Thực chất của nền dân chủ tư sản và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
lượt xem 101
download
Trong các âm mưu mà các thế lực thù địch tung ra gần đây, có âm mưu muốn phá hoại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong nhận thức của họ, đảng dân chủ -xã hội mới thật sự "dân chủ", còn đảng cộng sản không thể có dân chủ. Họ lờ đi sự khác nhau giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. V.I. Lênin nhận định rằng, chủ nghĩa xã hội dân chủ, thực chất là hệ tư tưởng của chủ nghĩa cải lương hiện đại. Những tư...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực chất của nền dân chủ tư sản và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Thực chất của nền dân chủ tư sản và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 1. Trong các âm mưu mà các thế lực thù địch tung ra gần đây, có âm mưu muốn phá hoại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong nhận thức của họ, đảng dân chủ -xã hội mới thật sự "dân chủ", còn đảng cộng sản không thể có dân chủ. Họ lờ đi sự khác nhau giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. V.I. Lênin nhận định rằng, chủ nghĩa xã hội dân chủ, thực chất là hệ tư tưởng của chủ nghĩa cải lương hiện đại. Những tư tưởng cải lương chủ nghĩa ấy đã được phản ánh trong các văn kiện cương lĩnh của các đảng dân chủ - xã hội. Mục đích của chủ nghĩa xã hội dân chủ nhằm làm cho nền tảng cơ bản của xã hội tư sản tồn tại và phát triển. Nó không đồng hành với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhìn lại thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản năm 1848-1849 ở châu âu, thấy rằng, năm 1848, ở Đức xuất hiện nhóm "Thợ thuyền anh em", tự xưng là những người chủ nghĩa xã hội dân chủ. Họ nêu ra một số cải cách xã hội, nhưng vẫn chưa vượt ra khỏi yêu cầu cải lương của giai cấp tư sản và tiểu tư sản lúc bấy giờ. Năm 1849, xuất hiện Đảng Dân chủ xã hội Pháp. Chủ trương, đường lối của Đảng này là xây dựng nhà nước cộng hoà của giai cấp tư sản, thực hiện một số cải lương trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản. Vào thời điểm này, những lý luận đầy sức thuyết phục của C.Mác và Ph.Ăngghen nêu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã làm cho những người theo chủ nghĩa xã hội dân chủ phải suy nghĩ. Trong giai đoạn đầu, C.Mác và Ph.Ăngghen chủ trương tiến hành triệt để cuộc cách mạng dân chủ tư sản, tiến tới quá độ lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, khái niệm “chủ nghĩa xã hội dân chủ” vừa xuất hiện đã có sự nhận thức khác nhau và sự phân biệt về nguyên tắc giữa cách mạng và cải lương. Sự khác nhau cơ bản của hai xu hướng này là ở chỗ: có phải chỉ cần hoàn thành cách mạng dân chủ tư sản, xây dựng nhà nước cộng hoà tư sản mà không cần phải tiếp tục tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa không? Có phải chỉ cần dựa vào nhà nước tư sản thông qua biện pháp "dân chủ” là có thể thoát khỏi sự nô dịch và bóc lột của tư bản, giành quyền
- bình đẳng không? Câu trả lời là: Không ! Bởi vì, trong thực tế cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu (1848-1849) đã chứng minh rằng, một khi giai cấp tư sản nắm được chính quyền, củng cố được sự thống trị của mình, lập tức dùng vũ lực phủ quyết các đòi hỏi của giai cấp công nhân. C.Mác và Ph.Ăngghen thấy lập trường chính trị và khuynh hướng của những người tham gia đảng dân chủ - xã hội rất khác nhau. Nhiều người nhận thức về chủ nghĩa xã hội dân chủ hoàn toàn khác với chủ nghĩa cộng sản. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác được truyền bá ngày càng rộng rãi trên trường chính trị quốc tế và trong phong trào công nhân các nước, dần dần trở thành hình thái ý thức tư tưởng, chiếm vị trí chủ đạo và lôi cuốn được nhiều người có xu hướng xã hội dân chủ ngả theo chủ nghĩa cộng sản. Đó là nhận thức tiến bộ của họ. Đến khi thành lập Quốc tế II vào năm 1889, hầu như các đảng dân chủ - xã hội, các tổ chức công nhân đều gia nhập Quốc tế II và đều thừa nhận chủ nghĩa Mác. Đến những năm 90 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác hoàn toàn chiến thắng các hệ tư tưởng khác trong phong trào công nhân. Nhiều Đảng dân chủ - xã hội lấy lý luận Mác-Ăngghen làm cơ sở để thảo cương lĩnh chính trị của đảng mình. Từ năm 1889 đến năm 1895, nhiều đảng dân chủ - xã hội ở châu Âu trở thành lực lượng chính trị quan trọng. Sau khi Ph.Ăngghen mất (1895), C ơ quan lãnh đạo trong Quốc tế II rơi vào tay những người cải lương, cơ hội chủ nghĩa, đòi xét lại chủ nghĩa Mác. Với V.I.Lênin, lúc đầu xem chủ nghĩa xã hội dân chủ có cái gì gần gũi với chủ nghĩa Mác. Vì vậy, vào năm 1898 V.I.Lênin đ ặt tên cho chính đảng của giai cấp công nhân đầu tiên ở Nga là "Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga. Về sau, V.I.Lênin đã nhận rõ tính chất xa rời chủ nghĩa Mác về tư tưởng của các đảng dân chủ - xã hội, nên ông đã vạch trần những diễn biến phức tạp của nó và đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản (bônsêvích) Nga vào năm 1918. V.I.Lênin cũng đã nhiều phen vật lộn đấu tranh với những quan điểm sai trái của chủ nghĩa xét lại Bécstanh và chủ nghĩa cơ hội Cauxky trong guồng của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Ngày nay, các hoạt động của các trào lưu xã hội dân chủ gắn với những quyền lợi
- của chủ nghĩa tư bản. Số phận của họ cũng rất khó tách rời số phận của nh à nước tư bản. Chủ nghĩa tư bản lại tiếp tục điều chỉnh đường lối cho phù hợp với tình hình thời cuộc. Nhiều học giả tư sản đã thừa nhận điều này. Ph.Klenne, một học giả, đảng viên xã hội cánh hữu Áo, nói: "Chủ nghĩa tư bản ngày nay không còn là một hệ thống thuần nhất nữa, mà ngược lại, là một hình thức phát triển rất khác biệt của kinh tế và xã hội. Chủ nghĩa tư bản ngày nay không phải là một khối đơn nhất, trong đó, hiện có nhiều lực lượng tương ứng với những lợi ích khác nhau, tiêu biểu cho những xu hướng xã hội trái ngược nhau”. Chủ nghĩa xã hội dân chủ từ khi xuất hiện, cạnh những hạn chế về tư tưởng là những bước tiến khi họ biết tập trung giải quyết những vấn đề phúc lợi x ã hội và dân sinh. Nó vừa là lý luận, vừa là một loại phong trào và chế độ. Bản thân nó là một quần thể tư tưởng phức tạp. Tư tưởng đa nguyên chính trị lại thay đổi luôn. Nội bộ của các đảng này không phải lúc nào cũng đoàn kết. Hạn chế lớn nhất của họ là không có một quan điểm thống nhất. Các đảng dân chủ - xã hội chủ trương thông qua tranh cử trong nghị viện để cầm quyền. Trong khi cầm quyền, họ thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội và thông qua đó, họ xây dựng nhà nước phúc lợi dân chủ. Một số đảng dân chủ – xã hội có xu hướng xây dựng "đường lối trung gian" (còn gọi là "đường lối thứ ba"), vừa không là chủ nghĩa tư bản, vừa không là chủ nghĩa xã hội. Trong những năm gần đây, lý luận và đường lối của chủ nghĩa xã hội dân chủ có sự điều chỉnh liên tục. Sự điều chỉnh này đã lôi kéo được một bộ phận công nhân và dân cư. Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội khoa học, thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là ngọn cờ đã, đang và sẽ được phất lên trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa: Hiện nay vẫn có một số người rêu rao Việt
- Nam không có dân chủ, rằng, "Việt Nam là nơi chưa có tự do bày tỏ chính kiến". Gần đây, một ông cựu tổng thống của một nước châu Âu lên tiếng “bày tỏ tình đoàn kết với giới ly khai Việt Nam" và "nhấn mạnh một điều quan trọng là phải chống lại chế độ chuyên chế ngay cả khi hy vọng thắng lợi rất ít ỏi". Sự thật, thì ông ta chưa một lần đến Việt Nam, chưa hiểu gì về Việt Nam. Lạ lùng thay, một nguỵ thể đã bị chính quyền cách mạng đánh đổ gần 30 năm nay, vậy mà ngày 6-5- 2003, Hội đồng thành phố Milpitas thuộc bang California, Mỹ, thông qua một nghị quyết thừa nhận cờ vàng 3 sọc là cờ của cộng đồng người Việt Nam và cho phép được treo trong các dịp lễ ở Toà thị chính (!). Tất cả những cái đó nói lên sự thù địch và vu cáo Việt Nam, xuyên tạc sự thật lịch sử. Dân chủ của Việt Nam là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải dân chủ tư sản. Bản chất của dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa là khác nhau. Dân chủ tư sản là một trong những hình thức chính trị của nhà nước tư sản. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những hình thức chính trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bắt nguồn từ chính bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Cơ sở kinh tế của dân chủ tư sản là những điều kiện tiên quyết của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình phát triển do bản chất giai cấp, dần dần tính chất tiến bộ của nền dân chủ tư sản đã bị biến dạng. Từ chỗ quan hệ bình đẳng của công dân trước pháp luật đã thay bằng quan hệ áp bức và bất công, các phúc lợi tự do cá nhân, phần lớn rơi vào lớp người khá giả, giới thượng lưu. Còn những người làm thuê, nhân dân lao động lại ít được hưởng quyền tự do dân chủ thật sự. Ngay cả vấn đề thông tin đại chúng, nhà nước tư bản vẫn rêu rao là tự do, kỳ thực, nó được sử dụng chủ yếu vì lợi ích của những tổ chức độc quyền tư bản lớn. Nhiều nhà tư bản lớn ở phương Tây đã mua các báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, hãng phim và những phương tiện tuyên truyền khác để thao túng, uốn nắn dư luận xã hội theo ý đồ riêng của mình. Đó là thực chất của chế độ dân chủ tư sản hiện đại. Còn trào lưu xã hội dân chủ vẫn rêu rao là đại diện cho phong trào công nhân quốc tế ngày nay, thực chất là thứ chủ nghĩa xã hội dân chủ cải lương (theo con đường
- tiến hoá). Nét thể hiện của kiểu dân chủ này là xu hướng thay thế đấu tranh giai cấp bằng hợp tác giai cấp, quan niệm về tính chất "siêu giai cấp" của nhà nước và của dân chủ, quan niệm về chủ nghĩa xã hội như là một phạm trù đạo đức. Lý thuyết này, những người xã hội dân chủ đã áp dụng vào việc quản lý xã hội tại nhiều nước ở phương Tây. Có được khả năng điều khiển bộ máy nhà nước, các vị thủ lĩnh của các đảng xã hội - dân chủ tự cho mình là thầy thuốc bên giường bệnh của chủ nghĩa tư bản. Nhiều đảng xã hội - dân chủ chuyển sang hệ tư tưởng chiết trung, "đa nguyên" và tuyên bố chủ nghĩa xã hội dân chủ là cương lĩnh tư tưởng của họ. Trong thực tế, một số đảng xã hội-dân chủ đã thành đạt trong một số cải cách xã hội. Song, những cải cách ấy, xét cho cùng, vẫn có lợi cho nhà nước tư bản nhiều hơn là lợi cho đại đa số nhân dân nước họ. Rút cục, chính sách thích nghi vẫn lệ thuộc vào chế độ tư bản chủ nghĩa. Những quyền lợi cơ bản về chính trị và kinh tế vẫn nằm trong tay nhà nước tư bản. Một số đảng xã hội - dân chủ thực hiện chính sách hai mặt. Một mặt, họ gắn với nhà nước tư bản, mặt khác, họ lại liên hệ với phong trào công nhân, với công đoàn và các tổ chức quần chúng khác. Hiện nay, phái xã hội-dân chủ vẫn là một lực lượng chính trị - xã hội quan trọng ở những nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Tuy nhiên, trước sự phản ứng của một bộ phận trong công nhân và nông dân, nhiều đảng xã hội - dân chủ đã tính đến sự hoà dịu, ủng hộ chính sách cùng tồn tại hoà bình. Một số đảng xã hội - dân chủ tiến bộ ở châu Âu đã phản đối việc Mỹ gây chiến tranh xâm lược các nước nhỏ bé, vi phạm quyền độc lập dân tộc của họ. Một số người trong phái xã hội- dân chủ thừa nhận tính ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và có những quan hệ về đảng với đảng cộng sản. Một số chính khách trong cánh tả đã mạnh dạn sửa đổi cương lĩnh của mình. Nhà nước xã hội chủ nghĩa, một mặt, lên án những tư tưởng cải lương, cơ hội của phái xã hội dân chủ, mặt khác, để mở rộng đường dân chủ, cũng chủ trương hợp tác với họ trên cơ sở đáp ứng lợi ích của dân tộc mình. Sự khác biệt về quan điểm nhận thức dân chủ giữa những người cộng sản và những người xã hội-dân chủ được giới hạn bởi những nguyên tắc của nó. Trượt theo bánh xe dân chủ của chủ
- nghĩa xã hội dân chủ sẽ dẫn đến sự phản bội những tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa mà các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã dày công xây dựng và vun đắp. So với dân chủ tư sản và dân chủ của chủ nghĩa xã hội dân chủ, thì dân chủ xã hội chủ nghĩa là một bước tiến mới trong tư tưởng dân chủ của xã hội loài người. Sự hình thành và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một quá trình khách quan do nhiều yếu tố xác định. Sự bình đẳng, công bằng xã hội, tự do cá nhân và quyền lực nhân dân là mục đích có tính chất lịch sử của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cái cốt lõi của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được xác định, đó là quyền lực của nhân dân. Tất cả các công dân đều có quyền tham gia vào công việc của nhà nước. Dân chủ xã hội chủ nghĩa đồng nghĩa với tính chủ động sáng tạo của quần chúng nhân dân hết sức rộng rãi. Hệ thống dân chủ của chủ nghĩa xã hội xây dựng trên những điều kiện mới của sự phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Hình thức cơ quan lãnh đạo dân cử, quyền công dân, những thể chế và những yếu tố dân chủ được những lực lượng tiến bộ của xã hội xây dựng và bảo vệ. Các cơ quan chính quyền được bầu ra thông qua cuộc đầu phiếu phổ thông, b ình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, những hình thức dân chủ trực tiếp khác nhau cũng được phát triển rộng rãi, biểu hiện trong những hoạt động của các tổ chức xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa tạo cho công dân những khả năng rộng rãi để tự do bày tỏ nguyện vọng và trình bày những ý kiến của mình về những vấn đề thuộc về đời sống xã hội. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tuyên bố bảo đảm những quyền xã hội của công dân, quyền đi lại, lao động, nghỉ ngơi, học hành, quyền tham gia vào những vấn đề chính trị, xã hội. Lực lượng chủ đạo của toàn bộ quá trình phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là Đảng Cộng sản. Nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng phản ánh những lợi ích của nhân dân. Là một kiểu tổ chức dân chủ cao nhất của xã hội loài người, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hình thành và đi qua những chặng đường đáng ghi nhớ. Những hình thức tổ chức đời sống chính trị mới được hình thành, những thể chế dân chủ được
- tạo nên, những truyền thống mới được xác lập. Trong quá trình phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn phải đấu tranh quyết liệt với nền dân chủ tư sản. Bằng những phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, nền dân chủ tư sản rêu rao nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là không dân chủ. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tiếp tục nghiên cứu, phát triển lý luận dân chủ xã hội chủ nghĩa để thấy tính hơn hẳn của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa so với nền dân chủ tư sản. Về thực tiễn, phải tiếp tục mở rộng hơn nữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở việc làm cho nhân dân ngày càng có điều kiện tham gia vào việc quản lý xã hội, tạo điều kiện cho bộ máy chính quyền nhà nước hoạt động ngày càng có hiệu quả, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Hệ thống chính trị được tăng cường và bảo đảm. Dân chủ đã trở thành một đòi hỏi của quá trình phát triển xã hội. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thể hiện và thực hiện theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó là "Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông nhân và tầng lớp trí thức". Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, quyền bình đẳng nam nữ, quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng tác, học tập... Để bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân, Hiến pháp ghi rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang được phát huy và đã gặt hái được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Vai trò xã hội của nhân dân không ngừng được nâng cao. Quy chế dân chủ đang được xác lập ở từng cấp và đang được thực hiện ở cơ sở. Không khí dân chủ trong xã hội đang được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việt Nam đang từng bước khắc phục những hiện tượng vi phạm dân chủ ở cơ sở; làm rõ cơ sở lý luận dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện một đảng cầm quyền và nhiều đoàn thể nhân dân. Đẩy lùi được những hiện tượng quan liêu, tham nhũng, cơ hội chính trị, mất dân chủ sẽ dần dần làm cho bộ mặt dân chủ xã hội chủ
- nghĩa của Việt Nam sáng lên trong lòng bầu bạn trên thế giới. Thực hiện dân chủ phải đi đôi với việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước. Luật pháp của Nhà nước bảo đảm cho việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Sống và làm việc theo pháp luật chính là cơ sở pháp lý bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân. Năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài: Dân vận. Người khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ”. Nội dung của một nước dân chủ là: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Trong quá trình hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân ta đang thực hiện lời giáo huấn của Người.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển: Phần 1 - PGS.TS. Ngô Thắng Lợi (chủ biên) (ĐH Kinh tế quốc dân)
138 p | 521 | 64
-
Cải cách hành chính tại một số quốc gia và kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam
25 p | 194 | 44
-
Nội dung cơ bản của qui luật quan hệ SX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng SX
14 p | 212 | 42
-
Lập dự án miễn phí Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao
54 p | 146 | 42
-
Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ ở Việt Nam
9 p | 365 | 36
-
Phương Thức Quản Lý Doanh Nghiệp Nhà Nước phần 10
11 p | 101 | 17
-
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa giải quyết những thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0
5 p | 95 | 13
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay
8 p | 58 | 10
-
TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC HÀNH GIÁO DỤC SONG NGỮ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ: HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC CÓ CHẤT LƯỢNG VÀ BÌNH ĐẲNG.
8 p | 89 | 7
-
Vai trò định hướng nền kinh tế sau 1986 của nhà nước - 3
7 p | 98 | 6
-
Quá trình hình thành tư liệu nghiên cứu phát triển đồng bộ các loại thị trường trong đa dạng hóa kinh doanh p8
5 p | 72 | 6
-
Quá trình hình thành tư liệu nghiên cứu phương thức đổi mới cơ chế chính sách tiếp nhận đổi mới p7
9 p | 53 | 5
-
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành công thương về kiến thức cải cách hành chính
6 p | 42 | 5
-
Quá trình hình thành tư liệu nghiên cứu nền kinh tế thị trường bằng những biện pháp cơ bản p8
6 p | 58 | 3
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách kiến quốc trên nền tảng dân chủ
6 p | 37 | 3
-
Các yếu tố cấu thành văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính nhà nước
5 p | 38 | 3
-
Định hướng nền kinh tế đa chiều hình thành trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa p8
6 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn