intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế quy trình công nghệ sửa chữa thay thế kết cấu mũi tàu vỏ thép chương 5

Chia sẻ: Duong Ngoc Dam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

169
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các dạng phương án sửa chữa. Dựa vào mức độ hư hỏng của con tàu và khả năng sửa chữa của nhà máy mà người ta có các dạng phương án sửa chữa sau: + Sửa chữa rời rạc: tức là các chi tiết kết cấu bị hư hại ở những vị trí khác nhau của con tàu thì chúng ta tiến hành sửa chữa thay thế những phần bị hư hỏng của từng chi tiết một cách trực tiếp. + Sửa chữa khối: tức là các chi tiết kết cấu bị hư hỏng tập trung tại một vùng liên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế quy trình công nghệ sửa chữa thay thế kết cấu mũi tàu vỏ thép chương 5

  1. CHƯƠNG 5 : CÁC CƠ SỞ ĐỂ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN SỬA CHỮA 2.3.1. Các dạng phương án sửa chữa. Dựa vào mức độ hư hỏng của con tàu và khả năng sửa chữa của nhà máy mà người ta có các dạng phương án sửa chữa sau: + Sửa chữa rời rạc: tức là các chi tiết kết cấu bị hư hại ở những vị trí khác nhau của con tàu thì chúng ta tiến hành sửa chữa thay thế những phần bị hư hỏng của từng chi tiết một cách trực tiếp. + Sửa chữa khối: tức là các chi tiết kết cấu bị hư hỏng tập trung tại một vùng liên tục của con tàu thì chúng ta tiến hành sửa chữa thay thế cụm chi tiết kết cấu đó cùng một lúc bằng cách ghép chúng lại với nhau thành phân đoạn hay tổng đoạn (còn gọi là khối). Phương án này đòi hỏi nhà máy phải có các trang thiết bị nâng hạ vận chuyển có thể di chuyển được khối này từ vị trí này đến vị trí khác. + Sửa chữa kết hợp: tức là kết hợp hai phương án sửa chữa trên. Phần hư hỏng con tàu được sẽ được sửa chữa thay thế đối với các kết cấu gần nhau đều bị hỏng bằng cách đóng phân đoạn, tổng đoạn thay thế cho phần hư hỏng đó, đồng thời sửa chữa thay thế rời rạc cho các kết cấu khác bị hư hỏng không liên tục hoặc khó đóng phân đoạn, tổng đoạn thay thế.
  2. 2.3.2.Lựa chọn phương án. Căn cứ vào dạng hư hỏng của con tàu, yêu cầu của chủ tàu mà ta lựa chọn một trong số các phương án sửa chữa trên. Phương án lựa chọn phải đảm bảo các yêu cầu kinh tế-kỹ thuật, thoả mãn nhu cầu của khách hàng. 2.4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY TRINH CONG NGHỆ SỬA CHỮA TAU VỎ THEP. 2.4.1. Tổ chức công nghệ sửa chữa. Trên cơ sở những dạng hư hỏng của tàu vỏ thép mà chúng ta có những công việc sửa chữa khác nhau. Các loại sửa chữa tuân theo qui phạm phân cấp gọi là sửa chữa định kỳ, mục đích của công việc sửa chữa định kỳ là đảm bảo cấp của con tàu theo đúng cấp đã được đóng.Trong công việc sửa chữa định kỳ này người ta phân ra: - Sửa chữa nhỏ: Sau mỗi chuyến đi biển về: - Sửa chữa trung bình: hàng năm ; - Sửa chữa lớn : bốn năm một lận . Ngoài các công việc sửa chữa định kỳ trong các nhà máy sửa chữa tàu thường gặp một số công việc sửa chữa khác nhau: - Sửa chữa tai nạn đối với những con tàu gặp nạn trên biển kéo về; - Hoán cải nhằm cải tiến một số bộ phận hoặc thay đổi công dụng con tàu;
  3. - Sửa chữa khôi phục chỉ tiến hành đối với những con tàu bị cháy hoặc chìm; - Sửa chữa bảo hành đối với những con tàu trong diện bảo hành. Trước khi đưa một con tàu vào sửa chữa , công tác chuẩn bị phải làm hết sức cẩn thận và chu đáo cả về phía chủ tàu và xưởng sửa chữa. Về phía chủ tàu phải có một người hoặc một hội đồng phụ trách theo dõi và chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc sửa chữa tàu. Lên bảng hạng mục sửa chữa càng sớm, càng chi tiết càng tốt. Về phía nhà máy khi nhận bất cứ một con tàu nào vào sửa chữa cũng phải cân đối tất cả mọi công việc trong nhà máy với khả năng về người, máy móc, nguyên vật liệu của nhà máy. Nhà máy phải cố gắng tối đa để kiểm tra tàu và lên hạng mục cần sửa chữa để xác định tiến độ, giá trị, khối lượng cho hợp đồng sửa chữa. Trong quá trình sửa chữa công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, nhất là đối với các bộ phận chi tiết đã được sửa chữa xong. Việc kiểm tra đó, về phía chủ tàu, do nhân viên trong hội đồng giám định sửa chữa hoặc có thể do cơ quan đăng kiểm được uỷ quyền thực hiện; về phía xưởng, được tiến hành bởi bộ phận kiểm tra chất lượng của nhà máy. Đối với những bộ phận, chi tiết, thiết bị cần thiết phân cấp theo qui phạm nhất thiết khi nghiệm thu phải có mặt cơ quan đăng kiểm.
  4. Công tác nghiệm thu toàn bộ sau khi sửa chữa xong được tiến hành theo một chương trình đã thống nhất giữa chủ tàu, nhà máy sửa chữa và cơ quan đăng kiểm. Mọi khuyết tật phát hiện trong quá trình nghiệm thu phải sửa chữa ngay. Mỗi lần nghiệm thu phải lập đầy đủ biên bản với chữ ký của các bên hữu quan. 2.4.2.Chuẩn bị vị trí công tác. Trước khi đưa tàu vào vị trí sửa chữa, tùy thuộc vào mức độ và phạm vi sửa chữa mà dọn dẹp các trang thiết bị máy móc hoặc cho thuyền viên đi phép. Tàu đưa vào sửa chữa chỉ giữ lại rất ít nhiên liệu, dầu mỡ nếu có thể chỉ nên giữ tại một hầm chứa, các hầm khác phải đánh sạch, giải phóng hơi cháy và độc hại. Trong trường hợp sửa chữa phần ngâm nước của thân tàu hoặc thay thế một số chi tiết kết cấu lớn, nhất thiết phải đưa tàu lên ụ. Sau khi đã đưa tàu vào vị trí sửa chữa, để phục vụ cho việc xem xét kỹ lưỡng các khuyết tật cũng như việc sửa chữa sau này, hệ thống giàn giáo và lối đi lại, vận chuyển phải đảm bảo đầy đủ an toàn và tiếp cận tới vị trí sửa chữa. Trước khi tiến hành thay thế hoặc sửa chữa một chi tiết kết cấu thân tàu cần di chuyển tất cả các thiết bị có thể hư hại hoặc gây hỏa
  5. hoạn tại vị trí xung quanh.Nếu không di chuyển được thì nhất thiết phải có biện pháp bảo hiểm chắc chắn. Nơi làm việc và tất cả lối đi lại phải đầy đủ ánh sáng phù hợp với công việc tiến hành. Có thể sử dụng hệ thống chiếu sáng ở ngay trên tàu hoặc kéo cáp từ bến lên. Các vị trí xa, trong các hầm phải bố trí các đèn có thể di động được và phải đảm bảo yêu cầu an toàn lao động. Các vị trí làm việc phải được cung cấp đầy đủ dưỡng khí. Ở những nơi không thể đưa đường ống thông hơi tới thì phải sử dụng bình dưỡng khí đặc biệt là đối với công tác hàn, cắt hoặc đốt nóng các kết cấu. Tại vị trí hàn phải có tấm che chắn để tránh tai nạn cho các công nhân khác làm việc gần đó. Khi hàn, cắt hơi hoặc đốt nóng phải lưu ý trước tiên tới các vật liệu có thể gây hỏa hoạn. Nếu thấy ở những nơi có hơi cháy, vật liệu cháy lập tức dọn dẹp hoặc bảo hiểm che chắn. 2.4.3.Đưa tàu vào ụ, lên triền. Trước khi đưa tàu vào ụ, thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo cho xưởng tất cả các số liệu về kích thước chủ yếu của thân tàu: chiều dài L, chiều rộng B, mớn nước T, chiều cao toàn bộ, lượng chiếm nước; về một số đặc điểm của đáy tàu; về vị trí của các kết cấu nhô khỏi thân tàu. Đồng thời phải cung cấp cho xưởng bản vẽ cắt dọc, cắt ngang chính giữa thân tàu. Ngoài ra phải cung cấp cả
  6. những số liệu phân tích kiểm nghiệm thành phần khí tại các hầm không thông khí và cho phép tiến hành các công tác hàn, cắt hơi phù hợp với qui định an toàn lao động của nhà máy. Nhà máy sửa chữa tàu trước khi cho tàu vào ụ có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các căn kê có thể tiến hành công tác sửa chữa một cách thuận tiện, an toàn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2