 20 hộ DTTS sống trên địa bàn thôn Nà Lạn, xã Sơn Phú đã chọn cách giảm nghèo bằng nuôi cá lăng lồng bè trong lòng hồ. Họ là những người có ít đất sản xuất, hạ sơn xuống vùng ven hồ tìm kế sinh nhai. Từ khi chuyển đổi sang nuôi cá lồng bè, hộ thu nhiều cũng được 70 - 80 triệu đồng/năm, hộ ít cũng được 45 - 50 triệu đồng/năm. Mô hình sản xuất kinh doanh của người dân nói trên đó là mô hình A. Kinh tế tập thể. B. Hộ gia đình sản xuất. C. Liên minh hợp tác xã D. Công ty hợp danh. Câu 10. Chị B chăn nuôi gia cầm và lợn thịt. Mỗi năm chị cho xuất chuồng 5 tấn lợn, 1 tấn gia cầm. Giá bán dao động trong khoảng 60 đến 90 ngàn đồng/kg lợn và 50 đến 80 ngàn đồng/1kg gia cầm. Chị B đã vận dụng mô hình sản xuất kinh doanh nào dưới đây? A. Hợp tác xã. B. Lao động cá thể. C. Hộ gia đình. D. Cá nhâ và hộ gia đình. Câu 11. Gia đình ông X có 4 thành viên đầu tư xây dựng mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) trên diện tích hơn 5.000m, tổng kinh phi đầu tư hoàn thiện mô hình kinh tế của gia đình ông khoảng 300 triệu đồng. Thu nhập từ chăn nuôi lợn, gia cầm được ông dùng để quay vòng đầu tư tái sản xuất và mở rộng chuồng trại. Phế phẩm chăn nuôi dùng làm thức ăn cho cá và ủ làm phân bón cho cây. Gần đây, năm bắt nhu cầu thực phẩm sạch của các hộ gia đình ở thành phố, ông mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình sản xuất kinh doanh nông sản sạch. Với mô hình kinh tế tổng hợp VAC phát triển ổn định, sau khi trừ các khoản chi phi gia đình ông X thu nhập từ 300 triệu đến 400 triệu đồng/năm. Gia đình ông X thuộc mô hình sản xuất kinh doanh nào dưới đây? A. Tập thể và hộ gia đình. B. Doanh nghiệp. C. Kinh tế tập thể. D. Kinh tế hộ gia đình. 12
- Câu 12. Ba anh H, T, M dự định thành lập Công ty X với vốn điều lệ dự kiến là 700 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện tại H, T, M mỗi người chỉ có 200 triệu đồng và họ cũng chỉ muốn chịu trách nhiệm trong 200 triệu đồng. Trong trường hợp này công ty X thuộc mô hình nào dưới đây? A. Công ty hợp danh. B. Công ty TNHH. C. Công ty tư nhân. D. Doanh nghiệp nhà nước. Câu 13. A được sở hữu ngôi nhà nằm mặt đường Trần Hưng Đạo rất thuận lợi cho việc kinh doanh. A có hai người bạn là B là một kỹ sư tin học và C là một nhà quản trị kinh doanh. Tất cả 3 người đều thuộc đối tượng được thành lập doanh nghiệp. A muốn góp vốn bằng tiền cho doanh nghiệp thuê nhà của mình làm trụ sở giao dịch trong 5 năm với số tiền thuê hàng năm là 50 triệu đồng; B góp vốn 500 triệu đồng; C góp vốn là 250 triệu đồng. Sau khi bàn bạc, ba anh quyết định thành lập công ty. Trong trường hợp này mô hình sản xuất kinh doanh nào là phù hợp A. Doanh nghiệp tư nhân. B. Doanh nghiệp nhà nước. C. Công ty cổ phần. D. Công ty TNHH một thành viên. Câu 14. Anh Q sinh ra trong một gia đ́ nh nghèo, từ năm lớp 10 anh đă phải làm nhiều công việc từ nhân viên phục vụ quán ăn, giao hàng, phụ giúp cửa hàng và rất nhiều công việc bán thời gian khác để nuôi sống bản thân và trang trải học phí. Tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh, anh đă xin vào làm cho công ti về lĩnh vực phân phối sản phẩm mà ḿnh yêu thích. Sau đó, bản thân anh vay tiền để thành lập công ty, nhờ kinh nghiệm thực tế và ham học hỏi, chỉ sau 3 năm anh đă gặt hái được thành công, và từng bước h́ nh thành chuỗi cửa hàng bán lẻ. Về mặt tổ chức, anh Q đă tham gia mô h́ nh sản xuất kinh doanh nào dưới đây? A. Công ty TNHH. B. Hộ kinh doanh. C. Doanh nghiệp D. Công ty cổ phần. Câu 15.Thấy anh D là người có kinh nghiệm trong kinh doanh, công ty do anh điều hành luôn làm ăn có lãi và mở rộng sản xuất, nên chị H rủ anh D cùng thành lập công ty DH. Nhờ có kinh nghiệm trong kinh doanh nên công ty DH kinh doanh có hiệu quả. Vậy anh D và chị H tham gia mô hình doanh nghiệp nào dưới đây? A. Công ty hợp danh. B. Công ty tư nhân. C. Công ty cổ phần. D. Công ty trách nhiệm hữu hạn. Câu 16. Gia đ́ nh B có nghề bán tạp hoá đă hơn chục năm nay. Gần đây, bố mẹ B đầu tư, phát triển thành chuỗi 4 của hàng hoạt động dưới dạng siêu thị mini,kinh doanh hàng trăm mặt hàng, thuê thêm 17 nhân công, doanh thu hàng chục tỉ đồng mỗi năm. Mô h́ nh kinh doanh của gia đ́ nh B đang thực hiện là mô h́ nh sản xuất kinh doanh nào dưới đây? A. Hộ gia đình. B. Doanh nghiệp. C. Kinh tế tập thể. D. Công ty cổ phần Câu 17. Ba anh T, H và V cùng góp vốn thành lập Công ty DH chuyên sản xuất, kinh doanh ga và các loại khí đốt. Trong thỏa thuận góp vốn do các thành viên thỏa thuận thì T góp 200 triệu đồng, H góp 150 triệu đồng và V góp một xe ôtô tải. Trong trường hợp này mô hình sản xuất kinh doanh của công ty DH là A. Doanh nghiệp nhà nước. B. Doanh nghiệp tư nhân. C. Công ty TNHH. D. Công ty cổ phần. Câu 18. Mô hình kinh tế hợp tác xã được thành lập dựa trên nguyên tắc cơ bản nào dưới đây? A. Cưỡng chế. B. Tự nguyện. C. Bắt buộc. D. Độc lập. Câu 19. Đối tượng nào dưới đây không phải là thành viên công ti? A. Chủ thể chi tiền để mua tài sản cho công ti B. Chủ thể mua phần vốn góp của thành viên công ti C. Chủ thể hưởng thừa kế từ người để lại di sản. D. Chủ thể góp vốn đề thành lập công ti. Câu 20. Một trong những đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân là tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp không A. phải là một. B. giống nhau. C. bị tịch thu. D. tách bạch. BÀI 8. TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG PHẦN I. TỰ LUẬN: (Tương tự : là các nội dung cơ bản trong bài học) PHẦN II. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Một trong những đặc điểm của tín dụng là A. tính vĩnh viễn. B. tính bắt buộc. C. tính phổ biến. D. dựa trên sự tin tưởng. Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của tín dụng? A. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 13
- B. Hạn chế bớt tiêu dùng C. Tăng vòng quay của vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông. D. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội của Nhà nước. Câu 3. Trong quá trình cho vay có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và chi phí sử dụng dịch vụ tín dụng được gọi là gì ? A. Tiền dịch vụ. B. Tiền lãi. C. Tiền gốc. D. Tiền phát sinh. Câu 4. Tín dụng không có vai trò nào dưới đây? A. Tín dụng là công cụ thúc đẩy sự lưu thông của hàng hoá và tiền tệ. B. Tín dụng là công cụ giúp thúc đẩy kinh doanh, đầu tư sinh lời. C. Tín dụng làm gia tăng mối quan hệ chủ nợ - con nợ trong xã hội. D. Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Câu 5. Theo quy định của pháp luât những tổ chức nào sau đây được phép cấp tín dụng? A. Kho bạc B. Chi cục thuế C. Các ngân hàng thương mại D. Tiệm cầm đổ Câu 6. Một trong những vai trò của tín dụng là huy động nguồn vốn nhàn dỗi vào A. cá độ bóng đá. B. lừa đảo chiếm đoạt tài sản. C. sản xuất kinh doanh. D. các dịch vụ đỏ đen. Câu 7. Nội dung nào dưới đây phản ánh tính tạm thời của việc sử dụng dịch vụ tín dụng? A. Nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn trong thời gian vô hạn. B. Nhượng quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn trong thời gian nhất định. C. Tặng một lượng vốn cá nhân cho người khác. D. Chuyển giao hoàn toàn quyền sử dụng một lượng vốn. Câu 8. Tín dụng là khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn A. nguyên phần gốc ban đầu. B. nguyên phần lãi phải trả. C. đủ số vốn ban đầu. D. cả vốn gốc và lãi. Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh vai trò của tín dụng ? A. Là công cụ điều tiết kinh tế xã hội . B. Hạn chế bớt tiêu dùng. C. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. D. Thúc đẩy sản xuất, lưu thông. Câu 10. Một trong những đặc điểm của tín dụng là có tính A. một phía. B. tạm thời. C. cưỡng chế. D. bắt buộc. Câu 11. Anh H vay tiền của chị K để mua xe máy và cam kết trả trong 6 tháng. Tuy nhiên, việc kinh doanh của anh H gặp sự cố nên không thể trả nợ đúng thời hạn. Anh quyết định dọn về quê sinh sống nhằm trốn nợ chị K. Việc làm của anh K là vi phạm nội dung nào dưới đây trong việc sử dụng dịch vụ tín dụng? A. Có tính minh bạch. B. Có tính hoàn trả gốc và lãi. C. Có tính tạm thời. D. Có tính tự trọng. Câu 12. Tốt nghiệp THPT, được sự động viên của người thân, L quyết định đăng ký tham gia xuất khẩu lao động. Để có tiền chi phí cho chuyến đi, bố mẹ L đã thế chấp quyền sử dụng đất mảnh đất của gia đình để vay ngân hàng 200 triệu đồng. Qua xem xét hồ sơ vay, ngân hàng quyết định cho cho gia đình anh L vay 200 triệu. Trong trường hợp này chủ thể của hợp đồng tín dụng là A. Bố mẹ anh L và ngân hàng. B. Anh L và bố mẹ. C. Anh L và ngân hàng. D. Bố mẹ, anh L và ngân hàng. Câu 13. Để có thêm vốn thực hiện dự án chăn nuôi, anh B hỏi ý kiến vợ và mẹ mình, sau đó anh B quyết định đến ngân hàng đề nghị vay tiền. Sau khi xem xét mục đích, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng hoàn trả nợ vay, phía ngân hàng hoàn toàn tin tưởng và quyết định cho anh vay 100 triệu đồng với lãi xuất ưu đãi, thời hạn vay 2 năm. Anh B cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ số tiền vay cộng thêm phần tiền lãi đúng kì hạn như đã thỏa thuận với ngân hàng. Trong trường hợp này chủ sở hữu ( người cho vay ) là ai ? A. Anh B. B. Vợ anh B. C. Mẹ anh B. D. Ngân hàng. Câu 14. Bà Q vay ngân hàng 50 triệu đồng để đầu tư sản xuất. Đến thời hạn là bà đều tranh thủ đến ngân hàng đóng lãi ,làm đúng theo hợp đồng của ngân hàng. Việc làm của bà Q thể đặc điểm nào của A. Có tính hoàn trả gốc và lãi. B. Có sự tin tưởng. C. Có tính tạm thời. D. Có tính tự trọng. Câu 15. Ông D có nhu cầu vay tiền ngân hàng để mua nhà ở. Với khả năng tài chính hiện tại, ông chỉ trả được 40% trị giá ngôi nhà, ông dự định đến ngân hàng để vay 60% số tiền còn lại. Khi xem xét hồ sơ của ông, ngân hàng quyết định cho ông vay 60% số tiền còn lại trong thời hạn 10 năm với lãi suất 8,2 %/năm. Đổi lại, ông phải thế chấp sổ đỏ của ngôi nhà. Trong vòng 10 năm, ông D phải cam kết hoàn trả số tiền lãi 14
- và vốn đúng tiến độ thì mới được nhận lại sổ đỏ. Xét về mặt bản chất của tín dụng, quan hệ giữa ông D và ngân hàng là mối quan hệ giữa A. người cho vay và người đi vay. B. vay tín dụng đen C. cá nhân với cá nhân. D. doanh nghiệp với doanh nghiệp. Câu 16. Để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng A thực hiện giảm lãi suất cho các khoản vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể, với khách hàng doanh nghiệp, mức lãi suất cho vay kinh doanh là 5%/ năm. Với khách hàng là cá nhân vay vốn kinh doanh, mức lãi suất cho vay là 6%/ năm. Ngoài ra, đôi với các nhu cầu vay tiêu dùng như mua nhà, xây sửa nhà, mua xe ô tô,...khách hàng có thể vay vốn với lãi suất ưu đãi cố định trong 12 tháng đầu tiên. Chủ thể vay trong trường hợp trên là ai? A. Cá nhân và doanh nghiệp. B. Cá nhân. C. Doanh nghiệp. D. Ngân hàng A. Câu 17. Nhờ chương trình cho vay vốn đóng mới và nâng cấp tàu cá của Chính phủ triển khai ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, các đội đánh bắt cá đã có thêm những chiếc tàu công suất lớn bám biển vươn khơi, tạo nguồn lực cho ngư dân làm kinh tế, góp phần khẳng định chủ quyền biền đảo của quốc gia. Vai trò của tín dụng được thể hiện như thế nào qua thông tin trên? A. Gia tăng tỷ lệ nợ xấu đối với người dân. B. Giữ gìn an ninh trật tự vùng biển. C. Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. D. Hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu cá. Câu 18. Anh B vay tín dụng 3 tỉ từ Ngân hàng C để mở xưởng sản xuất kinh doanh. Anh cam kết với ngân hàng trả nợ đúng hạn trong thời gian là 5 năm. Đúng 5 năm sau, dù việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng anh B vẫn trả nợ đúng hạn và được ngân hàng ưu đãi thêm nhiều dịch vụ tín dụng mới giúp anh có thể mở rộng quỵ mô sản xuất kinh doanh của mình. Đặc điểm nào của tín dụng được đề cập trong trường hợp dưới đây? A. Tính thời hạn B. Tính tín nhiệm C. Tính rủi ro D. Tính may rủi Câu 19. Ngân hàng A huy động hơn 2 000 tỉ đổng để phân bổ nguón vốn tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng chủ đạo của Việt Nam như: gạo, cà phê, dệt may,... Điều này đã giúp các doanh nghiệp mở rộng quỵ mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm góp phẩn hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng nền kinh tế. Bên cạnh đó, còn tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cho nhiều người dân. Việc làm của ngân hàng A thể hiện nội dung nào dưới đây của tín dụng? A. đặc điểm của tín dụng. B. nghĩa vụ của tín dụng. C. trách nhiệm của tín dụng. D. vai trò của tín dụng. Câu 20. Ngân hàng A tiến hành cho các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh K vay vốn hơn 1 000 tỉ đồng, thời hạn vay ưu đãi lên đến 15 năm với mức lãi suất 7,5%. Trong 15 năm, các doanh nghiệp sẽ cam kết thực hiện đúng các quỵ định pháp luật về sử dụng tín dụng, phải trả đủ số tiền lãi và vốn khi đến hạn hoàn trả. Đây là một dịch vụ tín dụng phổ biến dựa trên tài sản đảm bảo và uy tín của cá nhân, doanh nghiệp với ngân hàng để giúp duy trì, phát triển tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Việc yêu cầu các doanh nghiệp phải trả đúng hạn thể hiện đặc điểm nào dưới đây của tín dụng? A. Có sự tin tưởng. B. Có tính hoàn trả gốc và lãi. C. Có tính tự trọng. D. Có tính tạm thời. BÀI 9: DỊCH VỤ TÍN DỤNG PHẦN I. TỰ LUẬN: (Tương tự : là các nội dung cơ bản trong bài học) PHẦN II. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Chủ thể cho vay của tín dụng nhà nước đó là A. người nước ngoài. B. doanh nghiệp. C. người dân. D. nhà nước. Câu 2. Hình thức tín dụng nào Nhà nước là chủ thể vay tiền và có nghĩa vụ trả nợ? A. Tín dụng nhà nước. B. Tín dụng ngân hàng. C. Tín dụng thương mại. D. Tín dụng tiêu dùng. Câu 3. Một trong những ưu điểm khi thực hiện hình thức tín dụng cho vay thế chấp là A. không cần hồ sơ thủ tục. B. số tiền được vay thường lớn. C. thủ tục đơn giản. D. dựa vào sở thích của người vay. Câu 4. Cho vay tín chấp dựa vào đặc điểm nào của người vay? A. Uy tín của người vay và có tài sản đảm bảo. B. Uy tín của người vay và không cần tài sản đảm bảo. 15
- C. Có tài sản đảm bảo. D. Là công chức, viên chức nhà nước. Câu 5. Hình thức tín dụng nào trong đó người cho vay là các tổ chức tín dụng và người vay là người tiêu dùng nhằm tạo điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu về mua sắm hàng hóa A. tư nhân. B. thương mại. C. nhà nước. D. tiêu dùng. Câu 6. Quan hệ tín dụng bằng tiền giữa một bên là ngân hàng với một bên là các chủ thể kinh tế dựa trên nguyên tắc thỏa thuận và có hoàn trả được gọi là dịch vụ tín dụng A. tiêu dùng. B. doanh nghiệp. C. ngân hàng. D. cá nhân. Câu 7. Hình thức tín dụng trong đó người cho vay dựa vào uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm là hình thức tín dụng nào dưới đây? A. Tín dụng đen. B. Cho vay trả góp. C. Cho vay tín chấp. D. Cho vay thế chấp. Câu 8. Người mua tham gia mua trái phiếu chính phủ để được hưởng lãi suất vay thuộc dịch vụ tín dụng nào? A. Tín dụng ngân hàng. B. Tín dụng tiêu dùng. C. Tín dụng thương mại. D. Tín dụng nhà nước. Câu 9. Quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các nước khác trên thế giới gọi là hình thức tín dụng A. tiêu dùng. B. cá nhân. C. doanh nghiệp. D. nhà nước. Câu 10. Thầy chị D là nhân viên của một doanh nghiệp nhà nước, có thu nhập ổn định và lịch sử tín dụng tốt nên được ngân hàng cho vay 80 triệu đồng để sửa nhà. Hình thức tín dụng mà ngân hàng cho chị D vay là hình thức cho vay A. thế chấp. B. thẻ tín dụng. C. trả góp. D. tín chấp. Câu 11. H cần vay số tiền mặt là 500 triệu đồng. H muốn tham gia vay tín dụng ngân hàng bằng hình thức vay thế chấp. Ngân hàng sẽ cho H vay khi tài sản thế chấp có giá trị bao nhiêu? A. Tài sản gấp đôi 500 triệu. B. Tài sản bằng ½ của 500 triệu. C. Tài sản < 500 triệu. D. Tài sản ≥ 500 triệu. Câu 12. Anh D mua xe trả góp trong 12 tháng. Mỗi tháng anh D phải trả một phần tiền xe và một phần lãi. So với việc thanh toán một lần thì mua trả góp có đặc điểm nào sau đây? A. Tổng số tiền trả góp nhỏ hơn. B. Tổng số tiền trả góp lớn hơn. C. Tổng số tiền trả góp nhỏ hơn hoặc bằng so với số tiền thanh toán một lần. D. Tổng số tiền trả là như nhau. Câu 13. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, công ty X liên tục làm ăn thua lỗ, và chậm tri trả các khoản vay cho ngân hàng. Để tiếp tục phát triển công ty, công ty X tiếp tục làm hồ sơ để ngân hàng cho vay tiếp. Tuy nhiên sau khi xem xét, ngân hàng đã từ chối cung cấp tín dụng cho công ty X. Yếu tố nào dưới đây khiến ngân hàng từ chối giải ngân cho công ty X? A. Có kế hoạch sử dụng tiền cụ thể. B. Có tài sản thế chấp. C. Có lịch sử tín dụng không tốt. D. Có người thân giàu có. Câu 14. Chị N làm hồ sơ vay ngân hàng một khoản tiền lớn để mua nhà với thỏa thuận sẽ trả dần cả gốc và lãi trong thời gian 10 năm. Sau khi xem xét lịch sử tín dụng và hồ sơ vay vốn của chị N. Ngân hàng quyết định giải ngân khoản vay cho chị. Hình thức tín dụng mà chị N và ngân hàng thỏa thuận là hình thức tín dụng nào dưới đây ? A. Cho vay thế chấp B. Cho vay tiêu dùng. C. Cho vay trả góp. D. Cho vay thế chấp. Câu 15. Doanh nghiệp H cho doanh nghiệp xây dựng K ghi giấy nợ 4 tháng khi mua vật liệu để hoàn thiện công trình mà doanh nghiệp K trúng thầu. Sau 4 tháng, doanh nghiệp K phải hoàn trả cả nợ gốc và lãi cho doanh nghiệp H. Loại hình tín dụng nào đã được doanh nghiệp H và doanh nghiệp K tiến hành cho giao dịch trên? A. Tín dụng tiêu dùng. B. Tín dụng thương mại. C. Tín dụng nhà nước. D. Tín dụng ngân hàng. Câu 16. Với kết quả đỗ vào trường THPT, H được bố mẹ đưa đi mua điện thoại thông minh. Được sự tư vấn của nhân viên cửa hàng, bố mẹ H quyết định mua điện thoại trả góp thông qua công ty tài chính liên kết với cửa hàng. Trong trường hợp này bố mẹ H đã lựa chọn dịch vụ tín dụng nào dưới đây? A. Tín dụng ngân hàng. B. Tín dụng tiêu dùng. C. Tín dụng thương mại. D. Tín dụng Nhà nước 16
