intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001-2010): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:310

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001-2010)" phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khái quát chung về nhiệm vụ công tác thuế giai đoạn 2001- 2010; tiến trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế giai đoạn 2001- 2010. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001-2010): Phần 1

  1. BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ (GIAI ĐOẠN 2001 - 2010) HÀ NỘI - 2015
  2. “...Cán bộ thuế không chỉ thu được thuế, mà còn thu được cả lòng dân” HỒ CHÍ MINH
  3. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ LỜI NÓI ĐẦU Thuế là một trong những công cụ quản lý điều hành kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong mỗi giai đoạn phát triển, hệ thống thuế được thiết kế và vận hành bảo đảm phù hợp với sự phát triển, cơ cấu của nền kinh tế, pháp luật thể chế. Quá trình cải cách hệ thống chính sách thuế của Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ khi có Nghị quyết Đại hội VI của Đảng năm 1986 về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, nền kinh tế nước ta bước đầu chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điểm nổi bật trong cải cách thuế giai đoạn này là thống nhất áp dụng hệ thống chính sách thuế đối với khu vực nhà nước và phi nhà nước trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Hệ thống chính sách thuế bao gồm thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế lợi tức, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tài nguyên, thuế nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế môn bài, lệ phí trước bạ và các loại phí, lệ phí khác. Từ cuối những năm 1990 đến đầu những năm 2000, nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đẩy mạnh và mở rộng hơn nữa xu thế hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế, thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư gián tiếp, trực tiếp nước ngoài, hệ thống chính sách thuế tiếp tục được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện. Một số sắc thuế tiếp tục được sửa đổi như chuyển từ thuế doanh thu sang thuế giá trị gia tăng, thuế lợi tức sang thuế thu nhập doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung các loại thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và một số loại thuế khác; bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế sát sinh nhằm tiếp cận dần với thông lệ khu vực và quốc tế. 4 I
  4. GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 Thực hiện đường lối của Đảng tiếp tục đưa nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, hệ thống chính sách thuế của nước ta được nghiên cứu cải cách theo hướng hiện đại, tăng cường tính công bằng, hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế trong điều kiện mới, đồng thời cũng đảm bảo thực hiện cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức. Để có định hướng rõ ràng về công tác cải cách hệ thống thuế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 06/12/2004 phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 với mục tiêu tổng quát là: “xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Trong giai đoạn 2001 - 2010, trước những đòi hỏi của tình hình mới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành Thuế tích cực tự hoàn thiện và đổi mới thông qua những bước đi quyết liệt thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế. Cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác, với phương châm “Thu thuế phải thu được lòng dân”, ngành Thuế đã không ngừng đổi mới phương thức quản lý, nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động về mọi mặt, hoàn thiện các giải pháp quản lý, đặt trọng tâm nhiệm vụ vào tháo gỡ mọi khó khăn liên quan đến việc thực hiện cơ chế, chính sách thuế, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, phát triển và khơi thông các nguồn thu. Nhờ kinh tế tăng trưởng nhanh và công tác quản lý thuế ngày càng hoàn thiện nên liên tục trong giai đoạn 2001-2010, thu ngân sách nhà nước luôn hoàn thành vượt mức dự toán Quốc hội giao, năm sau tăng hơn năm trước. Những kết quả trên đã góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển toàn diện của đất nước, tăng thêm dự trữ quốc gia, kiềm chế lạm phát, giảm bội chi, đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. I 5
  5. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống ngành Tài chính (28/8/1945-28/8/2015), kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam (10/9/1945 - 10/9/2015), Tổng cục Thuế và Tạp chí Tài chính biên soạn, xuất bản cuốn sách: “Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”, tập III (2001-2010). Nội dung cuốn sách nhằm cung cấp cho bạn đọc trong và ngoài ngành Thuế những tư liệu tham khảo về quá trình cải cách thuế ở nước ta và đánh giá chung về kết quả thực hiện cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001 - 2010. Cuốn sách không có tham vọng ghi lại toàn bộ lịch sử thuế Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010 và tổng kết những bài học cần thiết, mà chỉ nhằm giới thiệu những nét khái quát về quá trình cải cách hệ thống thuế ở nước ta trong giai đoạn 2001 - 2010. Đây cũng là cuốn sách được xuất bản tiếp theo các tập I và II “Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử” xuất bản năm 2001, trong đó: Tập I giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của ngành Thuế Việt Nam từ trước Cách mạng Tháng Tám đến ngày thống nhất đất nước, tập II từ sau ngày thống nhất đất nước đến ngày 30 tháng 6 năm 2001. Mặc dù Tổng cục Thuế, Tạp chí Tài chính, Ban biên soạn đã cố gắng sưu tầm tài liệu và biên soạn nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sơ suất, khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý và cảm thông từ bạn đọc. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! BÙI VĂN NAM Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế 6 I
  6. GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 LỜI GIỚI THIỆU Cách đây 70 năm, cùng với niềm vui giành được độc lập dân tộc (19/8/1945) và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, vào ngày 10/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký sắc lệnh số 27 lập ra Sở Thuế quan và thuế gián thu. Đây là cơ sở pháp lý và là tiền đề cho ngành Thuế Nhà nước Việt Nam ra đời và phát triển. Với sự lớn mạnh không ngừng cả về lượng và chất của ngành Thuế đã góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, ngày 6/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1370/QĐ-TTg lấy ngày 10 tháng 9 hàng năm là “Ngày Truyền thống của ngành Thuế Việt Nam”, ghi nhận sự cống hiến và bề dày thành tích của ngành Thuế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và của Bộ Tài chính, được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, lớp lớp các thế hệ cán bộ công chức, viên chức ngành Thuế đã không ngừng phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945), Quỹ ngân khố trung ương chỉ có 1.250 nghìn đồng Đông Dương. Trước yêu cầu chi cho nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và ổn định đời sống nhân dân, Đảng, Bác Hồ và Chính phủ quyết định xoá bỏ thuế thân; bãi bỏ chế độ độc quyền muối, rượu, thuốc phiện (là I 7
  7. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ những chính sách nô dịch của chế độ thực dân phong kiến), giảm thuế điền thổ để khuyến khích nhân dân tăng gia sản xuất... Các chủ trương, chính sách và biện pháp tài chính, tiền tệ đã khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần độc lập, tự chủ và sự đóng góp của nhân dân; những sắc lệnh, nghị định về chính sách thuế, hệ thống tổ chức thuế được thực hiện nghiêm túc. Nhờ đó, số thu ngân sách nhà nước đáp ứng nhu cầu cấp bách, quan trọng của chính quyền cách mạng và tiếp sức cho cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Trong giai đoạn 1955 - 1965, ngành Thuế tham mưu cho Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống thuế áp dụng thống nhất trên toàn miền Bắc (gồm có thuế nông nghiệp thu bằng hiện vật và 12 thứ thuế thu bằng tiền). Sau đó, theo Nghị định 197/ CP ngày 7/11/1961 của Chính phủ, Sở Thuế công thương nghiệp được chuyển thành Vụ Thu quốc doanh và thuế; đồng thời, Vụ Thuế nông nghiệp được chuyển thành Vụ Tài vụ hợp tác xã và Thuế nông nghiệp. Hệ thống chính sách thuế mới được ban hành và số thu ngân sách có những chuyển biến mới với tỷ lệ động viên tài chính chiếm từ 28% - 30% thu nhập quốc dân, phần thu trong nước chiếm tỷ trọng 70% - 80% tổng số thu ngân sách nhà nước. Trong những năm cả nước tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1966-1975), ngành Thuế cùng cấp uỷ, chính quyền các địa phương phát động phong trào “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”...; đồng thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước nhiều giải pháp thuế phù hợp áp dụng cho hai miền Bắc, Nam. Cụ thể: Ở miền Bắc, tổ chức ngành Thuế được cải tiến theo Nghị định 61/CP ngày 20/3/1974 của Hội đồng Chính phủ; ngành Thuế đề ra chính sách, tổ chức quản lý thu phù hợp có hiệu quả rõ rệt, với tổng thu ngân sách thời kỳ 1966 - 1970 tăng gấp 2 lần so với thời kỳ 1961 - 1965, thời kỳ 1971 - 1975 tăng gấp 2,7 lần so với thời kỳ 1961 - 1965. Ở miền Nam, chính quyền Cách mạng Lâm thời thực hiện chính sách động viên hợp lý như: “Đảm phụ nuôi quân”, “Đảm phụ nông nghiệp”, “Đảm phụ công thương nghiệp”... tạo ra nguồn lực tài chính để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 8 I
  8. GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, ngành Thuế nghiên cứu trình các cấp có thẩm quyền ban hành một hệ thống chính sách thuế mới thay thế cơ bản chính sách thuế trước đó. Đồng thời, nghiên cứu, trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 281-HĐBT ngày 7/8/1990 về việc thành lập hệ thống thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Từ đó cho đến nay, ngành Thuế hoạt động với một bộ máy thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Việc thực hiện hệ thống chính sách thuế và cơ cấu tổ chức mới đã góp phần làm cho số thu nội địa liên tục vượt dự toán giao, năm sau cao hơn năm trước, tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng thu ngân sách; tỷ lệ động viên từ thuế và phí so với GDP ngày càng tăng (từ 12,83% GDP năm 1992 tăng lên 23,52% năm 1996); số thu thuế năm 1996 gần bằng 9,5 lần số thu năm 1990. Từ kết quả đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) khẳng định: “Việt Nam đã hình thành được hệ thống thuế áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế, nâng dần tỷ lệ động viên thuế và phí trong GDP, tạo thành nguồn thu chính cho ngân sách nhà nước, bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên và tăng dần dành cho đầu tư phát triển...”. Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước, ngành Thuế đã nghiên cứu xây dựng và trình Bộ Tài chính trình Chính phủ phê duyệt “Chiến lược cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế đến năm 2010”. Qua 10 năm triển khai thực hiện, kết quả của việc cải cách chính sách thuế, phí và lệ phí giai đoạn 2001- 2010 đã thực hiện tương đối kịp thời theo tiến độ đề ra; bảo đảm chính sách thuế, phí, lệ phí là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, động viên được các nguồn lực, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển nhanh; khuyến khích xuất khẩu, đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; góp phần quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt với sự nỗ lực phấn đấu lao động và thi đua sôi nổi, ngành Thuế đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách được giao, năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước, kết quả thu ngân sách vừa đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên, vừa đảm bảo yêu cầu I 9
  9. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ chi cho đầu tư phát triển góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội an ninh quốc phòng của đất nước. Đồng hành cùng với cả nước tiếp tục bắt tay vào công cuộc đổi mới, ngành Thuế tiếp tục từng bước đổi mới phương pháp quản lý thu thuế, vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách thuế. Tài chính được thu từ thuế tiếp tục được phát huy để phục vụ cho quốc kế dân sinh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phục vụ lợi ích của nhân dân, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Những đóng góp sức người, sức của của nhân dân ta và các thành phần kinh tế, càng thấy rõ được ý nghĩa quan trọng trong lời căn dặn “Cán bộ thuế không chỉ thu được thuế, mà còn thu được cả lòng dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trở thành phương châm đồng hành xuyên suốt của toàn ngành Thuế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng tiếp tục đi đầu trong công tác cải cách, hiện đại hóa trên nhiều lĩnh vực nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Điển hình như, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, hiện đại hóa lĩnh vực thuế, hải quan, công nghệ thông tin... đã được cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá cao... Có thể nói, lịch sử 70 năm xây dựng và phát triển của ngành Thuế không chỉ được viết lên bởi những thành tích, chiến công, mà còn được tích tụ bởi tình cảm, tâm huyết, nghị lực của lớp lớp thế hệ những con người đảm đương nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Cũng vì thế mà truyền thống của ngành Thuế không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của riêng những người theo nghiệp thuế, mà còn là của chung đất nước và dân tộc. Dù khó khăn, thách thức phía trước còn nhiều, song truyền thống tốt đẹp sẽ luôn là điểm tựa vững chắc, là nguồn động lực cổ vũ, động viên toàn Ngành tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống ngành Tài chính (28/8/1945-28/8/2015), kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống ngành Thuế (10/9-1945 - 10/9/2015), Tổng cục Thuế phối hợp với Tạp chí Tài chính biên soạn, xuất bản cuốn sách: “Thuế Việt Nam qua các 10 I
  10. GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 thời kỳ lịch sử”, tập III (2001-2010). Tôi trân trọng việc làm kịp thời và ý nghĩa này của Tổng cục Thuế. Cuốn sách ghi lại trung thực những quá trình và kết quả thực hiện cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001 - 2010. Nội dung của cuốn sách tốt, đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm của hệ thống chính sách cũng như tổ chức thực hiện công tác thuế trong tiến trình lịch sử của nền tài chính Việt Nam. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! HỒ TẾ Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính I 11
  11. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 “…Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và các cam kết quốc tế. Bổ sung, hoàn thiện, đơn giản hoá các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhau, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Áp dụng thuế thu nhập cá nhân thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển. Hiện đại hóa công tác thu thuế và tăng cường công tác quản lý của Nhà nước...”. Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 4/2001) “…Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ, bảo đảm môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh. Điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập. Không lồng ghép chính sách xã hội trong chính sách thuế. Từng bước thực hiện phương pháp tính thuế, quản lý thu thuế, xử lý các vi phạm về thuế theo thông lệ quốc tế; hiện đại hoá công tác quản lý hành chính thuế và phát triển dịch vụ tư vấn thuế...”. Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 4/2006) 12 I
  12. GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 Tổng cục Thuế đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2004) Tổng cục Thuế đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 2005) I 13
  13. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ LÃNH ĐẠO TỔNG CỤC THUẾ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 Ông Trần Xuân Thắng Ông Nguyễn Văn Ninh Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn Ông Đặng Hạnh Thu Tổng cục trưởng Tổng cục trưởng Thứ trưởng Bộ Tài chính Tổng cục trưởng (Từ 1/1993 - 6/2001) (Từ 7/2001 - 9/2008) kiêm Tổng cục trưởng (Từ 12/2008 - 4/2010) (Từ 10/2008 - 11/2008) (Từ 5/2010 - 4/2011) Ông Nguyễn Văn Đậu Ông Nguyễn Đình Vu Bà Nguyễn Thị Cúc Ông Trương Chí Trung Phó Tổng cục trưởng Phó Tổng cục trưởng Phó Tổng cục trưởng Phó Tổng cục trưởng (Từ 5/1993 - 10/2000) (Từ 5/1993 - 9/2010) (Từ 5/1995 - 7/2007) (Từ 1995 - 2002) Thứ trưởng Bộ Tài chính (Từ 2002 đến nay) Ông Phạm Văn Huyến Ông Nguyễn Đức Quế Ông Phạm Duy Khương Bà Đặng Thị Bình An Bà Vũ Thị Mai Phó Tổng cục trưởng Phó Tổng cục trưởng Phó Tổng cục trưởng Phó Tổng cục trưởng Phó Tổng cục trưởng (Từ 1/1998 - 5/2010) (Từ 12/1998 - 9/2005) (Từ 7/2002 - 9/2011) (Từ 7/2002 - 2/2004) (Từ 1/2006 - 2/2011) Thứ trưởng Bộ Tài chính (Từ 2011 đến nay) 14 I
  14. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ LÃNH ĐẠO TỔNG CỤC THUẾ HIỆN NAY Ông Bùi Văn Nam Tổng cục trưởng (Từ 5/2011) Bà Lê Hồng Hải Ông Trần Văn Phu Ông Vũ Văn Trường Phó Tổng cục trưởng Phó Tổng cục trưởng Phó Tổng cục trưởng (Từ 1/2006 - 4/2015) (Từ 6/2010) (Từ 4/2011) Ông Cao Anh Tuấn Ông Phi Vân Tuấn Ông Nguyễn Đại Trí Phó Tổng cục trưởng Phó Tổng cục trưởng Phó Tổng cục trưởng (Từ 4/2011) (Từ 8/2014) (Từ 1/2015) I 15
  15. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 Phần thứ nhất: PHẦN THỨ NHẤT KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THUẾ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
  16. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ KHÁI QUÁT BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THUẾ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN  KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2010 Cùng với nhân loại, đất nước ta bước vào năm 2001 - năm mở đầu của Thế kỷ XXI với những thời cơ và thách thức mới cho quá trình phát triển. Bước vào thế kỷ XXI, thế giới có sự biến động sâu sắc về nhiều mặt. Khoa học và công nghệ có những bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh... Hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc. Khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương sau khủng hoảng tài chính - kinh tế có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định... Những nét mới ấy trong tình hình thế giới và khu vực tác động mạnh mẽ đến tình hình Việt Nam. Trước mắt, nước ta có cả cơ hội lớn và thách thức lớn. Cùng với những thắng lợi đã giành được từ trước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới góp phần quan trọng làm cho thế và lực của đất nước lớn mạnh lên nhiều. 18 I Phần thứ nhất
  17. GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996-2000 và kế hoạch 10 năm thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991-2000), Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn và quan trọng. Báo cáo của Đại hội lần thứ IX của Đảng đánh giá về kết quả thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 của nước ta như sau: - Sau mấy năm đầu thực hiện Chiến lược, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sau 10 năm tăng hơn gấp đôi (2,07 lần). Tích lũy nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể, đến năm 2000 đã đạt 27% GDP. Từ tình trạng hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng, sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế, tăng xuất khẩu và có dự trữ. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống 24,3%, công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 36,6%, dịch vụ từ 38,6% tăng lên 39,1%. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển. Năm 2000 đã chặn được đà giảm sút mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra. - Quan hệ sản xuất đã có bước đổi mới phù hợp hơn với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại một bước, thích nghi dần với cơ chế mới, hình thành những tổng công ty lớn trên nhiều lĩnh vực then chốt. Kinh tế tập thể có bước chuyển đổi và phát triển đa dạng theo phương thức mới; kinh tế cá thể, tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh. - Cải cách lĩnh vực doanh nghiệp Nhà nước: Thực hiện sắp xếp lại sản xuất; cổ phần hóa, giao, bán, khoán doanh nghiệp; giao vốn cho các doanh nghiệp để chủ động sản xuất kinh doanh; thành lập các tổng công ty, công ty lớn hoạt động trên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, có tính then chốt của nền kinh tế quốc dân; Khuyến khích các thành phần kinh tế khác phát triển. Khuyến khích thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh; thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế quản lý kinh tế: ban hành Hiến pháp năm 1992 Khái quát chung về nhiệm vụ công tác thuế giai đoạn 2001-2010 I 19
  18. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ và các đạo luật thể chế hóa chính sách đổi mới, hình thành khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý kinh tế như: Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Luật Doanh nghiệp nhà nước; Luật Doanh nghiệp; Luật Phá sản; Luật Khuyến khích đầu tư trong nước; Luật Ngân sách, Bộ luật Lao động; Luật Thương mại… và cải cách hệ thống thuế. - Từ chỗ bị bao vây, cấm vận, nước ta đã phát triển quan hệ kinh tế với hầu khắp các nước, quan hệ đối ngoại của Việt Nam không ngừng được mở rộng. Tháng 2/1994, Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam và bình thường hóa quan hệ vào tháng 7/1995. Nước ta đã tham gia tích cực các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ. Nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu gần gấp ba nhịp độ tăng GDP. - Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đã hoàn thành mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước; bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một số thành phố, tỉnh đồng bằng... Mỗi năm, cả nước tạo thêm 1,2 - 1,3 triệu việc làm mới. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn của nước ta) từ trên 30% giảm xuống 11%... Nguyên nhân của những thành tựu trên xuất phát từ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng cùng những cố gắng và tiến bộ trong công tác quản lý của Nhà nước đã phát huy được nhân tố có ý nghĩa quyết định là ý chí kiên cường, tính năng động, sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân ta. Thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử đúng như đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định tại lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2010): “Có thể coi công cuộc đổi mới là cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc nhất trong thời kỳ mới. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển nhanh theo hướng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu và tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đất nước không những đi ra khỏi khủng hoảng 20 I Phần thứ nhất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0