Thắng cảnh Bắc Ninh
lượt xem 23
download
Thắng cảnh Bắc Ninh Lênh đênh sông Hồng thăm Kinh Bắc Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, được lập vào năm 1831, thời nhà Nguyễn, phía Bắc giáp Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp Hải Dương, phía tây giáp Hà Nội, phía nam giáp Hưng Yên. Thị xã Bắc Ninh cách Hà Nội 31 km, theo quốc lộ 1A. Tỉnh có một số sông lớn chảy qua. Địa hình chủ yếu là đồng bằng có nhiều địa danh đẹp đã đi vào thơ ca. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thắng cảnh Bắc Ninh
- Lênh đênh sông Hồng thăm Kinh Bắc Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, được lập vào năm 1831, thời nhà Nguyễn, phía Bắc giáp Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp Hải Dương, phía tây giáp Hà Nội, phía nam giáp Hưng Yên. Thị xã Bắc Ninh cách Hà Nội 31 km, theo quốc lộ 1A. Tỉnh có một số sông lớn chảy qua. Địa hình chủ yếu là đồng bằng có nhiều địa danh đẹp đã đi vào thơ ca. Đến Bắc Ninh, du khách có dịp thưởng thức những địa danh nổi tiếng của quê hương Kinh Bắc xa xôi. Nơi đầu tiên du khách đặt chân là chùa Bút Tháp. Chùa có tên chữ là Ninh Phúc Tự, toạ lạc ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ huyện Thuận Thành, cách Hà Nội khoảng 30 km. Chùa được dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ 17), theo kiểu “nội công ngoại quốc” , ngoài cùng là tam quan, tiếp đó là gác chuông hai tầng tám mái, tiền đường, thiêu hương… Tại chùa có thờ các bộ tượng tam thế, Tam thân, tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay cao 3,7 m có 11 đầu, gần 1000 tay, 1000 mắt đặt trên toà sen do rồng đội, bên dưới là các hình trang trí sóng nước, tôm, cua, ốc, rùa… bốn góc là bốn pho tượng lực sỹ trông rất sống động. Trong chùa còn có tháp “cửu phẩm liên hoa” bằng gỗ cao 8m, nhiều cổ vật quý, tháp đẹp. Nổi tiếng là tháp Báo Nghiêm, nơi đặt xá lị của thiền sư Chuyết Chuyết. Tháp xây dựng bằng đá 8 mặt, năm tầng cao 13m, đỉnh tháp hình nậm rượu. Tháp Tôn Đức năm tầng cao 10m nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hành, vị tổ thứ 2 của chùa. Chùa được trùng tu nhiều lần. Đây là ngôi chùa danh tiếng bậc nhất của Việt Nam. Tiếp theo du khách đến thăm chùa Dâu. Chùa ở thôn khương tự (còn gọi là Dâu), xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, cách Hà Nội chừng 30 km.
- Chùa được dựng vào đầu thế kỷ thứ 3 ở vị trí là giao điểm những con đường lớn, nơi tiếp thu đạo Phật và trở thành trung tâm Phật giáo thời bấy giờ, trong Phật điện chính có pho tượng lớn nữ thần pháp vân (nữ thần mây ) ngồi trên toà sen, vì vậy chùa còn được gọi là Pháp Vân tự. Trong khuôn viên chùa có ngọn tháp nổi tiếng, xây dựng thế kỷ thứ 6, với ý nghĩa như một trụ ngăn cản luồng gió nghiệp chướng. Vì vậy, tháp mang tên Hoà Phong. Vào dịp lễ hội, du khách được thưởng thức phần lễ và hội độc đáo, gắn bó với cuộc sống của người dân Kinh Bắc. Lễ hội mở vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch tại làng dâu, xã thanh khương, huyện thuận thành, chùa dâu thờ phật mẫu man nương. đây là lễ hội tiêu biểu cho sự hội nhập của tín ngưỡng và đạo Phật. Trong dịp lễ hội có lễ rước tượng Phật Bà đi qua các vùng như chùa Tứ Pháp, chùa Đậu, chùa Tưởng. Phần hội có thi làm bánh dầy - một đặc sản của địa phương và nhiều trò vui khác, kéo co, cơ tướng… Tiêu Sơn tự - Tỉnh Bắc Ninh Chùa Tiêu còn gọi là chùa Thiên Tâm, Tiêu Sơn tự, nằm trên lưng chừng núi Tiêu, nay thuộc xã Tương Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 20 km. Ðây là nơi trụ trì của thiền sư Lý Vạn Hạnh - người đã có công nuôi dạy Lý Công Uẩn - vị vua đầu tiên của triều Lý. Ðến thăm chùa Tiêu, du khách sẽ được đắm mình trong chốn tu thiền huyền bí của người xưa để biết thêm một trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam. Dọc quốc lộ 1 A đường Hà Nội - Lạng Sơn, ai đã từng đi đâu, về đâu, nhưng chưa lấy một lần đến vãng cảnh chùa Tiêu thì thật là đáng tiếc. Trở ngại về địa lý hay eo hẹp về thời gian, nhưng chỉ cần mạnh dạn một chút, quyết tâm vượt qua các ngại ngùng trong lòng là có thể đến được chùa Tiêu. Chùa Tiêu là một danh thắng nổi tiếng và cũng là - trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam. Những công trình còn lại của chùa Thiên Tâm (chùa Tiêu) hiện nay là di sản kiến trúc nghệ thuật thời Lê - Nguyễn. Chùa Tiêu hầu như không bị ảnh hưởng bởi các biến cố lịch sử qua nhiều thời kỳ và chỉ cách thủ đô Hà Nội khoảng 20 km mà thôi. Từ xưa, ở đây, núi bắc, sông nam sơn thủy hữu tình, con sông Tiêu Tương chảy qua bây giờ đã biến thành đồng ruộng, làng mạc trù phú. Dấu ấn một thời chỉ còn lại là một cái hồ sen dưới chân núi trước cửa chùa. Theo bước chân du khách về chốn này, dưới bóng cây xanh mát rượi, ta bước lên từng bậc gạch. Ta đang lần tìm đến nơi phát tích của một triều đại phát triển toàn diện và một quốc gia phong kiến độc lập: triều nhà Lý. Trước mắt ta, trên sân lữ khách dừng chân, cũng là đường dẫn đến chùa chính nhà thờ tổ, hiển hiện một nhà bia mới dựng. Thành kính thắp nén hương, trân trọng
- xem câu đối trên cột nhà bia viết bằng chữ Hán: "Lý gia linh tích tồn bi kỷ Tiêu Lĩnh danh kha đắc sử truyền" (Dẫu thiêng nhà Lý còn bia tạc Danh thắng non tiên có sử truyền). Mặt chính của tấm bia khắc chữ Hán Nôm: "Lý gia linh thạch". Mặt sau bia quay vào phía núi khắc chữ Hán nhỏ. Theo ông Nguyễn Công Nha người làng Ðình Bảng tạm dịch như sau: "Chùa Thiên Tâm có Lý Vạn Hạnh (là người trụ trì tăng viện người làng Cổ Pháp (nay thuộc làng Ðình Bảng - huyện Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh). Ðặc biệt, sườn đông bên tả ngạn sông Tiêu Tương có bà Phạm Mẫu người ở Hoa Lâm, lên chùa đèn nhang gặp người thần ngẫu nhiên có thai, rồi sinh ra Lý Công Uẩn tại tam quan chùa ứng Tâm hương cổ pháp còn gọi là chùa Dân thuộc xã Ðình Bảng ngày nay...". Trong Ðại Việt sử ký toàn thư có ghi việc này: "Thái tổ Hoàng đế họ Lý, tên húy là Công Uẩn người châu Cổ Pháp. Mẹ họ Phạm đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần... Có chửa sinh vua ngày 12/2 năm Giáp Tuất, niên hiệu thái bình năm thứ năm (974) thời Ðinh. Mới ba tuổi... Sư Khánh Văn nhận làm con nuôi, bé đã thông minh vẻ người tuấn tú khác thường, lúc nhỏ đi học nhà sư Vạn Hạnh thấy khen rằng "đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy cơ, gỡ rối làm bực minh chủ trong thiên hạ". Nói về chùa Tiêu là nói đến Thiền sư Vạn Hạnh. Bởi lẽ chùa Tiêu là chốn tu thiền giảng đạo của nhiều bậc cao tăng trong đó sư Vạn Hạnh là người trụ trì. Thiền sư Vạn Hạnh là một con người tài năng: về đạo thì "linh thông tam pháp cửu lưu" còn binh pháp thì thuộc lòng binh pháp của Tôn Tử "Vũ". Do có công lao cố vấn cho triều tiền Lê và Lý, Thiền sư Vạn Hạnh được suy tôn là quốc sư, hiện nay trong chùa Tiêu còn bài vị thờ sư tổ: "Lý triều tể tướng Thiền sư Vạn Hạnh vị". Sử thần Ngô Sĩ Liên thừa nhận: "Mắt trông thấy Lý Thái Tổ biết là người khác thường, đến khi thấy sét đánh thành vết chữ thì đoán ngay thời thế thay đổi, như thế là có trí thức vượt người thường". Nghe các cụ Ðình Bảng kể rằng: Thiền sư Vạn Hạnh sinh ra trong một gia đình đại thế tộc, nhiều đời làm quan. Gặp thời loạn thập nhị sứ quân không biết đâu chính, đâu tà đành thành tâm tu luyện đợi thời cơ xoay chuyển thế cuộc. Sư Lý Khánh Văn, Lý Vạn Hạnh là hai anh em ruột. Lý Khánh Văn có công nuôi dưỡng. Lý Vạn Hạnh có công dạy dỗ đào tạo và huấn luyện người "lãnh đạo" quốc gia. Họ đều là những cao tăng có kiến thức uyên bác. Năm 1018 Thiền sư Vạn Hạnh không ốm đau bệnh tật gì mà mất, người thời ấy đã truyền lại rằng ngài đã hóa thân. Vào thập kỷ 90, nhân dân xã Tương Giang, nhà chùa Tiêu Sơn và những người hảo tâm đã đóng góp công sức xây dựng tượng Thiền sư Vạn Hạnh trong tư thế
- thiền sừng sững giữa đỉnh Tiêu Sơn. Cảnh đấy, người đây đã tạo cảnh quan xứ này thêm trang trọng và bề thế. Ðến thăm chùa Tiêu, đọc lại 10 điều tâm niệm của người xưa, để tưởng nhớ suy ngẫm, học hỏi những gì tốt đẹp về đạo đức lẽ sống, cách làm người, âu cũng là để cho lòng ta thanh thản, cho trí óc ta trong sáng hơn. Ðồng thời ta cũng biết thêm một di tích lịch sử và nghệ thuật được Nhà nước công nhận. Làng tranh Đông Hồ - Tỉnh Bắc Ninh Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề Có ao tắm mát có nghề làm tranh Ðông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Ðuống thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã từ lâu đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc. Tranh làng Ðông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người dùng ta dùng ván để in. Ðể có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Ðông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia có sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường lấy từ chất liệu thiên nhiên : màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó ; màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm , màu vàng lấy từ hoa hòe , màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp...Những năm gần đây có một số người khi in tranh đã từng dùng một số màu và hoá chất hiện đại, như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu sắc nét như tranh làm truyền thống. Ðã thế, chỉ trong một thời gian ngắn màu sắc bị phai nhạt. Tranh dân gian Ðông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần của tranh hiện đại. Những nghệ sĩ sáng tác tranh dân gian
- mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc. Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện, do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lý hợp tình. Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước sành điệu, yêu thích tranh dân gian Tết Ðông Hồ về tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội hoạ, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Ðã có một thời gian tranh dân gian Ðông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Những vài năm năm trở lại đây người Ðông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Ðông Hồ là không thể thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Làng gốm cổ Bát Tràng xưa và nay
6 p | 133 | 14
-
Những con đường 'ngoạn mục' của Việt Nam
9 p | 99 | 12
-
Danh thắng Bắc Giang
4 p | 136 | 11
-
Chùa Phật Tích - thắng cảnh vùng Kinh Bắc
7 p | 133 | 11
-
Hạ Long - Quảng Ninh Di sản thiên nhiên thế giới
13 p | 88 | 10
-
Chìm trong Vĩnh Hy mơ màng xanh thẳm
5 p | 71 | 8
-
Xương rồng và Tháp Chàm
6 p | 92 | 7
-
Ghềnh đá đĩa
9 p | 105 | 7
-
Chùa Dâu - Tổ đình của Phật giáo VN
4 p | 86 | 6
-
Non thiêng Yên Tử
4 p | 98 | 6
-
Gành Đá Đĩa – Một di tích thắng cảnh của Phú Yên
3 p | 100 | 6
-
Xanh thẳm vịnh Vĩnh Hy
11 p | 87 | 4
-
Hãy đến và Ngắm cảnh đẹp ở mũi Đá Vách (Ninh Thuận)
2 p | 113 | 4
-
Campuchia điểm đến ấn tượng
4 p | 47 | 3
-
Hiển linh Trấn Vũ quán
5 p | 78 | 3
-
Chợ Âm Dương – nơi mua may, bán rủi
9 p | 56 | 2
-
Làng Cổ Bi
5 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn