intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của hộ nghèo ở thành thị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tìm hiểu thực trạng về tiếp cận dịch vụ y tế của hộ gia đình nghèo trên địa bàn thành phố vinh; một số yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ y tế của hộ gia đình nghèo ở thành thị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của hộ nghèo ở thành thị

  1. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI BHYT đã giúp các hộ nghèo tiếp cận DVYT để khám chữa bệnh THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA HỘ NGHÈO Ở THÀNH THỊ n ThS. Ông Thị Mai Thương Trường Đại học Vinh 1. Tiếp cận DVYT của hộ gia đình nghèo trên địa bàn thành phố Vinh hực hiện mục tiêu công bằng trong tiếp T cận với các dịch vụ y tế (DVYT) là định hướng ưu tiên hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe và công bằng xã hội. Tuy nhiên, các hộ Trong tổng số 25 phường/xã với 878 hộ nghèo tại thành phố Vinh, chúng tôi lựa chọn điều tra đối với tất cả các hộ nghèo ở tại 5 phường trung tâm thành phố (Bến gia đình nghèo đang bị hạn chế trong việc tiếp cận Thủy, Cửa Nam, Lê Mao, Hồng Sơn, Hà Huy Tập) và 3 với các DVYT, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời xã ngoại thành (Hưng Chính, Hưng Lộc, Nghi Phú). Trong đó có 2 phường thuộc nhóm có số hộ nghèo nhiều nhất, 2 phường thuộc nhóm có hộ nghèo ít nhất, 1 phường sống, đồng thời tô đậm thêm bức tranh về bất bình thuộc nhóm giữa, 1 xã thuộc nhóm có hộ nghèo nhiều đẳng xã hội. Bài viết này trình bày kết quả nghiên nhất, 1 xã thuộc nhóm có hộ nghèo ít nhất và 1 xã thuộc cứu về mức độ tiếp cận với các DVYT của các hộ nhóm giữa. Tổng số hộ nghèo tại 8 phường/xã được gia đình nghèo tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, chúng tôi lựa chọn làm mẫu nghiên cứu là 208 hộ nghèo. đánh giá thực trạng và nhận diện một số yếu tố tác động đến việc tiếp cận DVYT của nhóm xã hội Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng bảng này, từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho quá hỏi đối với người đại diện của 208 hộ nghèo đã được xác định ở trên có độ tuổi từ 16 tuổi trở lên. 1.1. Thực trạng tiếp cận DVYT của hộ gia đình trình hoạch định và thực hiện chính sách y tế đối nghèo khi không bị bệnh với các hộ gia đình nghèo. Các thông tin định tính Khi không ốm đau, người dân tiếp cận với các DVYT và định lượng trong bài viết được sử dụng từ kết thông qua các hoạt động phòng chống bệnh tật như: khám quả nghiên cứu của tác giả ở đề tài “Những yếu tố sức khỏe định kỳ, tiêm phòng cho người lớn và trẻ em, tủ tác động đến việc tiếp cận dịch vụ y tế của các hộ thuốc dự phòng, khám thai cho bà mẹ mang thai… nghèo ở thành thị” (nghiên cứu tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) thực hiện năm 2013-2015. Khám sức khỏe định kỳ được coi là một chỉ báo quan trọng để đánh giá ý thức chăm sóc sức khỏe cũng như SỐ 9/2016 Tạp chí [21] KH-CN Nghệ An
  2. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI việc tiếp cận DVYT của người dân. Ở các Biểu đồ 1.1. Số lần khám thai (đơn vị: người) nước phát triển, người dân đã hình thành thói quen đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngay cả những đô thị lớn tập trung nhiều hộ gia đình khá giả cũng chưa có thói quen chi trả cho việc khám sức khỏe định kỳ. Đối với các hộ gia đình nghèo tại thành phố Vinh, kết quả khảo sát 208 hộ gia đình nghèo với 582 nhân khẩu cho thấy, chỉ có 28 người được khám sức khỏe định kỳ hàng năm, 72 người khám định kỳ không thường xuyên, còn lại phần lớn người dân không được tiếp cận dịch vụ này. (Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài, năm 2013-2014) Nguyên nhân cơ bản xuất phát từ điều kiện kinh tế hạn hẹp không cho phép người dân Theo khuyến cáo của các bác sỹ, trong quá trình mang đặt vấn đề phòng bệnh lên hàng đầu dù có thai, các bà mẹ ít nhất phải khám thai 6 lần theo các mốc thể họ biết nếu khám sức khỏe định kỳ và quan trọng: 5 tuần, 7 tuần, 11-13 tuần, 21-24 tuần, 30-32 phát hiện bệnh sớm hơn, tiền chữa bệnh sẽ tuần, 39-40 tuần [6], tuy nhiên, số lần khám thai của các ít đi, thời gian chữa ngắn hơn và khả năng phụ nữ mang thai trong các hộ gia đình nghèo còn rất hạn khỏi bệnh cao hơn. chế, trung bình chỉ 2,4 lần/người trong quá trình mang thai. Khi tìm hiểu về hoạt động tiêm phòng, Tiêu chí tiếp theo đánh giá việc tiếp cận DVYT của hộ kết quả cho thấy ở các địa bàn khảo sát, nghèo khi không ốm đau là sự chuẩn bị sẵn tủ thuốc dự trong năm 2014, chỉ có có 44 người được phòng trong gia đình. Kết quả cho thấy, chỉ có 88 hộ tiêm phòng, trong đó chủ yếu là tiêm (chiếm 15%) có tủ thuốc dự phòng, đây là con số rất hạn phòng cho trẻ em. Mặc dù các hộ gia đình chế. Tuy nhiên, con số này chưa đủ để khẳng định các hộ hiểu rõ vai trò, tác dụng của dịch vụ này, nghèo chưa ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe hay bị tuy nhiên trong số 36 trẻ được khảo sát ở hạn chế khi tiếp cận DVYT, bởi hiện nay, việc mua thuốc độ tuổi tiêm phòng mở rộng, chỉ có 22 trẻ khá dễ dàng và thuận tiện. Tại thành phố Vinh, có tổng số (chiếm 61%) được tiêm phòng đầy đủ, còn gần 900 nhà thuốc đủ tiêu chuẩn cung cấp thuốc cho nhân 12 trẻ (chiếm 33%) chỉ được tiêm phòng dân, tính trung bình mỗi phường có 36 nhà thuốc với đa khi sinh và 2 trẻ (chiếm 6%) được tiêm dạng các loại thuốc tây y và đông y [4]. Có thể đây là phòng nhưng không đầy đủ. Hầu hết trẻ nguyên nhân các hộ gia đình thấy không cần thiết phải có đều được tiêm tại các trạm y tế xã/phường, tủ thuốc dự phòng trong nhà. không có gia đình nào đưa trẻ đến tiêm tại Như vậy, khi không bị bệnh, việc tiếp cận với các các trung tâm hay phòng khám dịch vụ DVYT của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Vinh còn rất khác. Điều này cho thấy việc tiếp cận với hạn chế, ngoài việc tiêm phòng đầy đủ cho trẻ em theo các dịch vụ tiêm phòng của các hộ nghèo Chương trình Tiêm phòng mở rộng Quốc gia chiếm trên còn rất hạn chế, đặc biệt là các dịch vụ chất 50% thì tỷ lệ tiếp cận với các dịch vụ khám sức khỏe định lượng cao. kỳ, tiêm phòng cho người lớn, tủ thuốc dự phòng hay Bên cạnh đó, hoạt động khám thai của khám thai cho các bà mẹ mang thai còn rất ít. Đây cũng là các bà mẹ khi mang thai cũng là một tiêu chí một thực trạng đáng lưu tâm khi nhìn vào bức tranh tiếp để đánh giá việc tiếp cận DVYT khi không cận y tế của hộ nghèo tại thành thị. ốm đau của hộ nghèo. Bởi lẽ, khám thai cho 1.2. Thực trạng tiếp cận DVYT của hộ gia đình nghèo chúng ta biết được sức khỏe hiện tại của mẹ khi bị bệnh và con, cho phép các bác sỹ và gia đình theo Tại các địa bàn nghiên cứu, có 482 người (chiếm dõi sức khỏe của mẹ và bé để sớm phát hiện 82,8%) và 702 lượt ốm. Khi bị ốm, các hộ nghèo có nhiều những bệnh tật không mong muốn. Tuy cách chữa trị khác nhau: không chữa, tự mua thuốc ở các nhiên, khảo sát 34 bà mẹ được hỏi về số lần nhà thuốc, đến trạm y tế xã/phường, đến bệnh viện huyện, khám thai trong quá trình mang thai cho kết bệnh viện tỉnh, bệnh viện Trung ương hay các bệnh viện quả như sau: ngành, hoặc đến khám ở các cơ sở y tế tư nhân. Trong đó, [22] Tạp chí SỐ 9/2016 KH-CN Nghệ An
  3. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI lựa chọn nhiều nhất của các hộ nghèo là tự mua Tiếp cận với dịch vụ thuốc chữa bệnh: Dịch thuốc ở nhà thuốc (302 lựa chọn, chiếm 43%), một vụ thuốc chữa bệnh là hệ thống DVYT cung ứng số khác chọn cách “không chữa trị, tự khỏi” (154 lựa nhu cầu thuốc men cho người dân. Bảng 1.2 biểu chọn, chiếm 22,8%). thị việc người nghèo có sử dụng dịch vụ thuốc Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu việc chữa bệnh khi bị bệnh trong 12 tháng qua, kết quả tiếp cận của hộ nghèo với các loại dịch vụ y tế khi bị cho thấy gần 1/4 số lượt người nghèo không tiếp bệnh như sau: cận được với dịch vụ này. Bảng 1.2. Số lần sử dụng thuốc chữa bệnh của các hộ nghèo tại thành thị Có sử dụng dịch vụ thuốc Không sử dụng dịch vụ thuốc Số lượt ốm (người) Tần số (N) Tần suất (%) Tần số (N) Tần suất (%) 702 548 78,1 154 21,9 (Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài, năm 2013-2014) Các DVYT được sử dụng để mua thuốc chữa bệnh Bên cạnh đó, khi so sánh tương quan giữa dịch là: thuốc bảo hiểm, thuốc tự mua, sử dụng cả hai loại vụ thuốc chữa bệnh được sử dụng và bệnh trong dịch vụ thuốc trên, hay sử dụng các loại thuốc từ 12 tháng của hộ nghèo (Bảng 1.3) cho thấy: Đối nguồn khác. Trong đó, hộ nghèo lựa chọn dịch vụ với hộ gia đình nghèo trong khảo sát này, khi bị thuốc tự mua (308 lượt sử dụng) nhiều hơn dịch vụ những bệnh cần sự can thiệp của chuyên khoa sâu thuốc theo chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) (231 lượt như bệnh tim mạch, huyết áp, đau lưng, cột sử dụng) và ít nhất là sử dụng các loại thuốc từ nguồn sống..., họ lựa chọn mua thuốc theo chế độ BHYT khác (9 lượt sử dụng). Như vậy, các hộ nghèo không nhiều nhất. Ngược lại, khi bị những bệnh đơn phụ thuộc hoàn toàn vào thẻ BHYT khi mua thuốc giản như “cảm thông thường” thì họ tự mua thuốc chữa bệnh. về chữa trị. Bảng 1.3. Tương quan giữa loại bệnh và dịch vụ thuốc sử dụng Mua thuốc từ dịch vụ y tế nào Bệnh trong 12 tháng Chế độ BHYT Tự mua Khác N % cột N % cột N % cột Bệnh cảm thông thường 36 15.58 186 60.39 3 16.67 Bệnh tim mạch 35 15.15 26 8.44 0 0 Bệnh huyết áp 22 9.52 12 3.9 0 0 Viêm xoang 3 1.3 4 1.3 0 0 Đau lưng, đau cột sống 34 14.72 23 7.47 4 22.22 Tiểu đường 6 2.6 0 0 0 0 Hen suyễn 0 0 6 1.95 0 0 Dạ dày 10 4.33 8 2.6 0 0 Đường ruột 9 3.9 7 2.27 0 0 Sốt xuất huyết 0 0 0 0 0 0 Bệnh về mắt 0 0 13 4.22 0 0 Ung thư 8 3.46 0 0 0 0 Lao phổi 6 2.6 0 0 0 0 Tâm thần 4 1.73 12 3.9 2 11.11 Khác 58 25.11 11 3.57 9 50 (Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài, năm 2013-2014) SỐ 9/2016 Tạp chí [23] KH-CN Nghệ An
  4. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Tiếp cận với dịch vụ khám bệnh: Kết quả khảo sát cho thấy có đến hơn 1/2 hộ gia đình nghèo không tiếp cận với dịch vụ khám bệnh khi ốm đau. Trong 482 người có bệnh, với 702 lượt ốm, chỉ có 246 lượt ốm (35%) có sử dụng các dịch vụ khám bệnh, còn lại 456 lượt ốm (65%) không sử dụng dịch vụ khám bệnh. Lý giải cho hiện tượng này, các hộ nghèo cho rằng khi bị bệnh, nếu bệnh nhẹ (vẫn có thể đi làm được), họ chọn cách thức không chữa, không khám, để tự khỏi hoặc tự mua thuốc ở các hiệu thuốc. Chỉ đến khi họ bị các bệnh nặng (không thể đi làm được) mới sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, một số người bị những bệnh mãn tính như: dạ dày, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, hen suyễn… cũng Khi bệnh nhẹ, các hộ nghèo thường chọn giải pháp không đi khám bệnh thường xuyên mà chỉ tự mua thuốc để chữa mua thuốc theo phác đồ điều trị cũ. 2. Một số yếu tố tác động đến việc tiếp cận DVYT Tỷ lệ lượt khám có dùng BHYT cũng của hộ gia đình nghèo ở thành thị chiếm đa số (219 lượt, chiếm 89%), chỉ có số 2.1. Kinh tế hộ gia đình ít (27 lượt khám, chiếm 11%) không dùng thẻ Với mức thu nhập trung bình của hộ nghèo tại thành BHYT. Theo báo cáo của Sở Y tế Nghệ An, phố Vinh là 1.219.000 đồng/tháng/hộ (tính cả thu nhập trong năm 2013, trên địa bàn thành phố có chính và các khoản thu, khoản trợ cấp khác), chia theo 908.169 lượt bệnh nhân khám bệnh tại các cơ số nhân khẩu là 436.000 đồng/nhân khẩu/tháng, trong sở y tế công và 453.221 lượt bệnh nhân khám khi tổng chi trung bình là 2.532.000 đồng/tháng/hộ thì bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân. Như vậy, trung các hộ nghèo không có đủ điều kiện để tiếp cận với các bình có trên 33% lượt bệnh nhân khám bệnh DVYT. Do điều kiện kinh tế khó khăn nên họ quan niệm tại các cơ sở y tế tư nhân, trong khi người rằng: dù có bệnh nhưng vẫn đi làm/đi học được thì vẫn nghèo theo kết quả nghiên cứu trên địa bàn ở nhà, không chữa trị. Nếu bệnh nặng hơn sẽ đi mua khảo sát chỉ chiếm gần 11%. So sánh này cho thuốc ở nhà thuốc, chỉ khi bệnh trầm trọng, có ảnh hưởng thấy, việc tiếp cận với các DVYT tư nhân của đến sự sống còn thì mới đến các cơ sở y tế để khám chữa hộ nghèo hạn chế hơn rất nhiều so với các bệnh. Tuy nhiên, trong thực tế khi bệnh càng nặng, tỷ lệ nhóm xã hội khác, đồng thời thực trạng này phải sử dụng các DVYT phức tạp và thuốc biệt dược góp phần tô đậm thêm bức tranh bất bình đẳng càng cao, những dịch vụ này ít hoặc bị hạn chế mức chi giữa nhóm hộ nghèo với các nhóm xã hội khác trả trong BHYT. Vì vậy, với một số trường hợp bệnh về việc tiếp cận các DVYT. nặng, lựa chọn của hộ nghèo là “không chữa trị”. Đối Tiếp cận với dịch vụ chữa bệnh: Trên thực với các bệnh mãn tính, hay bệnh đã có kết quả của bác tế, không phải bệnh nào cũng phải sử dụng sỹ, họ lựa chọn điều trị theo phác đồ cũ. dịch vụ chữa bệnh, chỉ áp dụng đối với những 2.2. Thủ tục hành chính bệnh mà bệnh nhân phải thực hiện các phác đồ Khi đi khám chữa bệnh, thủ tục hành chính luôn là điều trị để điều trị và phục hồi sức khỏe. Số vấn đề được người bệnh coi trọng. Tại các cơ sở cung lượt người sử dụng dịch vụ chữa bệnh trong cấp DVYT theo chế độ BHYT, thủ tục hành chính được các hộ nghèo tại thành phố là 128 lượt, chiếm các hộ nghèo đánh giá là “rườm rà” và mức độ hài lòng 18,2% lượt người bị ốm đau. Trong đó, số lượt không cao bằng các cơ sở cung cấp DVYT không dùng sử dụng dịch vụ chữa không dùng BHYT là 4 BHYT. Đây là một rào cản cho sự tiếp cận với các lượt (3,1%), còn lại 124 lượt người (96,9%) có DVYT theo chế độ BHYT của hộ nghèo. sử dụng chế độ BHYT khi chữa bệnh. Như 2.3. Thời gian chờ đợi vậy, trong việc tiếp cận các DVYT chữa bệnh, Đối với các DVYT theo chế độ BHYT, mặc dù phần các hộ nghèo cũng chủ yếu sử dụng chế độ lớn hộ nghèo trong nghiên cứu này đánh giá về thời gian BHYT. chờ đợi là bình thường, nhưng tỷ lệ đánh giá “rất lâu” [24] Tạp chí SỐ 9/2016 KH-CN Nghệ An
  5. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh là một trong những giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận DVYT tốt hơn và “khá lâu” nhiều hơn tỷ lệ đánh giá điều trị phức tạp. Ngoài ra, còn một lý do nữa là tình trạng “nhanh” và “rất nhanh”. Chính thủ tục rườm cho người bệnh làm nhiều những xét nghiệm hay chỉ định rà là nguyên nhân chính làm cho thời gian khám các hạng mục không cần thiết nhằm làm tăng số lượt chờ đợi lâu. Đây trở thành một hạn chế có sử dụng các thiết bị, DVYT của một số cán bộ y tế cũng tác động đến việc tiếp cận với các DVYT góp phần làm tăng mức chi trả cho y tế của hộ nghèo khi của hộ nghèo. Còn các DVYT không dùng bị ốm đau. Ảnh hưởng đến việc tiếp cận với các DVYT BHYT thì thời gian chờ đợi được phần lớn của họ. Đối với các DVYT không dùng thẻ BHYT, hộ hộ nghèo đánh giá là “bình thường”, nghèo phải thanh toán 100% tiền khám, chữa bệnh và mua “nhanh” và “rất nhanh”. Chỉ một số rất ít hộ thuốc mà không được hỗ trợ, điều này vượt quá mức chi nghèo đánh giá “lâu” và “rất lâu”. Bởi tại các trả so với thu nhập của họ. Do vậy, đây trở thành một rào cơ sở y tế này, các thủ tục hành chính ít phức cản rất lớn trong việc tiếp cận y tế của hộ nghèo. tạp hơn, do vậy rút ngắn thời gian chờ đợi. 2.5. Chất lượng phục vụ của nhân viên y tế Mặt khác, một lý do nữa làm cho thời gian Có sự khác biệt trong đánh giá của hộ nghèo về chất chờ đợi ở các cơ sở y tế này nhanh hơn là do lượng phục vụ của nhân viên y tế đối với hai loại DVYT số lượt người đến khám, chữa bệnh ít hơn theo chế độ BHYT và DVYT không dùng BHYT trong các cơ sở y tế khám chữa bệnh theo chế độ việc khám chữa bệnh. Phần lớn hộ nghèo trong nghiên cứu BHYT. này đều đánh giá “rất tốt” và “tốt” đối với các DVYT 2.4. Chi phí không dùng BHYT trong khi lại đánh giá “bình thường” Tuy có thẻ BHYT, nhưng các hộ nghèo đối với các DVYT theo chế độ BHYT. vẫn rất lo ngại vấn đề chi phí trong quá trình Các hộ nghèo cho biết họ cảm thấy không được các cán khám chữa bệnh bởi giá DVYT chi trả cho bộ y tế tôn trọng khi dùng thẻ BHYT hộ nghèo đi khám BHYT khá thấp, vì vậy với một số loại thuốc chữa bệnh. Trong khi đó, họ hài lòng nhiều hơn với chất và DVYT, hộ nghèo phải bỏ tiền thêm. Đặc lượng phục vụ của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế không biệt, bệnh càng nặng, cần càng nhiều thuốc dùng BHYT. biệt dược và sử dụng các máy móc, kỹ thuật 2.6. BHYT cho người nghèo cao thì hộ nghèo càng phải phụ thêm nhiều Nhà nước ban hành chính sách về BHYT cho người chi phí. Bên cạnh đó, việc giới hạn mức cùng nghèo nhằm giảm bớt gánh nặng về tài chính y tế, đồng chi trả 5%, cũng đã làm giới hạn khả năng thời tăng cường khả năng tiếp cận các DVYT cho hộ tiếp cận với các DVYT của một số hộ nghèo, nghèo, hướng tới mục tiêu công bằng trong công tác chăm nhất là đối với những trường hợ bệnh nặng sóc sức khỏe nhân dân. Tỷ lệ sử dụng thẻ BHYT khi ốm hay bệnh mãn tính phải điều trị lâu dài hoặc đau đối với các hộ nghèo trên địa bàn khảo sát là 96%, chỉ SỐ 9/2016 Tạp chí [25] KH-CN Nghệ An
  6. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI có 6% không sử dụng thẻ BHYT. Tuy mức các chức năng quản lý vĩ mô khác như quy hoạch, kế hoạch, độ sử dụng thẻ có sự khác nhau nhưng đã kiểm tra giám sát... nhằm làm hạn chế các trường hợp tiêu cho thấy tác động của chính sách thẻ BHYT cực, lạm dụng, tư lợi trong việc thực hiện các chính sách đối với việc tiếp cận DVYT của hộ nghèo. công hay thực hiện không đúng quy trình, chất lượng… BHYT đã giúp cho hộ nghèo tiếp cận với các Điều này rất quan trọng nhằm giúp hộ nghèo nói riêng và DVYT để khám chữa bệnh. các đối tượng khác nói chung được hưởng các chế độ đúng 3. Kết luận và khuyến nghị với tiêu chuẩn đề ra. Hiện nay, mức độ tiếp cận với các DVYT 3.3. Cần có biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa của hộ nghèo tại thành phố Vinh còn rất hạn bệnh, giảm chi phí y tế, bằng cách nâng cao trình độ đội chế. Họ có thể không chữa trị khi bị bệnh ngũ cán bộ y tế, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhẹ, hoặc có thể tự mua thuốc tại các nhà đảm bảo chất lượng thuốc và các kỹ thuật chẩn đoán… thuốc. Phần lớn, khi bệnh đã nặng, có ảnh Ngoài ra cần có các cơ chế tài chính và quản lý phù hợp hưởng đến sự sống còn thì họ mới đến các nhằm khuyến khích sử dụng DVYT hợp lý. Cần nghiêm cơ sở cung cấp DVYT để điều trị. Đặc biệt, khắc xử lý các tình huống lạm dụng xét nghiệm hay nhận thẻ BHYT có tác động rất lớn với việc tiếp quà biếu của một số bác sỹ và nhân viên y tế. cận DVYT của hộ nghèo. Từ thực trạng đó, 3.4. Nhà nước xóa bỏ hoàn toàn bao cấp trong khám tác giả đề xuất một số khuyến nghị để hoàn chữa bệnh, chuyển đổi hẳn cơ chế tài chính y tế truyền thiện chính sách khám chữa bệnh cho người thống sang chế độ BHYT. Thực hiện BHYT bắt buộc theo dân nói chung, tạo điều kiện cho người định hướng của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. nghèo được tiếp cận với DVYT tốt hơn. 3.5. Người dân cũng cần chủ động giảm chi phí y tế 3.1. Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất trực tiếp: chăm sóc sức khỏe chủ động, đi khám sức cho các cơ sở cung cấp DVYT, đặc biệt với khỏe định kỳ, đi khám sớm khi có vấn đề về sức khỏe, các DVYT công, nơi thực hiện việc khám hạn chế tự điều trị và tự tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh chữa bệnh chủ yếu cho hộ nghèo và phụ nữ được chuẩn đoán và điều trị để có thể lựa chọn các nghèo, từng bước giải quyết tình trạng quá DVYT phù hợp. tải tại các bệnh viện, góp phần làm tăng việc 3.6. Tăng cường công tác truyền thông - giáo dục sức tiếp cận với các DVYT cho hộ nghèo. khỏe cho người dân, đặc biệt chú trọng đến nhóm hộ 3.2. Đi kèm với việc tiếp tục triển khai các nghèo giúp họ nâng cao về nhận thức chăm sóc sức khỏe chính sách về y tế, Nhà nước cần thực hiện cũng như có những hành động hợp lý khi bị ốm đau./. Tài liệu tham khảo 1. Đặng Nguyên Anh (2007), Những yếu tố quyết định khả năng tiếp cận bảo hiểm y tế ở Việt Nam, Tạp chí Xã hội học, số 1/2007, Hà Nội. 2. Đặng Bội Hương (2006), Đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam và Trung Quốc, Nxb Y học, Hà Nội. 3. Võ Thị Cẩm Ly (2010), Phụ nữ nghèo ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An: thực trạng, nguyên nhân và chiến lược thoát nghèo, Luận văn Thạc sĩ Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Nguyễn Bá Ngọc, Bùi Xuân Dự (2011), Một số vấn đề lý luận trong khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội, Tạp chí Khoa học Lao động và Xã hội, số 22, quý I/2011, Hà Nội. 5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008, Hà Nội. 6. Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội - những đóng góp về mặt lý luận và ứng dụng thực tiễn, Tạp chí Xã hội học, số 3/2005, Hà Nội. 7. Nguyễn Ngọc Thụy (2010), Bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Xã hội học, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. UBND thành phố Vinh (2013), Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2014, ra ngày 27/11/2013, Tài liệu lưu tại UBND thành phố Vinh, Nghệ An. 9. UBND thành phố Vinh (2013), Báo cáo tổng hợp điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2013, Tài liệu lưu tại UBND thành phố Vinh, Nghệ An. 10. Phan Thị Thúy Hà (2015), Những yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ y tế của các hộ nghèo ở thành thị (Nghiên cứu tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), Luận văn Thạc sĩ Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. [26] Tạp chí SỐ 9/2016 KH-CN Nghệ An
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2