- Câu 17. Sau khi chứng minh được với ngân hàng về lịch sử thu nhập của bản thân như: là giáo viên nên có thu nhập ổn định, lịch sử tín dụng tốt. Ngân hàng A quyết định giải nagan khoản vay 35 triệu đồng để chị T tiến hàng sửa chữa nhà cửa. Hình thức tín dụng nào được ngân hàng áp dụng khi cho chị T vay tiền A. Vay tín chấp. B. Vay trả góp. C. Vay thế chấp. D. Vay thấu chi. Câu 18. Được biết doanh nghiệp Z chuyên kinh doanh vật tư nông nghiệp muốn mở rộng quy mô khu vực bán hàng nên đã có chính sách về tín dụng thương mại về việc nhập hàng hóa kinh doanh đối với doanh nghiệp đối tác. Doanh nghiệp F muốn hợp tác với doanh nghiệp Z nhưng không rõ tín dụng thương mại là mối quan hệ tín dụng giữa các chủ thể nào và đặc điểm tín dụng thương mại khi tham gia. Bạn của F có ý kiến về tín dụng thương mại như sau: N cho rằng là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, cần tài sản thế chấp cho ngân hàng khi tham gia; H cho rằng là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, không cần tài sản thế chấp cho doanh nghiệp khi tham gia; M cho rằng là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, cần tài sản thế chấp cho doanh nghiệp khi tham gia; P cho rằng là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp bán là “chủ nợ” – doanh nghiệp mua là “con nợ”; K mối quan hệ giữa doanh nghiệp – ngân hàng - doanh nghiệp, là hình thức mua bán chịu. Ý kiến của ai là đúng về tín dụng thương mại? A. H,P. B. M,P. C. M,N,K. D. H,P,K. Câu 19. Do cần tiền để đầu tư kinh doanh, trong khi việc vay vốn tại ngân hàng bị hạn chế, anh M đã quyết định thế chấp quyền sử dụng mảnh đất và ngôi nhà hợp pháp mà vợ chồng anh chị đang sử dụng. Sauk hi hoàn thành thủ tục, ngân hàng đã quyết định giải ngân khoản vay 300 triệu đồng cho anh M và giữ lại sổ đỏ mảnh đất anh M đã thế chấp khi nào anh thanh toán đủ anh M sẽ nhận lại sổ đỏ. Hình thức cho vay của anh M là loại dịch vụ tín dụng nào dưới đây? A. Vay thế chấp. B. Vay thấu chi. C. Vay trả góp. D. Vay tín chấp. Câu 20. Anh H muốn tham gia dịch vụ tín dụng vay trả góp để gửi tiết kiệm ngân hàng lấy lãi. Tuy nhiên, vợ H là chị K không đồng ý vì lãi gửi tiết kiệm thu về ít hơn số tiền trả lãi vay ngân hàng; mẹ H là bà P đồng ý vì lãi gửi tiết kiệm thu về nhiều hơn số tiền trả lãi vay ngân hàng; chị Y là bà hàng xóm nghe được câu chuyện liền khuyên anh H không nên, vì cách này sẽ không lỗ cũng không có lợi nhuận. Theo em, ý kiến của ai là đúng? A. Chị K và chị Y. B. Chị K C. Chị Y. D. Anh H và bà P. BÀI 10 LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN PHẦN I. TỰ LUẬN: (Tương tự : là các nội dung cơ bản trong bài học) PHẦN II. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Việc không xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính sẽ khiến mỗi người A. được người khác tôn trọng. B. duy trì tài chính lành mạnh. C. chi tiêu hoang phí và không kiểm soát D. chủ động tính toán chi tiêu Câu 2: Toàn bộ những vấn đề liên quan đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư…của mỗi người được gọi là A. tài chính doanh nghiệp. B. tài chính gia đình. C. tài chính thương mại. D. tài chính cá nhân. Câu 3: Bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,... để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân được gọi là A. Kế hoạch tài chính gia đình. B. Kế hoạch tài chính doanh nghiệp. C. Kế hoạch tài chính cá nhân D. Kế hoạch phân bổ ngân sách. Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn? A. Thực hiện mục tiêu ngắn hạn và trung hạn. B. Mục tiêu thường là khoản tiền lớn. C. Thời gian thực hiện dưới 6 tháng. D. Thời gian thực hiện trên 6 tháng. Câu 5: Lập kế hoạch tài chính để xây dựng nguồn tiền tiết kiệm không bao gồm khoản thu nào sau đây? A. Tiền lương. B. Tiền làm thêm. C. Tiền được chu cấp. D. Tiền mượn nợ. Câu 6: Mục tiêu kế hoạch tài chính ngắn hạn giải quyết lượng tiền tiết kiệm thường là: A. một khoản tiền lớn. B. một khoản tiền nhỏ. 17
- C. nhiều khoản tiền lớn. D. một khoản tiền rất lớn. Câu 7: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3 đến 6 tháng được gọi là A. Kế hoạch tài chính cá nhân vô thời hạn. B. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn. C. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn. D. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn. Câu 8: Khi thực hiện theo dõi và kiểm soát thu chi, cá nhân cần phải: A. Chỉ xác định khoản tiết kiệm. B. Tách khoản chi thiết yếu và không thiết yếu. C. Chỉ xác định khoản chi không thiết yếu. D. Chỉ xác định khoản chi thiết yếu. Câu 9: Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn thường gắn với khoảng thời gian là A. dưới 12 tháng. B. dưới 3 tháng. C. dưới 10 tháng. D. dưới 26 tháng. Câu 10: Cá nhân muốn tiết kiệm một khoản tiền trong vòng 2 tháng nên lựa chọn loại kế hoạch tài chính nào sau đây? A. Kế hoạch dài hạn. B. Kế hoạch trung hạn. C. Kế hoạch vô thời hạn. D. Kế hoạch ngắn hạn. Câu 11. Tốt nghiệp đại học, dù đã có thời gian yêu nhau nhiều năm nhưng D và H quyết định sẽ tổ chức đám cưới sau 3 năm nữa, cả 2 cùng lên kế hoạch để chuẩn bị về mặt kinh tế cho hôn nhân sau này. Trong trường hợp này, D và H nên lập kế hoạch tài chính cá nhân nào dưới đây? A. Ngắn hạn. B. Vô thời hạn. C. Trung hạn. D. Dài hạn. Câu 12. Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, H liệt kê đầy đủ các khoản thu, chi và tiết kiệm. H phân chia sử dụng như sau: H giành 50% để tiết kiệm, 50% để đi chơi. Kế hoạch của H đã vi phạm nội dung nào của kế hoạch tài chính cá nhân? A. Xác định quy tắc thu chi. B. Tuân thủ kế hoạch tài chính. C. Theo dõi và kiểm soát thu chi. D. Xác định mục tiêu thực hiện. Câu 13. Bắt đầu lên lớp 10, bạn T lập kế hoạch tài chính cá nhân để đạt được các mục tiêu đề ra. Hằng tháng, T lập kế hoạch chi tiêu của cá nhân để cân đối chi tiêu hợp lí. Mọi khoản chi tiêu đều được T phân chia rõ ràng như chi phí sinh hoạt, chi phí học hành, giải trí và một phần tiết kiệm. Với số tiền tiết kiệm được trong 1 năm, Lan định lên lớp 11 sẽ mua một khoá học ôn thi trực tuyến. Trong trường hợp này bạn T đã thực hiện tốt bước nào dưới đây của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân? A. Tuân thủ kế hoạch đề ra. B. Xác định tình hình tài chính C. Thiết lập quy tắc chi tiêu cụ thể. D. Điều chỉnh kế hoạch linh hoạt. Câu 14. Khi thu nhập giảm so với ban đầu, M,N,H,K,T đã điều chỉnh kế hoạch tài chính khác nhau để đảm bảo thực hiện tiết kiệm tiền đúng kế hoạch. M chọn không ăn sáng để tiết kiệm tiền; N không mua thêm quần áo mới để tiết kiệm tiền; H tìm việc làm thêm để tăng thu nhập; P xin tiền thêm từ ba mẹ; T nghỉ học phụ đạo để đi làm thêm. Những ai đã có sự điều chỉnh kế hoạch tài chính hợp lí? A. N,H. B. M,P,T. C. M,N,H,T. D. N,H,T,P. Câu 15. Bố đi làm xa, mẹ phải về quê chăm sóc bà đang bệnh nặng nên T được mẹ giao nhiệm vụ lo liệu việc nhà và chăm sóc em gái đang học lớp 3. Được mẹ cho 700 000 đồng để chi tiêu trong một tuần, T nghĩ chắc lúc mẹ về cũng chưa tiêu hết. Ngày đầu, hai anh em không nấu cơm, ra quán ăn và mua thêm mấy món ăn vặt khoái khẩu nên tiêu hết 200 000 đồng. T chợt thấy lo lắng, nếu cứ chi tiêu thế này thì chỉ 3 - 4 ngày là hết số tiền mẹ cho. Trong trường hợp này để hoàn thành tốt nhiệm vụ bố mẹ giao, T nên lựa chọn và tiến hành lập kế hoạch nào dưới đây? A. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn. B. Kế hoạch tài chính cá nhân vô hạn. C. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn. D. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn. Câu 16. Bạn H đặt mục tiêu kế hoạch tài chính cá nhân trong 3 năm sẽ mua được một chiếc máy tính xách tay, bạn đã xác định mục tiêu cụ thể như sau: Tính toán số tiền cần thiết để mua máy tính là 12 triệu đồng. Cách để có tiền mua máy tính: để dành tiền mừng tuổi, tiết kiệm tiền bố mẹ cho hàng tháng và cùng chị gái bán hàng trực tuyến để tạo thêm thu nhập. Căn cứ vào thời gian hoàn thành, kế hoạch tài chính cá nhân của H là loại kế hoạch tài chính gì? A. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn. B. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn. C. Kế hoạch tài chính cá nhân vô hạn. D. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn. Câu 17. Lan đặt mục tiêu thi đỗ vào một trường đại học chuyên ngành công nghệ thông tin. Sau khi ra trường, Lan đặt mục tiêu tìm một công việc ổn định, lập kế hoạch tài chính cá nhân cho tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Dự định lâu dài có thể mua được nhà trên thành phố và tiếp tục học thêm kĩ năng công nghệ thông tin. Xét về thời gian, kế hoạch tài chính mà Lan đặt ra ở trên là loại kế hoạch 18
- A. vô hạn. B. dài hạn. C. ngắn hạn. D. trung hạn. Câu 18. Trong một bài tập về nhà, giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân với yêu cầu: xác định loại kế hoạch tài chính trong thời gian 9 tháng tiết kiệm 4 triệu đồng. H xác định xây dựng kế hoạch trung hạn vì H được ba mẹ cho tiền nhiều, H cân đối được các khoản chi tiêu và tiết kiệm; P xác định kế hoạch dài hạn do nguồn thu nhập thấp nên P quyết định nhịn đói không ăn sáng để tiết kiệm tiền đưa vào tiết kiệm; K xác định kế hoạch dài hạn do nguồn thu nhập thấp nên K quyết định tìm việc làm thêm để tăng thu nhập đưa vào tiết kiệm. Những ai có kế hoạch tài chính đạt yêu cầu giáo viên đề ra? A. K. B. K,H. C. H. D. P. Câu 19. Bắt đầu lên lớp 10, bạn T lập kế hoạch tài chính cá nhân để đạt được các mục tiêu đề ra. Hằng tháng, T lập kế hoạch chi tiêu của cá nhân để cân đối chi tiêu hợp lí. Mọi khoản chi tiêu đều được T phân chia rõ ràng như chi phí sinh hoạt, chi phí học hành, giải trí và một phần tiết kiệm. Với số tiền tiết kiệm được trong 1 năm, Lan định lên lớp 11 sẽ mua một khoá học ôn thi trực tuyến. Trong trường hợp này bạn T đã thực hiện tốt bước nào dưới đây của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân? A. Tuân thủ kế hoạch đề ra. B. Xác định mục tiêu cụ thể. C. Điều chỉnh kế hoạch linh hoạt. D. Xác định tình hình tài chính ----------- HẾT ---------- 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng
28 p | 9 | 5
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
19 p | 10 | 5
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
34 p | 30 | 5
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
16 p | 10 | 5
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng
21 p | 7 | 5
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng
21 p | 20 | 5
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
10 p | 11 | 4
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
36 p | 11 | 4
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
46 p | 11 | 4
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
53 p | 7 | 4
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
72 p | 10 | 4
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
25 p | 9 | 4
-
Tài liệu ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng
72 p | 12 | 4
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
11 p | 15 | 3
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
23 p | 7 | 3
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
11 p | 9 | 3
-
Tài liệu ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng
15 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn