Tay chân miệng
lượt xem 7
download
Tay chân miệng ]Dịch tễ học Đây là một bệnh dễ lây lan. Đường lây truyền thường từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Bệnh Tay – Chân - Miệng không phải là bệnh lây từ động vật sang người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tay chân miệng
- Tay chân miệng ]Dịch tễ học Đây là một bệnh dễ lây lan. Đường lây truyền thường từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Bệnh Tay – Chân - Miệng không phải là bệnh lây từ động vật sang người. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày. Sốt thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đầu tiên virus thường cư trú ở niêm mạc má hay niêm mạc hồi tràng và sau 24 giờ, virus lam đến các hạch bạch huyết vùng. Nhiễm virus huyết thường xảy ra nhanh chóng sau đó và virus di chuyển đến niêm mạc miệng và da. Vào ngày thứ 7 sau khi nhiễm bệnh, kháng thể trung hòa tăng cao và virus bị thải loại. Bệnh Tay – Chân - Miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành. Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus
- đều biểu hiện bệnh. Trẻ nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì chúng chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virus gây bệnh tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng virus khác gây nên. Bởi vì mức độ lưu hành của các virus ruột, bao gồm cả các tác nhân gây Bệnh Tay – Chân - Miệng, nên phụ nữ có thai thường hay nhiễm bệnh. Nhiễm virus ruột trong thai kỳ thường gây nên bệnh nhẹ nhàng hoặc không triệu chứng. Không có dữ kiện nào chứng tỏ nhiễm virus trong quá trình mang thai gây nên các hậu quả xấu lên thai như sẩy thai, thai chết lưu haydị tật bẩm sinh. Tuy nhiên nếu thai phụ nhiễm bệnh trong một thời gian ngắn trước khi sinh thì có thể truyền virus cho trẻ sơ sinh. Đa số những trẻ này chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhàng nhưng một số có thể biểu hiện bệnh cực kỳ trầm trọng đưa đến rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong. Nếu bệnh xuất hiện trong hai tuần đầu sau sinh thì nguy cơ xảy ra bệnh nặng cao hơn.
- Chẩn đoán Chẩn đoán bệnh thường dựa trên biểu hiện lâm sàng với vị trí đặc trưng của ban (tay, chân, miệng và mông). Phân lập virus từ các bệnh phẩm phết họng hay dịch của các bọng nước thường sau 2 đến 4 tuần mới có kết quả nên nó không hữu ích cho chẩn đoán trên từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ có ý nghĩa chẩn đoán hồi cứu và ý nghĩa dịch tễ học. Các thầy thuốc lâm sàng thường không yêu cầu xét nghiệm này. Và không phải tất cả các phòng xét nghiệm vi sinh vật đều có thể thực hiện kỹ thuật nuôi cấy virus gây bệnh được. Chẩn đoán phân biệt với nhiễm herpes miệng. Dữ kiện lâm sàng, tuổi và yếu tố dịch tễ thường giúp ích. Điều trị Trong trường hợp nghi ngờ có biến chứng thần kinh,có thể dùng IMUNOGLOBULIN. Tuy nhiên hiệu quả thực sự còn chưa biết rõ nếu bệnh nhân giật mình hay run tay nhiều có thể dùng PHENOBARBITAL uống hay truyền tĩnh mạch.
- Tiên lượng Bệnh Tay – Chân - Miệng do coxsackievirus A16 thường là một bệnh nhẹ và tự lành sau 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị. Biến chứng thường ít gặp. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể biểu hiện viêm màng não virus (hay viêm màng não vô khuẩn) với các biểu hiện như sốt, nhức đầu, cứng cổ, đau lưng và cần phải nhập viện. Bệnh Tay – Chân - Miệng gây nên do enterovirrus 71 cũng có thể gây nên viêm màng não virus và hiếm hơn là các bệnh trầm trọng như viêm não hay liệt kiểu bại liệt (poliomyelitis-like paralysis). Viêm não do enterovirus 71 có thể gây tử vong. Trong các vụ dịch xảy ra ở Malaysia năm 1997 và ở Đài Loan năm 1998 một số trường hợp viêm não do loại virus này đã tử vong. Các biến chứng khác có thể xảy ra là viêm cơ tim cấp, viêm phổi. Phòng bệnh
- Hiện nay chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu cho Bệnh Tay – Chân - Miệng cũng như các bệnh khác do enterovirrus không phải bại liệt khác tuy nhiên biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh. Các biện pháp có tác dụng là thường xuyên rửa tay đặc biệt là sau mỗi lần thay tã. Những nơi bị nhiễm bệnh có thể được làm sạch trước tiên bằng nước xà phòng sau đó khử trùng bằng dung dịch chứa chlor. Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn, vuốt ve, dùng chung dụng cụ… Bệnh Tay – Chân - Miệng trong nhà trẻ Các vụ bùng phát dịch trong nhà trẻ thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu và thường đồng thời với hiện tượng tăng các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng. Không có biện pháp cụ thể nào đảm bảo chắc chắn giảm thiểu các trường hợp mới mắc nếu dịch bùng phát trong nhà trẻ, trường học, tuy nhiên những biện pháp sau đây thường được khuyến cáo:
- Rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc don dẹp các vật dụng có phân trẻ. Che miệng khi ho và hắt hơi. Rất khó thực hiện ở trẻ em. Vệ sinh đồ chơi. Cho nghỉ tại nhà những trẻ biểu hiện sốt và/hoặc có biểu hiện loét miệng hoặc trẻ nhễu nước bọt nhiều.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Lê Văn Thịnh
7 p | 7 | 6
-
Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ thực hành về phòng bệnh tay chân miệng ở các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang học tại trường mẫu giáo xã Vĩnh Phong huyện Vĩnh Thuận năm 2022
7 p | 3 | 3
-
Kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng tại hai xã/phường thành phố Thái Bình
6 p | 6 | 3
-
Phân bố bệnh tay chân miệng và mối liên quan đến một số yếu tố khí hậu ở tỉnh Đắk Lắk năm 2012-2013
7 p | 5 | 3
-
Thực hành xử trí trước và sau khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng của người chăm sóc chính tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, năm 2017
5 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu tình trạng lâm sàng bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Trung ương Huế
4 p | 3 | 2
-
Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang năm 2017
4 p | 7 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ 2022-2023
6 p | 8 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2020-2022
6 p | 7 | 2
-
Thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh tay chân miệng của bà mẹ tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2017
5 p | 4 | 2
-
Các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em tại tỉnh Tiền Giang và các tỉnh khu vực phía Nam
6 p | 5 | 1
-
Khảo sát kiến thức về chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng của các bà mẹ có con điều trị tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022
4 p | 2 | 1
-
Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay – chân – miệng tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015
5 p | 7 | 1
-
Kiến thức - thái độ - thực hành của cô giáo mầm non về phòng chống bệnh tay chân miệng tại huyện đại từ tỉnh Thái Nguyên
7 p | 5 | 1
-
Hiệu quả của giải pháp can thiệp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng phòng chống dịch tay – chân – miệng tại một số xã thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
7 p | 1 | 1
-
Hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ từ 1 – 5 tuổi tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
6 p | 2 | 1
-
Mô tả thực trạng bệnh tay chân miệng tại thành phố Thái Bình giai đoạn 2019-2021
6 p | 7 | 1
-
Bệnh tay chân miệng (B08.4)
6 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn