intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thế nào là trẻ phát triển bình thường

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

87
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều bà mẹ lo ngại khi thấy con mình bắt đầu tăng trưởng chậm hơn so với trước đây, cũng có người khá thờ ơ trước những biểu hiện bất thường ở trẻ, và kết quả là cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ không được phát triển toàn diện, gây nên những hậu quả khôn lường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thế nào là trẻ phát triển bình thường

  1. Thế nào là trẻ phát triển bình thường Nhiều bà mẹ lo ngại khi thấy con mình bắt đầu tăng trưởng chậm hơn so với trước đây, cũng có người khá thờ ơ trước những biểu hiện bất thường ở trẻ, và kết quả là cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ không được phát triển toàn diện, gây nên những hậu quả khôn lường. Những con số biết nói Có nhiều chỉ số thể hiện sự tăng trưởng thể chất và
  2. sự phát triển các chức năng mà bạn cần thường xuyên quan tâm: * Mức cân nặng và chiều cao theo tuổi: Tháng tuổi Mức tăng trưởng trung bình/ tháng Cân nặng (g) Chiều cao (cm) Sơ sinh - 3 tháng 750-800 3-3,5 3-6 tháng 600-700 2-2,5 6-9 tháng 400-500 1,3-1,7 9-12 tháng 250-300 1,2-1,3 12-36 tháng 200 0,7-1 Mức độ tăng cân và chiều cao của trẻ giảm dần theo thời gian. Sau 2 tuổi, mỗi năm trẻ tăng khoảng 2.000g. Từ 3-15 tuổi, mỗi quý trẻ tăng từ 1,3-1,6cm.
  3. Sau đó mức tăng chiều cao giảm nhanh, mỗi quý tăng độ 0,3-0,9cm và thông thường quá trình tăng chiều cao sẽ kết thúc lúc trẻ được 20 tuổi. * Các mốc dễ nhớ: Tháng Sơ 5-6 1 2 tuổi sinh tháng tuổi tuổi 4 tuổi 6 tuổi Cân 2,4 - 6- 9- nặng 4kg 7kg 10kg 12kg 16kg 20kg (Trung (Gấp bình (Gấp 2 lúc 3 lúc (Gấp 4 lúc 3kg) sinh) sinh) sinh) Chiều cao 50cm 65cm 75cm 85cm 102cm 115cm Khi nào thì đáng ngại?
  4. Khi mức tăng cân và chiều cao thấp hơn so với độ tuổi tương ứng là biểu hiện của chậm tăng trưởng hoặc nặng hơn là suy dinh dưỡng. Cân nặng theo tuổi là biểu hiện sớm nhất và nhạy nhất về tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Sau vài tháng chậm tăng cân hoặc suy dinh dưỡng thì có thể ảnh hưởng đến mức tăng chiều cao và khi chiều cao đã bị thấp, lùn thì rất khó phục hồi. Các chỉ số nhân trắc này thường được theo dõi liên tục hằng tháng bằng biểu đồ có trong các sổ sức khỏe của trẻ em. Một số chỉ số phát triển vận động và tâm lý trẻ em: Tháng Phát Phát triển tâm tuổi triển vận lý động
  5. 0-2 Ngóc đầu Mỉm cười, tìm vú, nhìn theo đồ vật. 2-3 Giữ đầu Hóng chuyện, lâu hơn chơi với 2 bàn tay. 3-6 Lật sấp, Cười thành cầm lúc tiếng, nhìn và lắc đưa tay về phía đồ chơi. 6-9 Ngồi 1 Nói bập bẹ mình, bò (papa, mama), vẫy tay chào tạm biệt. 9 -12 Đứng Nói 5 từ: ma, chựng, ba, cha, ăm, vịn đi men biết nghe theo lệnh, biết uống
  6. nước bằng ca, cốc. 12 - 15 Đi một Nói 5-7 từ, làm mình xấu. Tìm đồ chơi bị giấu. 15 -18 Đi nhanh, Chỉ được vài chạy hình vẽ trong tranh, chỉ vào vật mà bé muốn lấy. 18 - 21 Dắt 1 tay Nói được câu lên xuống nhiều từ, chỉ cầu thang được mắt, mũi, miệng. Biết đòi ăn, uống, thích tự làm 1 mình. 21 - 24 Nhảy lên Xưng tên, hát xuống bài hát ngắn. cầu thang Gọi khi mắc
  7. 1 mình tiêu, tiểu 24 - 36 Chạy Thuộc vài bài nhanh, hát. Đặt nhiều ném bóng câu hỏi, vẽ nét xa 1 mét đứng, đường tròn. > 36 Nhảy cao, Tập kể chuyện, nhảy xa tập đếm, tập đánh vần. Đi thăm hàng xóm Các chức năng trên thường phát triển hài hòa và thúc đẩy lẫn nhau, tuy nhiên, một trẻ bình thường cũng có thể phát triển sớm hay muộn hơn ít lâu về một chức năng nào đó. Nếu trẻ chậm phát triển vận động, có thể trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, sai khớp, bệnh ở hệ cơ, hoặc hệ thần kinh, giác quan (mắt, tai) hoặc một bệnh toàn
  8. thân khác. Chậm phát triển tâm lý thường có nguyên nhân phức tạp hơn, về mặt cơ thể, đứa trẻ bị bệnh tật liên tiếp sẽ làm chậm hoặc hạn chế về mặt tăng trưởng thể chất, từ đó làm chậm phát triển các vận động thô sơ và các kỹ xảo, dẫn đến hạn chế sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài, gây thiếu thông tin cho não nên không kích thích bé phát triển nhận thức. Sự chậm phát triển tâm lý còn do môi trường và hoàn cảnh sống bất lợi, nhất là thiếu tình thương yêu, chăm sóc và dạy dỗ chu đáo của cha mẹ, người nuôi trẻ. Ở các trẻ có hoàn cảnh đáng thương như trẻ bị bỏ rơi, mồ côi, cha mẹ ly dị, ly thân,… sẽ có những tác động rất xấu lên sự phát triển tâm lý của chúng. Khi thấy trẻ chậm tăng trưởng thể chất, chậm phát triển vận động và thờ ơ với mọi thứ xung quanh, hay chậm phát triển từng mặt kéo dài, cha mẹ cần cho trẻ đi khám chuyên khoa để chữa trị kịp thời cũng như
  9. được sự hướng dẫn chăm sóc đặc biệt cho từng trường hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2