THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ
lượt xem 3
download
Sau khi kết thúc điều trị, bạn sẽ cần phải kiểm tra thường xuyên (gồm cả kiểm tra cơ thể) và chụp nhũ ảnh. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện một năm một lần. Cứ cách một vài tháng, có thể bạn cần gặp gỡ chuyên gia hoặc bác sĩ nếu như bạn đang tiếp tục được điều trị bằng liệu pháp hormone hoặc nếu xuất hiện phản ứng phụ sau phẫu thuật, xạ trị hoặc hoá trị. Nếu bạn đã phẫu thuật cắt bỏ vú, vú giả cũng phải được đem đến trong lần kiểm tra đầu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ
- THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ Sau khi kết thúc điều trị, bạn sẽ cần phải kiểm tra thường xuyên (gồm cả kiểm tra cơ thể) và chụp nhũ ảnh. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện một năm một lần. Cứ cách một vài tháng, có thể bạn cần gặp gỡ chuyên gia hoặc bác sĩ nếu như bạn đang tiếp tục được điều trị bằng liệu pháp hormone hoặc nếu xuất hiện phản ứng phụ sau phẫu thuật, xạ trị hoặc hoá trị. Nếu bạn đã phẫu thuật cắt bỏ vú, vú giả cũng phải được đem đến trong lần kiểm tra đầu tiên. Các lần kiểm tra là một cơ hội tốt để trao đổi với bác sĩ về những lo lắng và các vấn đề bạn mắc phải. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất cứ triệu chứng nào mới hoặc lo lắng về bất cứ điều gì khác giữa các lần kiểm tra, bạn phải liên lạc với bác sĩ hoặc y tá để họ cho bạn những lời khuyên. Liệu pháp thay thế hormone (HRT) Những phụ nữ bị ung thư vú thường được khuyên không nên thực hiện liệu pháp thay thế hormone vì có khả năng lượng oestrogen mà liệu pháp này cung cấp có thể làm tăng nguy cơ tái phát ung thư.
- Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải các triệu chứng mãn kinh khó chịu, có thể sử dụng thuốc để điều trị. Nếu các triệu chứng mãn kinh vẫn tiếp tục tái diễn, bác sĩ của bạn có thể chỉ định điều trị bằng một liệu trình HRT liều thấp. Một điều quan trọng là các tiến triển của bạn phải được giám sát một cách cẩn thận khi thực hiện HRT. Sinh sản sau điều trị Mang thai Nghiên cứu cho thấy việc mang thai sau điều trị ung thư vú không làm tái phát ung thư vú. Nếu bạn muốn có con, điều quan trọng là bạn và bạn đời của bạn nên thảo luận điều này với chuyên gia ung thư, người biết rõ bệnh sử của bạn và có thể nói rõ được các rủi ro. Bạn nên đợi một thời gian sau khi kết thúc đợt điều trị rồi mới nên có thai. Thời gian này càng dài, thì nguy cơ tái phát ung thư càng thấp. Tuy nhiên, cần phải xem xét cẩn thận xem liệu ung thư có tái phát không và bạn có chấp nhận rủi ro này không sau khi sinh con. Vô sinh
- Một điều không may mắn là những phụ nữ được xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng sẽ không có khả năng có con. Đôi khi, hoá trị cũng có thể gây vô sinh do gây mãn kinh sớm. Nhìn chung, phụ nữ khi thực hiện hoá trị có độ tuổi càng lớn, thì càng có khả năng bị vô sinh sau đó. Cú shock này có thể rất khó khăn đối với một số phụ nữ - cho dù họ đã có gia đình hay chưa. Sinh sản là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của nhiều người và việc không thể có con càng trở nên nặng nề hơn khi bạn đã từng đối mặt với ung thư. Trứng hoặc lưu trữ phôi thai Nếu như việc điều trị có khả năng làm bạn bị vô sinh và bạn mong muốn có con trong tương lai, thì trứng có thể được lấy ra khỏi buồng trứng, thụ tinh và lưu trữ phôi thai để dùng sau này. Sau đó, trứng đã được thụ tinh có thể được rã đông và cấy vào tử cung để bắt đầu việc mang thai. Những công nghệ này có thể cho phép phụ nữ bị ung thư vú có con sau điều trị. Nếu bạn muốn có con, bạn cần phải thảo luận điều này với bác sĩ trước khi tiến hành điều trị. Bác sĩ của bạn sẽ giới thiệu bạn tới chuyên gia về việc thụ tinh để xin lời khuyên về các sự lựa chọn đối với bạn.
- Tránh thai Do các hormone (oestrogen và progesterone) có trong thuốc tránh thai có khả năng kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư, phụ nữ bị ung thư vú thường được khuyên là không nên uống thuốc. Các biện pháp tránh thai như bao cao su hoặc mũ chụp âm đạo (cap) là phù hợp hơn. Chất bôi trơn hoàn toàn an toàn với các biện pháp tránh thai trên nếu cần thêm chất nhờn khi quan hệ tình dục. Chuyên gia về ung thư hoặc bác sĩ có thể cho bạn những lời khuyên về biện pháp tránh thai. Bác sĩ cũng có thể gắn mũ chụp âm đạo cho bạn nếu như bạn lựa chọn phương pháp tránh thai này. Đặt vòng tránh thai cũng có thể là một phương pháp tránh thai hiệu quả và bác sĩ của bạn có thể đặt vòng cho bạn nếu bạn muốn. Một số phụ nữ chọn phương pháp triệt sản để tránh có thai. Việc chọn lựa phương pháp tránh thai hiệu quả là điều rất riêng tư. Việc thích hay không thích của bạn cũng như bạn đời của bạn là rất quan trọng. Một số phụ nữ cũng tính đến vấn đề tôn giáo và đạo đức. Phương pháp tránh thai bằng cách xuất tinh bên ngoài và kiêng giao hợp vào thời điểm rụng trứng không đủ an toàn. Một số phụ nữ thấy rằng nếu cần thiết thì phải nói
- chuyện này với người đứng đầu tôn giáo của họ, hoặc là một chuyên gia đã được đào tạo để giúp họ tìm các phương pháp thay thế. Phù tuyến bạch huyết Nếu tuyến bạch huyết tại hốc nách bị cắt bỏ bằng phẫu thuật, hoặc bạn phải xạ trị vùng nách, thì sẽ có nguy cơ phù nề tuyến bạch huyết (sưng cánh tay hoặc bàn tay). Triệu chứng này thường nhẹ, và tiến triển từ từ trong một vài tháng hoặc vài năm sau khi điều trị. Đôi khi, cánh tay bị sưng sau lần phẫu thuật đầu tiên, nhưng triệu chứng này thường trở lại bình thường sau một vài tuần và không phải là hiện tượng phù nề tuyến bạch huyết. Nếu tuyến bạch huyết bị phù nề, cánh tay và bàn tay dễ bị nhiễm trùng hơn. Một số hướng dẫn sau có thể giúp bạn chăm sóc da và giảm nguy cơ nhiễm trùng: Khử trùng và giữ sạch các vết trầy và xước nhỏ cho đến khi chúng lành. Đến gặp bác sĩ khi thấy dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng - nếu vết xước tấy đỏ hoặc nóng hoặc mẫn cảm. Đeo găng tay khi giặt và làm các công việc nhà khác.
- Tránh bị trầy xước. Đeo găng tay và mặc áo dài tay khi làm vườn hoặc tiếp xúc với động vật. Dùng ống lót ngón tay khi khâu vá. Tránh phơi nắng. Dùng dao cạo bằng điện khi cạo lông nách để tránh các vết xước Giữ da sạch sẽ, khô ráo và dùng kem giữ ẩm hàng ngày để làm cho da mềm mại. Dùng kìm cắt móng tay thay cho kéo. Không cắt các lớp biểu bì da tay mà dùng kem tẩy lớp biểu bì.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ung thư - Cơ chế sinh ung thư part 7
10 p | 66 | 8
-
Các tai biến và biến chứng sau cắt toàn bộ dạ dày trong điều trị ung thư dạ dày
8 p | 98 | 6
-
Nghiên cứu giá trị của nội soi mềm dải ánh sáng hẹp trong chẩn đoán và theo dõi sau điều trị ung thư hạ họng và ung thư thanh quản
9 p | 48 | 5
-
Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trực tràng trước thấp và cắt cụt trực tràng đường bụng – tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng
5 p | 15 | 4
-
Kết quả phẫu thuật có robot hỗ trợ điều trị ung thư trực tràng
6 p | 30 | 4
-
Kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn kháng thuốc TKIs bằng phác đồ Paclitaxel-Carboplatin tại Bệnh viện K
5 p | 8 | 3
-
Theo dõi sau điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa
11 p | 27 | 3
-
Đánh giá kết quả sống thêm sau điều trị ung thư dạ dày bằng hóa chất trước phẫu thuật cắt dạ dày vét hạch D2 tại khoa Điều trị theo yêu cầu Bệnh viện K
5 p | 6 | 3
-
Kết quả điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc
6 p | 7 | 2
-
Vai trò của dấu ấn DNA tự do của virus Epstein-Barr trong kiểm soát bệnh ung thư vòm mũi họng
6 p | 7 | 2
-
Đánh giá kết quả sống thêm sau điều trị ung thư đại tràng giai đoạn T4 hoặc N1-2 bằng phẫu thuật cắt toàn bộ mạc treo đại tràng và hóa trị tại khoa điều trị theo yêu cầu Bệnh viện K
5 p | 29 | 2
-
Hình ảnh PET/CT trên bệnh nhân sau điều trị ung thư biểu mô tế bào gan có PIVKA-II hoặc AFP-L3 cao
9 p | 38 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sau mổ cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan
10 p | 35 | 2
-
Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phác đồ EOX trong điều trị ung thư dạ dày ở người cao tuổi
5 p | 24 | 2
-
Các yếu tố tiên lượng hiệu quả của phác đồ Pemetrexed – Carboplatin điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ sau kháng thuốc ức chế EGFR tyrosine kinase0722
4 p | 28 | 2
-
Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày sớm tại Bệnh viện Trung ương Huế
8 p | 55 | 2
-
Giá trị dấu ấn sinh học DDK1 và HBx-LINE1 trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan
8 p | 50 | 2
-
Phân tích thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân điều trị ung thư dạ dày tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
6 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn