intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thách thức trong sự nghiệp: đối mặt hay né tránh?

Chia sẻ: Hong Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

142
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những rủi ro hay thách thức là điều không thể thiếu nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp. Nhưng không phải ai cũng sẵn sàng chấp nhận rủi ro/thách thức bởi họ lo rằng mình sẽ sai lầm.Lời khuyên dành cho bạn là trước khi đưa ra quyết định chấp nhận/né tránh thách thức, bạn nên xem xét những câu hỏi sau:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thách thức trong sự nghiệp: đối mặt hay né tránh?

  1. Thách thức trong sự nghiệp: đối mặt hay né tránh? Những rủi ro hay thách thức là điều không thể thiếu nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp. Nhưng không phải ai cũng sẵn sàng chấp nhận rủi ro/thách thức bởi họ lo rằng mình sẽ sai lầm. Lời khuyên dành cho bạn là trước khi đưa ra quyết định chấp nhận/né tránh thách thức, bạn nên xem xét những câu hỏi sau: Mức độ nghiêm trọng của rủi ro ra sao? Từ bỏ công việc với mức lương ổn định để quay lại trường học hay trình bày với sếp một ý tưởng mới lạ về cơ cấu lại dịch vụ khách hàng đều là những nhiệm vụ chứa đựng nhiều rủi ro bởi chúng tác động trực tiếp tới
  2. sự nghiệp và cuộc đời của bạn. Sẽ thật tuyệt vời nếu thành công nhưng liệu bạn có sẵn sàng chấp nhận thất bại? Aricia E. LaFrance - một chuyên gia nghề nghiệp và tác giả cuốn sách Khám phá những bí mật của người tìm việc thành công - chia sẻ: “Để học cách đương đầu với rủi ro, bạn cần phải luyện tập. Hãy bắt đầu từ những thách thức có mức độ rủi ro thấp để kiểm tra. Trên thực tế, nhiều người chấp nhận một rủi ro lớn ngay từ lần đầu tiên và khi thất bại, họ nản chí và không bao giờ muốn tiếp nhận một rủi ro khác - điều đó khiến họ mắc kẹt trong một sự nghiệp không có cơ hội phát triển”. Kết quả tốt nhất và tồi nhất của rủi ro là gì? Khi xem xét một rủi ro, bạn sẽ nghĩ tới hoặc kết quả tốt đẹp (như “Tôi sẽ được thăng chức”) hoặc hậu quả thê thảm (“Ý tưởng ngốc nghếch của mình làm trò cười cho văn phòng mấy tháng liền”). Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có hai kết quả như vậy.
  3. Melinda Stephenson, một chuyên gia nghề nghiệp và đồng sáng lập The Leadership Room - một chương trình đặc biệt cho những nhà lãnh đạo đang lên, cho biết: “Khi đánh giá rủi ro, chiến lược tốt nhất là vạch ra kết quả tốt nhất và tồi tệ nhất đối với tình huống. Hãy hỏi vài đồng nghiệp đáng tin cậy về những kết quả tiềm năng. Một khi nắm được khái quát và đánh giá tình hình thực tế, bạn có thể xác định kết quả của riêng mình nếu chấp nhận rủi ro”. Bạn có lo ngại phải thay đổi không? Đôi khi phần khó khăn nhất của rủi ro là bạn có sẵn sàng hành động hay không. “Nhiều người thích sự ổn định và không muốn thay đổi dù họ không cảm thấy thật sự hạnh phúc và hài lòng với hiện tại. Nhưng người ta dễ chọn sự thoải mái hơn là cảm xúc”, Joel Garfinkle - người thành lập trang web dreamjobcoaching.com, nói. Do đó, những người dám chấp nhận rủi ro và thành công là những người sẵn sàng nỗ lực hết mình để đạt được điều mình muốn. Dù đơn giản như cập nhật sơ yếu lý lịch, học một kỹ năng mới hay phức tạp hơn là tìm kiếm những mạo hiểm
  4. trong công việc, họ đều lấy mục tiêu để cố gắng. Những ảnh hưởng khác của rủi ro là gì? Caronline Ceniza-Levine, đồng tác giả cuốn sách Bí quyết thành công trong những giai đoạn thử thách, nêu ý kiến: “Rủi ro nghề nghiệp không phải rõ ràng như được hay không được mà đó là một quyết định có thể dẫn tới nhiều kết quả khác nhau. Hướng đi đầu tiên của bạn sẽ ảnh hưởng tới những sự lựa chọn bạn nhận được trên đường đi. Vì vậy, hãy đánh giá một cách trung thực về tất cả kết quả có thể xảy ra trong hiện tại và dài hạn nếu bạn quyết định chấp nhận rủi ro”. Ví dụ, liệu bạn có chấp nhận đảm nhận một công việc mình thích với mức lương thấp hơn công việc hiện tại? Tiền bạc là một khía cạnh quan trọng, nó có thể tác động tới đời sống, tâm trạng và thậm chí tình cảm của bạn với công việc. Tuy nhiên, chấp nhận mức lương thấp có thể đáng giá trong dài hạn: bạn đạt được sự nghiệp trong mơ của mình hay cơ hội thăng tiến rộng mở…
  5. Điều bạn thật sự mong muốn là gì? Mong muốn của bản thân sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định hơn. “Chúng ta thường biết ngay lập tức điều gì là ý tưởng tốt hay xấu. Bước đầu tiên khi xem xét rủi ro là lắng nghe bản năng của bạn, bạn có muốn nó hay không. Đồng thời, hãy cố gắng cân bằng giữa bản năng với tình hình thực tế”, LaFrance nói. Nguồn TTO
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2