intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam

Chia sẻ: Le Dinh Thao | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:107

144
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ Đại hội Đảng VI năm 1986, Đảng và Nhà nước ta xác định chúng ta đang trong thời kì quá độ, tiến lên chủ nghĩa xã hội, trong đó, xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nhiệm vụ trọng tâm xuyên xuốt trong giai đoạn lịch sử này. Để có được bài học đó, chúng ta đã phải trả giá bằng một thời kỳ dài nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp với tất cả những "thói hư tật xấu", vì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam

  1. Luận văn tốt nghiệp Luận văn Đề tài: Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam 1 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  2. Luận văn tốt nghiệp Mục lục Trang 4 Lời mở đầu 6 Chương I: Những vấn đề cơ bản về cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 1.1. Khái quát về doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DN-NQD) 6 1.1.1. Khái niệm và phân loại DN-NQD 6 1.1.2. Vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế 9 1.1.3. Đặc điểm và xu hướng phát triển của DNNQD 10 a) Đặc điểm 10 b) Xu hướng phát triển của DNNQD trong tương lai 12 1.2. Cơ chế quản lý tài chính đối với DNNQD 14 1.2.1 Khái niệm về cơ chế quản lý tài chính 14 1.2.2. Những nội dung chủ yếu trong cơ chế quản lý tài chính doanh 16 nghiệp NQD 1.2.2.1. Sự thành lập và đăng kí kinh doanh 16 1.2.2.2. Quản lý vốn và tài sản 17 1.2.2.2.1. Quản lý vốn đối với DNNQD 17 1.2.2.2.2. Quản lý tài sản đối với doanh nghiệp NQD 22 1.2.2.3. Quản lý doanh thu và chi phí đối với doanh nghiệp NQD 28 1.2.2.3.1. Quản lý doanh thu đối với doanh nghiệp NQD 28 2 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  3. Luận văn tốt nghiệp 1.2.2.3.2. Quản lý chi phí đối với doanh nghiệp NQD 30 1.2.2.4. Quản lý việc phân phối lợi nhuận đối với doanh nghiệp NQD 34 1.2.2.5. Quản lý công tác kế toán kiểm toán và báo cáo tài chính doanh 40 nghiệp NQD 1.2.3. Vai trò của cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp NQD 41 43 1.3 Sự cần thiết phải thiết lập cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp NQD 45 Chương II Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp NQD ở Việt Nam hiện nay 2.1. Khái quát về khu vực kinh tế NQD 45 2.1.1. Quan điểm và đường lối chỉ đạo của đảng và nhà nước về sự 45 phát triển của khu vực kinh tế NQD 2.1.2. Sự hình thành và phát triển của khu vực kinh tế NQD ở nước ta 49 trong những năm qua 2.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp NQD ở 57 nước ta hiện nay 2.2.1. Khái quát về cơ chế quản lý tài chính khu vực NQD ở nước ta 57 2.2.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp NQD ở nước 59 ta hiện nay 2.2.2.1. Quản lý về thành lập và đăng kí kinh doanh 59 2.2.2.2. Quản lý vốn và tài sản 59 2.2.2.3. Quản lý doanh thu chi phí 60 2.2.2.4. Quản lý phân phối thu nhập 63 3 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  4. Luận văn tốt nghiệp 2.2.2.5. Công tác kiểm toán kế toán và báo cáo tài chính 68 2.3. Đánh giá về cơ chế quản lý tài chính DNNQD 69 2.3.1. Những thành tựu chung đã đạt được 70 2.3.2. Những hạn chế của cơ chế quản lý tài chính DNNQD 71 2.3.3. Nguyên nhân căn bản của những hạn chế trên 72 76 Chương III Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với DNNQD ở nước ta 3.1. Những quan điểm cần quán triệt trong việc thiết lập cơ chế quản lý 78 tài chính đối với khu vực kinh tế NQD 3.2. Giải pháp thiết lập cơ chế quản lý tài chính cho các DNNQD 78 3.2.1. Quản lý vốn và tài sản 80 3.2.2. Quản lý doanh thu chi phí 83 3.2.3 Quản lý thu nhập và phân phối thu nhập 87 3.2.4. Quản lý công tác kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính 89 3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ khác 91 3.3. Kiến nghị điều kiện thực thi giải pháp 96 Kết luận 98 Danh mục tham khảo 99 4 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  5. Luận văn tốt nghiệp Lời mở đầu Từ Đại hội Đảng VI năm 1986, Đảng và Nhà nước ta xác định chúng ta đang trong thời kì quá độ, tiến lên chủ nghĩa xã hội, trong đó, xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nhiệm vụ trọng tâm xuyên xuốt trong giai đoạn lịch sử này. Để có được bài học đó, chúng ta đã phải trả giá bằng một thời kỳ dài nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp với tất cả những "thói hư tật xấu", vì vậy để thực hiện được đường hướng của Đảng và Nhà nước, chúng ta phải thực hiện một quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế sâu sắc và toàn diện. Kèm theo đó là quá trình đa dạng hóa các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các loại hình sở hữu, tận dụng và phát triển mọi nguồn nội lực để phát triển, thực hiện tốt mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh". Chính từ đó, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã ra đời và phát triển, trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế, huy động tối đa các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực kinh tế không thuộc sở hữu nhà nước, chúng vận hành theo cơ chế thị trường, mục tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận. Chính vì thế, nhà nước không thể can thiệp trực tiếp, dưới hình thức hành chính hay mệnh lệnh tới các doanh nghiệp này. Đảng và nhà nước cần tạo lập cho khu vực kinh tế NQD một môi trường hoạt động phù hợp, vừa thực hiện đúng định hướng phát triển chung của đất nước, vừa khuyến khích và tận dụng được những ưu việt vốn có của nó. Trong đó, cơ chế quản lý tài chính chính là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Thiết lập được một cơ chế quản lý tài chính hiệu quả chính là tiền đề, là điều kiện cơ bản để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ khác. 5 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  6. Luận văn tốt nghiệp Hiện nay ở nước ta, chưa có một cơ chế quản lý tài chính chính thức và độc lập đối với doanh nghiệp NQD, công tác quản lý tài chính đối với khu vực kinh tế này được thực hiện dựa trên cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước (Nghị định 59/NĐ-CP, và Nghị định 27/NĐ-CP ban hành kèm nghị định 59). Cơ chế này do đó chưa hoạt động thật sự hiệu quả, không phát huy được tối đa tiềm lực của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Trong thời gian qua, Chính phủ đang hướng dẫn chỉ đạo Bộ tài chính và các bộ ngành liên quan xây dựng và ban hành một Nghị định tương tự Nghị định 59/NĐ-CP nhưng là cho các doanh nghiệp NQD. Trước thực tế đó, em mạnh dạn đề cập và nghiên cứu đề tài : "Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam". Chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chương II: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp NQD ở Việt Nam hiện nay Chương III: Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với DNNQD ở nước ta Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức còn hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn và những khó khăn khách quan về tài liệu, số liệu và các tài liệu tham khảo, chuyên đề chắc chắn không thể tránh khỏi sai lầm, thiếu sót. Vì vậy, em mong được thầy cô và các bạn phê bình, bổ sung và đóng góp ý kiến để chuyên đề hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các cán bộ Cục tài chính doanh nghiệp, nhất là tập thể cán bộ Ban ngoài quốc doanh, những người giàu kinh 6 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  7. Luận văn tốt nghiệp nghiệm thực tế trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Đặc biệt, em xin cám ơn thầy giáo Vũ Duy Hào người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH. 1.1. Khái quát về doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DN-NQD) 1.1.1 Khái niệm và phân loại DN-NQD: Đề cập đến kinh tế ngoài quốc doanh, Nghị quyết Đại hội trung ương Đảng lần thứ V đã công nhận, trong hơn 10 năm thuộc thời kì đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân (kinh tế NQD) bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc sở hữu cá nhân, kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới các loại hình khác nhau như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH),..., kinh tế hộ gia đình, đã có những bước phát triển nhanh, mạnh và rộng khắp trên cả nước. Kinh tế NQD đã đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của đất nước, thông qua việc huy động tối đa các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện mức sống của người dân, đóng góp vào ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo sự ổn định chính trị xã hội trong nước và nhiều mặt tích cực khác. Như vậy rõ ràng phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chính là một chiến lược quan trọng lâu dài, phù hợp với qui luật vận động của nền kinh tế và nằm trong tổng thể các chiến lược chung của đất nước trong thời kì đổi mới. Nhưng vấn đề chính chúng ta cần thảo luận trong phần này chính là khái niệm về khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Doanh nghiệp NQD xét dưới giác độ sở hữu bao gồm tất cả các đơn vị hay tổ chức kinh tế thuộc sở hữu của một người hay một nhóm người. Quyền sở hữu này được xác định dựa trên quá trình huy động hình thành nên nguồn vốn hoạt động cho đơn vị kinh tế đó và được pháp luật thừa nhận. Điều này khác cơ 7 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  8. Luận văn tốt nghiệp bản với các doanh nghiệp quốc doanh, hay doanh nghiệp nhà nước (DNNN), khi mà nguồn vốn hình thành nên các DNNN được ngân sách nhà nước cấp, nghĩa là từ sự đóng góp của toàn dân(nguồn thu từ thuế). Tuy nhiên, DNNQD không bao gồm tất cả các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước. Trong nền kinh tế mở, các quốc gia có sự thông thương nhất định, các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh được thành lập, nhưng rõ ràng là không nên xếp chúng vào doanh nghiệp NQD. Thứ nhất, vì chúng không có tính đồng nhất về mặt sở hữu, một doanh nghiệp liên doanh có thể là sự liên doanh giữa hai công dân thuộc hai nước khác nhau, liên doanh giữa hai tổ chức hay liên doanh giữa hai chính phủ, còn doanh nghiệp nước ngoài thì càng không thể khẳng định nó thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân. Thứ hai, tính chất hoạt động và các ảnh hưởng của doanh nghiệp nước ngoài khác so với các doanh nghiệp trong nước, chúng vận hành theo một bộ luật riêng thường là luật đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng lên một số khía cạnh đặc thù trong nền kinh tế như cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, tài trợ xuất nhập khẩu v.v Vì vậy, ở đây chúng ta không xếp các doanh nghiệp nước ngoài như một bộ phận của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Như vậy, DNNQD ở nước ta hiện nay chính là các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp đó là các đơn vị kinh tế tồn tại dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (DNTN), do một hay nhiều người đứng ra làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình (hữu hạn hay vô hạn) về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Tất nhiên cũng phải kể đến các hộ kinh doanh cá thể với mức vốn pháp định thấp hơn vốn pháp định của doanh nghiệp tư nhân. Đây là loại hình kinh tế hộ gia đình kinh doanh trong một số ngành nghề như nông nghiệp, thủ công, dịch vụ và buôn bán nhỏ. Nhìn chung, bộ phận chính, quan trọng nhất trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chính là các công ty 8 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  9. Luận văn tốt nghiệp bao gồm Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Công ty trách nhiệm hữu hạn: - Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp (trách nhiệm hữu hạn). Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân số lượng thành viên không quá 50 và không được quyền phát hành cổ phiếu. - Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn của doanh nghiệp và cũng không được quyền phát hành cổ phiếu. Công ty cổ phần - Doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành cổ phần, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng. Công ty hợp danh - Là loại doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn, thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của công ty (trách nhiệm vô hạn). Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trên lượng vốn góp của mình vào doanh nghiệp. Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán. Doanh nghiệp tư nhân 9 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  10. Luận văn tốt nghiệp - Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, khu vực kinh tế NQD hay khu vực kinh tế tư nhân còn có thể được phân chia theo hiến pháp bao gồm các hình thức kinh tế sau: - Kinh tế cá thể: được hiểu là hình thức kinh tế của một hộ gia đình hay một cá nhân hoạt động dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lao động của chính hộ hay cá nhân đó, không thuê mướn lao động làm thuê. - Kinh tế tiểu chủ: là hình thức kinh tế do một chủ tổ chức, quản lý và điều hành, hoạt động trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và có sử dụng lao động thuê mướn ngoài lao động của chủ; quy mô vốn đầu tư và lao động nhỏ hơn của các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. - Kinh tế tư bản tư nhân: bao gồm các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần được thành lập theo luật Doanh nghiệp. Trên đây là một số cách phân loại khác nhau về các bộ phận cấu thành nên khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, sở dĩ có những sự phân chia hơi khác nhau như vậy là vì mỗi cách phân loại dựa trên một tiêu thức, một cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại, chúng ta có thể hiểu doanh nghiệp NQD là các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước, và tất nhiên là không phải các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (như đã trình bày ở trên). Đây là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, một phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là nhiệm vụ quan trọng để đi đến thắng lợi cuối cùng trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 1.1.2. Vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế: 10 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  11. Luận văn tốt nghiệp Kinh tế tư nhân có thể kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế, tất nhiên trừ một số ít lĩnh vực mà nhà nước giữ độc quyền để kiểm soát tình hình an ninh quốc phòng và ổn định chính trị trong nước. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đã và đang tiếp tục có những đóng góp tích cực và vô cùng quan trọng cần thiết trong công cuộc phát triển đất nước. - Góp phần quan trọng để tạo ra thành tựu tăng trưởng kinh tế chung, đổi mới bộ mặt kinh tế xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ cho xã hội. - Là lĩnh vực chính thu hút lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Giải phóng sức lao động và huy động tối đa các nguồn lực trong dân cư vào công cuộc phát triển kinh tế. - Tạo môi trường cạnh tranh, nâng cao tính năng động hiệu quả cho nền kinh tế. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặc dù có những vai trò tích cực và quan trọng như đã kể trên, nhưng trong quá khứ và ngay cả hiện tại vẫn có những quan điểm không thống nhất về những đóng góp của khu vực kinh tế NQD. Nhiều quan điểm cho rằng kinh tế tư nhân gắn liền với bóc lột, là nguyên nhân của sự phân hoá giàu nghèo, vì vậy phải cải tạo, thu hẹp và từng bước xoá bỏ. Tuy nhiên, một nhà nước xã hội chủ nghĩa với quyền điều hành nền kinh tế của mình có thể có những chính sách làm hạn chế mức độ chênh lệch về thu nhập cũng như sự bóc lột sức lao động. Cần phải quán triệt khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế tư nhân trong chủ nghĩa tư bản khác nhau về căn bản. Vì thế sẽ là không thoả đáng nếu cứ xem các doanh nghiệp tư nhân hàng ngày hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản và là đối tượng phải cải tạo của 11 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  12. Luận văn tốt nghiệp CNXH. Ngược lại, các hình thức kinh tế tư nhân trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ đóng góp quan trọng lâu dài vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Vấn đề chính yếu là để phát huy được hết tính tích cực của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển chung của đất nước, nhà nước phải có những định hướng đúng đắn, nhất quán và những chính sách, đường lối chỉ đạo phù hợp mà cơ chế quản lý tài chính, vấn đề được nghiên cứu ở đây chính là một bộ phận không thể thiếu. 1.1.3. Đặc điểm và xu hướng phát triển của DNNQD: a) Đặc điểm : - Thứ nhất, vốn trong các doanh nghiệp tư nhân xét về quyền sở hữu đều là vốn tự có hoặc đi vay của cá nhân hoặc nhóm cá nhân bất kể doanh nghiệp tư nhân đó hoạt động dưới hình thức nào Công ty TNHH, Công ty hợp danh, Công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân. Tại các nước xã hội chủ nghĩa như ở nước ta, nhìn chung các doanh nghiệp tư nhân đều có khả năng tài chính hạn hẹp, chưa phát huy hết thế mạnh, hoạt động mang tính nhỏ lẻ, sự vụ, thiếu những định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh lâu dài ổn định, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ, hàng thủ công. Sau đó là trình độ khoa học kĩ thuật lạc hậu, đây là một trong những thiệt thòi của doanh nghiệp tư nhân so với doanh nghiệp nhà nước. Trong khi doanh nghiệp nhà nước được cung cấp thiết bị công nghệ tiên tiến, do nguồn vốn lớn từ ngân sách và tài trợ nước ngoài thì các doanh nghiệp tư nhân sử dụng công nghệ lạc hậu hơn, có một số máy móc đã quá cũ kĩ, hết thời gian sử dụng, thậm chí có một số là do doanh nghiệp nhà nước thanh lý. Tiếp theo phải nói đến trình độ quản lý còn nhiều yếu kém, bất cập trong khu vực kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân thường có kiến thức và khả năng kinh doanh rất hạn chế, những hiểu biết về khoa học kinh tế hay nghiệp vụ kinh doanh rất sơ sài, bên cạnh đó là nhận thức và kiến thức về pháp luật, thông tin thị trường ngay trong 12 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  13. Luận văn tốt nghiệp nước chứ chưa nói đến quốc tế còn nhiều thiếu sót và yếu kém. Tất nhiên, tình trạng trên cũng một phần là do các nguyên nhân khách quan mang lại, đó là chiến tranh, thời kỳ bị bao vây cấm vận, thời kì thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp và một số điều kiện kinh tế xã hội khác. Và cũng không phải toàn bộ các doanh nghiệp tư nhân đều lâm vào tình cảnh trên, không thiếu những doanh nghiệp tư nhân làm ăn hiệu quả cao, vươn lên là những điển hình tiêu biểu là tấm gương để các doanh nghiệp khác noi theo phấn đấu. Trình độ phát triển yếu kém của khu vực kinh tế tư nhân như trên chính là một giai đoạn mà nhiều nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đang phát triển như nước ta vẫn thường trải qua. Và việc thiết lập một cơ chế tài chính hoàn thiện hơn cho khu vực kinh tế này chính là một phương cách để rút ngắn thời gian, đẩy nhanh quá trình phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. - Đặc điểm thứ hai cần nhắc đến ở đây là do doanh nghiệp tư nhân là thuộc sở hữu tư nhân, không phải sở hữu nhà nước, quyền sở hữu này được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Cá nhân hay nhóm cá nhân được quyền tổ chức hoạt động cho doanh nghiệp thuộc sở hữu của mình, và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp theo những gì pháp luật quy định. Cũng chính vì thế mà doanh nghiệp tư nhân không chịu sự điều tiết một cách trực tiếp theo cơ chế mệnh lệnh hành chính của nhà nước. Nhà nước không thể can thiệp quá trực tiếp hay thô bạo đến quá trình vận hành và tổ chức hoạt động của các DNNQD. Điều này không giống với các DNNN, và càng khác biệt rõ rệt với những gì mà cơ chế cũ đã thể hiện. Nhưng như vậy không có nghĩa rằng nhà nước không có vai trò gì đối với sự phát triển của DNNQD. Ngược lại, nhà nước ảnh hưởng sâu xắc đến sự phát triển của các DNNQD trên mọi phương diện thông qua các chính sách, định hướng và đường lối chỉ đạo, thông qua hệ thống pháp luật mà cơ chế quản lý tài chính cũng là một bộ phận trong đó. Đây cũng chính là đặc điểm cần hết sức lưu ý khi nghiên cứu để thiết lập một cơ chế quản lý tài chính DNNQD 13 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  14. Luận văn tốt nghiệp b) Xu hướng phát triển của DNNQD trong tương lai: Xét về mặt định lượng, cơ cấu nền kinh tế theo các khu vực kinh tế đang thay đổi và chắc chắn sẽ còn thay đổi mạnh. Số liệu của Tổng cục thống kê về các "thành phần kinh tế" (không tính lĩnh vực nông nghiệp) cho thấy tình hình như sau: Các khu vực sở hữu Đơn vị 1992 1994 1995 1996 Số cơ sở Cơ sở 1514615 1558627 2078125 224558 DNNN " 7060 6264 5873 5790 DN tập thể " 3231 2275 1867 1760 DN có vốn đầu " 515 1054 1399 1648 tư nước ngoài DNNQD " 5158 15893 18727 21360 Cá thể 1000 1498,6 1533,1 2050,2 2215 cơ sở 1000 4706,5 5453,4 6368,5 6903,2 Lao động người DNNN % 38,7 30,3 28,3 26,7 DN tập thể % 3,0 2,5 1,6 1,4 14 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  15. Luận văn tốt nghiệp DN có vốn đầu % 1,1 1,8 2,3 3,0 tư nước ngoài DNNQD % 57,2 65,4 67,8 68,8 (cả Cá thể) Nguồn: Tổng cục thống kê:"Báo cáo phân tích thực trạng của thành phần kinh tế tư bản nhà nước và tư bản tư nhân sau 10 năm đổi mới", tháng 6-1997 Theo các số liệu trên, năm 1996 so với khu vực nhà nước thì khu vực tư nhân mới là nơi chủ yếu thu hút lao động xã hội.. Theo các số liệu mới nhất cho thấy trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước năm 1998 (tính theo giá hiện hành), kinh tế nhà nước chiếm 40%, kinh tế tư nhân chiếm 38%, khu vực sở hữu hỗn hợp chiếm 22%, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 10%, kinh tế tập thể và liên doanh trong nước chiếm 12%. Thêm nữa, tốc độ tăng trưởng trong mấy năm gần đây của khu vực kinh tế tư nhân cao hơn của khu vực kinh tế nhà nước, nhưng thấp hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện tại, do phần lớn các cơ sở kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ, trang thiết bị giản đơn, phần nhiều là lao động thủ công, nên khu vực kinh tế tư nhân có năng suất lao động thấp. Trong tương lai, nếu được khuyến khích phát triển đúng mức, khu vực kinh tế tư nhân chắc chắn sẽ có năng suất lao động cao và đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Nếu tính rằng năng suất lao động của khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước xấp xỉ như nhau, thì với cơ cấu lao động như hiện tại (20% trong khu vực kinh tế nhà nước, còn lại 80% trong khu vực kinh tế tư nhân và hỗn hợp), cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân tương ứng là 20% khu vực kinh tế nhà nước và 80% khu vực kinh tế tư nhân và hỗn hợp. Tất nhiên những giả định hay con số nêu trên là không hoàn toàn hợp lý, nhưng đó cũng là những cơ sở nhất định để khẳng định vai trò vị trí ngày 15 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  16. Luận văn tốt nghiệp càng quan trọng cũng như những triển vọng phát triển ngày một lớn của khu vực kinh tế tư nhân. 1.2. Cơ chế quản lý tài chính đối với DNNQD: 1.2.1 Khái niệm về cơ chế quản lý tài chính: Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp hiểu một cách chung nhất là tổng thể các hình thức và phương pháp tác động lên hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nhờ đó mọi nguồn lực của doanh nghiệp (Vốn, lao động, tài nguyên) được kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành sức mạnh giúp cho doanh nghiệp phát triển tốt nhất, thực hiện được các mục tiêu của riêng doanh nghiệp cũng như mang lại lợi ích chung và thực hiện các mục tiêu chung của xã hội. Hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các hoạt động kinh tế, các quan hệ kinh tế trong đó có sự vận động hoặc sự biểu hiện của tiền tệ thông qua các quan hệ tiền tệ. Cốt lõi của các mối quan hệ đó là những quan hệ về giá cả được biểu hiện dưới các sắc thái khác nhau. Hình thức biểu hiện của các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp là hết sức đa dạng và linh động, phụ thuộc nhiều yếu tố. Cũng chính vì thế, cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp nếu hiểu theo nghĩa đầy đủ cũng bao hàm rất nhiều thành tố. Tât cả những vấn đề như : Pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và phương pháp quản lý vận hành doanh nghiệp đều nằm trong một khái niệm đó là Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta có thể tách cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp thành hai phần cơ bản, dựa trên hai giác độ tiếp cận khác nhau đối với việc quản lý tài chính doanh nghiệp đó là giác độ quản lý nhà nước và giác độ quản lý trong doanh nghiệp. Trên giác độ quản lý nhà nước, người ta đặc biệt quan tâm đến hai vấn đề đầu tiên đó là Pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Xây dựng pháp luật về tài chính và tổ chức thực hiện nó chính là nhà nước đã tạo ra một môi trường chính thức, bình đẳng và công khai cho các doanh nghiệp hoạt động. Thông qua 16 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  17. Luận văn tốt nghiệp đó, nhà nước có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên các hoạt động tài chính của tất cả các doanh nghiệp nói chung hay một hoặc một nhóm các doanh nghiệp nói riêng. Với những điều chỉnh thích hợp về pháp luật trong từng thời kì, từng hoàn cảnh điều kiện nhất định, nhà nước có thể tạo nên những thay đổi rất căn bản trong cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp hướng đến những mục tiêu: đảm bảo các doanh nghiệp phát triển đúng hướng, nâng cao hiệu quả và đóng góp của các doanh nghiệp đối với đất nước, tạo điều kiện phát triển và hạn chế những tiêu cực trong quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế. Và xét cho cùng, nhà nước là thể chế duy nhất thực hiện chức năng quản lý đất nước bằng pháp luật, pháp luật chính là công cụ vô cùng hữu hiệu mà chỉ nhà nước mới có và dùng được. Trên giác độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp thực hiện chức năng quản lý tài chính của mình thông qua việc ra các quyết định tài chính như huy động vốn, quản lý thu chi, đầu tư v.v Trong đó mục tiêu quan trọng nhất là tối đa hoá nguồn vốn chủ sở hữu. và tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để thực hiện được các mục tiêu này, mỗi doanh nghiệp có thể có những cách làm khác nhau, một chiến lược riêng, một phương pháp quản lý và hoạt động riêng biệt. Công tác quản lý tài chính trên giác độ này do đó rất đa dạng, linh hoạt phụ thuộc vào những đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta phải luôn khẳng định rằng, giữa việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và quản lý trong mỗi doanh nghiệp có mỗi quan hệ tương hỗ vô cùng mật thiết và chặt chẽ. Một doanh nghiệp nói riêng và cả khu vực kinh tế nói chung chỉ có thể phát triển tốt, thực hiện được các mục tiêu do doanh nghiệp và do xã hội đề ra khi và chỉ khi chúng được hoạt động trong một môi trường pháp luật lành mạnh và phù hợp, cũng như doanh nghiệp có những định hướng phát triển và phương pháp quản lý đúng đắn. Pháp luật có những ảnh hưởng quyết định lên việc ra quyết định của mỗi người đứng đầu doanh nghiệp và ngược lại những quyết định của người đứng đầu trong doanh nghiệp 17 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  18. Luận văn tốt nghiệp phản ảnh những nhu cầu những thay đổi thích nghi trong từng thời kì của nền kinh tế và qua đó tác động trở lại đối với người hoạch định chính sách, xây dựng cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp cấp nhà nước. Đâu là mối quan hệ hai chiều biện chứng tác động qua lại với nhau rất chặt chẽ. 1.2.2. Những nội dung chủ yếu trong cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp NQD: Trên giác độ quản lý nhà nước, một cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng được hình thành thông qua việc quy định và quản lý các mặt sau: + Sự thành lập và đăng kí kinh doanh + Quản lý vốn và tài sản + Quản lý doanh thu chí phí + Quản lý lợi nhuận và phân phối lợi nhuận + Chế độ kế toán kiểm toán và báo cáo tài chính 1.2.2.1. Sự thành lập và đăng kí kinh doanh: Việc thực hiện quản lý sự thành lập và cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp là sự thừa nhận về mặt pháp lý đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp đó. Thông qua việc cấp giấy phép kinh doanh, nhà nước có thể quy định và điều chỉnh những ngành nghề, quy mô, hình thức hoạt động mà doanh nghiệp có thể hoạt động. Khuyến khích những ngành nghề có lợi cho sự phát triển chung của đất nước, hay hạn chế những ngành nghề chưa thực sự phù hợp với điều kiện hiện tại của đất nước. Do đó, những quy định về cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp cần được quy định thành pháp luật, trong đó có những điều khoản nhất định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi đã được pháp luật thừa nhận. Vấn đề đáng lưu ý khi xây dựng một cơ chế cho việc thành lập doanh nghiệp là tình hình phát triển của khu vực kinh tế đó, nhu cầu 18 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  19. Luận văn tốt nghiệp của đất nước, triển vọng phát triển và trình độ quản lý hiện tại của nhà nước đối với nền kinh tế. 1.2.2.2. Quản lý vốn và tài sản: Vốn và tài sản là hai mặt chính yếu và quan trọng nhất trong sự tồn tại của bất cứ một doanh nghiệp nào, đây là hai mặt của một quá trình thống nhất không thể tách rời. Vốn là nguồn lực cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và hoạt động được khi có vốn. Phía bên kia, tài sản lại chính là sự biểu hiện hình thái và hiện trạng của vốn được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.2.2.2.1. Quản lý vốn đối với DNNQD: Cơ chế quản lý vốn đối với doanh nghiệp NQD chính là việc xác định và điều chỉnh các hình thức huy động vốn và cơ cấu vốn trong doanh nghiệp. Xét một cách tổng thể trong DNNQD có thể có những hình thức vốn sau: a) Nguồn vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp tư nhân bao gồm các bộ phận sau: Vốn góp ban đầu Lợi nhuận không chia Phát hành cổ phiếu + Vốn góp ban đầu: Đây là loại vốn được hình thành tại thời điểm đầu tiên khi doanh nghiệp được thành lập. Khi nói đến nguồn vốn tự có của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó, hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đăng kí thủ tục thành lập và xin cấp giấy phép kinh doanh, bao giờ cũng phải có một lương vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật đó là vốn pháp định. Ngoài ra, doanh nghiệp hoàn toàn có thể có một luợng vốn lớn hơn vốn pháp định mà 19 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
  20. Luận văn tốt nghiệp những chủ sở hữu trong công ty tự thoả thuận về số lượng và tỉ lệ góp vốn, đây là vốn điều lệ. Vốn điều lệ nhìn chung là do tự những người sáng lập nên công ty thoả thuận với nhau miễn là không nhỏ hơn vốn pháp định, tất nhiên đối với một số ngành nghề nhất định, nhà nước cũng có những quy định riêng về lượng vốn điều lệ tối đa. +Vốn từ lợi nhuận không chia: Quy mô của số vốn tự có ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có lãi thì nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ được mở rộng, đó là do nguồn vốn từ việc giữ lại lãi trong kinh doanh. Số lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư sẽ làm tăng thêm nguồn vốn của chủ sở hữu, tăng khả năng tài chính của doanh nghiệp, được phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Quy mô và tỷ lệ vốn giữ lại từ lợi nhuận phụ thuộc vào tình hình kinh doanh, kết quả hoạt động của thời kỳ đã qua và quyết định của chủ doanh nghiệp. Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia là một phương thức tạo nguồn tài chính và khá hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp giảm bớt được chi phí, giảm bớt phụ thuộc vào bên ngoài. Rất nhiều công ty coi trọng chính sách tái đầu tư từ số lợi nhuận để lại, họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng. Tuy nhiên, nên lưu ý với trường hợp các công ty cổ phần, việc giữ lại lợi nhuận có liên quan đến một số yếu tố nhạy cảm. Khi công ty giữ lại lợi nhuận mà không chia cho cổ đông dưới hình thức cổ tức, thì quyền sở hữu vốn cổ phần của các cổ đông sẽ tăng lên. Giá trị sổ sách của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ. Điều này một mặt khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác, dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kì trước mắt, do cổ đông chỉ nhận được một lượng cổ tức nhỏ 20 Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2