Thực trạng hoạt động trang thương mại điện tử Gojek tại thị trường Việt Nam
lượt xem 5
download
Nghiên cứu "Thực trạng hoạt động trang thương mại điện tử Gojek tại thị trường Việt Nam" nhằm phân tích các chiến dịch truyền thông, đề xuất các giải pháp truyền thông giúp Gojek thu hút nhiều người hơn sử dụng dịch vụ tại thị trường Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng hoạt động trang thương mại điện tử Gojek tại thị trường Việt Nam
- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GOJEK TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Phạm Thị Thúy Kiều*, Nguyễn Ngọc Khánh Ly, Cao Quốc Khánh Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thị Tuyết Linh TÓM TẮT Dịch vụ vận chuyển trên nền tảng trang thương mại điện tử có Internet ngày một trở nên phổ biến tại Việt Nam. Trong những năm gần đây Grab, Uber đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng và dần thay thế dịch vụ xe ôm, taxi truyền thống cũng như một số dịch vụ vận chuyển khác. Suốt hơn bốn năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Gojek đã là một thương hiệu có tiềm năng, liên tục nâng cao năng lực cũng như mở rộng thị phần, đạt được những thành tựu khả quan. Để đạt được những kết quả này, trang thương mại điện tử của công ty đóng vai trò rất quan trọng. Từ đó phân tích các chiến dịch truyền thông, đề xuất các giải pháp truyền thông giúp Gojek thu hút nhiều người hơn sử dụng dịch vụ tại thị trường Việt Nam. Từ khóa: Thương mại điện tử, Gojek, dịch vụ vận chuyển, thị trường Việt Nam. 1. GIỚI THIỆU VỀ GOJEK 1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty Gojek là tập đoàn công nghệ hàng đầu khu vực Đông Nam Á, một trong những đơn vị tiên phong của mô hình siêu ứng dụng (Super App) tích hợp. Trang thương mại điện tử này được sáng lập bởi Nadiem Makarim - một người Indonesia có bằng đại học Brown và đại học Harvard. Gojek lấy tên từ “Ojek” nghĩa là xe ôm ở Indonesia, được thành lập năm 2010 với chỉ 20 tài xế xe ôm, đến hiện tại đã có hơn một triệu tài xế và cung cấp 18 dịch vụ. Gojek xếp thứ 17 trong danh sách “56 công ty thay đổi thế giới” của Fortune, là công ty duy nhất của Đông Nam Á được đưa vào danh sách này. 1.2. Giới thiệu về tình hình phát triển các ứng dụng Gojek Sau nhiều năm hoạt động tại Việt Nam, Gojek hiện đang có các dịch vụ được tích hợp trên trang thương mại điện tử sau: Go - Bike: dịch vụ giúp kết nối trực tiếp giữa khách hàng với tài xế, Go - Food: dịch vụ đặt và giao đồ ăn, thức uống, Go - Send: dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Năm 2021, Gojek đã ra mắt hai sản phẩm chủ đạo mang tính chiến lược là GoCar Protect và tính năng thanh toán thẻ. Gojek cũng đã ra mắt ứng dụng GoBiz dành riêng cho đối tác nhà hàng, từ đó hoàn thiện ba siêu ứng dụng bên cạnh ứng dụng dành cho khách hàng và đối tác tài xế (ứng dụng Go Partner). 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm thương mại điện tử 1510
- Tổ chức WTO (1998) định nghĩa: "Thương mại điện tử là một khu vực thương mại trong môi trường điện tử mà ở đó xảy ra sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa”. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới: "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, được giao nhận một cách hữu hình cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”. Có thể nói: Thương mại điện tử là một số giao dịch được thực hiện giữa các đối tác kinh doanh, là mua bán trên mạng hay mua bán thông qua các phương tiện điện tử. Các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet. 2.2. Nhận thức tính hữu ích Nhận thức về tính hữu ích được định nghĩa là mức độ mà một người tin tưởng rằng hiệu suất làm việc hoặc chất lượng cuộc sống của mình sẽ được tăng cường bằng cách sử dụng một hệ thống cụ thể nào đó. Điều này có nghĩa là người dùng có nhận thức rằng công nghệ này hữu ích như thế nào trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong nghiên cứu về việc áp dụng dịch vụ bán vé trên điện thoại di động trong giao thông công cộng, đa phần khách hàng rất thích thú với việc sử dụng ứng dụng di động cho hoạt động thương mại vì sự thuận tiện của nó. Khi nghiên cứu ý định của người dùng chuyển đổi từ phương tiện cá nhân sang phương tiện giao thông công cộng cho thấy, hai yếu tố an toàn và tiết kiệm chi phí là hai yếu tố mà khách hàng ưu tiên. 2.3. Nhận thức tính dễ sử dụng Nhận thức tính dễ sử dụng là cấp độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực (F. Davis). Tuy việc gọi taxi qua tổng đài, gọi xe ôm hay gửi hàng thực tế không có gì xa lạ với khách hàng nhưng đối với việc sử dụng ứng dụng yêu cầu xe, sự tích hợp các hoạt động này trên một ứng dụng di động sẽ trở thành một dạng thức mới mẻ. Một số hạn chế của thiết bị di động như màn hình nhỏ và nhập liệu khó khăn, có thể dẫn đến người tiêu dùng không hài lòng và không chấp nhận sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động, đặc biệt là những người tiêu dùng thiếu kinh nghiệm (Z. Kalinic). Vì vậy việc dễ học và dễ sử dụng là yếu tố rất quan trọng đối với ứng dụng trên thiết bị di động bất kể người tiêu dùng có phải là người sử dụng thành thạo công nghệ hay không. 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA GOJEK 3.1. Thực trạng Gojek tại thị trường Việt Nam Tại Việt Nam, trang thương mại điện tử này đã kết nối hơn 150.000 đối tác tài xế và 80.000 đối tác nhà hàng với hàng triệu người dùng Việt qua ba dịch vụ đặt xe, đặt món và đặt giao hàng. Thương vụ giữa hãng gọi xe công nghệ Gojek và ví điện tử Momo của Việt Nam, được cho là đang tăng cường các chiến lược phát triển tại Việt Nam, cạnh tranh với Grab bằng cách hợp tác với MoMo. Trên trang Nikkei, chuyên gia tư vấn CNTT Emmanuel Flobbe gọi đây là "bước đi thông minh" nhằm tăng lựa chọn thanh toán trên Gojek, vốn trước đây chỉ chấp nhận tiền mặt và thẻ ngân hàng, trong khi Grab sử dụng ví điện tử Moca. Giữa năm 2019, Gojek chơi lớn khi hợp tác với Sơn Tùng MTP - đây là cách Gojek mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng trực tuyến qua hợp tác với Kol - nhân vật quyền lực trong giới giải trí. 3.2. Về phía đối tác Ứng dụng công nghệ hỗ trợ đối tác tham gia nền tảng thương mại điện tử 1511
- Gojek xây dựng nền tảng đăng ký trực tuyến miễn phí nhằm hỗ trợ các đối tác tham gia vào nền tảng thương mại điện tử. Trong đó, ứng dụng GoBiz - nền tảng quản lý đơn hàng, giúp đối tác nhà hàng GoFood tối ưu hoá quy trình và phát triển kinh doanh hiệu quả. Với mô hình kinh doanh trực tuyến, Gojek tập trung hỗ trợ trực tuyến cho các nhà bán hàng, hoạt động marketing đẩy mạnh hình ảnh trang thương mại điện tử. Anh Nguyễn Hữu Hải, chủ chuỗi cửa hàng PaPa’s Chicken, cho biết: “Năm 2019, bắt đầu hợp tác trên nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến GoFood của ứng dụng Gojek. Sau gần 03 năm hoạt động, chúng tôi đã phát triển thành 28 cửa hàng, với 24 cửa hàng tại Hà Nội và 04 cửa hàng tại Tp. Hồ Chí Minh. Theo anh, doanh thu cửa hàng trên nền tảng thương mại điện tử tăng gần 20 lần”. (Nguồn: Báo Tuổi trẻ). Để chia sẻ với các tài xế, Gojek hỗ trợ chi phí xăng dầu cho các đối tác tài xế 02 bánh và 04 bánh có hiệu suất hoạt động tốt trên trang thương mại điện tử - là một trong những phúc lợi chương trình Go Captain của Gojek. Trong mỗi đợt xếp hạng, Gojek sẽ gửi tặng các tài xế phiếu xăng điện tử có giá trị tương ứng với mức hạng tài xế đạt được. 3.3. Về phía khách hàng Tính riêng số lượng đơn hàng hoàn thành trên Gojek, tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi tháng của từng dịch vụ vận chuyển, giao đồ ăn, giao nhận hàng hóa đều ở mức cao. Lượng nhu cầu của khách hàng tăng cao vào một số khung giờ nhất định dẫn đến tình trạng mất cân bằng cung - cầu trong những điều kiện thời tiết không thuận lợi. Tổng hợp yếu tố xăng tăng giá và mất cân bằng cung - cầu, Gojek thời gian qua đã liên tục đưa ra các điều chỉnh trong chính sách giá và chính sách ưu đãi, tìm kiếm các giải pháp để hỗ trợ đối tác tài xế. Nhằm đảm bảo thu nhập cho các tài xế, đồng thời ổn định nguồn cung để phục vụ người tiêu dùng. 4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA GOJEK 4.1. Thuận lợi Tại thị trường Việt Nam, Gojek đạt được độ chuyên môn cao hơn đối thủ nhờ chỉ tập trung vào dịch vụ xe theo yêu cầu trên nền tảng trang thương mại điện tử. Đến thời điểm hiện nay, phần nào đó Gojek đã hiểu được người dùng Việt từ việc chọn màu sắc đến biến mỗi tài xế thành một đại sứ thương hiệu nhỏ của mình. Dịch vụ GoFood có kết quả hoạt động khá tốt. Trang thương mại điện tử của ứng dụng tại thị trường Việt Nam, mới chỉ tung ra 03 trong số 18 dịch vụ mà ứng dụng cung cấp tại Indonesia. Những dịch vụ chưa xuất hiện là những dịch vụ có tính mới cao, chất lượng sản phẩm, giá cả tính đến thời điểm hiện tại là hợp lý và cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường Việt Nam. 4.2. Khó khăn Một hạn chế chung của dịch vụ gọi xe trực tuyến là khách hàng cần tiết kiệm thời gian, nhưng trong thời điểm tắc đường, xe tới trễ dễ dẫn đến việc khách hàng hủy chuyến và sử dụng dịch vụ xe truyền thống. Trang điện tử không kiểm soát được thời gian, khu vực hoạt động của tài xế dẫn đến tình trạng thiếu tài xế tại khu vực dân cư thưa thớt. Các đối thủ cạnh tranh lớn là Grab, Be cũng là mối đe dọa lớn. Nền tảng công nghệ chưa nổi trội, dễ bị chậm do ứng dụng tương đối nặng với các dòng máy thấp, hệ thống định vị và xác định hành trình của tài xế chưa thật sự chính xác gây bất tiện cho tài xế và khách hàng. Người dùng vẫn phải tải hai ứng dụng riêng biệt là Gojek và GoViet để sử dụng dịch vụ tại Indonesia và Việt Nam. 4.3. Cơ hội 1512
- Nhu cầu đi lại luôn tăng cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Số người dùng Smartphone và xu hướng sử dụng những app tiện ích ngày càng tăng cao. Wifi và 4G ngày càng bao phủ và phổ biến ở Việt Nam với giá rẻ. Dân số hiện nay có cấu trúc tháp dân số vàng, vì vậy số lượng khách hàng tiềm năng tương đối lớn. Lối sống xanh, bảo vệ môi trường được hưởng ứng mạnh nên việc không sử dụng phương tiện cá nhân đang được mọi người cân nhắc. 4.4. Thách thức Hiện tại, Grab đang thống trị mảng gọi xe ở Việt Nam chiếm khoảng 75% thị phần. Theo nguồn tin của TechinAsia cho rằng bất chấp Covid-19, dịch vụ gọi xe ô tô của Grab vẫn tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao. Đây là thách thức lớn, Gojek phải đối mặt sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các đối thủ như Be và EMDDI - một nền tảng quản lý dịch vụ đặt xe taxi. Mảng kinh doanh giao đồ ăn của Gojek cũng có đối thủ mạnh như: Baemin - được hỗ trợ bởi công nghệ Hàn Quốc Woowa Brothers, dịch vụ giao đồ ăn của Sea Group là Now, GrabFood. 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1. Chiến lược sản phẩm (Product) Sau khi nhận được vốn đầu tư khủng từ các doanh nghiệp quốc tế như Google, Warburg Pincus; Gojek đã đầu tư vào ứng dụng dành riêng cho thị trường Việt Nam, đó là những dịch vụ mới mẻ mà hiện Grab vẫn chưa có được. Ngoài ra, Gojek cũng nên có hóa đơn điện tử cho khách hàng, khi sử dụng dịch vụ của Gojek với mục đích công, sẽ rất cần lấy hóa đơn điện tử nộp lên cho công ty. Hiện tại, trang thương mại của Gojek nên tập trung đẩy mạnh các chiến dịch giảm giá, đánh vào tâm lý ham rẻ nhưng vẫn muốn chất lượng của người tiêu dùng. 5.2. Chiến lược giá (Price) Nên có chính sách khuyến mãi khi khách hàng sử dụng Gojek để đi lại nhiều lần trong một ngày. Về GoFood, nên có nhiều khuyến mãi hơn như freeship trong bán kính 03km, để khách hàng đợi quá lâu thì cần phải giải quyết những bất cập này bằng cách giảm giá cho lần đặt đồ ăn tiếp theo để được khách hàng cảm thấy hài lòng và tin dùng Gojek. 5.3. Chiến lược tiếp thị (Promotion) Mặc dù Facebook, Youtube, Tiktok là những kênh vô cùng hiệu quả để giúp Gojek tiếp cận khách hàng mục tiêu. Nhưng ngoài ra, nên có nhiều dự án quảng cáo trên các trang điện tử như: Instagram, Twitter để quảng bá Gojek với nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh sử dụng các hoạt động Search Engine Optimization hay Search Engine Marketing để có thể tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu và tính hiệu quả dài hạn ngay cả khi đã ngưng quảng cáo: Tặng quà, voucher giảm giá, các chương trình khuyến mãi, giao hàng miễn phí kèm theo link tiếp thị để nâng cao thương hiệu. 5.4. Chiến lược phân phối (Place) Để kết nối với người dùng, trang thương mại của Gojek có thể tạo gian hàng theo mô hình “đi chợ hộ” như đối thủ Grab và Be đang thực hiện. Gian hàng sẽ hiển thị đầy đủ các mặt hàng có sẵn cập nhật theo từng thời điểm. Hàng hóa được sắp xếp theo dạng đơn lẻ hoặc theo gói combo và giao khi người đi chợ hộ đến nhận. Trường hợp người dùng chưa có hoặc không có ý định sử dụng thẻ ngân hàng, ví điện tử thì có thể lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt cho người đi chợ hộ khi nhận hàng. 1513
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Trọng Tiến Bảo, 2020, Giáo trình Thương mại điện tử trong du lịch, Trường ĐH Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh. 2. Đào Thị Tuyết Linh, 2020, Giáo trình Marketing du lịch, Trường ĐH Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh. 3. Website chính thức của công ty Gojek: https://www.gojek.com. 1514
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích hoạt động trang thương mại điện tử Khu du lịch Bửu Long
4 p | 15 | 7
-
Thực trạng hoạt động trang thương mại điện tử Lazada
3 p | 38 | 7
-
Đánh giá thực trạng hoạt động của trang thương mại điện tử Đất Việt Tour
5 p | 17 | 7
-
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay: Cơ hội và thách thức
6 p | 113 | 6
-
Thực trạng hoạt động trang thương mại điện tử Dinh Độc Lập tại thị trường Việt Nam
5 p | 9 | 6
-
Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của trang thương mại điện tử Công ty du lịch FIDI Tour
4 p | 13 | 6
-
Đánh giá thực trạng hoạt động của trang thương mại điện tử Saigontourist
5 p | 20 | 6
-
Đánh giá thực trạng hoạt động trang thương mại điện tử của ứng dụng công nghệ Grab
4 p | 16 | 6
-
Đánh giá thực trạng hoạt động trang thương mại điện tử của Công viên văn hóa Đầm Sen tại thị trường Việt Nam
4 p | 7 | 5
-
Đánh giá thực trạng hoạt động của trang thương mại điện tử Traveloka tại thị trường Việt Nam
4 p | 32 | 5
-
Đánh giá thực trạng hoạt động của trang thương mại điện tử Vietravel
4 p | 20 | 5
-
Đánh giá thực trạng hoạt động của trang thương mại điện tử Amazon
4 p | 15 | 5
-
Đánh giá thực trạng hoạt động của trang thương mại điện tử Bestprice Travel
5 p | 8 | 5
-
Nghiên cứu thực trạng hoạt động của trang thương mại điện tử Shopee
4 p | 20 | 4
-
Về quản lý thuế thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay
3 p | 11 | 4
-
Đánh giá thực trạng hoạt động của trang thương mại điện tử Gojek
4 p | 12 | 4
-
Đánh giá thực trạng hoạt động của trang thương mại điện tử iVIVU
5 p | 18 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn