intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THOÁT VỊ SAU MỔ

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

143
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thoát vị sau mổ là tạng chui ra ngoài qua vết mổ cũ, nó khác với các thoát vị thành bụng khác ở chỗ: Khối khoát vị không được phúc nạc thành bao phủ mà trực tiếp ngay với tổ chức xơ của vùng mổ. II. NGUYÊN NHÂN Có thoát vị sau mổ là do đường khâu cân cơ của thành bụng không liền được, hai mép vết mổ bị toác rộng ra, chỉ có lớp tổ chức xơ sẹo mỏng hoặc da che phủ vết mô. Các yếu tố làm vết mổ không liền tốt là: 1. Nhiễm khuẩn làm toác...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THOÁT VỊ SAU MỔ

  1. THOÁT VỊ SAU MỔ I - ĐỊNH NGHĨA. Thoát vị sau mổ là tạng chui ra ngoài qua vết mổ cũ, nó khác với các thoát vị thành bụng khác ở chỗ: Khối khoát vị không được phúc nạc thành bao phủ mà trực tiếp ngay với tổ chức xơ của vùng mổ. II. NGUYÊN NHÂN Có thoát vị sau mổ là do đường khâu cân cơ của thành bụng không liền được, hai mép vết mổ bị toác rộng ra, chỉ có lớp tổ chức xơ sẹo mỏng hoặc da che phủ vết mô. Các yếu tố làm vết mổ không liền tốt là: 1. Nhiễm khuẩn làm toác vết mổ Thường gặp những vết mổ nhiễm khuẩn trong các trường hợp: - Mổ các vết thương thấu bụng - Đường mổ của các loại viêm phúc mạc - Đường mổ của viêm ruột thừa cấp đã có mủ
  2. - Mổ các tạng dễ nhiễm khuẩn như đại tràng, tiểu tràng.v.v. v 2. Đối với các đường mổ vào ổ bụng: Mổ đường trắng giữa ít bị nhiễm khuẩn nhất các đường mổ ngang cắt cơ nhiều, vết mổ kém liền hơn, dễ nhiễm khuẩn và hay gây thoát vị sau mổ. Người ta cũng thấy rằng những vết mổ khâu ít lớp thì tỷ lệ thoát vị sau mổ ít hơn so với những vết mổ được khâu nhiều lớp. 3. Cơ thể bệnh nhân suy nhược già yếu vết mổ khó lành 4. Do cân cơ thành bụng bị căng nên vết mô lành kém, chậm ví dụ: Sau mổ bụng, ruột bao giờ bụng cũng chướng do liệt, hoặc sau mổ bị ho nhiều. 5. Do kỹ thuật : Khâu không lấy được các lớp cân, buộc không chặt, mép cân còn dãn cách sau khi buộc. III. GIẢI PHẪU BỆNH LÍ. 1. Vòng thoát vị (lỗ thoát vị). - Ở ngay vùng sẹo cũ - Hình bầu dục hoặc tròn
  3. - Bờ của lỗ thoát vị do cân cơ bị xơ hoá tạo nên, lớp phúc mạc thành bị dính và xơ hoá dọc theo chu vi của lỗ thoát vị, còn bề mặt của lỗ thoát vị thì không có phúc mạc chỉ có tạng dính vào vùng sẹo xơ. 2. Túi thoát vị: Có kích thước và hình dáng khác nhau, tùy theo từng trường hợp, thường có nhiều ngõ ngách cũng có khi không hình thành túi thoát vị. 3. Lớp học ngoài khối thoát vị. Chỉ là lớp sẹo xơ mỏng và chính đó cũng là túi thoát vị, lớp này có lúc chỉ có da, tổ chức dưới da cùng với vết sẹo ở giữa nhưng sẹo cũng bị giãn rộng và mỏng. 4. Tại thoát vị: Chủ yếu là ruột. IV. TRIỆU CHỨNG. Chẩn đoán thoát vị sau mổ thường dễ dàng. Thấy khối phồng ở ngay đường mổ cũ, khối phòng to rõ khi bệnh nhân rặn, nhưng ấn thì xẹp lại ngay, sờ có cảm giác tạng thoát vị ở ngay dưới tay vì lớp sẹo xơ mỏng nhưng khi thả tay thì khối phồnglại xuất hiện hoặc chỉ rặn nhẹ đã lồi ra. Vì ruột dính vào lớp sẹo, vào hở lỗ thoát vị nên không đẩy hoàn toàn vào trong bụng được.
  4. - Sờ được bờ của vòng thoát vị dễ dàng bờ xơ và chắc V. ĐIỀU TRỊ: Mổ là chủ yếu. 1. Bóc tách tạng dính vào vùng sẹo cũ và bóc dọc theo bờ của vòng thoát vị. 2. Tái tạo thành bụng những sợi chỉ không tiêu, để đảm bảo kết quả nhất thiết phải khâu, kéo hai lớp cân cơ vào vòng thoát vị sát với nhau. Để đạt yêu cầu này nhiều lúc phải làm thủ thuật chuyển vạt cân, hiện nay trường hợp vòng thoát vị quá lớn không thể làm thủ thuật chuyển vạt cân được thì một số tác giả đã dùng các màng lưới chất dẻo để bịt chỗ khuyết hồng thành bụng. Mổ tái tạo lại thành bụng cho những bệnh nhân thoát vị sau mổ không phải lúc nào cũng dễ dàng, kết quả cũng còn hạn chế có bệnh nhân phải mổ nhiều lần vì vậy cần chú ý: Ở người có già yếu không nên mổ chỉ đeo băng giữ không cho khối thoát vị lồi ra. - Vì vết mổ trước đã bị nhiễm khuẩn lâu ngày, do đó mổ lại cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn là làm thất bại cuộc mổ. Vì vậy phải xem xét kỹ ở vết mổ còn nhiều khuẩn tiềm tàng nữa không, thường phải dựa vào:
  5. - Kết quả xét nghiệm máu: BC, CTBC, máu lắng. - Từ lúc lành vết mổ cũ đến lúc mổ lại phải từ 6 tháng đến 1 năm. Nếu bệnh nhân có nhiều vết mổ (thường do vết thương chiến tranh thì nên chờ sau 2 - 3 năm mới mổ lại). 3. Nên mổ dưới gây mê nội khí quản và phải tránh làm tổn thương các quai ruột dính vào vùng mổ cũ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2