intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tầm quan trọng của sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

446
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu á , khoảng 10 kg/ người/ năm tại các nước châu Mỹ. Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tầm quan trọng của sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

  1. Tầm quan trọng của sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Vai trò của lúa gạo Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu á , khoảng 10 kg/ người/ năm tại các nước châu Mỹ. Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. * Sản phẩm chính của cây lúa
  2. Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa,bánh chưng, bún, rượu. Ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo. * Sản phẩm phụ của cây lúa - Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh. - Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vi ta min B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng. - Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt.
  3. - Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây dựng, đồ gia dụng( thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm... Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận khác của cây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô so với một số cây lấy hạt khác Hàm lượng TINH NƯ Ớ C PROTEIN LI PIT XENLULOZA TRO Loại BỘ T hạ t Lúa 62,4 7,9 2,2 9,9 5,7 11,9 Lúa mì 63,8 16,8 2,0 2,0 1,8 13,6 Ngô 69,2 10,6 4,3 2,0 1,4 12,5 Cao lương 71,7 12,7 3,2 1,5 1,6 9,9
  4. Kª 59,0 11,3 3,8 8,9 3,6 13,0 Tinh bột: Hàm lượng tinh bột 62,4%. Là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 ca lo. Tinh bột được cấu tạo bởi Amylo se và amylopectin. Amylose có cấu tạo mạch thẳng và có nhiều ở gạo tẻ. Amylopectin có cấu tạo mạch ngang và có nhiều ở gạo nếp. Protêin: Các giống lúa Việt Nam có hàm lượng Protêin chủ yếu trong khoảng 7- 8%. Các giống lúa Nếp có hàm lượng prôtêin cao hơn lúa tẻ. Lipit: Chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo đã xát chỉ còn 0,52% Vitamin: Trong lúa gạo còn có 1số vi ta min nhất là vitamin nhóm B như B1, B2,B6, , PP... lượng vitamin B1 là 0,45 mg/100 hạt ( trong đó ở phôi 47%, vỏ cám 34,5%, hạt gạo 3,8%).
  5. Sản phẩm từ lúa gạo phục vụ đời sống
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2