intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xanh tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

FDI xanh được đánh giá là nguồn vốn có thể giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Bài viết nhằm phân tích thực trạng thu hút FDI xanh tại Việt Nam và tổng hợp một số kinh nghiệm về thu hút FDI xanh trên thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xanh tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ quốc tế

  1. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI XANH TẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ QUỐC TẾ Hoàng Võ Hằng Phƣơng(1), Ngô Quang Huy(2) TÓM TẮT: Nguồn vốn Ďầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quan trọng Ďối với Ďộng lực thúc Ďẩy tăng trưởng kinh tế cũng như giúp Việt Nam Ďạt Ďược mục tiêu công nghiệp hoá và hiện Ďại hoá. Tuy nhiên, trong một thời gian dài thu hút FDI, nguồn vốn này chỉ Ďóng góp vào tăng trưởng kinh tế một phần nhỏ, Ďồng thời hoạt Ďộng của các doanh nghiệp FDI Ďã mang Ďến những tác hại cho môi trường Việt Nam, làm ảnh hưởng Ďến sự phát triển bền vững của quốc gia. Chính vì vậy, FDI xanh Ďược Ďánh giá là nguồn vốn có thể giúp Việt Nam Ďạt Ďược mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Bài viết nhằm phân tích thực trạng thu hút FDI xanh tại Việt Nam và tổng hợp một số kinh nghiệm về thu hút FDI xanh trên thế giới. Từ khoá: FDI xanh, tăng trưởng xanh, bài học kinh nghiệm. ABSTRACT: Foreign direct investment (FDI) is one of the critical sources improving economic growth and helping Vietnam achieve its goals of industrialization and modernization. However, after the attraction of FDI for a long period in Vietnam, this source has not only contributed to a small part of economic growth, but also activities of FDI enterprises have brought harmful effects to the Vietnamese environment which affect the sustainable development of the country. Accordingly, green FDI is considered a source that can help Vietnam achieve its green growth and sustainable development goals. This paper aims to analyze the situation of green FDI attraction in Vietnam and synthesize some global experiences in attracting green FDI. Key words: Green FDI, green growth, lessons learned. 1. Giới thiệu Năm 2012, Ďánh dấu cột mốc quan trọng Ďối với Việt Nam trong nhận thức về tầm quan trọng của phát triển bền vững, thông qua việc ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn Ďến năm 2050. 1,2. Trường Đại học Lao Ďộng Xã hội, cơ sở II. Email: phuonghvh@ldxh.edu.vn 988
  2. Đến năm 2021, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030 tiếp tục Ďược nâng tầm với những quan Ďiểm rõ ràng hơn về tăng trưởng xanh. Một trong những quan Ďiểm Ďược cập nhật mới chính là sự Ďề cao vai trò quan trọng của Ďầu tư tư nhân trong nền kinh tế xanh. Mục tiêu này cho thấy Nhà nước Ďã nhận thức Ďược Ďầu tư cũng là một thành tố không thể thiếu Ďối với mục tiêu tăng trưởng xanh. Bên cạnh nguồn vốn Ďầu tư trong nước, nguồn vốn Ďầu tư trực tiếp từ nước ngoài cũng góp phần vào việc gia tăng nguồn vốn cho sự phát triển nói chung của nền kinh tế. Các nghiên cứu trong và ngoài nước Ďã chứng minh Ďược sự cần thiết của nguồn vốn Ďầu tư trực tiếp từ nước ngoài Ďối với tăng trưởng kinh tế của quốc gia, Ďặc biệt là tại các quốc gia Ďang phát triển. Bên cạnh Ďó, FDI cũng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao trình Ďộ công nghệ thông qua việc chuyển giao công nghệ hoặc Ďầu tư nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp FDI. Tại Việt Nam, hoạt Ďộng của khu vực FDI có Ďóng góp rất lớn Ďối xuất khẩu khi tỉ trọng giá trị của FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình khoảng 71 trong giai Ďoạn 2016 - 2020 (Vũ Huyền Trang, 2023). Tuy nhiên, cũng Ďã có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam chỉ ra ảnh hưởng của hoạt Ďộng FDI Ďến môi trường, từ Ďó tác Ďộng tiêu cực Ďến sự phát triển bền vững của nền kinh tế như nghiên cứu của Hoàng Thị Hồng Uyên (2016), Lê Chí Trung (2020), Hồ Đình Bảo & cộng sự (2020), Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2022). Như vậy một quốc gia muốn phát triển bền vững thì các hoạt Ďộng trong quốc gia Ďều cùng phải hướng Ďến mục tiêu thân thiện với môi trường. Hoạt Ďộng trong khu vực Ďầu tư trực tiếp từ nước ngoài cũng không ngoại lệ, phải hướng Ďến xanh hoá công nghệ, sản phẩm, Ďầu vào và Ďầu ra của hoạt Ďộng sản xuất kinh doanh. Mặc dù FDI xanh Ďang dần Ďược chính quyền Việt Nam nhận thức thông qua chính sách chung nhưng những chính sách hướng dẫn thực hiện và những chương trình hành Ďộng rõ ràng từ phía nhà nước thì còn thiếu. Bài viết nhằm phân tích thực trạng thu hút FDI xanh tại Việt Nam và tổng hợp kinh nghiệm từ các quốc gia thu hút FDI xanh từ một số nghiên cứu. 2. Cơ sở lí thuyết về FDI xanh Mặc dù thuật ngữ ―xanh‖ ngày nay Ďược sử dụng rộng rãi khi Ďề cập Ďến các vấn Ďề như sản xuất, lối sống, tiêu dùng, công nghệ, tài chính, kinh tế Ďược Ďề cập Ďến, việc Ďịnh nghĩa ―xanh‖ là một nhiệm vụ khó khăn (Golub & cộng sự, 2011). Như vậy còn nhiều hạn chế trong việc hiểu khái niệm ―xanh‖ một cách khoa học. Việc Ďưa ra giải thích thuật ngữ ―xanh‖ có thể dựa trên hoạt Ďộng năng lượng bền vững, hiệu quả sử dụng năng lượng hoặc quản lí nước (Inderst & cộng sự, 2012). Những hoạt Ďộng ―xanh‖ Ďều liên quan Ďến vấn Ďề về môi trường. Đầu tư xanh là một loại Ďầu tư bảo vệ môi trường và thúc Ďẩy tăng trưởng xanh bằng cách khuyến khích các dự án xanh và các sáng kiến xanh (Hohne & cộng sự, 2012). Đầu tư xanh là hoạt Ďộng Ďầu tư làm giảm khí gây hiệu ứng nhà kính và khí thải gây ô nhiễm không khí, mà không cần giảm Ďáng kể sản xuất và tiêu dùng hàng hoá phi năng lượng (Eyraud & cộng sự, 2011). Đầu tư xanh còn có thể Ďược biết Ďến là hoạt Ďộng Ďầu tư của các công ty với mục tiêu bảo vệ môi 989
  3. trường, giảm ô nhiễm, giảm phát thải carbon, sử dụng nguồn năng lượng thay thế và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (Chitimiea & cộng sự, 2021). Đầu tư xanh làm cân bằng mối quan hệ gữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường (Zhang & cộng sự, 2023). Đầu tư xanh bao gồm Ďầu tư xanh của Nhà nước và khu vực ngoài nhà nước. Trong Ďó Ďầu tư xanh từ nguồn vốn Ďầu tư trực tiếp từ nước ngoài tác Ďộng Ďến tăng trưởng xanh Ďã Ďược thảo luận trong nhiều nghiên cứu của các tổ chức quốc tế. Như vậy, nhìn chung các nhà nghiên cứu khi giải thích về Ďầu tư xanh Ďều cùng thống nhất quan Ďiểm Ďầu tư gắn liền khăng khít với môi trường. Cách hiểu này mang hàm ý rộng lớn trên cơ sở môi trường nói chung, bao quát hầu hết các vấn Ďề liên quan Ďến môi trường hơn là một vấn Ďề cụ thể nào trong phạm vi môi trường (Golub & cộng sự, 2011). Đây là một khái niệm bao quát, có hàm ý làm rộng mở cách hiểu về Ďầu tư xanh, cho phép các nghiên cứu khai thác các vấn Ďề khác nhau của môi trường mà Ďầu tư tác Ďộng Ďến. Từ khái niệm Ďầu tư xanh, FDI xanh cũng có thể Ďược hiểu là Ďầu tư trực tiếp từ nước ngoài có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ảnh hưởng Ďến môi trường theo hai cách Ďó là gây ô nhiễm môi trường Ďối với nước nhận Ďầu tư và mang công nghệ sạch hơn Ďến nước nhận Ďầu tư Ďể nâng cao chất lượng môi trường tại nước nhận Ďầu tư (Li & cộng sự, 2019). Các dự án có nguồn vốn Ďầu tư trực tiếp từ nước ngoài tác Ďộng lan toả lớn nhất Ďến môi trường ở các vấn Ďề như hiệu quả năng lượng, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm (Kardos, 2014). Mặc dù có nghiều nghiên cứu Ďánh giá mối quan hệ của FDI với môi trường, mục tiêu môi trường bền vững, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh, nhưng nghiên cứu về FDI xanh vẫn còn chiếm số lượng khiêm tốn. Trong một số các nghiên cứu, FDI xanh Ďược giải thích là FDI trong khuôn khổ môi trường nhưng Ďược gắn liền với một số vấn Ďề cụ thể hơn liên quan Ďến môi trường. FDI xanh có thể Ďược Ďịnh nghĩa là FDI trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá và dịch vụ môi trường (EGS) và FDI ứng dụng các công nghệ sạch hơn và/ hoặc tiết kiệm năng lượng (Golub & cộng sự, 2011). Hoặc FDI xanh bao gồm Ďầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh và xanh hoá cơ sở hạ tầng hiện có; quản trị bền vững nguồn tài nguyên và các dịch vụ liên quan Ďến tài nguyên; các hoạt Ďộng trong lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ môi trường, và toàn bộ lĩnh vực trong chuỗi giá trị xanh; và xanh hoá chuỗi giá trị hiện có (Johnson, 2017). FDI xanh nhằm mục tiêu thành lập hoặc mua lại các công ty con liên quan Ďến sản xuất hoặc phân phối công nghệ xanh, Ďặc biệt là công nghệ năng lượng tái tạo (Amendolagine & cộng sự, 2021). Khái niệm FDI xanh tại Việt Nam chưa Ďược chính thức giải thích nên việc xác Ďịnh những nguồn vốn Ďầu tư trực tiếp từ nước ngoài nào là xanh thì vẫn chưa Ďược Ďề cập Ďến. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hướng tới tăng trưởng xanh Ďược nhắc Ďến trong Nghị quyết số 50 là những FDI chất lượng Ďể thúc Ďẩy tăng trưởng xanh. Như vậy, tại Việt Nam vẫn chưa có một hướng dẫn nào về FDI xanh. Cho nên việc xác Ďịnh các FDI xanh là Ďiều khó thực hiện Ďược. Những nghiên cứu mới nhất tại Việt Nam cũng chỉ Ďề cập Ďến khái niệm FDI xanh của 990
  4. thế giới, chưa có FDI xanh theo Ďịnh nghĩa Việt Nam. FDI chất lượng tại Việt Nam có thể Ďược hiểu có ý nghĩa tiệm cận với FDI xanh. Như vậy, thu hút FDI xanh tại Việt Nam có thể hiểu là thu hút các FDI chất lượng thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh theo Nghị quyết số 50. 3. Thực trạng thu hút FDI xanh tại Việt Nam Bộ Chính trị Ďã ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về Ďịnh hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác Ďầu tư nước ngoài Ďến năm 2030 và Quyết Ďịnh số 667/QĐ-TTg của Chính phủ về phê duyệt Chiến lược hợp tác Ďầu tư nước ngoài giai Ďoạn 2021 - 2030. Nghị quyết của Bộ Chính trị Ďã Ďưa ra quan Ďiểm chỉ Ďạo rõ ràng Ďối với Ďầu tư trực tiếp từ nước ngoài có chọn lọc, chất lượng, hiệu quả, bảo vệ môi trường là tiêu chí Ďánh giá chủ yếu, ưu tiên các dự án công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch. Những quyết Ďịnh này Ďược ban hành Ďể hoạt Ďộng Ďầu tư phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh giai Ďoạn mới. Điều này Ďều cho thấy quyết tâm thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh phát triển bền vững của Việt Nam. Tiếp theo Ďó là cam kết của Việt Nam về mức thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP26 vào năm 2021 (An Châu, 2021). Đây là lời khẳng Ďịnh buộc Chính phủ sẽ phải ban hành những chính sách chương trình hành Ďộng cụ thể thiết thực hơn Ďể có thể thực hiện Ďược cam kết này. Có thể hiểu rằng, cam kết này sẽ gián tiếp khuyến khích, tiến tới bắt buộc các Ďịa phương phải thu hút các dự án, nguồn vốn Ďầu tư nước ngoài có tính ―xanh‖. Mặc dù nghị quyết và quyết Ďịnh Ďược ban hành Ďều liên quan Ďến Ďầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhưng khái niệm FDI xanh lại chưa Ďược Ďề cập Ďến trong những văn bản này. Ở những văn bản khác cũng không có sự hiện diện của FDI xanh. Mặc dù FDI xanh Ďược Nhà nước và xã hội quan tâm nhưng khái niệm này mới chỉ dừng lại ở các hình thức như thảo luận trong các nghiên cứu, hội nghị, tọa Ďàm ở trong nước. FDI xanh Ďược hiểu một cách không chính thức Ďó là những dự án thân thiện với môi trường và thông thường các FDI xanh Ďến từ những quốc gia phát triển. Đồng thời, FDI xanh cũng Ďược ngầm hiểu là các khoản Ďầu tư trực tiếp từ nước ngoài Ďáp ứng với mục tiêu của chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia như Ďầu tư vào các lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghệ cao. Hoặc có thể hiểu thu hút FDI vào kinh tế xanh Ďể thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh phát triển bền vững. Những lĩnh vực xanh khuyến khích thu hút FDI cũng chưa Ďược quy Ďịnh rõ ràng và cụ thể trong chiến lược thu hút Ďầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Vì vậy sẽ làm cho các Ďịa phương, các khu công nghiệp khó có cái nhìn tổng thể và nhất quán trong việc xây dựng môi trường kinh doanh phù hợp Ďể thu hút FDI xanh, Ďồng thời khó xây dựng Ďược các tiêu chuẩn Ďể lựa chọn FDI liên quan Ďến yếu tố xanh, cũng như khó xác Ďịnh Ďược những ưu tiên Ďi kèm khi các FDI này Ďi vào hoạt Ďộng. Điển hình như khi thu hút FDI trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, các nhà quản lí sẽ căn cứ vào chiến lược phát triển năng lượng tái tạo thay vì một hướng dẫn cụ thể hơn từ quy Ďịnh về thu hút Ďầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Các nghiên cứu về FDI tại Việt Nam Ďều chỉ ra những thiếu sót trong thu hút FDI 991
  5. rằng (1) Các Ďịa phương thu hút FDI bằng mọi giá Ďể phát triển kinh tế nên không quan tâm Ďến dự án Ďó có thân thiện với môi trường, dẫn Ďến cho phép các FDI khai thác tài nguyên giá rẻ, công nghệ lạc hậu dẫn Ďến ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên. (2) Sự hiểu biết của chính quyền Ďịa phương, các chủ Ďầu tư và người dân còn yếu. Những Ďiều này dẫn Ďến sự cấp phép các dự án một cách dễ dãi. Khi những dự án FDI hoạt Ďộng lại tiếp tục làm nảy sinh hệ quả ô nhiễm môi tường do. (3) Ý thức tuân thủ các quy Ďịnh về phát thải môi trường chưa tốt, cũng như sự kiểm tra của ban quản lí các khu công nghiệp còn lỏng lẻo dẫn Ďến việc xả thải ra môi trường. (4) Quy hoạch môi trường của Nhà nước chậm Ďược ban hành nên chưa có cơ sở Ďể thẩm Ďịnh các dự án. (5) Chưa có sự phối hợp hiệu quả của các cơ quan nhà nước liên quan trong kiểm soát chất thải của các dự án FDI (Đàm Thị Thanh Thuỷ (2021), Hoàng Văn Cương (2020)). Theo Mai Hương Giang (2023), Việt Nam chưa xây dựng Ďược tiêu chuẩn môi trường Ďể sàng lọc hiệu quả dự án FDI và thiếu sự phối hợp từ các cơ quan nhà nước liên quan trong việc kiểm soát chất thải từ các dự án FDI. Khái niệm FDI xanh tại Việt Nam chưa Ďược chính thức ban hành bằng văn bản pháp luật nên Việt Nam chưa thể Ďưa ra con số thống kê chính thức về các FDI xanh. Vì vậy những FDI xanh chỉ có thể Ďược xem là những khoản Ďầu tư trực tiếp chất lượng từ các quốc gia phát triển, có công nghệ cao, sử dụng năng lượng tái tạo, các dự án khai thác năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tái tạo và những FDI trong lĩnh vực liên quan Ďến tăng trưởng xanh, FDI thân thiện môi trường. Nếu xét theo cách hiểu về FDI xanh này thì phần lớn các dự án FDI hiện nay chưa Ďáp ứng Ďược tiêu chí xanh như Ďề cập ở trên (Mai Hương Giang, 2023). Đa phần các doanh nghiệp FDI có công nghệ tương Ďương với doanh nghiệp trong nước. Trong khu vực FDI, từ năm 2021 trở về trước chỉ có 5% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 80% sử dụng công nghệ trung bình và cuối cùng 15% sử dụng công nghệ thấp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020 trích lại từ Đàm Thị Thanh Thuỷ (2021)). Theo Đào Hoàng Tuấn & Nguyễn Thị Nhung (2023) tính Ďến năm 2022, nguồn vốn Ďầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng xanh chiếm tỉ trọng thấp như có 8,76 nguồn vốn FDI Ďầu tư vào sản xuất phân phối Ďiện khí nước và Ďiều hoà; hoạt Ďộng chuyên môn, khoa học công nghệ có 1,08% tỉ trọng vốn Ďầu tư trực tiếp từ nước ngoài; lĩnh vực cấp nước và xử lí nước thải chỉ có 0,69% tỉ trọng vốn Ďầu tư; còn lại là những dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực không thân thiện với môi trường. Những dự án FDI xanh lớn có thể kể Ďến với số lượng nhỏ như nhà máy trung hoà carbon của Lego tại Bình Dương, dự án Ďiện gió tại Bình Thuận, dự án nhà máy Ďiện khí tự nhiên hoá lỏng tại Bạc Liêu, dự án nhà máy xử lí chất thải rắn sinh hoạt công nghệ cao T&J tại Bắc Ninh (Đào Hoàng Tuấn & Nguyễn Thị Nhung, 2023), nhà máy lắp ráp Intel về chất bán dẫn. 4. Kinh nghiệm quốc tế thu hút FDI xanh UNCTAD (2016) Ďã tổng hợp một số các kinh nghiệm thu hút FDI xanh tại các quốc gia phát triển và Ďang phát triển. Trong Ďó các quốc gia Nam Phi, Hoa Kỳ và Hàn Quốc Ďược lựa chọn Ďể phân tích. 992
  6. Tại Nam Phi, chính phủ thành lập một tổ chức công với tên gọi là cơ quan xúc tiến Ďầu tư (IPAs). Tổ chức Ďược thành lập Ďể thực hiện các mục tiêu khí hậu và thúc Ďẩy Ďầu tư xanh của quốc gia thông qua thúc Ďẩy các Ďầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực mục tiêu của quốc gia như khai thác năng lượng tái tạo, quản trị rác thải, năng lượng hiệu quả. IPAs hoạt Ďộng như là một cơ quan cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Ďầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Những nhiệm vụ mà IPAs thực hiện như cung cấp thông tin và sự hỗ trợ thông tin trước và trong quá trình Ďấu thầu các dự án, hướng dẫn các thủ tục làm việc với chính quyền Ďịa phương cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, hướng dẫn người thắng thầu khai thác các nguồn hỗ trợ các dự án xanh khác. Khi Ďã có một bộ khung pháp lí quy Ďịnh rõ ràng về FDI xanh thì Ďây là những hỗ trợ tiếp theo quyết Ďịnh duy trì sự tồn tại và sự cam kết hoạt Ďộng lâu dài cũng như hướng tới phát triển của các dự án quốc tế tại Nam Phi. Có thể cho rằng, Nam Phi là quốc gia triển khai việc thu hút FDI xanh trong lĩnh vực năng lượng tái tạo sớm nhất trong số các quốc gia Ďang phát triển, lĩnh vực này lúc Ďó vẫn còn khá mới mẻ, cả quốc gia cũng chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực này. Mặc dù Chính phủ Nam Phi Ďã có những hành Ďộng rõ ràng thiết thực khi thành lập cơ quan xúc tiến Ďầu tư, nhưng sự chuẩn bị về mặt kiến thức cho nhân sự cho công việc còn chưa kĩ càng. Nhân sự làm việc trong IPAs phải vừa học và làm, tự bổ trợ kiến thức Ďể có thể thực hiện nhiệm vụ của mình. Để nắm Ďược kiến thức Ďầy Ďủ về lĩnh vực cũng như thực trạng thu hút và hoạt Ďộng của FDI xanh, phòng thương mại công nghiệp (DTI) là cơ quản chủ quản của IPAs Ďã Ďứng ra thực hiện các nghiên cứu về lĩnh vực. Từ Ďó Ďưa ra các giải pháp Ďể giúp hỗ trợ các FDI xanh. Tại Hoa Kỳ, ví dụ Ďiển hình Ďược Ďưa ra từ kinh nghiệm của thành phố Portland thuộc bang Oregon. Chính quyền thành phố thành lập Uỷ ban phát triển Portland (PDC) Ďể thực hiện chiến lược ưu tiên công nghệ sạch và cung cấp dịch vụ tư vấn cho các công ty tiếp cận những thị trường mới. Để thúc Ďẩy việc thu hút sự Ďầu tư các công ty công nghệ sạch cũng như sự kết nối giữa các công ty công nghệ sạch với nhau, PDC với sự chủ trì của người Ďứng Ďầu bang Oregon tổ chức nhiều sự kiện, hội nghị, cuộc thi, triển lãm công ty liên quan Ďến Ďổi mới công nghệ sạch. Thông qua các sự kiện và hội nghị, thành phố các doanh nghiệp giúp cho các Ďối tác tiềm năng hiểu về năng lực của thành phố, giúp các nhà Ďầu tư các Ďối tác hiểu hơn về doanh nghiệp của thành phố, Ďể mở rộng khả năng Ďầu tư theo Ďịnh hướng của thành phố trong tương lai. Những sự kiện này Ďã dẫn giúp thành phố Ďạt Ďược các khoản Ďầu tư lớn Ďối với lĩnh vực công nghệ sạch như mục tiêu. Sau khi thu hút Ďược các Ďầu tư từ bên ngoài, việc quan trọng tiếp theo Ďó là cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp Ďể hạn chế sự thất bại của các công ty. Cũng giống IPAs, PDC cung cấp dịch vụ tư vấn, chăm sóc cho các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghiệp sạch. Ngoài ra, các công ty trong lĩnh vực Ďược ưu tiên có nhu cầu kết nối với Ďối tác thì sẽ Ďược PDC hỗ trợ. PDC cũng gặp thách thức như IPAs, nhân sự làm việc tại PDC không có nhiều kinh nghiệm với số lượng mỏng và kiến thức trong lĩnh vực này. Để giải quyết vấn Ďề, Uỷ ban này Ďã tự cập nhật bổ sung kiến thức và xây dựng mối quan hệ sâu rộng 993
  7. với các khách hàng của mình. Nhờ sự kết nối sâu sắc thông qua việc chăm sóc kỹ lưỡng, tận tình các doanh nghiệp khách hàng, trong Ďó có một nhóm các doanh nghiệp khách hàng hoạt Ďộng trong lĩnh vực Ďược ưu tiên sẽ nhận Ďược sự chăm sóc Ďặc biệt hơn, Ďã giúp PDC Ďược tiếp cận với những thông tin chi tiết Ďặc quyền về các công trình của các công ty và cả trong lĩnh vực ưu tiên. Sự hiểu biết sâu sắc này và mối quan hệ rộng giúp PDC có thể thiết kế Ďược các chương trình và quảng bá các sự kiện và có thể thu hút nhiều người tham gia. Bên cạnh Ďó, sự hiểu biết về doanh nghiệp, về ngành, lĩnh vực sẽ giúp cho PDC Ďưa ra Ďề xuất chính sách phù hợp với thực tế cho chính quyền. Tại Hàn Quốc, thành phố Ulsan Ďã quy hoạch một quận làm trung tâm công nghiệp lớn nhất Hàn Quốc và là nơi dẫn Ďầu công nghiệp toàn cầu trên nhiều lĩnh vực. Trung tâm này có nhiều khu công nghiệp với số lượng hàng nghìn doanh nghiệp và nhiều doanh nghiệp lớn tập trung tại Ďây. Nhận thức Ďược tầm quan trọng của hoạt Ďộng công nghiệp tác Ďộng Ďến môi trường, năm 2005 Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Ďã giới thiệu kế hoạch mới EIP nhằm chuyển Ďổi các cụm công nghiệp thành các khu công nghiệp sinh thái. Tập Ďoàn cụm công nghiệp Hàn Quốc kết hợp với chính quyền thành phố Ulsan thành lập nên trung tâm EIP Ulsan. Uỷ ban của EIP Ulsan bao gồm các Ďại diện của cơ quan quốc gia liên quan, Ban quản trị khu công nghiệp, các công ty tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, trung tâm nghiên cứu và phát triển của Đại học Ulsan. Trung tâm EIP có nhiệm vụ kêu gọi Ďầu tư vào các quy trình sản xuất xanh nhằm giảm tác Ďộng của khí nhà kính. Quy trình thực hiện của EIP với bước Ďầu tiên xác Ďịnh các dự án tiềm năm trong khu công nghiệp. Sau Ďó, các thành viên của Uỷ ban EIP sẽ cùng Ďiều tra, Ďánh giá tính khả thi của dự án Ďể quyết Ďịnh lựa chọn dự án Ďáp ứng các tiêu chuẩn quy Ďịnh. Sau khi các dự án Ďược cấp phép thì EIP tiếp tục hỗ trợ việc cấp phép hoạt Ďộng, hỗ trợ tài trợ tài chính. Ở tất cả các bước thực hiện trong quy trình, trung tâm EIP Ďóng vai trò là người Ďiều phối chính, xây dựng quy hoạch khu công nghiệp cộng sinh giữa các doanh nghiệp, Ďiều phối các Ďàm phán của doanh nghiệp về cam kết và giá cả sao cho có sự chia sẻ giữa các doanh nghiệp về chi phí và lợi ích. Thách thức Ďặt ra Ďối với EIP Ďó là các doanh nghiệp không muốn có sự can thiệp của chính phủ vào hoạt Ďộng của họ tại các khu công nghiệp vì lo sợ sự giám sát các vi phạm về môi trường. Để giải quyết vấn Ďề này, EIP cung cấp trước cho các chủ dự án tiềm năng biết về quy hoạch cộng sinh trong khu công nghiệp, Ďiều này giúp các dự án tiềm năng nắm rõ lợi ích Ďược ở trong một hệ sinh thái cộng sinh cũng như biết Ďược nghĩa vụ phải thực hiện với môi trường nếu doanh nghiệp tham gia vào hệ sinh thái này. Bên cạnh Ďó, EIP cũng cam kết hỗ trợ giải quyết các vấn Ďề mà các doanh nghiệp Ďối mặt. Sự kiên trì trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch của EIP Ďã giúp cho Ulsan cũng như Hàn Quốc thành công trong việc tạo nên một môi trường kinh doanh thu hút Ďược nhiều dự án Ďầu tư mới. Nam Phi với mục tiêu sử dụng FDI Ďể bắt Ďầu lĩnh vực công nghiệp tái tạo. Hoa Kỳ với mục tiêu thúc Ďẩy công nghệ sạch của các công ty Ďịa phương và tiếp 994
  8. cận thị trường quốc tế. Hàn Quốc với mục tiêu Ďịnh hướng các nhà Ďầu tư hiện có hướng tới mô hình kinh tế xanh. Cả ba trường hợp trên có Ďiểm chung lớn nhất Ďó là sự tham gia trực tiếp của cơ quan nhà nước trong việc thu hút các dự án Ďầu tư xanh cũng từ nước ngoài như Ďảm bảo các doanh nghiệp này Ďi vào hoạt Ďộng và tiếp tục duy trì Ďể Ďạt Ďược mục tiêu tăng trưởng xanh. Các cơ quan phục vụ mục tiêu Ďầu tư xanh Ďều Ďược thành lập riêng chỉ Ďể thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách. Các cơ quan này Ďể hoạt Ďộng hiệu quả thì cần có kiến thức và sự am hiểu sâu sắc về ngành, lĩnh vực. Cơ quan này cũng cần phải xây dựng mạng lưới các nhà Ďầu tư rộng lớn, cần có Ďược cơ chế thực thi các nhiệm vụ của mình thuận tiện và phải có mạng lưới mối quan hệ rộng vươn ra ngoài ranh giới của quốc gia. Đặc biệt, Ďối với những quốc gia Ďang phát triển chưa có kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực xanh thì cần phối hợp với các viện nghiên cứu thực hiện các Ďề tài Ďể bổ sung kiến thức chuyên môn cũng như hiểu biết về thực trạng. Với những kiến thức này, các cơ quan mới có thể thiết kế các chương trình hành Ďộng phù hợp Ďể Ďạt mục tiêu. Johnson (2017) cũng Ďã tổng hợp cách thức thu hút FDI xanh ở một vài quốc gia như Moroco, nhà nước trực tiếp khai thác dự án năng lượng mặt trời thông qua một tập Ďoàn nhà nước thu hút Ďầu tư từ trong và ngoài nước. Những dự án Ďầu tư thân thiện với môi trường sẽ Ďược hỗ trợ tài chính. Ấn Độ cho phép tự do hoá toàn vốn FDI vào năng lượng tái tạo, Ďầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên sẽ Ďược tài trợ từ ngân hàng. Colombia thu thuế 0 Ďối với những hoạt Ďộng sản xuất năng lượng tái tạo, trồng rừng, mức thuế thấp Ďối với dịch vụ du lịch sinh thái và thu hoạch cây trông muộn. Mauritius cũng có chính sách miễn thuế thu nhập 100 và các loại thuế gián thu trong một khoảng thời gian dài cho các công ty Ďầu tư vào các lĩnh vực thân thiện với môi trường. 5. Kết luận Thu hút FDI xanh sẽ giúp Việt Nam thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và hướng tới phát triển bền vững. Từ phân tích thực trạng Ďầu tư tại Việt Nam, có thể thấy rằng thu hút FDI xanh chưa Ďược chính thức Ďề cập Ďến. Hoạt Ďộng FDI nói chung cũng gặp những vấn Ďề khó khăn, chính sách của nhà nước Ďối với các doanh nghiệp Ďầu tư trực tiếp từ nước ngoài khá dễ dãi nên hiệu quả của Ďầu tư trực tiếp nước ngoài chưa thể hiện rõ rệt cho sự phát triển kinh tế nên việc hút FDI xanh không phải là Ďiều Ďơn giản. Việt Nam cần phải thay Ďổi quan Ďiểm thu hút FDI hướng tới thu hút FDI chất lượng, thân thiện với môi trường hơn là Ďuổi theo số lượng FDI. Các FDI xanh sẽ tạo ra giá trị bền vững cho nền kinh tế hơn. Như kinh nghiệm của các quốc gia khác, Ďể thu hút FDI xanh, Ďiều Ďầu tiên chính là hành Ďộng của chính phủ trong việc ban hành cơ chế, chính sách, các tiêu chuẩn cụ thể và rõ ràng về FDI xanh. Chính sách này chính là căn cứ pháp lí Ďể các Ďịa phương phê duyệt, cấp phép cho những dự án Ďúng nghĩa ―xanh‖. Điều này sẽ hạn chế việc thu hút FDI kém chất lượng gây ô nhiễm môi trường. 995
  9. Bên cạnh những quy Ďịnh, tiêu chuẩn về mặt pháp luật Ďối với FDI xanh, các chính sách khác cũng Ďóng vai trò tạo Ďộng lực thu hút Ďầu tư từ các nguồn vốn trực tiếp nước ngoài ứng dụng công nghệ sản xuất thân thiện môi trường, năng lượng tái tạo như cắt hoặc giảm thuế. Chính phủ Ďịnh hướng quy hoạch thí Ďiểm khu vực thu hút FDI xanh Ďể thử nghiệm, Ďánh giá và Ďiều chỉnh chính sách phù hợp. Sự tham gia của chính phủ không chỉ dừng lại ở những chính sách Ďược ban hành mà còn cần thiết có sự can thiệp trực tiếp Ďối với thu hút FDI xanh. Như kinh nghiệm của các quốc gia Ďi trước, chính phủ cần thành lập một cơ quan nhà nước riêng có Ďại diện của nhân viên các Bộ ngành liên quan Ďến thu hút FDI xanh. Trao Ďặc quyền riêng cho cơ quan này Ďể thực hiện các hoạt Ďộng thu hút và hỗ trợ FDI xanh. Sau khi Ďã có một cơ chế chính sách phù hợp và một cơ quan Ďiều phối hoạt Ďộng thu hút FDI xanh thì kiến thức về Ďầu tư xanh và sự hiểu biết về môi trường kinh doanh trong nước và thế giới là yếu tố quan trọng góp phần sự thành công của mục tiêu thu hút FDI xanh. Những kiến thức Ďạt Ďược thông qua sự hợp tác giữa các viện nghiên cứu, các trường Ďại học với cơ quan nhà nước Ďược trao quyền thúc Ďẩy FDI xanh. Lúc này, cơ quan này có Ďủ năng lực Ďể hỗ trợ tư vấn về chính sách cho các FDI xanh phát triển. Mối quan hệ tốt với các FDI sẽ giúp cơ quan này hiểu hơn về hoạt Ďộng của các FDI. Mối quan hệ này càng giúp cơ quan này am hiểu sâu sắc hơn về lĩnh vực xanh, từ Ďó có thể Ďưa ra những tư vấn chính sách phù hợp hơn, theo kịp với thực tiễn hơn cho chính phủ. Để lan toả vai trò cung cấp dịch vụ hỗ trợ FDI xanh của cơ quan nhà nước và mở rộng kết nối với các dự án Ďầu tư xanh trên thế giới, các hội chợ và triển lãm công nghệ xanh cần phải có sự tham gia tổ chức của chính cơ quan hỗ trợ FDI xanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Amendolagine, V., Lema, R. & Rabellotti, R. (2021), Green foreign direct investments and the deepening of capabilities for sustainable innovation in multinationals: Insights from renewable energy, Journal of Cleaner Production, 310, 127381. 2. An Châu (2021), Những Ďiều cần biết về hội nghị biến Ďổi khí hậu COP26. Truy cập tại https://moit.gov.vn/bao-ve-moi-truong/nhung-dieu-can-biet-ve-hoi- nghi-bien-doi-khi-hau-cop26.html 3. Bùi Kiều Anh (2018), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác Ďộng lan toả ở Việt Nam, truy cập tại https://mof.gov.vn/webcenter/portal/cd/pages_r/l/chi-tiet- tin-cong-doan?dDocName=MOFUCM236606 4. Chițimiea, A., Minciu, M., Manta, A. M., Ciocoiu, C. N. & Veith, C. (2021), The Drivers of green investment: a bibliometric and systematic review, Sustainability, 13 (6), 3507. 996
  10. 5. Đàm Thị Thanh Thuỷ (2021), ―Giải pháp thu hút FDI xanh tại Việt Nam‖, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 31, truy cập https://kinhtevadubao.vn/giai-phap- thu-hut-fdi-xanh-tai-viet-nam-21812.html. 6. Đào Hoàng Tuấn & Nguyễn Thị Nhung (2023), Nguồn vốn Ďầu tư xanh từ khu vực nước ngoài tại Việt Nam: Thực trạng và Ďịnh hướng chính sách, truy cập từ https://tapchinganhang.gov.vn/nguon-von-dau-tu- 7. Eyraud, L., Wane, M. A., Zhang, M. C. & Clements, M. B. J. (2011), Who's going green and why? Trends and determinants of green investment, International Monetary Fund. 8. Golub, S. S., Kauffmann, C. & Yeres, P. (2011), Defining and measuring green FDI: an exploratory review of existing work and evidence. 9. Hồ Đình Bảo & cộng sự (2020), Tác Ďộng của Ďầi tư trực tiếp nước ngoài tới môi trường ở Việt Nam, truy cập https://ktpt.neu.edu.vn/Uploads/ Bai%20bao/2020/So%20273/379200.pdf 10. Hoàng Thị Hồng Uyên (2016), Tác Ďộng của FDI Ďối với môi trường tại Việt Nam, truy cập tại https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/95624 11. Hoàng Văn Cương (2020) Thu hút FDI ―xanh‖ gắn với mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam, truy cập tại http://ciem.org.vn/tin-tuc/8830/thu-hut-fdi-xanh-gan-voi-muc-tieu-phat-trien- ben-vung-o-viet-nam?newsgroup=Th%C3%B4ng%20tin%20-%20T%C6%B0% 20li%E1%BB%87u 12. Hohne, N., Khosla, S., Fekete, H. & Gilbert, A. (2012), Mapping of green finance delivered by IDFC members in 2011, Cologne: Ecofys. Truy cập https://www.idfc.org/wp- content/uploads/2019/03/idfc_green_finance_mapping_report_2012_06-14-12.pdf 13. Inderst, G., Kaminker, C. & Stewart, F. (2012), Defining and measuring green investments, OECD. 14. Johnson, L. (2017), Green foreign direct investment in developing countries, truy cập tại https://scholarship.law.columbia.edu/sustainable_investment_staffpubs/12/ 15. Kardos, M. (2014), The relevance of Foreign Direct Investment for sustainable development. Empirical evidence from European Union, Procedia Economics and Finance, 15, 1349-1354. 16. Lê chí trung (2020), Mối quan hệ giữa Ďầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam: Phương pháp ARDL, truy cập tại https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/61269 997
  11. 17. Li, Z., Dong, H., Huang, Z. & Failler, P. (2019), Impact of foreign direct investment on environmental performance, Sustainability, 11(13), 3538. 18. Mai Hương Giang (2023), ―Thu hút vốn Ďầu tư trực tiếp nước ngoài xanh tại Việt Nam‖, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 250. 19. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2022), Tác Ďộng của nguồn vốn FDI Ďến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, truy cập tại http://113.165.166.110:81/ bitstream/DL_134679/66703/1/CVv477S222022025.pdf 20. UNCTAD (2016), Promoting green FDI: Practices and lessons from the field, truy cập tại https://unctad.org/system/files/official-document/webdiaepcb2015d6_en.pdf 21. Vũ Huyền Trang (2023), Đóng góp của Ďầu tư trực tiếp nước ngoài Ďối với kinh tế Việt Nam giai Ďoạn 2016 - 2022 và khuyến nghị chính sách, truy cập https://tapchinganhang.gov.vn/dong-gop-cua-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-doi- voi-kinh-te-viet-nam-giai-doan-2016-2022-va-khuyen-nghi.htm 22. Zhang, X., Song, Y. & Zhang, M. (2023), Exploring the relationship of green investment and green innovation: Evidence from Chinese corporate performance, Journal of Cleaner Production, 412, 137444. 998
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2