Thỏ và hổ
lượt xem 3
download
Sáng tinh sương, khi trên cao cành cây chưa động đậy; ở dưới thấp, ngọn cỏ cũng đang nín thở để hút sương trời, thỏ đã dậy đi đào củ sắn rừng. Ăn no bụng, thỏ mang một ít về dành cho buổi chiều. Càng gần đến nhà, sắn càng đè nặng vai. Bác thợ rừng nào đã đẵn một cây đé làm gỗ, để lại cái gốc tròn và bằng phẳng như một cái ghế tốt. Thỏ để sắn, nhảy lên ngồi nghỉ. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thỏ và hổ
- Thỏ và hổ (Chuyện ngụ ngôn dân tộc Chăm) Sáng tinh sương, khi trên cao cành cây chưa động đậy; ở dưới thấp, ngọn cỏ cũng đang nín thở để hút sương trời, thỏ đã dậy đi đào củ sắn rừng. Ăn no bụng, thỏ mang một ít về dành cho buổi chiều. Càng gần đến nhà, sắn càng đè nặng vai. Bác thợ rừng nào đã đẵn một cây đé làm gỗ, để lại cái gốc tròn và bằng phẳng như một cái ghế tốt. Thỏ để sắn, nhảy lên ngồi nghỉ. Không ngờ cây đé mới bị chặt, nhựa tràn lên dẻo hơn cháo nếp. Thỏ vừa mới đặt đít ngồi, nhựa cây đã dính chặt lại. Nó càng cựa quậy nhựa dính càng nhiều, không sao xuống được. Cách gốc đé xa xa có một đàn voi đi đào củ cốc. Ăn no bụng, voi cũng kéo về. Thấy đàn voi đi ngang, thỏ cất tiếng van nài: - Anh voi ơi! Làm ơn đỡ hộ tôi ra khỏi gốc đé này! Con voi đầu đàn quạt tai đi thẳng. Thỏ lại nói với voi thứ hai, thứ ba! Rồi voi thứ tư, thứ năm. Nhưng chưa con nào dừng lại. Đàn voi qua sắp hết mà thỏ chưa nhờ được. Khi con voi cuối cùng sắp đi qua, thỏ bèn dập đuôi nghĩ kế: - Này, anh voi, tôi với anh thi vật chơi? - Mày bé bằng cái móng chân tao mà đòi vật với vạc... - Thì cứ thử cái xem sao? - ừ thì vật! Con voi vừa nói vừa đưa vòi gạt thỏ ngã ra khỏi gốc đé. Thỏ xốc lại xâu củ đậu, nói với theo:
- - Anh voi ơi! Anh tốt bụng đấy. Khi nào cần giúp đỡ, anh bảo tôi... Hôm sau con voi ấy đi ăn một mình. Voi từ trong cánh rừng già đi ra. Gặp một con hổ đứng ở đầu đám rừng thưa. Thấy voi, hổ nạt: - Voi! Voi trả lời: - Gọi tôi chi, anh hổ? - Mày không biết núi rừng này của tao hay sao, mà dám bén mảng đến đây? Voi nhẹ nhàng trả lời: - Anh nói gì đấy... Nói chơi hay nói thật? - Tao là chúa cánh rừng này. Tất cả muôn loài ở đây do tao cai quản. Mày đến đây phải để tao ăn thịt. - Rừng của anh là rừng thưa thôi. Rừng già này là của loài voi chúng tôi. - Tất cả đều là của tao. Tao là sơn lâm chúa tướng. Mày phải đến đây cho tao ăn thịt, mau! - Không được, lý làm sao anh nói như vậy. Tôi không nghe anh đâu. - Tao là chúa ở đây, tao kêu lên thì muôn loài phải run sợ, mày không biết hay sao?
- - Tôi không tin việc đó. - ừ, nếu không tin thì tao với mày đánh cuộc! Nếu tao gầm lên mà muôn loài run sợ thì rừng là của tao, tao được ăn thịt mày. Nếu mày gầm mà muôn loài cũng run sợ thì mày được đi lại trên cánh rừng này. Voi chưa nhận ra mưu hổ nên bằng lòng đánh cuộc. Con hổ ranh mãnh để voi rống trước. Mặt trời sắp lặn. Tất cả chim, sóc, hươu, nai đều đi ngủ. Voi ngẩng đầu rống từ đầu hôm đến quá nửa đêm. Mọi vật vẫn say ngủ. Không con gì động đậy. Hổ đắc ý vì đã lừa được voi. Nó làm ra vẻ nhân đức: - Bây giờ chắc mày đã biết chủ rừng này là ai rồi. Nhưng thôi, tao cho mày rống thêm một lúc nữa đi! Voi lại ra sức rống, rống đến quá canh ba vẫn chưa thấy con gì sợ sệt. Hổ lại lên tiếng: - Thôi, đêm chia làm năm canh, mày rống bốn canh rồi, còn một canh để phần tao. Hổ bắt đầu gầm, gầm được mấy tiếng thì chân trời hửng sáng. Gà rừng bắt đầu gáy. Chim đã thức dậy gọi nhau đi ăn. Sóc nhảy trên cành. Hươu nai gọi đàn đi gặm cỏ. Hổ thôi gầm, giơ vuốt ra, mắng voi: - Mày đã vào rừng của tao mà còn làm tao nhọc xác! Cúi đầu đi. Cúi đầu xuống cho tao ăn thịt! Voi khóc, van nài hổ: - Thân tôi thuộc về anh rồi, nhưng... xin anh cho tôi khất một ngày.
- Hổ quát tháo: - Một ngày làm gì? Tao đang đói đây! - Anh cho tôi khất một ngày. Để tôi về báo với họ hàng nhà voi tôi biết, đến mà giấu xương tôi kẻo nắng đốt mưa ngâm. Hổ bằng lòng cho voi hoãn chết. Voi đi tìm đàn, vừa đi vừa khóc. Voi khóc to lắm. Nước mắt chảy dầm dề. Thỏ đang ăn trong rừng, nghe tiếng, chạy ra hỏi: - Có việc gì mà anh khóc lóc thế anh voi? Voi kể đầu đuôi sự việc. Thỏ đưa tay vuốt râu bảo: - Việc ấy có gì phải khóc với than? Anh mắc mưu thằng hổ gian xảo ấy rồi. Đã lỡ vậy thì anh phải tìm mưu mà trị nó chớ! Voi lắc đầu chán nản: - Thôi thỏ ơi! Tránh cho tôi đi tìm đàn. Mưu mẹo gì nữa chớ! Mai nó đã ăn thịt tôi rồi. Để tôi tìm đàn mà gửi lại nắm xương! Thỏ ngạc nhiên: - Anh chẳng tìm được kế gì sao? Thôi... để tôi sẽ giúp anh! - Tôi vóc to chân lớn nhường này mà chưa ăn thua, huống hồ bé như anh thì được gì?
- - Không, không - dùng mưu thì không dùng đến sức. Khuyên anh cứ nghe tôi. Nghe thỏ nói, voi nửa tin nửa ngờ. - Thỏ có kế gì, hãy cho tôi biết trước. - Dễ thôi, anh cứ đến đó nằm giả chết, để tôi làm gì mặc tôi. Chỉ cần lúc nào tôi sờ vào sườn bên này, thì anh lăn qua bên kia, khi tôi sờ sườn bên kia, thì anh lại lăn trả lại bên này. Chỉ có thể thôi! Voi để thỏ ngồi trên lưng, đến gặp hổ sớm hơn giờ đã định. Đến nơi, voi nằm bẹp dí xuống đất. Thỏ đi đào củ nâu, mài ra bôi khắp mình voi. Màu nâu đỏ như máu. Đoạn thỏ bẻ cây làm một cái ná, rồi lên đầu voi ngồi chờ. Đến giờ hẹn, hổ thèm thịt, nước bọt chảy ròng ròng. Nó mài nanh múa vuốt đến ăn thịt voi. Đến nơi, thấy thỏ ngồi chễm chệ trên đầu voi, hổ thét: - Thỏ!!! - Hỏi gì đó anh hổ? - Tránh ra, không khéo tao nhai cả xương mày bây giờ! - Tránh làm gì, nhai cái gì cơ chứ! - Mày không thấy con voi của tao nằm đấy sao? - Voi nào? - Giả bộ hoài - Voi dưới đít mày đó chứ voi nào?
- - Anh nói chơi đấy chứ! Chả nhẽ mình anh có voi? - Không lẽ với chẳng gì cả. Voi của tao đấy. Khôn hồn thì tránh ra. Mau, tao đang đói! - Voi của anh thế nào, nói nghe coi? - Tao coi rồi, voi mày lót đít đó là của tao. - Này anh hổ ơi! Voi có nhiều loại, anh nhầm rồi. Voi này tôi bắn được đấy. Anh lại gần mà xem. Máu nó còn đỏ lòm đây này! - Voi của tao, tao không cần xem. Hổ vừa nói, vừa hùng hổ nhảy đến, thỏ giương ná lên: - Anh đến tôi bắn! Hổ sợ tên, dịu giọng: - Thỏ ơi, mày tranh voi của tao mà còn đòi bắn tao sao? - Voi của anh có dấu gì? - Thế voi của mày có dấu gì? - Voi tôi bắn, máu đang chảy. - Mày lại nói dối rồi. Bé nhỏ như mày, làm gì bắn được voi.
- - Tôi bé nhưng tôi khỏe hơn anh. - Mày lại nói dối rồi! - Thì ta cứ thi sức chơi, thỏ thách. - ừ, mày hãy vần voi sang bên xem nào? - Tôi chỉ bê một tay thôi, nhưng nhường cho anh bê thử trước. Hổ vào cố sức vần, mà thân voi không hề nhúc nhích. Thỏ đứng ngoài khoái chí cười. - Thế mà cũng khoe tài khoe sức. Tránh ra xem nào. - Khoan, hãy khoan cái đã... Hổ lại cố sức vần; càng vần sức càng yếu càng mệt. Nó bảo thỏ: - Thôi, mày vần đi... Mày mà không vần được thì tao ăn thịt cả voi lẫn mày. Thỏ đến lấy tay sờ sườn bên này. Voi biết ý, lật qua bên kia. Thỏ sờ sườn bên kia, voi lại lật sang bên này. Thấy thỏ "khỏe" quá, hổ tuy căm giận bị tranh mất mồi, nhưng sợ thỏ bắn nên cong đuôi cút thẳng. ***
- Một hôm, không may thỏ bị sa chân rơi xuống giếng hoang. Hổ đến, thấy thỏ lúng túng, hổ thò đầu xuống giếng đe: - Thỏ, phen này thì chết? Mày còn nhớ cả tội tranh voi với tao không? Nhìn lên thấy mây bay là là trên mặt đất, thỏ vụt nảy ra một ý. - Hổ, anh điên à, không muốn sống hay sao, trời sắp sập rồi kia, có thấy không? Nhảy xuống đây mà trú với tôi mau. Hổ ngẩng lên, thấy mây bay càng thấp, sấm rền ầm ầm, vội vàng nhảy bổ xuống giếng. Chân hổ vừa đụng đất, thỏ đã trêu chọc. Hổ bực mình: - Tao ném cổ lên trên cho trời đè dập xương bây giờ. - Chỉ có anh hèn thế chứ. Voi tôi lật còn nổi nữa là trời... trời mà ăn thua gì! Tôi đội trời dậy như chơi. Thấy thỏ tỏ vẻ khoác lác, hổ nắm cổ thỏ vứt lên trên. Thoát khỏi giếng hoang, thỏ rất mừng, nhưng nghĩ thương anh hổ ngu ngốc, bèn lập kế cứu. Thỏ chạy một mạch vào làng, vừa chạy, vừa la: - Hổ sụp giếng người ơi... Hổ sụp giếng ra mà bắt. Dân làng nghe tiếng, cầm đòn xách gióng chạy ra, dòng hổ kéo lên bờ, nhân lúc hổ chưa bị trói chặt thỏ giả què chạy qua chạy lại giữa đám đông. Người ta muốn được cả thỏ lẫn
- hổ, nên để hổ đang trói dở nằm đó tranh nhau đuổi thỏ. Nhân đó hổ vùng dậy trốn thoát. Thỏ cũng hết "què" chạy vào rừng. Hổ lại gặp thỏ. Mối thù đã không giảm mà lại tăng. Hổ ra sức đuổi thỏ. Thỏ vừa chạy vừa nghĩ, nhưng chưa ra kế gì. Khi chạy qua chỗ tổ ong mặt quỷ, thỏ cười: - Phải làm cho thằng hổ già này mù mắt mới được. Nghĩ vậy, thỏ chạy vào nhét hai cửa tổ ong. Ong bị khua động, lại không có đường ra, kêu vù vù trong tổ. Hổ chạy đến, thấy lạ, nén giận, tò mò hỏi: - Chú mày làm gì vậy, thỏ? - Tôi đang đánh trống đây - anh có nghe thì vào. - ừ, mày cho tao gõ cái. - Được, nhưng tai anh lắm lông lắm, lúc đánh anh phải rút hai cái nùi cỏ này ra, trống kêu mới to, anh mới nghe rõ. - ừ được, mày cứ để đấy cho tao. Thỏ bước ra, hổ vào, rút hai nùi cỏ, dang tay đấm thật mạnh. Tổ ong rách nát. Ong bay tóe ra đốt. Hổ bị đốt sưng cả mặt. Hôm sau, hổ gặp thỏ, mối thù lại tăng thêm. Thấy thỏ ngồi chót vót trên ngọn tre, hổ chạy đến ngồi trấn dưới gốc: - Lần này thì mày chạy đằng trời. - Chả lên trời mà cũng chả xuống đất. Thỏ ầm ừ để tìm kế.
- Gió thổi mạnh, cây tre xát vào nhau kêu "kin kít", "kẽo kẹt". Hổ lại tò mò: - Mày làm gì mà kêu vui tai thế thỏ? Thỏ buồn cười: "Thằng cọp này quả dại thật. Mày đã chỉ đường tao đi". Thỏ chõ mồm xuống làm cao: - Đã nghe rồi sao còn hỏi. Đàn của ông tổ tôi để lại đấy! Tôi đang kéo đàn. Mê đàn quá, hổ giục: - Mày thử gẩy to hơn nữa, tao nghe nhờ... - Đàn khô rồi, nếu anh muốn nghe rõ, thì cho xin tí nước bọt. - Để làm gì? - Để bôi cho nói trơn, kêu... - Được thôi, nhưng bôi vào chỗ nào. - Khi nào tôi kéo trở ra thì anh bôi vào nhé? - Ừ. Gió thổi đến, hai cây tre dãn ra, thỏ giục hổ: - Hãy bôi vào đi, bôi vào...
- Hổ lè lưỡi đưa vào. Hai cây tre kẹp lại. Lưỡi hổ kẹt ở giữa, vừa đau vừa tức, hổ đứng giậm chân chờ trận gió khác. Thỏ tụt xuống chạy. Chạy đến bờ sông, thỏ trông thấy khỉ ngồi khóc. Khỉ đi hái trộm hai quả bầu khô mà không sao đưa qua sông được. Hễ gánh lội xuống nước thì hai quả bầu lại nổi lên, nâng khỉ nổi lên theo. Thỏ chạy đến bảo khỉ: - Nó "đội" nổi mình, ắt mình ngồi trên mình nó, nó không chìm. Hãy ôm lấy cổ quả bầu mà lội sang sông. Khỉ còn đang ngần ngừ, thỏ lấy một quả bầu ôm lội sang trước, khỉ làm theo. Thỏ vừa sang đến bờ bên kia, hổ cũng đã chạy đến bờ bên này. Thấy thỏ ung dung ngồi vuốt râu, cọp giận lắm nhưng nước sông lớn không biết làm sao, phải nén giận, gọi với: - Thỏ ơi thỏ! Chân mày ngắn hơn chân tao? Làm sao mày lội sang sông được? Thỏ giả làm giận làm hờn: - Chỉ có thế mà cũng phải hỏi. Lấy một hòn đá to buộc vào cổ, thì lội qua được chứ việc gì... Hổ ngần ngừ không dám tin. Thỏ ôm một quả bầu lội thử cho hổ xem. Ngồi bên này nhìn sang, thấy quả bầu hổ tưởng là đá. Thua thỏ nhiều cuộc, lần này hổ cẩn thận hơn. Nó vào rừng bứt dây buộc một hòn đá thật to, tròng vào cổ rồi chõ mồm thét sang bên kia, dọa thỏ: - Chuyến này thì mày phải trả dồn cho tao nhiều tội... Nói rồi hổ mang hòn đá nhảy tùm xuống sông. Con hổ ngu ngốc đã chìm nghỉm dưới đáy sông.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Sử dụng Handouts trong dạy và học Tiếng Anh tại trường THPT Ba Vì
18 p | 472 | 68
-
Tuyển tập thơ tú xương ( phần 2)
12 p | 316 | 67
-
Chủ đề: Cơ thể của bé - Đề tài: Cái mũi và công dụng của nó - Nhóm lớp: Chồi
3 p | 663 | 44
-
Giáo án tiết 93: Chiều tối (Mộ) - Hồ Chí Minh
8 p | 699 | 41
-
SKKN: Cách tiếp cận thơ Đường ở trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại ( thi pháp )
19 p | 293 | 36
-
Thành ngữ và tục ngữ trong thơ nôm Hồ Xuân Hương
9 p | 213 | 35
-
Phân tích bài thơ Tự Tình II của tác giả Hồ Xuân Hương
27 p | 423 | 32
-
Bài 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp - Giáo án TNXH 3 - GV:N.T.Sỹ
4 p | 360 | 24
-
Slide bài Hoạt động thở và cơ quan hô hấp - Tự Nhiên Xã Hội 3 - GV.H.T.Minh
26 p | 201 | 21
-
Bài LTVC: Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật. Dấu phẩy - Bài giảng điện tử Tiếng việt 3 - GV.Hoàng Thi Thơ
18 p | 208 | 16
-
Cảm nhận khổ thơ thứ 2 trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử
6 p | 579 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi A1 trường mầm non Yên Thọ chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1
24 p | 21 | 8
-
CON THỎ
2 p | 91 | 7
-
Xuân đôi ta - Hồ Dzếnh
9 p | 163 | 7
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 1
38 p | 56 | 6
-
QUAN ĐIỂM VỀ CHẤT" THÉP" TRONG VĂN THƠ CỦA HỒ CHỦ TỊCH
5 p | 101 | 5
-
Giáo án điện tử môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 - Bài: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
24 p | 22 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn