T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
<br />
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ<br />
NGUY CƠ CỦA VỮA XƠ ĐỘNG MẠCH<br />
Đỗ Thị Lệ Thuý*; Nguyễn Văn Chương**; Nguyễn Liên Hương***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nhận xét mối liên quan giữa nồng độ lipid máu, chỉ số BMI với lâm sàng và hình<br />
ảnh cộng hưởng từ ở bệnh nhân (BN) thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống thắt lưng (CSTL).<br />
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, đối chiếu trên 208 BN TVĐĐ<br />
CSTL điều trị tại Bệnh viện 198. Kết quả: nồng độ triglycerid cao ở nhóm lao động chân tay nhẹ<br />
cao hơn nhóm lao động trí óc và lao động mang vác nặng; tỷ lệ BN có mức độ bệnh nặng tăng<br />
dần ở nhóm có cholesterol toàn phần và triglycerid cao. Tuổi càng cao, nguy cơ bị bệnh nặng<br />
càng tăng và nguy cơ thoát vị nhiều tầng cũng tăng; BMI tăng, nguy cơ bị bệnh nặng tăng; hút<br />
thuốc lá có nguy cơ thoát vị nhiều tầng cao hơn không hút thuốc. Kết luận: có mối liên quan<br />
giữa tăng triglycerid với tính chất lao động, giữa tăng cholesterol toàn phần và triglycerid với<br />
mức độ bệnh. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh ở mức độ nặng càng tăng. BMI có ảnh hưởng<br />
đến mức độ nặng của bệnh. Tuổi và hút thuốc lá có ảnh hưởng đến số tầng TVĐĐ.<br />
* Từ khóa: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; Vữa xơ động mạch; Yếu tố nguy cơ.<br />
<br />
Lumbar Disc Herniation and Risk Factors of Atherosclerosis<br />
Summary<br />
Objectives: To comment relationship between lipid, BMI index with clinic symptoms, MRI<br />
signs in patients with lumbar disc herniation. Subjects and methods: A prospective, crosssectional descriptive and comparative study on 208 patients with lumbar disc herniation in 198<br />
Hospital. Results: High triglyceride concentration in light manual labours was higher than in hard<br />
manual labours and in intellectual labours; serious severity rate increased in high total<br />
cholesterol patients and high triglyceride patients. Multiple disc herniations and serious severity<br />
risk increased in senior citizens; smoking and hard manual labour were the risk of multiple disc<br />
herniations; high BMI was directly proportional to serious severity. Conclusion: There were<br />
relationships between high triglyceride and occupation. High total cholesterol and high<br />
triglyceride were directly proportional to severity. Age influenced numbers of herniations. BMI<br />
influenced severity. Age and smoking were high risk of multiple disc herniations in comparision<br />
with non-smoking.<br />
* Key words: Lumbar disc herniation; Atherosclerosis; Risk factors.<br />
* Bệnh viện 198<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
*** Bệnh viện Quân y 354<br />
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Thị Lệ Thúy (lethanhbinhhts@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 27/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/04/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 16/05/2017<br />
<br />
105<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thoát vị đĩa đệm CSTL là bệnh thường<br />
gặp ở người trong độ tuổi lao động, ảnh<br />
hưởng nhiều tới kinh tế xã hội. Cơ chế<br />
bệnh sinh liên quan rất nhiều tới quá trình<br />
thoái hóa đĩa đệm. Do đặc điểm nuôi<br />
dưỡng của đĩa đệm thông qua thẩm thấu<br />
là chính nên việc hoàn thiện các mạch<br />
máu nuôi dưỡng có vai trò rất lớn tới quá<br />
trình TVĐĐ. Quá trình vữa xơ của những<br />
động mạch này có ý nghĩa trong cơ chế<br />
bệnh sinh TVĐĐ. Vì vậy, các yếu tố nguy<br />
cơ của vữa xơ động mạch có ảnh hưởng<br />
ở chừng mực nào tới mức độ phơi nhiễm<br />
cũng như lâm sàng của TVĐĐ CSTL. Khả<br />
năng dự phòng TVĐĐ CSTL thông qua<br />
ngăn ngừa và điều trị có hiệu quả các yếu<br />
tố nguy vữa xơ động mạch có ý nghĩa<br />
như thế nào trong thực tế. Gần đây, các<br />
nhà nghiên cứu Mỹ đã đề cập đến vai trò<br />
của cholesterol và triglycerid trong bệnh<br />
TVĐĐ CSTL. BN tăng lipid máu thường<br />
có lâm sàng nặng hơn BN khác. Như vậy,<br />
các yếu tố như: tuổi, trọng lượng cơ thể,<br />
nồng độ đường huyết, chỉ số huyết áp...<br />
ảnh hưởng như thế nào tới tình trạng lâm<br />
sàng của TVĐĐ CSTL?, điều này còn là<br />
dấu hỏi lớn. Tìm hiểu mối liên quan của<br />
các yếu tố ảnh hưởng đến TVĐĐ CSTL<br />
sẽ mở ra hướng mới cho chẩn đoán, điều<br />
trị cũng như tiên lượng bệnh TVĐĐ<br />
CSTL. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài<br />
này nhằm: Nhận xét mối liên quan giữa<br />
nồng độ lipid máu, chỉ số BMI với lâm<br />
sàng và hình ảnh cộng hưởng từ ở BN<br />
TVĐĐ CSTL.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
208 BN được chẩn đoán TVĐĐ CSTL,<br />
điều trị tại Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện<br />
106<br />
<br />
198, Bộ Công an từ tháng 1 - 2012 đến<br />
1 - 2016.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
- Lâm sàng: dựa vào chẩn đoán và<br />
điều trị đau lưng, hướng dẫn thực hành<br />
lâm sàng của bác sỹ và Hội Chống Đau<br />
(Trường Đại học Mỹ).<br />
- Cận lâm sàng: có hình ảnh TVĐĐ<br />
CSTL trên phim cộng hưởng từ.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN TVĐĐ CSTL<br />
kết hợp với các bệnh lý cột sống khác<br />
như lao cột sống, u cột sống, u rễ thần<br />
kinh, bệnh lý tủy sống, chấn thương,<br />
TVĐĐ CSTL đã phẫu thuật hoặc trên<br />
bệnh lý thần kinh - cơ.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Tiến cứu, mô tả cắt ngang.<br />
Khám lâm sàng tất cả BN thuộc diện<br />
nghiên cứu: thu thập đặc điểm cá nhân,<br />
tiền sử, dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng<br />
của bệnh TVĐĐ CSTL. Xét nghiệm máu,<br />
đo chiều cao, cân nặng, chụp cộng hưởng<br />
từ CSTL.<br />
* Nội dung nghiên cứu:<br />
- Nghiên cứu nồng độ lipid máu, chỉ số<br />
BMI:<br />
+ Đánh giá kết quả định lượng<br />
cholesterol và triglycerid: dựa vào bảng<br />
phân loại theo ATP III cho cholesterol và<br />
triglycerid.<br />
+ Chỉ số khối cơ thể BMI: đánh giá<br />
dựa vào bảng phân độ béo phì cho người<br />
châu Á.<br />
- Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của<br />
TVĐĐ CSTL:<br />
+ Mức độ nặng trên lâm sàng dựa vào<br />
thang điểm lượng giá điểm lâm sàng<br />
TVĐĐ CSTL của Nguyễn Văn Chương.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
- Nghiên cứu hình ảnh cộng hưởng từ<br />
CSTL:<br />
<br />
- Đối chiếu nồng độ lipid máu, chỉ số BMI<br />
với lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ.<br />
<br />
+ Phân loại vị trí và mức độ chèn ép<br />
của TVĐĐ trên phim cộng hưởng từ theo<br />
phân loại MSU.<br />
<br />
- Nhận xét mối liên quan giữa lâm<br />
sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với nồng<br />
độ lipid máu và chỉ số BMI.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng1: Mối liên quan giữa phân nhóm lipid máu với đặc điểm lao động.<br />
Lao động mang<br />
vác nặng<br />
<br />
Lao động chân<br />
tay nhẹ<br />
<br />
Lao động<br />
trí óc<br />
<br />
n (%) n = 17<br />
<br />
n (%) n = 33<br />
<br />
n (%) n = 158<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
10 (58,8)<br />
<br />
17 (51,5)<br />
<br />
78 (49,4)<br />
<br />
Cao giới hạn<br />
<br />
6 (35,3)<br />
<br />
11 (33,3)<br />
<br />
52 (32,9)<br />
<br />
Cao<br />
<br />
1 (5,9)<br />
<br />
5 (15,2)<br />
<br />
28 (17,7)<br />
<br />
Thấp<br />
<br />
6 (35,3)<br />
<br />
10 (30,3)<br />
<br />
62 (39,2)<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
9 (52,9)<br />
<br />
21 (63,6)<br />
<br />
81 (51,3)<br />
<br />
Cao<br />
<br />
2 (11,8)<br />
<br />
2 (6,1)<br />
<br />
15 (9,5)<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
3 (17,6)<br />
<br />
7 (21,2)<br />
<br />
34 (21,5)<br />
<br />
Gần bình thường<br />
<br />
8 (47,1)<br />
<br />
13 (39,4)<br />
<br />
69 (43,7)<br />
<br />
Cao<br />
<br />
6 (35,3)<br />
<br />
13 (39,4)<br />
<br />
55 (34,8)<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
10 (58,8)<br />
<br />
6 (18,2)<br />
<br />
73 (46,2)<br />
<br />
Cao giới hạn<br />
<br />
4 (23,5)<br />
<br />
11 (33,3)<br />
<br />
22 (13,9)<br />
<br />
Cao<br />
<br />
3 (17,7)<br />
<br />
16 (48,5)<br />
<br />
63 (39,9)<br />
<br />
Đặc điểm lao động<br />
Nồng độ lipid<br />
<br />
Cholesterol<br />
toàn phần<br />
<br />
HDL-C<br />
<br />
LDL-C<br />
<br />
Triglycerid<br />
<br />
p<br />
<br />
0,798*<br />
<br />
0,779*<br />
<br />
0,978*<br />
<br />
0,005*<br />
<br />
(* Chi - square test)<br />
Nồng độ trigrlycerid ở mức cao có tỷ lệ cao nhất trong nhóm lao động chân tay nhẹ<br />
(p < 0,01). Một nghiên cứu trong nước cho kết quả: tỷ lệ rối loạn lipid máu ở nhóm lao<br />
động nhẹ cao hơn nhóm lao động nặng [2]. Nghiên cứu của Bryla khẳng định nghề<br />
nghiệp ảnh hưởng đến rối loạn lipid máu, trong đó tỷ lệ tăng cholesterol, triglycerid ở<br />
nhóm lao động chân tay cao hơn so với nhân viên văn phòng [5]. Tuy vậy, các nghiên<br />
cứu gần đây cho thấy nhóm nhân viên văn phòng đang là nhóm có nguy cơ cao mắc<br />
các rối loạn chuyển hóa. Nghiên cứu của Alavi thấy nhân viên văn phòng mắc chứng<br />
rối loạn chuyển hóa lên tới 35,9%, đặc biệt là tăng triglycerid và giảm HDL-C [3].<br />
107<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
Bảng 2: Mối liên quan của phân nhóm lipid máu với mức độ bệnh.<br />
Nhẹ<br />
<br />
Vừa<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n = 27<br />
<br />
n = 168<br />
<br />
n = 13<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
17 (63,0)<br />
<br />
85 (50,6)<br />
<br />
3 (23,0)<br />
<br />
Cao giới hạn<br />
<br />
9 (33,3)<br />
<br />
55 (32,7)<br />
<br />
5 (38,5)<br />
<br />
Cao<br />
<br />
1 (3,7)<br />
<br />
28 (16,7)<br />
<br />
5 (38,5)<br />
<br />
Thấp<br />
<br />
6 (22,2)<br />
<br />
67 (39,9)<br />
<br />
5 (38,5)<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
16 (59,3)<br />
<br />
88 (52,4)<br />
<br />
7 (53,8)<br />
<br />
Cao<br />
<br />
5 (18,5)<br />
<br />
13 (7,7)<br />
<br />
1 (7,7)<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
7 (25,9)<br />
<br />
37 (22,0)<br />
<br />
0<br />
<br />
Gần bình thường<br />
<br />
14 (51,9)<br />
<br />
70 (41,7)<br />
<br />
6 (46,2)<br />
<br />
Cao<br />
<br />
6 (22,2)<br />
<br />
61 (36,3)<br />
<br />
7 (53,8)<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
15 (55,6)<br />
<br />
73 (43,5)<br />
<br />
1 (7,7)<br />
<br />
Cao giới hạn<br />
<br />
5 (18,5)<br />
<br />
30 (17,8)<br />
<br />
2 (15,4)<br />
<br />
Cao<br />
<br />
7 (25,9)<br />
<br />
65 (38,7)<br />
<br />
10 (76,9)<br />
<br />
Mức độ bệnh<br />
Nồng độ lipid<br />
<br />
Cholesterol<br />
toàn phần<br />
<br />
HDL-C<br />
<br />
LDL-C<br />
<br />
Triglycerid<br />
<br />
(** Fisher’s exact test * Chi - square test)<br />
Tỷ lệ BN có mức độ bệnh nặng tăng<br />
dần ở nhóm có cholesterol toàn phần và<br />
triglycerid cao, cao nhất ở nhóm BN nặng<br />
(p < 0,05). Lê Văn Cương thấy 39,2% BN<br />
TVĐĐ CSTL có rối loạn chuyển hóa lipid;<br />
tỷ lệ BN có tăng LDL-C và triglycerid ở<br />
nhóm có mức độ bệnh nặng và rất nặng<br />
cao hơn nhóm BN mức độ bệnh nhẹ và<br />
vừa [1]. Leino-Arias đã chỉ ra mối<br />
<br />
p<br />
<br />
0,045**<br />
<br />
0,240**<br />
<br />
0,141**<br />
<br />
0,023**<br />
<br />
liên quan giữa người có triglycerid cao<br />
với hội chứng đau thắt lưng [6]. Nghiên<br />
cứu của Yuedong Zhang thấy BN bị<br />
TVĐĐ có nồng độ triglycerid và LDL-C<br />
cao hơn đáng kể so với BN không bị TVĐĐ.<br />
Tỷ lệ triglycerid/HDL-C và LDL-C/HDL-C<br />
cao liên quan đến TVĐĐ. Phân tích hồi<br />
quy trong nghiên cứu này chỉ ra BN có<br />
nồng độ LDL-C càng cao, nguy cơ bị<br />
bệnh TVĐĐ càng tăng [10].<br />
<br />
Bảng 3: Mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ vữa xơ động mạch với mức độ bệnh.<br />
Phân tích đơn biến<br />
<br />
Yếu tố<br />
Tuổi<br />
Giới<br />
<br />
108<br />
<br />
OR<br />
<br />
95%CI<br />
<br />
p<br />
<br />
OR<br />
<br />
95%CI<br />
<br />
p<br />
<br />
1,059<br />
<br />
1,014 - 1,106<br />
<br />
0,010<br />
<br />
1,056<br />
<br />
1,004 - 1,111<br />
<br />
0,035<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Phân tích đa biến<br />
<br />
Nhóm đối chiếu<br />
2,130<br />
<br />
0,689 - 6,590<br />
<br />
Nhóm đối chiếu<br />
0,189<br />
<br />
1,169<br />
<br />
0,267 - 5,118<br />
<br />
0,836<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
Lao động trí óc<br />
Nghề<br />
nghiệp<br />
<br />
Nhóm đối chiếu<br />
<br />
Nhóm đối chiếu<br />
<br />
Lao độngnhẹ<br />
<br />
0,517<br />
<br />
0,063 - 4,229<br />
<br />
0,539<br />
<br />
0,444<br />
<br />
0,047 - 4,223<br />
<br />
0,480<br />
<br />
Lao động nặng<br />
<br />
3,548<br />
<br />
0,860 - 14,631<br />
<br />
0,080<br />
<br />
2,885<br />
<br />
0,548 - 15,190<br />
<br />
0,211<br />
<br />
1,382<br />
<br />
1,121 - 1,703<br />
<br />
0,002<br />
<br />
1,335<br />
<br />
1,066 - 1,672<br />
<br />
0,012<br />
<br />
BMI<br />
Không<br />
<br />
Hút<br />
thuốc<br />
<br />
Có<br />
<br />
Nhóm đối chiếu<br />
1,131<br />
<br />
0,238 - 5,386<br />
<br />
Yếu tố tuổi, BMI có mối liên quan đến<br />
mức độ nặng, nhẹ của bệnh. Tuổi càng<br />
cao nguy cơ bị bệnh nặng càng tăng, tuổi<br />
tăng lên 1 thì nguy cơ bị bệnh nặng tăng<br />
5,9% khi phân tích đơn biến và tăng 5,6%<br />
khi phân tích đa biến; chỉ số BMI tăng lên<br />
1 thì nguy cơ bị bệnh nặng tăng 38,2%<br />
khi phân tích đơn biến và tăng 33,5% khi<br />
phân tích đa biến. BN tuổi càng cao, nguy<br />
cơ mắc bệnh ở mức độ nặng càng lớn<br />
(OR (95%CI): 1,059 (1,014 - 1,106)), dưới<br />
tác động đa biến, tuổi ảnh hưởng đến<br />
mức độ bệnh với OR (95%CI) là 1,056<br />
(1,004 - 1,111). BMI là yếu tố ảnh hưởng<br />
đến mức độ bệnh, có ý nghĩa thống kê<br />
với OR (95%CI) là 1,335 (1,066 - 1,672)<br />
trong phân tích đa biến dưới sự tác động<br />
của các yếu tố khác. Mặc dù không chỉ ra<br />
ảnh hưởng của hút thuốc lá đối với mức<br />
<br />
Nhóm đối chiếu<br />
0,877<br />
<br />
1,509<br />
<br />
0,244 - 9,332<br />
<br />
0,658<br />
<br />
độ bệnh, nhưng kết quả của chúng tôi<br />
cho thấy mối liên quan thuận chiều giữa<br />
hút thuốc lá và mức độ bệnh. Chỉ số BMI<br />
cao là yếu tố liên quan đến tăng tỷ lệ<br />
thoái hóa đĩa đệm mạn tính trong nghiên<br />
cứu của Yoshimura trên 394 người tại<br />
Anh [9]. Nghiên cứu của Wahlstrom cũng<br />
chỉ ra, công nhân nam có chiều cao<br />
> 190 cm có nguy cơ bị TVĐĐ cao hơn so<br />
với công nhân có chiều cao thấp hơn [8].<br />
Một nghiên cứu trên BN bị đau thắt lưng<br />
mạn tính cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của<br />
cân nặng đối với bệnh, khi giảm cân trong<br />
một thời gian, mức độ đau và mất vận<br />
động do bệnh gây ra cũng như nguy cơ<br />
về bệnh tim mạch giảm đáng kể [7]. Do<br />
vậy, yếu tố nhân trắc là một trong những<br />
yếu tố quan trọng có nguy cơ làm tăng tỷ<br />
lệ bệnh TVĐĐ trong cộng đồng.<br />
<br />
Bảng 4: Mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ vữa xơ động mạch đến số tầng TVĐĐ.<br />
Phân tích đơn biến<br />
<br />
Yếu tố<br />
Tuổi<br />
Giới<br />
<br />
OR<br />
<br />
95%CI<br />
<br />
p<br />
<br />
OR<br />
<br />
95%CI<br />
<br />
p<br />
<br />
1,050<br />
<br />
1,026 - 1,074<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
1,039<br />
<br />
1,014 - 1,065<br />
<br />
0,002<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Nhóm đối chiếu<br />
2,063<br />
<br />
Lao động trí óc<br />
Nghề<br />
nghiệp<br />
<br />
1,114 - 3,821<br />
<br />
Nhóm đối chiếu<br />
0,021<br />
<br />
1,357<br />
<br />
Nhóm đối chiếu<br />
<br />
0,646 - 2,854<br />
<br />
0,420<br />
<br />
Nhóm đối chiếu<br />
<br />
Lao động nhẹ<br />
<br />
2,665<br />
<br />
1,092 - 6,505<br />
<br />
0,031<br />
<br />
2,334<br />
<br />
0,874 - 6,229<br />
<br />
0,091<br />
<br />
Lao động nặng<br />
<br />
3,348<br />
<br />
0,925 - 12,118<br />
<br />
0,066<br />
<br />
2,262<br />
<br />
0,567 - 9,021<br />
<br />
0,247<br />
<br />
1,133<br />
<br />
1,002 - 1,281<br />
<br />
0,046<br />
<br />
1,099<br />
<br />
0,961 - 1,256<br />
<br />
0,167<br />
<br />
BMI<br />
Hút<br />
thuốc<br />
<br />
Phân tích đa biến<br />
<br />
Không<br />
Có<br />
<br />
Nhóm đối chiếu<br />
2,462<br />
<br />
0,955 - 6,348<br />
<br />
Nhóm đối chiếu<br />
0,062<br />
<br />
3,655<br />
<br />
1,334 - 10,019<br />
<br />
0,012<br />
<br />
109<br />
<br />