Thực trạng thu nộ quỹ Bảo hiểm xã hội và biện pháp nâng cao hiệu quả thu nộp - 5
lượt xem 11
download
- Nguồn sử dụng lao động đóng bằng 15% tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị. - Người lao động đóng bằng 5% tiền lương hàng tháng của mình. - Ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động. - Các nguồn thu khác. Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ quỹ BHXH được sử dụng để chi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng thu nộ quỹ Bảo hiểm xã hội và biện pháp nâng cao hiệu quả thu nộp - 5
- - Nguồn sử dụng lao động đóng bằng 15% tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị. - Người lao động đóng bằng 5% tiền lương hàng tháng của mình. - Ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động. - Các nguồn thu khác. Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ quỹ BHXH được sử dụng để chi cho 5 chế độ mà điều lệ BHXH đ• qui định. Đồng thời được sử dụng để chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp, các ngành. Phần nhàn rỗi được phép đầu tư để bảo tồn giá trị và tăng trưởng quĩ theo qui định của Chính phủ. PHẦN THỨ HAI THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU NỘP BHXH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA I. giai đoạn trước 1/10/1995 1.Tình hình thu nộp và quản lý quỹ BHXH do Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý Trong suốt gần 34 năm quản lý BHXH, Liên đoàn Lao động Việt Nam thu không đủ bù chi, Nhà nước thường xuyên phải hộ trợ và đây chính là gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước trong một thời gian dài. Đặc điểm nổi bật của hoạt động BHXH trong giai đoạn này là tổng thu BHXH đạt được rất thấp. Những năm trước 1987 tỷ lệ đóng BHXH là 4,7% quỹ lương, trong đó tỷ lệ trích nộp chi trả lương hưu chỉ là 1%, chính vì vậy tỷ trọng Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho chế độ này là rất lớn. Trong thời kỳ này, phần thu dùng để chi trả cho lương hưu luôn thấp hơn phần chi trả các chế độ BHXH tức thời (ốm đau, thai sản...). Sau này việc nâng tỷ lệ nộp BHXH lên 15% tổng quỹ lương thì phần dành cho chi trả lương hưu cũng đ• tăng lên. Tuy vậy, do số người được hưởng lương hưu tăng nhanh, cộng thêm vào đó là khó khăn của nền kinh tể trong những năm bao cấp, tình trạng
- thiếu việc làm diễn ra ở nhiều nơi nên kết quả thu nộp BHXH đạt đ ược thấp, Ngân sách Nhà nước phải hỗ trợ ở mức cao, đặc biệt là từ năm 1990 với việc thực hiên Nghị định số 176/CP và 11/CP về giảm biên chế. Để phân tích cụ thể hơn tình hình thực tế công tác thu và quản lý quỹ BHXH trong suốt thời kỳ trước năm 1995 khi Tổng Công đoàn Việt Nam quản lý chia thành 3 giai đoạn sau: - Giai đoạn từ 1962 đến 1963. - Giai đoan từ 1964 đến 1986. - Giai đoan từ 1987 đến tháng 9 năm 1995. 1.1. Giai đoạn 1962 - 1963 Ngày 27/12/1961 Chính phủ ban hành Nghị định số 218/CP quyết định giao cho Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam (sau này là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) quản lý các chế độ thu chi BHXH; theo đó quy định mức thu BHXH là 4,7% tổng quỹ lương cán bộ công nhân viên chức làm việc trong khu vực Nhà nước, riêng đối với công nhân viên chức và quân nhân phục vụ trong lực lượng vũ trang thì không thu BHXH nhưng vẫn thuộc diên hưởng các chế độ, chính sách BHXH vì bộ phận này được Ngân sách Nhà nước đài thọ hoàn toàn. Nguồn thu này dùng để chi trả trợ cấp cho 6 chế độ BHXH: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, mất sức lao động, khoản thiếu hụt sẽ được Ngân sách Nhà nước bù thiếu. Trên cơ sở Nghị định 218/CP, Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam đ• ra quyết định số 364/CP ngày 2/4/1962 xây dựng các nguyên tắc quản lý phân cấp thu chi các chế độ BHXH. Theo quyết định thì việc quản lý quỹ BHXH được thực hiện ở 3 cấp quản lý: - Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam là cấp tổng dự toán thu và chi BHXH. - Liên hiệp Công đoàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số Công đoàn ngành là bộ phận dự toán cấp 1. - Công đoàn cơ sở là đơn vị dự toán cấp 2.
- Công tác quản lý thu chi được quy định cụ thể cho từng cấp theo nguyên tắc cấp trên duyệt dự toán quý và năm cho cấp dưới. Việc thu nộp BHXH từ các cấp công đoàn cơ sở lên các đơn vị dự toán cấp 1 được tính theo phương thức chênh lệch giữa số phải thu nộp với số tạm ứng chi cho các chế độ BHXH tại các đơn vị dự toán cấp 2 theo quy định. Cơ chế hạch toán trên đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế, phù hợp với tình hình tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ ở các thời điểm này và vì vậy công tác thu BHXH đã đạt được tỷ lệ khá so với kế hoạch đề ra Trong giai đoạn này, Ngân sách Nhà nước không phải hỗ trợ cho việc chi trả các chế độ BHXH. Điều này là do việc thực hiên BHXH đang ở trong giai đoạn đầu, nên việc chi trả thấp, chủ yếu là chi trả cho những chế độ ngắn hạn. Tỷ lệ thu nộp BHXH đạt mức 65,36% và 93,53% tương ứng với các năm 1962 và 1963 1.2. Giai đoạn 1964 - 1986 Để phù hợp với yêu cầu quản lý mới theo Quyết định số 62/CP ngày 10/4/1064 của Hội đồng Chính phủ (nay là Thủ tướng Chính phủ) giao bớt nhiệm vụ quản lý một phần của quỹ BHXH cho Bộ Nội vụ (sau này là Ngành lao động - Thương binh & X• hội) với số thu 1% trong số 4,7% quỹ l ương. Trong đó, Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam quản lý ba chế độ BHXH ngắn hạn là: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Bộ Nội vụ quản lý ba chế độ BHXH dài hạn là: chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ mất sức lao động. Thực hiện Quyết định n ày, Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam đ• cùng Bộ Nội vụ ra Thông tư số 13-NV ngày 23/4/1964 hướng dẫn công tác bàn giao nhiệm vụ thu từ quý III năm 1964 cho Bộ Nội vụ. Các khoản thu BHXH trong quý I và quý II năm 1964 thuộc phần quản lý của Bộ Nội vụ sẽ được Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam bàn giao phần chênh lệch còn lại sau khi đã trừ đi các khoản trợ cấp thuộc trách nhiệm thanh toán của Bộ Nội vụ. Trong quá trình bàn giao nhiệm vụ, Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam đ• làm tốt nhiệm vụ hạch toán chi tiết từng khoản thu - chi BHXH, tách từng phần thu 1% và 3,7% theo yêu cầu của Nghị định 218/CP nên việc bàn giao nhìn chung không gặp khó khăn. Trong năm 1964 Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam đ• bàn giao
- cho Bộ Nội vụ 1 triệu đồng, với công tác chi cho ba chế độ từ khoản thu 1% tổng quỹ lương công nhân viên chức Nhà nước. Việc thực hiện công tác thu của Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam đ• gắn trách nhiệm chi cụ thể cho các cơ sở được sử dụng quỹ BHXH để chi cho công tác quản lý. Vì vậy, kết quả thu 3,7% đạt khá cao, năm thấp nhất về thu BHXH cũng đạt 71,88% (1968) kế hoạch đặt ra, năm cao nhất đạt 115,74% (1986) kế hoạch, bình quân cả giai đoạn (1964 - 1986) đạt 94,12% kế hoạch thu hàng năm. Qua bảng 2 ta có thể thấy, tình hình thu nộp BHXH so với kế hoạch đặt ra được thực hiện khá tốt, hầu hết các năm đều đạt được ở mức trên 90%, đặc biệt là những năm cuối thập niên 70 và đầu 80 có nhiều năm vượt năm mức chỉ tiêu đặt ra (trên 100%). Tuy có nh ững năm vượt mức kế hoạch nhưng có thể thấy rõ là việc quy định tỷ lệ đóng BHXH cho các chế độ ngắn hạn ch ưa hợp lý bởi những năm mà vượt chỉ tiêu thu nộp BHXH cũng chính là những năm mà Ngân sách Nhà nước phải hỗ trợ rất lớn. Đơn cử năm 1986 vượt mức kế hoạch 15,74% (l à năm vượt mức kế hoạch cao nhất) nh ưng cũng chính là năm Ngân sách Nhà nước phải hỗ trợ tới 110 triệu đồng. Thực tế này đ• đặt ra vấn đề phải thay đổi trong tỷ lệ đóng góp để giảm nhẹ gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, đồng thời cần có sự tổ chức hợp lý hơn để nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH. 1.3. Giai đoạn từ 1986 đến tháng 9/1995 Theo Quyết định số 181/HĐBT ngày 30/10/1986 của Hội đồng Bộ trưởng, mức đóng góp vào quỹ BHXH nâng từ 3,7% lên 5% tổng quỹ lương. Mục đích của việc tăng tỷ lệ thu BHXH nhằm giảm bớt phần trợ cấp của Ngân sách Nh à nước cho Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam trong việc thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động. Ngoài ra, để nâng cao trách nhiệm đóng góp BHXH của các đơn vị tham gia BHXH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đ• có công văn ra ngày 26/4/1989 về việc phân cấp quản lý quỹ BHXH. Trên cơ sở công văn này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đ• giao quyền chủ động cho công đoàn cơ sở trong việc quyết định chi các chế độ BHXH. Thông qua phân cấp quản lý tỷ lệ chi các chế độ BHXH
- nên đ• quy định cụ thể việc quản lý quỹ BHXH, xây dựng các định mức trích nộp kinh phí BHXH lên công đoàn cấp trên. Hơn thế nữa, để khuyến khích các công đoàn cơ sở trong việc thực hiện thu nộp BHXH nhanh chóng kịp thời, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đ• đề ra chế độ trích thưởng 1% số thu được để làm quỹ khen thưởng cho đơn vị cơ sở đ• thực hiện tốt công tác thu nộp BHXH. Tình hình thu BHXH trong giai đoạn này được thể hiên qua bảng 3: Qua bảng trên ta thấy, việc nâng mức thu từ 3,7% lên 5% tổng quỹ lương trong giai đoạn này do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý đ• có những kết quả bước đầu. Nếu như trong giai đoạn 1964 - 1986 Ngân sách Nhà nước thường xuyên phải cấp bù với số tiền không nhỏ thì đến giai đoạn 1987 - 1995 sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước đ• giảm, mặc dù phần trăm hoàn thành chỉ tiêu thu nộp còn ở mức khiêm tốn. Thực tế này cho thấy, trong các giai đoạn công tác kế hoạch thu dường như chưa sát với thực tế (năm có tỷ lệ thu cao thì Ngân sách Nhà nước phải hỗ trợ nhiều và ngược lại). Cụ thể, năm 1987 thu BHXH đạt 108,91% kế hoạch, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 105 triệu đồng trong khi đó năm 1989 thu đạt 85,54% kế hoạch nhưng Ngân sách Nhà nước không phải hỗ trợ. Qua bảng 4 trên ta có thể dễ dàng nhận thấy tình hình thu BHXH trong thời kỳ 1962 – 1995 thường không đủ bù chi; đặc biệt là những năm 1991 và 1994 số thu chỉ đạt tương ứng là 68,67% và 84,34% so với số chi. Kết quả trên cũng có nghĩa là trong các năm đó Ngân sách Nhà nước đ• phải chuyển sang cho chi trả các chế độ BHXH những khoản tiền không nhỏ. Nhận xét: Qua các số liệu tình hình thu BHXH do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý ta có một số nhận xét sau: - Công tác thu BHXH do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong thời gian dài có kết quả tương đối tốt (trong thời kỳ 1964 - 1986 đều đạt kết quả ở mức khá cao, trong đó có những năm vượt kế hoạch đặt ra). Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một thực tế là những năm có tỷ lệ thu cao so với kế hoạch đề ra cũng lại là những năm Ngân sách Nhà nước phải trợ cấp lớn do quy định về tỷ lệ
- đóng BHXH trên tổng quỹ lương cho các chế độ ngắn hạn chưa hợp lý và vì vậy việc thay đổi tỷ lệ đóng BHXH cho các chế độ trên là một thực tế khách quan. - Chúng ta nên ghi nhận tính chủ động của Tổng Li ên đoàn Lao động Việt Nam trong việc kiến nghị với Nhà nước về vấn đề nâng mức thu BHXH từ 3,7% lên 5% tổng quỹ lương để bảo đảm cân đối thu - chi cho quỹ BHXH. Kết quả thu BHXH trong giai đoạn 1987 đến 9/1995 đ• được cải thiện rõ rệt thể hiện ở con số trợ cấp từ Ngân sách Nhà nước đ• giảm đi đáng kể. 2. Tình hình thu nộp và quản lý quỹ BHXH do Ngành Lao động - Thương binh & X• hội quản lý Để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu quản lý mới, ngày 10/4/1964 Hội đồng Chính phủ (nay là Thủ tướng Chính phủ) đ• có Quyết định số 62/CP giao cho Bộ Nội vụ (sau này là Bộ Lao động -Thương binh & X• hội) quản lý một phần quỹ BHXH, cụ thể là quản lý 3 chế độ dài hạn: - Chế độ hưu trí - Chế độ tử tuất - Chế độ mất sức lao động Trong giai đoạn này, tỷ lệ thu nộp BHXH được quy định ở mức thấp là 1% tổng quỹ lương, hơn nữa còn thực hiện trong một thời gian dài (từ năm 1964 đến giữa năm 1986) vì vậy việc chi trả trợ cấp BHXH cho ba chế độ trên thực sự trở thành gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. Nhận thức được vấn đề không hợp lý trong việc quy định tỷ lệ đóng 1% tổng quỹ lương cho các chế độ dài hạn (hưu trí, tử tuất, mất sức lao động) và không có ý nghĩa thực tiễn trong cân đối thu - chi và đặc biệt không nâng cao được vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh. Hội đồng Bộ trưởng đ• sửa đổi tỷ lệ trích nộp BHXH do Ngành Lao động - Thương binh & X• hội quản lý từ 1% lên 10% tổng quỹ lương, trong đó 2% dành để lại cơ sở làm trợ cấp khó khăn cho công nhân viên chức. Như vậy, con số chính thức mà Bộ Lao động - Thương binh & X• hội thu là 8% tổng quỹ lương, song trên thực tế mức thu này đạt tỷ lệ thấp hơn mà nguyên nhân là do
- tình hình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và do ý thức đóng BHXH của các đơn vị và doanh nghiệp chưa cao. Sau Đại hội VII của Đảng, đi đôi với cải cách một b ước chế độ tiền lương, chế độ chính sách về BHXH, ngày 22/6/1993 Chính phủ đ• ra Nghị định 43/CP nâng mức thu BHXH do Bộ lao động - Thương binh & X• hội quản lý từ 8% lên 15% tổng quỹ lương. Trong gần 32 năm quản lý 3 chế độ BHXH, Ngành Lao động - Thương binh & X• hội thu BHXH đạt tỷ lệ thấp và ngân sách Nhà nước phải hỗ trợ với số tiền lớn, với mức trợ cấp bình quân hàng năm chiếm 74,74% so với chi. Thời gian Ngành Lao động - Thương binh & X• hội quản lý, tình hình thực tế công tác thu và quản lý quỹ BHXH được chia thành 2 giai đoạn lớn sau: - Giai đoạn từ 1964 đến 1987 - Giai đoàn từ 1988 đến tháng 9/1995 2.1. Giai đoạn 1964 - 1987 Trong giai đoạn từ 1964 đến 1987 áp dụng mức thu 1% tổng quỹ l ương cho các chế độ: trợ cấp hưu trí, tử tuất, mất sức lao động. Khi đi vào hoạt động ngành đ• nhận bàn giao kinh phí từ Tổng Công đoàn Lao đông Việt Nam chuyển sang là 1 triệu đồng của năm 1963 và năm 1964 đ• thu được 4,418 triệu đồng. Trong 2 năm đầu thu BHXH theo quy định của Nhà nước đ• đảm bảo chi trả gần đủ cho 14.933 đối tượng được hưởng lương hưu, chi trả trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tuất cho công nhân viên chức từ trần. Trong những năm tiếp theo, số thu từ khoản trích nộp 1% tổng quỹ lương của các đơn vị tăng rất chậm, việc thực hiện nộp tiền BHXH theo quy định không được chấp hành nghiêm chỉnh, đồng thời số người được hưởng các chế độ BHXH ngày càng tăng. Chính vì vậy, phần hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước cũng ngày càng tăng lên. Để phân tích cụ thể hơn ta xem xét các thời kỳ sau: 2.1.1. Thời kỳ 1964 - 1975 BHXH được thực hiện trong giai đoạn này với ý nghĩa nhằm bảo đảm các chính sách x• hội của hậu phương lớn để thực hiện nhiệm vụ giải phón g Miền nam thống nhất đất nước, số thu BHXH so với mức dự kiến thu từ tổng quỹ lương đạt kết quả
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án “Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam thực trạng và giải pháp”
35 p | 1919 | 483
-
Luận văn tốt nghiệp "Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộp quỹ BHXH Việt Nam hiện nay"
89 p | 1113 | 338
-
Luận văn tốt nghiêp “Thực trạng thu - chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ (Nam Định)”
65 p | 725 | 263
-
Đề tài: Thực trạng quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng đối với các doanh nghiệp sản xuất tại công ty ACPA
168 p | 440 | 76
-
Luận văn về: Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộp quỹ BHXH Việt Nam hiện nay
96 p | 151 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán AFA
138 p | 240 | 37
-
Luận văn tốt nghiệp: "Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộp BHXH Việt Nam hiện nay"
84 p | 75 | 20
-
Luận văn về: 'Thực trạng thu nộp quỷ BHXH và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộp quỹ BHXH Việt Nam hiện nay'
84 p | 119 | 19
-
Thực trạng thu nộ quỹ Bảo hiểm xã hội và biện pháp nâng cao hiệu quả thu nộp -4
7 p | 99 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích thực trạng hoạt động quỹ tín dụng và đề xuất thí điểm gói tín dụng mới tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Sóc Trăng - PGD Sóc Trăng giai đoạn 2018-2020
110 p | 22 | 13
-
Luận văn về: Thực trạng thu - chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ (Nam Định)
51 p | 103 | 13
-
Thực trạng thu nộp quỹ Bảo hiểm xã hội và biện pháp nâng cao hiệu quả thu nộp - 1
7 p | 103 | 11
-
Thực trạng thu nộ quỹ Bảo hiểm xã hội và biện pháp nâng cao hiệu quả thu nộp - 7
7 p | 98 | 11
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Thực trạng thu - chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ (Nam Định)”
65 p | 55 | 8
-
Thực trạng thu nộ quỹ Bảo hiểm xã hội và biện pháp nâng cao hiệu quả thu nộp - 8
7 p | 80 | 7
-
Thực trạng thu nộ quỹ Bảo hiểm xã hội và biện pháp nâng cao hiệu quả thu nộp - 6
7 p | 88 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại chi nhánh Công ty TNHH kiểm toán Immanuel - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
107 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn