intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng hoạt động trang thương mại điện tử Dinh Độc Lập tại thị trường Việt Nam

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Thực trạng hoạt động trang thương mại điện tử Dinh Độc Lập tại thị trường Việt Nam" nhằm khảo sát đánh giá thực trạng trang thương mại điện tử của Dinh Độc Lập để biết được tầm nhìn – sứ mệnh mà trang thương mại điện tử mang lại. Ngoài ra thực trạng hoạt động của trang thương mại điện tử Dinh Độc Lập có số lượng người sử dụng không quá cao cần có chiến lược kinh doanh hiệu quả về trang điện tử. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng hoạt động trang thương mại điện tử Dinh Độc Lập tại thị trường Việt Nam

  1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DINH ĐỘC LẬP TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Nguyễn Thị Kim Ngân*, Đặng Thái Sơn, Võ Trường Tân, Kim Thị Lương Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thị Tuyết Linh TÓM TẮT Dựa vào khảo sát đánh giá thực trạng trang thương mại điện tử của Dinh Độc Lập để biết được tầm nhìn – sứ mệnh mà trang thương mại điện tử mang lại. Ngoài ra thực trạng hoạt động của trang thương mại điện tử Dinh Độc Lập có số lượng người sử dụng không quá cao cần có chiến lược kinh doanh hiệu quả về trang điện tử, tuy nhiên số lượng khách hàng đều đồng ý về tính dễ sử dụng, tính hữu ích và độ tin cậy đem lại cho người sử dụng, độ tuổi mà khu du lịch nhắm đến là giới trẻ cũng chiếm thị phần cao nhất trong việc truy cập trang thương mại điện tử. Để đạt được những kết quả này, trang thương mại điện tử của công ty đóng vai trò rất quan trọng. Từ đó phân tích các chiến dịch truyền thông của Dinh Độc Lập, đề xuất một số chiến lược phát triển và các giải pháp truyền thông giúp Dinh Độc Lập thu hút nhiều người hơn nữa sử dụng dịch vụ tại thị trường Việt Nam. Từ khóa: Thương mại điện tử, Dinh Độc Lập, dịch vụ du lịch. 1. GIỚI THIỆU 1.1 Giới thiệu về trang web Dinh Độc Lập Khi mọi người vào trang thương mại điện tử Dinh Độc Lập sẽ thấy 1 giao diện ở phía sau có ảnh Dinh Độc Lập. Trong trang web có logo Dinh Độc Lập giúp mọi người không nhầm lẫn trang web hoặc thông tin liên quan. Thư mục riêng rõ ràng cho khách hàng dễ dàng nhận biết và dễ hiểu (trang chủ, giới thiệu, di tích, trưng bày, các hoạt động, các dịch vụ). Được lựa chọn các ngôn ngữ như: Tiếng Anh và Tiếng Việt. Hiện giờ bán vé, thời gian tham quan để khách hàng nắm được thông tin, có ghi địa chỉ trên web giúp dễ tìm, có thể hiện các thông tin liên lạc trên web giúp khách hàng dễ dàng gọi khi cần hỗ trợ. Hộp thư phản hồi có sẵn trong trang web. 1.2 Tình hình phát triển trang thương mại điện tử Dinh Độc Lập 1505
  2. Hiện nay, việc đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là một trong những xu thế tất yếu giúp các công ty, doanh nghiệp tăng cường trao đổi thông tin tìm kiếm thị trường, tiếp thị sản phẩm hiệu quả mà không bị giới hạn về không gian, thời gian, giảm chi phí sản xuất và chi phí giao dịch, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cơ bản các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn đã tích cực ứng dụng TMĐT, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, kết nối Internet, sử dụng các phần mềm trong sản xuất điều hành, như: Phần mềm kế toán, quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, một số doanh nghiệp cũng đã chủ động xây dựng website riêng và thành lập các trang mạng xã hội để thúc đẩy tiếp thị, quảng bá, trao đổi thông tin qua Internet, tiếp cận với người tiêu dùng nhanh nhất, hiệu quả nhất, với chi phí thấp. Tuy nhiên, việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn hạn chế, hầu hết đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có người chuyên trách về công nghệ thông tin và thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng website nhưng vẫn chỉ dừng ở mức cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm du lịch Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch, họp tại Roma_Italia (21/8–5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.” Theo Luật du lịch (2017) “Du lịch các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.” 2.2 Khái niệm thương mại điện tử Tổ chức WTO (1998) định nghĩa “Thương mại điện tử” là: “một khu vực thương mại trong môi trường điện tử mà ở đó xảy ra sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa”. Nói rộng ra, đây là sự sản xuất, quảng bá, bán và phân phối sản phẩm thông qua các mạng lưới viễn thông. Ví dụ rõ ràng nhất của hàng hóa được phân phối trong môi trường điện tử đó chính là sách, nhacj, video được truyền tải xuống các thiết bị thông qua Internet Theo Trần Văn Hòe (2007), thuật ngữ “thương mại (Commerce)’ được hiểu là một số giao dịch được thực hiện giữa các đối tác kinh doanh. Vì vậy, thương mại điện tử cũng được hiểu theo nghĩa hẹp là mua bán trên mạng, hay mua bán thông qua các phương tiện điện tử. Họ đồng nghĩa E-commerce với E-trade 1506
  3. 2.3 Lý thuyết của nhận thức tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng 2.3.1 Nhận thức sự hữu ích Nhận thức hữu ích được định nghĩa là “Mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống sẽ nâng cao hiệu suất công việc của mình” (Davis, 1989, tr 320) Thanh toán điện tử là hữu ích nếu nó cung cấp dịch vụ cho một người tiêu dùng, nhưng không kỳ vọng nếu chuyển phát của người tiêu dùng, nhưng không kỳ vọng nếu chuyển phát của người tiêu dùng không được đáp ứng. Người dùng có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ thanh toán điển tử nếu họ thấy nó có hữu ích, ngay cả khi họ không hài với việc sử dụng trước đó của họ (Bhattacherjee, 2001a). Trong mô hình TAM, nhận thức hữu ích dự đoán sử dụng và mục đích sử dụng. Như vậy, giả thuyết sau được đề xuất: Giả thuyết 2 (H2): Nhận thức hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử của người tiêu dùng. 2.3.2 Nhận thức dễ sử dụng Nhận thức dễ sử dụng mà “Mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống cụ thể sẽ không tốn nhiều công sức” (Davis, 1989, tr.320). Hệ thống công nghệ đổi mới được coi là dễ sử dụng hơn và ít phức tạp hơn 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG Có 32/100 câu trả lời cho bài khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động trang thương mại điện tử Dinh Độc Lập tại thị trường Việt Nam. Hơn 50% người chưa từng sử dụng qua trang thương mại điện tử Dinh Độc Lập. Vì một số lý do chủ quan như là họ không biết đến trang thương mại điện tử ấy, họ vô nhầm những trang web giới thiệu về Dinh Độc Lập hoặc lịch sử hình thành Dinh Độc Lập. Bên cạnh đó cũng có một số yếu tố khách quan như là bạn bè, người thân, đồng nghiệp rủ đi tham quan Dinh Độc Lập nhưng lại đến tận nơi để mua vé. Bài khảo sát cho thấy sự tích cực của mọi người đối với trang thương mại điện tử Dinh Độc Lập, chiếm giá trị phần trăm cao nhất. 4. ĐÁNH GIÁ CHUNG ● Điểm mạnh Trong trang thương mại điện tử Dinh Độc Lập, hiển thị đầy đủ các mục để khách hàng dễ dàng tìm kiếm. Hiển thị đầy đủ thông tin liên hệ: địa chỉ, sđt, số fax, bản đồ chỉ dẫn. Trang web liên kết với các trang mạng xã hội: FaceBook, Instagram, Twitter. Trang web cho phép người dùng lựa chọn hai ngôn ngữ: Tiếng Việt, English. Cập nhật thông tin liên tục, hiển thị ngay trong trang trủ. Có cho phép tra cứu hóa 1507
  4. đơn điện tử. Giao diện đẹp mắt, dễ dàng thao tác (nhưng trên máy tính). Có mục giải đáp thắc mắc. Hệ thống chăm sóc khách hàng nhanh (trả lời trong vòng 24h sau khi nhận được thư). Có hình ảnh minh họa rõ ràng cho từng loại dịch vụ ● Điểm yếu Chưa cho phép thanh toán online khi mua vé tham quan. Chưa liên kết với các trang ứng dụng đặt dịch vụ như: Traveloka, Booking. Hạn chế về ngôn ngữ. Giao điện khó nhìn khi sử dụng bằng điện thoại. Chưa có mục đặt dịch vụ trực tiếp trên trang web (phải gọi điện cho sđt của từng dịch vụ để đặt). 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1 Chiến lược sản phẩm (Product) Trang thương mại này cũng nên có hóa đơn điện tử cho khách hàng vì có rất nhiều người là nhân viên của các công ty, sẽ rất cần lấy hóa đơn điện tử nộp lên cho công ty. Hiện tại, trang thương mại nên tập trung đẩy mạnh hàng loạt chiến dịch giảm giá, đánh vào tâm lý ham rẻ nhưng vẫn muốn chất lượng của người tiêu dùng. 5.2 Chiến lược giá (Price) Đưa ra chiến lược giảm giá cho khách đi theo đoàn, hoặc đặt trước khi mua vé tham quan. Bên cạnh đó, quan tâm khách lẻ bằng cách đưa ra những khuyến mãi thêm cho sinh viên, học sinh hoặc các cựu chiến binh, thương binh. 5.3. Chiến lược tiếp thị (Promotion) Mặc dù Facebook, Youtube, Tiktok là những kênh vô cùng hiệu quả để giúp Dinh Độc Lập tiếp cận khách hàng mục tiêu. Nhưng ngoài ra, nên có nhiều dự án quảng cáo trên các trang thương mại điện tử như: Instagram, Twitter để quảng bá đến với nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh sử dụng các hoạt động Search Engine Optimization hay Search Engine Marketing để có thể tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu và tính hiệu quả dài hạn ngay cả khi đã ngưng quảng cáo. Đặc biệt, nên tạo mối quan hệ với đối tác bằng cách tạo các ưu đãi đặc biệt như: Tặng quà, voucher giảm giá hay là các chương trình khuyến mãi. 5.4 Chiến lược phân phối (Place) Nâng cao lòng tin của người tiêu dùng thông qua quảng cáo, tổ chức sự kiện (cập nhật thông tin thường xuyên ). Ngoài ra, đẩy mạnh phát triển sản phẩm, dịch vụ hiện có. Liên kết với các trang bán hàng dịch vụ du lịch như Traveloka, booking. 1508
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. F. Davis, Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology, MIS Quarterly, vol. 13, no. 3, pp. 319-340, 1989. 2. Bùi Trọng Tiến Bảo, 2020, Giáo trình Thương mại điện tử trong du lịch, Trường ĐH Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh. 3. Đào Thị Tuyết Linh, 2020, Giáo trình Marketing du lịch, Trường ĐH Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh. 4. T. Hoàng và N. N. M. Chu, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức, 2008. 5. L. T. M. Phạm và A. N. T. Bùi, Quan hệ giữa yếu tố nhận thức với ý định sử dụng dịch vụ thương mại di động tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Kinh tế & Phát triển. 6. Vũ Văn Điệp, 2017, Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử của người tiêu dùng, truy cập tại https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mo-hinh- nghien-cuu-cac-nhan-to-anh-huong-den-quyet-dinh-su-dung-phuong-thuc-thanh-toan-dien-tu-cua- nguoi-tieu-dung-49221. 1509
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2