intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thơ – những cấu trúc ngoài văn bản _2

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cấu trúc văn bản chặt chẽ hay xộc xệch (cả sự xộc xệch có ý thức) đều có vai trò ý nghĩa. Cấu trúc mà tôi quan niệm là ở cách tổ chức hệ thống ngôn từ làm nên văn bản, tức là toàn bộ những mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thơ – những cấu trúc ngoài văn bản _2

  1. Thơ – những cấu trúc ngoài văn bản
  2. Cấu trúc văn bản chặt chẽ hay xộc xệch (cả sự xộc xệch có ý thức) đều có vai trò ý nghĩa. Cấu trúc mà tôi quan niệm là ở cách tổ chức hệ thống ngôn từ làm nên văn bản, tức là toàn bộ những mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thể. Theo nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo thì giáo sư Cao Xuân Huy quan niệm: “Cấu trúc là một thực thể có thể phân tích thành từng yếu tố, trong đó mỗi yếu tố sở dĩ có được cương vị của nó không phải vì một thuộc tính nội tại gì của nó mà vì mối quan hệ của nó với toàn thể cấu trúc và với yếu tố khác cùng với nó làm thành cái cấu trúc ấy và chỉ vì những mối quan hệ ấy mà thôi. Vậy cấu trúc trước hết là một thực thể toàn vẹn chứ không phải là tổng số của những vật rời rạc được cộng lại với nhau mà thành”(7). Nhấn mạnh đến những mối quan hệ trong một thực thể toàn vẹn của cấu trúc là gạt bỏ những gì mang tính lắp ghép, có thể tháo rời hoặc móc nối cơ học. Vậy thì những phân đoạn, những chương, mục, được lẩy ra sử dụng độc lập, có giá trị tự thân, không cần nương tựa (quan hệ) với một “văn bản lớn hơn” là những văn bản đích thực hoàn chỉnh. Vai trò, vị trí của chúng được khẳng định bình đẳng với những gì còn lại. Tất nhiên, ở đây không nên đồng nhất văn bản với một tác phẩm nghệ thuật toàn vẹn. Nếu đặt những văn bản ấy vào hiện trạng và quan hệ với những bộ phận kia chắc chắn ý nghĩa của văn bản sẽ phong phú, đa tầng hơn. Và từ đấy thi pháp học ngôn ngữ quan tâm đến nghệ thuật ngôn từ sẽ tìm đến cá tính sáng tạo của nhà văn trong nghệ thuật ngôn từ, xây dựng hình tượng. Điều ở đây lưu ý là mối quan hệ giữa văn bản và ngoài văn bản trong sự ứng chiếu cấu trúc văn bản và cấu trúc ngoài văn bản nhằm vào mục đích chung: tạo ra một văn bản nghệ thuật hoàn chỉnh dù lớn hay không lớn về dung lượng. Một bài thơ (dài, ngắn) chằng chịt các mối quan hệ được định hình nhờ những hệ thống ngôn từ, cấu tứ, thanh, vần, nhịp, hình tượng, biểu tượng. Người đọc tiếp nhận bài thơ theo một cấu trúc văn bản ổn định. Giải mã cấu trúc đó sẽ là một phức tạp lý thú. Muốn gì thì trước hết người đọc vẫn phải bám vào văn bản, nhìn tổng thể hoặc đồng thời bóc dần các lớp, các mối quan hệ, tìm ra mã nghệ thuật văn bản. Sự thực thì văn bản chỉ là những ký hiệu (ngôn ngữ) đã lược quy, gạt đi tất cả những quan hệ biểu hiện tư duy hình thành tác phẩm với những tác động tâm sinh lý, ý tưởng của chủ thể sáng tạo. Văn bản chỉ là điểm
  3. dừng của một quá trình, kết quả của một quá trình. Trước đó thế nào và sau đó đời sống văn bản thế nào là những quan hệ không thể không tính tới. Quan hệ giữa cấu trúc ngoài văn bản và cấu trúc văn bản không nên / không thể bỏ qua, nếu không nhiều khi sa vào cực đoan võ đoán. Sử dụng thao tác ngôn ngữ học soi vào cấu trúc ngữ âm, ngữ nghĩa đến cấu trúc toàn khối tác phẩm, “quên đi” một cách có ý thức những quan hệ tâm lý, tình cảm, văn hóa... giá trị, ý nghĩa văn bản chỉ được xác định ở trạng thái tĩnh, ở những ký hiệu. Chúng ta hãy đọc bài thơ Gửi... của Puskin (đoạn đầu, đoạn cuối): Anh nhớ mãi phút giây kỳ diệu Trước mặt anh em bỗng hiện lên Như hư ảnh mong manh vụt biến Như thiên thần sắc đẹp trắng trong. ... Quả tim lại rộn ràng náo nức Và trái tim sống dậy đủ điều Cả tiên thần, cả nguồn cảm xúc Cả đời, cả lệ, cả tình yêu (Thúy Toàn dịch) “Giải cấu trúc” văn bản này trên các cấp độ. Văn bản gốc tiếng Nga, tạm để lại những cấu trúc ngữ âm, ngữ pháp, chỉ chú ý cấu trúc ngữ nghĩa (qua bản dịch): Ký ức và hiện tại, vẻ đẹp trắng trong và cuộc đời trần tục, phút giây huyền diệu và đắng cay say đắm. Quá khứ “hư ảnh mong manh”, “thiên thần sắc đẹp”. Hiện hữu đau xót hòa trộn đam mê “Cả đời, cả lệ, cả tình yêu”. Cách bộc lộ cảm xúc: dồn dập các thông báo, mỗi thông báo là một trạng thái tâm hồn. Kết thúc là dồn nấc, quặn thắt. Một cấu trúc văn bản như thế, có liên quan đến cấu trúc ngoài văn bản. Chính cái cấu trúc ngoài văn bản tác động, vận hành tạo nên những từ, ngữ, nhịp điệu, hình ảnh... làm phong phú thêm cấu trúc văn bản. Nói cách khác, cấu trúc ngoài văn bản khơi nguồn cho cấu trúc văn bản. Cuộc gặp gỡ giữa Puskin và nữ bá tước Anna Kern lần đầu (“em bỗng hiện lên”) rồi những năm xa cách với những giao du dễ dãi của Anna Kern cùng người này người
  4. khác, mà lần gặp lại, Puskin “lại rộn ràng náo nức”, thì người thiếu phụ kia hấp dẫn, lôi cuốn đến nhường nào! Nếu văn bản đoạn tuyệt với những quan hệ ngoài văn bản và giải mã cấu trúc chỉ nhằm vào một số ký hiệu đã được mã hóa thì có thể đúng, nhưng chưa đủ, có thể nói được cái lý, nhưng nghệ thuật cần chỉ ra, bên cạnh cái lý là cái hay, cái kỳ diệu, hấp dẫn của tư duy sáng tạo nghệ thuật ngôn từ. Trường hợp này, tôi không thể đi vào chữ viết. Chữ Nga và chữ Việt khác nhau. Mỗi loại hình chữ viết có một lối tư duy riêng, một kiểu thức nhận cuộc sống riêng, vì vậy tôi chỉ đụng đến được một khía cạnh nào có thể, nhưng dù sao cũng nói một điều: cần giải mã văn bản nghệ thuật từ nhiều hướng, từ những kiến thức liên ngành. Cùng với văn hóa học, tâm lý học sẽ là một hướng tích cực trợ giúp nhiều cho việc tiếp cận văn bản. Có thể dẫn ra một trích đoạn bài thơ Nhạc sầu của Huy Cận: Ai chết đó? Nhạc sầu chi lắm thế! Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường ... Xe tang đi, xin đường chớ gập ghềnh! Không gian ôi, xin hẹp bớt mông mênh, Ảo não quá trời buổi chiều vĩnh biệt! Và người nữa, tiếng gió buồn thê thiết Xin lặng giùm cho nhẹ bớt cô đơn. Hàng cờ đen là bóng quạ chập chờn Báo tin xấu, dẫn hồn người đã xế... Ai chết đó? Nhạc buồn chi lắm thế! Kèn đám ma hay ấy tiếng đau thương Của cuộc đời? Ai rút tự trong xương Tiếng nức nở gửi gió đường quạnh quẽ! Sầu chi lắm trời ơi! Chiều tận thế!
  5. Đây chỉ là một văn bản tạm thời tách khỏi tổng thể những mối quan hệ ngoài văn bản. Một văn bản mở. Nói theo Jacques Derrida văn bản không bao giờ có một ý nghĩa xác thực, vậy thì tính không xác thực của văn bản là cơ may cho sự đồng sáng tạo của người đọc. Quan niệm ý nghĩa văn bản thơ là một thể thống nhất, vĩnh viễn, cố định không chịu sự tác động của thời đại của người đọc cần được xem xét lại. Từ một điểm nhìn, một cách đọc, chúng ta nhận ra nhịp điệu đều đều, buồn bã thê lương của văn bản được bảo lãnh bởi những từ ngữ mang ý nghĩa tương ứng. Các cấp độ biểu hiện tăng tiến: Buồn - rét mướt - ảo não - đau thương - sầu... Chiều mô côi - chiều vĩnh biệt - chiều tận thế. Gạt ra ngoài ý thức nhà thơ, ý nghĩa tự trị của văn bản tồn tại độc lập. Một số hình ảnh ở đây mang ký hiệu văn hóa. Chúng ta hãy chú ý đến hình ảnh quạ (“Hàng cờ đen là bóng quạ chập chờn”), kèn đám ma (“Kèn đám ma hay ấy tiếng đau thương”). Hai hình ảnh đã trở thành biểu tượng và in đậm vào tâm thức, đời sống cộng đồng. Quạ, gợi đến màu đen màu tang tóc (hàng cờ đen = những bóng quạ). Bóng quạ gợi đến chết chóc, nghĩa địa. Các nghĩa địa thường có “bóng quạ chập chờn”. Nơi có xác chết là điểm tụ tập của quạ. Tiếng quạ kêu buồn, rùng rợn báo hiệu điềm gở. Hình ảnh quạ, lập tức kéo về một hệ quy chiếu làm hiện lên những ký hiệu biểu hiện điều không may. Xét về mặt ngữ nghĩa và giá trị biểu cảm, so với hình ảnh quạ, thì kèn đám ma ở độ cao hơn, não nề, bi ai, đau đớn hơn. Kèn đám ma làm hiện lên dòng người lặng lẽ tiễn đưa người chết đến huyệt mộ theo nghi thức. Tiếng kèn tiếc thương chìm vào nỉ non, than vãn, nức nở. Hai ký hiệu văn hóa làm tăng thêm cái buồn ảo não vốn đã nằm ở văn bản. Người đọc tiếp cận với văn bản cũng đồng thời liên hệ, mở rộng đến văn bản khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2