intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001-2010): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nối phần 1, Cuốn sách "Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001-2010)" phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Những thành quả nổi bật của công tác thuế và phong trào thi đua ngành thuế giai đoạn 2001-2010. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001-2010): Phần 2

  1. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 PHẦN THỨ nhất: Phần thứ BA NHỮNG THÀNH QUẢ NỔI BẬT CỦA CÔNG TÁC THUẾ VÀ PHONG TRÀO THI ĐUA NGÀNH THUẾ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
  2. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ NHỮNG THÀNH QUẢ NỔI BẬT CỦA CÔNG TÁC THUẾ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 1. CHỈ TIÊU ĐỘNG VIÊN VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC  GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 - Giai đoạn 2001 - 2005: Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2001) thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005, theo đó dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm khoảng 620 nghìn tỷ đồng, trong đó thu từ thuế và phí khoảng 560 nghìn tỷ đồng; tốc độ tăng thu bình quân đạt 12%/năm; tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân hàng năm là 20 - 21% GDP, trong đó thuế và phí khoảng 18 - 19% GDP. - Giai đoạn 2006 - 2010: Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2006) thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, theo đó tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân hàng năm là 20 - 21% GDP, trong đó thuế, phí là 18-19% GDP). - Tính trong cả giai đoạn 2001 - 2010: Căn cứ vào vào các nghị quyết của Đảng, Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2001-2005, giai đoạn 2006-2010 và thực tế phát triển kinh tế - xã hội, thu ngân sách qua các năm, Quốc hội, Chính phủ giao dự toán pháp lệnh thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2010 là 2.342 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa do ngành Thuế quản lý là 1.812 nghìn tỷ đồng (thu từ dầu thô là 457 nghìn tỷ đồng; thu nội địa không kể dầu thô là 1.355 nghìn tỷ đồng). 312 I Phần thứ ba
  3. GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 2. KẾT QUẢ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2010 Triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách giai đoạn 2001-2010 trong bối cảnh kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái; Tình hình chính trị-xã hội của nhiều quốc gia không ổn định; Trong nước tình hình kinh tế diễn biến không thuận lợi, làm hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài sụt giảm, thị trường nhà đất và tài chính tiền tệ biến động, thiên tai dịch bệnh xảy ra trên diện rộng trong cả nước... những nguyên nhân này làm tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta chỉ đạt bình quân khoảng 7,26%/năm (mục tiêu đề ra là tăng 7,5-8%/năm). Bên cạnh đó, Nhà nước sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều cơ chế, chính sách thu theo hướng giảm thu nhằm tích tụ vốn cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí không hợp lý, không đưa số thu từ xổ số kiến thiết vào cân đối ngân sách nhà nước theo Nghị quyết của Quốc hội... Đồng thời, để góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, kích thích đầu tư và tiêu dùng, Nhà nước đã thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, phí, lệ phí… cho các tổ chức, cá nhân đã tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn này... Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và sự điều hành có hiệu quả của Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp; sự nỗ lực khắc phục khó khăn để phát triển sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh cùng với quyết tâm, nỗ lực cao của cơ quan quản lý thu nên công tác thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã đạt được những kết quả quan trọng. Tổng thu nội địa do ngành Thuế quản lý giai đoạn 2001-2010 vượt 23% (tăng khoảng 417 nghìn tỷ đồng) so với dự toán pháp lệnh, đạt mức tăng thu bình quân 20,4%/năm, tăng gấp 5,8 lần so với giai đoạn 1991-2000. Kết quả thu ngân sách nhà nước do ngành Thuế quản lý cụ thể như sau: 2.1. Giai đoạn 2001-2005: Ngành Thuế triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2005 trong bối cảnh nền kinh tế đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức: thị trường thế giới và khu vực tác động Những thành quả nổi bật và phong trào thi đua của ngành Thuế 2001 - 2010 I 313
  4. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ không thuận lợi đến sản xuất kinh doanh trong nước; thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, gây hậu quả nghiêm trọng tại nhiều vùng trong cả nước; hội nhập quốc tế ngày càng rộng và sâu, cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa trên trường quốc tế và ngay trên lãnh thổ Việt Nam ngày càng quyết liệt. Bên cạnh đó, để khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh và chủ động hội nhập quốc tế, chính sách thuế liên tục điều chỉnh theo hướng giảm nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí cho người nộp thuế... Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và sự điều hành quyết liệt có hiệu quả của Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp; sự nỗ lực khắc phục khó khăn để duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh cùng với sự trưởng thành và nỗ lực của cơ quan Thuế, Hải quan nên những nhiệm vụ chủ yếu của công tác thuế đề ra trong giai đoạn 2001-2005 đã đạt được những kết quả tích cực. Tổng số thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2005 vượt dự toán khoảng 167.083 tỷ đồng; Tỷ lệ động viên bình quân đạt 22,5% so với GDP (mục tiêu đặt ra là 20%-21% so với GDP); Tốc độ tăng thu bình quân đạt 18,3%/năm (mục tiêu đặt ra là 12%/năm). Trong đó: - Tổng số thu thuế và phí vượt khoảng 175.370 tỷ đồng, đạt tỷ lệ động viên bình quân 21,4% so GDP (mục tiêu là 18%-19% GDP), tốc độ tăng trưởng thu bình quân đạt 17,1%/năm. - Tổng số thu nội địa do ngành Thuế quản lý vượt khoảng 132.000 tỷ đồng so với dự toán pháp lệnh. - Tổng số thu nội địa trừ dầu vượt khoảng 58.000 tỷ đồng so với dự toán pháp lệnh. - Tổng số thu nội địa trừ dầu thô và các khoản thu từ sử dụng đất vượt khoảng 45.000 tỷ đồng so với dự toán pháp lệnh. - Thu từ khối các doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vượt khoảng 11.168 tỷ đồng so với dự toán pháp lệnh. - Các sắc thuế chính như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh 314 I Phần thứ ba
  5. GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trao tặng các danh hiệu thi đua tại Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2002 nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt vượt mức dự toán pháp lệnh. Tổng số thu từ 03 sắc thuế này chiếm tỷ trọng 40% trong tổng số thu nội địa do ngành Thuế quản lý. 2.2. Giai đoạn 2006-2010: Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội tình hình tiếp tục có bước phát triển, nhờ đó công tác thu thuế giai đoạn 2006 - 2010 đã đạt được những kết quả quan trọng. Trong 5 năm (2006-2010), tổng thu ngân sách nhà nước vượt 22,8% so với dự toán và gấp 2,6 lần tổng số thu giai đoạn trước (2001-2005). Tỷ lệ động viên thu ngân sách nhà nước bình quân đạt 23% GDP so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đề ra là 21-22% GDP. Trong đó: - Tổng số thu thuế và phí đạt tỷ lệ động viên bình quân 22,3% so với GDP (mục tiêu 18%-19% GDP). Tốc độ tăng thu từ thuế, phí và lệ phí Những thành quả nổi bật và phong trào thi đua của ngành Thuế 2001 - 2010 I 315
  6. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ vào ngân sách nhà nước bình quân hàng năm đạt 19,6%. - Tổng số thu nội địa do ngành Thuế quản lý vượt 20,7% so với dự toán pháp lệnh, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm đạt 18%. - Tổng số thu nội địa trừ dầu thô vượt 22,5% so với dự toán pháp lệnh, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm đạt 19%. - Tổng số thu nội địa trừ dầu thô, trừ các khoản thu từ sử dụng đất vượt 16,5% so với dự toán pháp lệnh. - Thu từ khối các doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vượt 15,3% so với dự toán pháp lệnh. - Các sắc thuế chính như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt vượt mức dự toán pháp lệnh. Tổng số thu từ 03 sắc thuế này chiếm tỷ trọng 46,6% trong tổng số thu nội địa do ngành Thuế quản lý. Tỷ lệ này giai đoạn 2001-2005 là 40% tổng số thu nội địa do ngành Thuế quản lý. Cùng với sự tăng cao về số thu, cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước thay đổi theo chiều hướng tích cực. Thu nội địa tăng cao và trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (khoảng 77,2%), quy mô thu ngân sách nhà nước tăng đồng đều qua các năm. Các địa phương có quy mô thu ngân sách nhà nước hơn 1.000 tỷ đồng/năm tăng từ 21 tỉnh, thành phố (năm 2006) lên 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (năm 2010), trong đó có 5/63 địa phương có số thu hơn 10.000 tỷ đồng/ năm như: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai. Tổng cục Thuế đã nỗ lực triển khai Chiến lược cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế đến năm 2010, đã chủ động, tích cực nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện các chính sách pháp luật thuế, tham mưu trình các cấp có thẩm quyền để trình Quốc hội thông qua và ban hành Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tài nguyên, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp… từng bước chuẩn hóa công tác quản lý thuế tạo điều kiện cho Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết hội nhập với khu vực và thế giới. 316 I Phần thứ ba
  7. GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 3. CƠ CẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG NGUỒN THU NGÂN SÁCH  NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2010 Cơ cấu thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2010 được cải thiện theo chiều hướng tích cực, đảm bảo tính ổn định, bền vững của ngân sách nhà nước, nguồn thu từ sản xuất kinh doanh trong nước tăng dần qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước. Tỷ trọng thu từ đất đai, dầu thô ngày càng giảm, thay vào đó là tỷ trọng thu từ nội lực của nền kinh tế ngày càng tăng, cụ thể: - Tỷ trọng thu từ dầu thô trong tổng thu ngân sách nhà nước có xu hướng giảm dần: Năm 2001 chiếm tỷ trọng 25,3%, đến năm 2010 giảm xuống còn 11,8%. Bình quân giai đoạn này số thu từ dầu thô chiếm tỷ trọng 20,4% trong tổng thu ngân sách nhà nước, bằng khoảng 5,5 % GDP. - Tỷ trọng thu nội địa trừ dầu trong tổng thu ngân sách nhà nước tăng từ 50,7% năm 2001 lên 64,1% năm 2010; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 23,4%/năm. - Tỷ trọng thu nội địa trừ dầu thô, trừ đất trong tổng thu ngân sách nhà nước tăng từ 48,9% năm 2001 lên 55,7% năm 2010. - Tỷ trọng thu từ khu vực sản xuất kinh doanh trong tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và tiền sử dụng đất) tăng đáng kể: năm 2001 chiếm tỷ trọng là 64,3%, năm 2010 là 73,4%. Cơ cấu thu theo thành phần kinh tế trong tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và tiền sử dụng đất) có thay đổi tích cực: - Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước theo xu hướng giảm dần tỷ trọng do Giai đoạn 1991-2000 chiếm 45,79%, năm 2001 chiếm 45,61% và năm 2010 chiếm 35,8%. Tính chung cả giai đoạn 2001- 2010 số thu từ khu vực này chiếm tỷ trọng 36,23%. - Thu từ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 1991- 2000 chiếm tỷ trọng 13,28%, năm 2001 là 13,24% và năm 2010 là 22,4%. Tính chung cả giai đoạn 2001-2010 là 19%. - Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, giai đoạn 1991-2000 chiếm tỷ trọng 7,85%, năm 2001 là 11,23%, năm Những thành quả nổi bật và phong trào thi đua của ngành Thuế 2001 - 2010 I 317
  8. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ 2010 là 20,1%. Tính chung cả giai đoạn 2001-2010 chiếm tỷ trọng 19,27%. Nguồn thu ngân sách nhà nước từ khối các doanh nghiệp ổn định và có xu hướng tăng dần từng năm trong tổng thu ngân sách nhà nước: Năm 2001, thu từ khối doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 34% trong tổng thu ngân sách nhà nước, giai đoạn 2001-2005 là 33% tổng thu ngân sách nhà nước. Năm 2010, thu từ khối doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 42% trong tổng thu ngân sách nhà nước, giai đoạn 2006-2010 chiếm tỷ trọng 38% trong tổng thu ngân sách nhà nước. Cả giai đoạn 2001-2010, nguồn thu từ khối các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 37% trong tổng thu ngân sách nhà nước. Tỷ trọng các khoản thu từ những sắc thuế chính như thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt trong tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và tiền sử dụng đất) ngày càng tăng. Cụ thể: - Nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng giai đoạn 1991-2000 chiếm tỷ trọng 24,7%, năm 2001 là 24,24%, năm 2010 là 30,1%. - Nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn 1991-2000 chiếm tỷ trọng 24,7%, năm 2001 là 27,82%, năm 2010 là 29,25%. - Nguồn thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt giai đoạn 1991-2000 chiếm tỷ trọng 10,6%, năm 2001 là 12,27% và năm 2010 là 11,4%. Nguồn thu từ những sắc thuế chính như thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt trong tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và tiền sử dụng đất) chiếm tỷ trọng cao, ổn định và có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể: Năm 2001, nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt trong tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và tiền sử dụng đất) chiếm tỷ trọng 56%; năm 2006 là 69%; năm 2010 là 71%. Giai đoạn 2001-2005 chiếm tỷ lệ 66%. Giai đoạn 2006-2010 chiếm tỷ lệ 71%. Cả giai đoạn 2001-2010 chiếm tỷ lệ 69% (giai đoạn 1991-2000 là 56%) trong tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và tiền sử dụng đất). Tỷ trọng số thu dầu thô có xu hướng giảm dần trong tổng thu ngân sách nhà nước (nhưng tăng về giá trị tuyệt đối). Năm 2001 số thu từ dầu thô chiếm trên 25,3% tổng số thu ngân sách nhà nước, năm 2010 chỉ 318 I Phần thứ ba
  9. GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Văn Ninh trao bằng khen của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế cho các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế do Cục Thuế Thành phố Hà Nội tổ chức (năm 2004) còn 11,8% tổng sổ thu ngân sách nhà nước và chiếm 5,6% GDP cho cả giai đoạn 2001-2010. Thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu biến động theo chiều giảm. Giai đoạn 1991-2000 chiếm tỷ trọng 22,29% trong tổng thu ngân sách nhà nước. Năm 2001 chiếm 20,89 % tổng thu ngân sách nhà nước, đến năm 2010 tỷ lệ này chỉ còn 20,69% tổng thu ngân sách nhà nước. Giai đoạn 2001-2010, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 5,46% GDP, do trong giai 2006-2010 Việt Nam cắt giảm thuế quan theo cam kết hội nhập đối với CEPT/AFTA, ASEAN - Trung Quốc và cam kết WTO. Tốc độ tăng trưởng nguồn thu giai đoạn 2001-2010 như sau: - Năm 2001, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 6,89%, tổng thu do ngành Thuế quản lý vượt 23% so với dự toán, tăng 13,1% so với cùng kỳ; thu nội địa trừ dầu vượt 15,7% so với dự toán, tăng 13,9% so với cùng kỳ; không Những thành quả nổi bật và phong trào thi đua của ngành Thuế 2001 - 2010 I 319
  10. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ kể tiền sử dụng đất vượt 13,2% so với dự toán, tăng 12,3% so với cùng kỳ. - Năm 2002, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08%, tổng thu do ngành Thuế quản lý vượt 16,5% so với dự toán, tăng 11,3% so với cùng kỳ; thu nội địa trừ dầu vượt 12,1% so với dự toán, tăng 16,6% so với cùng kỳ; không kể tiền sử dụng đất vượt 8,6% so với dự toán, tăng 14,5%. - Năm 2003, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,24%, tổng thu do ngành Thuế quản lý vượt 29,9% so với dự toán, tăng 31,4% so với cùng kỳ; thu nội địa trừ dầu vượt 19,4% so với dự toán, tăng 28,2% so với cùng kỳ; không kể tiền sử dụng đất vượt 10,3% so với dự toán, tăng 21,3%. - Năm 2004, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,69%, tổng thu do ngành Thuế quản lý vượt 40,7% so với dự toán, tăng 32,6% so với cùng kỳ; thu nội địa trừ dầu vượt 26% so với dự toán, tăng 32,9% so với cùng kỳ; không kể tiền sử dụng đất vượt 15,3% so với dự toán, tăng 28,1%. - Năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,44%, tổng thu do ngành Thuế quản lý vượt 30,1% so với dự toán, tăng 21,7% so với cùng kỳ; thu nội địa trừ dầu vượt 13,8% so với dự toán, tăng 14,6% so với cùng kỳ; không kể tiền sử dụng đất vượt 11,2% so với dự toán, tăng 16,9%. - Năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,23%, tổng thu do ngành Thuế quản lý vượt 17,1% so với dự toán, tăng 22,7% so với cùng kỳ; thu nội địa trừ dầu vượt 10,2% so với dự toán, tăng 21,3% so với cùng kỳ; không kể tiền sử dụng đất vượt 9,7% so với dự toán, tăng 23%. - Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,48%, tổng thu do ngành Thuế quản lý vượt 17,1% so với dự toán, tăng 14,4% so với cùng kỳ; thu nội địa trừ dầu vượt 20,5% so với dự toán, tăng 25,9% so với cùng kỳ; không kể tiền sử dụng đất vượt 12,4% so với dự toán, tăng 18,7%. - Năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,32%, tổng thu do ngành Thuế quản lý vượt 29,3% so với dự toán, tăng 26% so với cùng kỳ; thu nội địa trừ dầu vượt 26,8% so với dự toán, tăng 31,2% so với cùng kỳ; không kể tiền sử dụng đất vượt 20,6% so với dự toán, tăng 35,1%. - Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,32%, tổng thu do ngành Thuế quản lý vượt 15% so với dự toán, tăng 3,5% so với cùng kỳ; thu nội địa trừ dầu vượt 20,9% so với dự toán, tăng 16,7% so với cùng kỳ; không kể tiền sử dụng đất vượt 14,3% so với dự toán, tăng 16,3%. 320 I Phần thứ ba
  11. GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 - Năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,78%, tổng thu do ngành Thuế quản lý vượt 23,6% so với dự toán, tăng 30,8% so với cùng kỳ; thu nội địa trừ dầu vượt 27,9% so với dự toán, tăng 34,6% so với cùng kỳ, không kể tiền sử dụng đất vượt 20,6% so với dự toán, tăng 35,2%. Nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước của ngành Thuế trong giai đoạn 2001-2010 đã hoàn thành vượt mức mục tiêu đề ra, góp phần đưa tổng số thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2010 gấp 5,36 lần giai đoạn 1991-2000, vượt 22,9% dự toán pháp lệnh; tỷ lệ động viên bình quân đạt 27,6% GDP (mục tiêu đề ra của giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006-2010 là 21-22% GDP); tốc độ tăng thu bình quân đạt 20,6%/năm. Trải qua các giai đoạn cải cách thuế, số thu ngân sách ngày càng tăng và đóng vai trò quan trọng đảm bảo nguồn để tăng chi ngân sách phục vụ các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong giai đoạn 1996-2000, tổng số thu ngân sách bình quân hàng năm tăng hơn 2,3 lần so với tổng số thu ngân sách bình quân hàng năm giai đoạn 1991-1995. Trong giai đoạn 2001-2005, số thu ngân sách bình quân hàng năm tăng gấp hơn 2 lần so với số thu ngân sách bình quân năm giai đoạn 1996-2000. So với GDP, tổng số thu ngân sách giai đoạn 1986-1990 đạt 18%; giai đoạn 1991-1995 đạt 21,8%; giai đoạn 1996-2000 đạt 20,5% do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á cuối những năm 1990. Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, thu ngân sách nhà nước tăng mạnh, đạt mức trên 25% từ năm 2003 (năm 2006 khoảng 27%). Trong giai đoạn 2001-2010, cơ cấu thu ngân sách nhà nước có nhiều chuyển biển tích cực so với giai đoạn trước, thu nội địa không kể dầu thô, luôn gia tăng trong cả giai đoạn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước từ 51% năm 2001 lên 64% năm 2010. Ngành Thuế luôn nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước mà Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính giao cho trong giai đoạn 2001-2010 trong điều kiện tỷ trọng số thu từ dầu thô giảm đi đáng kể. Điểm nhấn quan trọng trong kết quả thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2010 chính là sự tăng trưởng ấn tượng từ thu ngân sách nhà Những thành quả nổi bật và phong trào thi đua của ngành Thuế 2001 - 2010 I 321
  12. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ nước của các địa phương. Số thu ngân sách tăng khá đồng đều qua các năm ở hầu hết các địa phương, quy mô thu ngân sách nhà nước đạt mức tăng trưởng khá, cụ thể: - Hầu hết các địa phương đều hoàn thành và hoàn thành vượt dự toán thu hàng năm, có tốc độ tăng trưởng cao so với giai đoạn trước, đặc biệt là các địa phương có số thu lớn như Thành phố Hà Nội tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2010 là 21,7%/năm, Thành phố Hồ Chí Minh tăng 20,2%/năm, Hải Phòng tăng 20,5%/năm, Vĩnh Phúc tăng 45%/năm, Quảng Ngãi tăng 49,3%/năm, Quảng Ninh tăng 32,4%/năm, Đà Nẵng tăng 28,9%/năm, Khánh Hòa tăng 19,6%/năm, Cần Thơ tăng 21%/năm, Bắc Ninh tăng 32,4%/năm... - Tính trong toàn quốc có 54 địa phương điển hình tiên tiến, liên tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán pháp lệnh từ năm 2006 đến năm 2010, bao gồm: Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu. Trong đó có 27 địa phương nổi bật, liên tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán phấn đấu từ năm 2006 đến năm 2009 là: Hoà Bình, Lào Cai, Nghệ An, Ninh Bình, Bắc Giang, Lai Châu, Hà Giang, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Đồng Tháp, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hoá, Hà Nam, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Tiền Giang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Long An, Vĩnh Long, Thừa Thiên - Huế, Phú Thọ, Đắc Nông, Sóc Trăng, Gia Lai. - Đặc biệt, trong năm 2009 do tình hình kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều khó khăn, ảnh hưởng không tốt đến công tác thu (suy thoái kinh tế, Chính phủ thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, giãn nợ thuế...). Tuy nhiên, với quyết tâm cao, ý chí nỗ lực, phấn đấu thực hiện đồng bộ các giải pháp khai thác các nguồn thu chống thất thu để bù đắp vào phần hụt thu do thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, 322 I Phần thứ ba
  13. GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng và các đồng chí lãnh đạo Tổng cục Thuế một số thời kỳ tại Lễ đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh của Tổng cục Thuế (năm 2004) giãn nợ thuế toàn ngành Thuế đã phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán Quốc hội, Chính phủ giao. Có 58/63 địa phương hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán. Trong đó nổi lên các địa phương đã nỗ lực phấn đấu và thu vượt dự toán cao là: Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận, Kon Tum, Bình Dương, Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp... - Đến năm 2010, cả nước đã có 40 địa phương có số thu ngân sách trên 1.000 tỷ đồng/năm, tăng 19 địa phương so với năm 2006; 5/63 địa phương có số thu trên 10 ngàn tỷ đồng/năm là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai. Trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trở thành địa phương có số thu 100 ngàn tỷ đồng/năm. Những thành quả nổi bật và phong trào thi đua của ngành Thuế 2001 - 2010 I 323
  14. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ - Số địa phương có quy mô thu ngân sách trên 500 tỷ đồng tăng từ 17 địa phương năm 2001 lên 58 địa phương năm 2010, trong đó số địa phương có số thu trên 1.000 tỷ đồng do ngành Thuế đảm nhiệm tăng từ 6 địa phương lên 45 địa phương; đến năm 2010 cả nước chỉ còn 05 địa phương có số thu dưới 500 tỷ đồng. - Đến năm 2010, cả nước có 13 địa phương cân đối được ngân sách nhà nước là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ. 4. ĐÁNH GIÁ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THUẾ Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001), chỉ rõ yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế trong thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005, thực hiện Chiến lược 10 năm 2001 - 2010, đó là: “...Bảo đảm tính minh bạch, công bằng trong chi ngân sách nhà nước. Phân cấp mạnh đi đôi với tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thu và chi ngân sách địa phương. Tăng tỷ lệ chi ngân sách theo tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiệu quả quản lý kinh tế, tài chính. Tăng chi ngân sách cho các mục tiêu xã hội trọng điểm. Nâng cao hiệu quả các chương trình quốc gia, tập trung vốn cho các chương trình trọng điểm, thực hiện có kết quả chương trình giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn... Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và các cam kết quốc tế; đơn giản hoá các sắc thuế; từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nuôi dưỡng nguồn thu và thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật. Hiện đại hoá công tác quản lý thuế của Nhà nước.” Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) khẳng định: “...Hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được xây dựng tương đối đồng bộ; hoạt động của các loại hình doanh nghiệp và bộ máy quản lý nhà nước được đổi mới một bước quan trọng. Một số loại thị trường mới hình 324 I Phần thứ ba
  15. GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 thành; các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ, lao động, khoa học và công nghệ, tài chính, bất động sản có bước phát triển phù hợp với cơ chế mới. Năm năm qua, đã giữ được các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế... Tiềm lực tài chính nhà nước ngày càng được tăng cường; thu ngân sách tăng trên 18%/năm, tỷ lệ GDP huy động vào ngân sách bình quân hàng năm đạt 23,8%, vượt kế hoạch. Tổng chi ngân sách nhà nước tăng trên 18%/năm; chi đầu tư phát triển chiếm bình quân khoảng 30% tổng chi ngân sách; bội chi ngân sách hàng năm gần 4,9% GDP”. Bên cạnh đó, báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực này, đó là: “...Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn nhiều hạn chế, các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc. Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn nhiều vướng mắc và chưa thật đồng bộ. Thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ phát triển chậm, chưa đáp ứng kịp yêu cầu. Quản lý nhà nước đối với từng loại thị trường còn nhiều bất cập. Một số nguyên tắc của thị trường bị vi phạm. An ninh năng lượng, cán cân thương mại, cán cân vãng lai và thanh toán quốc tế, dự trữ quốc gia, cân đối ngân sách chưa đủ vững chắc để đối phó với các tình huống biến động lớn, đột xuất có thể xảy ra. Thu ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ thuế nhập khẩu và dầu thô...”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (1/2011) đánh giá về tình hình đất nước khẳng định: “...Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, nước ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001 - 2010 đã được thực hiện, đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm. Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu Những thành quả nổi bật và phong trào thi đua của ngành Thuế 2001 - 2010 I 325
  16. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ người đạt 1.168 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện...”. Về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trường, cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn 2010-2010, văn kiện của Đảng nhấn mạnh: “...Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch và điều hành phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, đồng thời thực hiện tốt chính sách xã hội. Thực hiện hệ thống cơ chế và chính sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế, chính sách tài chính, tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế. Chính sách tài chính quốc gia phải động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; phân phối lợi ích công bằng. Tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công. Thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỉ lệ tích luỹ hợp lý cho đầu tư phát triển; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty. Quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn. Tăng cường vai trò giám sát ngân sách của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp...”. Ngày 6/8/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 1370/QĐ-TTg lấy ngày 10/9 hàng năm - ngày Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ lâm thời ký Sắc lệnh số 27 về việc “lập ra một Sở Thuế quan và thuế gián thu” làm “Ngày Truyền thống của ngành Thuế Việt Nam”. Đây là sự quan 326 I Phần thứ ba
  17. GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng trao tặng danh hiệu thi đua cho các tập thể, cá nhân xuất sắc của ngành Thuế tại Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2004 và thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế năm 2005 tâm, ghi nhận và biểu dương của Đảng, Nhà nước với những đóng góp của ngành Thuế, đáp ứng nguyện vọng của toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thuế về một ngày kỷ niệm của Ngành, qua đó khơi dậy niềm tự hào về bề dày lịch sử của Ngành song hành cùng đất nước. Báo Nhân Dân số ra ngày 7/9/2010 đăng bài viết: “Ngành Thuế phát huy truyền thống vẻ vang, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Theo bài viết, “...sau gần 25 năm đổi mới, trải qua ba bước cải cách lớn, ngành Thuế đã đạt được những thành tựu quan trọng: Hệ thống chính sách thuế được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở pháp lý để huy động nguồn lực và là công cụ để Đảng và Nhà nước điều chỉnh sự phát triển nền kinh tế - xã hội, động viên được các nguồn lực, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển nhanh; khuyến khích xuất khẩu, Những thành quả nổi bật và phong trào thi đua của ngành Thuế 2001 - 2010 I 327
  18. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Công tác quản lý thuế ngày càng được kiện toàn, củng cố cả về cơ chế quản lý, bộ máy và con người, trở thành lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức, thực thi các chính sách thuế. Cơ quan thuế các cấp đã chuyển từ cơ chế “chuyên quản” làm thay nhiều công việc thuộc trách nhiệm của người nộp thuế sang cơ chế đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh trong việc tự tính, tự khai và nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Từ ngày 1/7/2007, cơ chế quản lý tự kê khai, tự nộp thuế đã chính thức được luật hóa ở Luật Quản lý thuế và áp dụng trong phạm vi toàn quốc... Một trong những thành công nổi bật của ngành Thuế là đã phát triển mạnh hệ thống công nghệ tin học, phục vụ tốt người nộp thuế và nâng cao hiệu suất, hiệu quả công tác quản lý thuế... Thủ tục hành chính thuế đã liên tục cải cách theo hướng rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí tuân thủ pháp luật thuế để các tổ chức cá nhân thực hiện tốt các chính sách thuế của Nhà nước, đồng thời tiết kiệm được chi phí và nguồn lực trong quản lý thuế. Cơ quan thuế các cấp đã thực hiện tốt việc niêm yết công khai yêu cầu hồ sơ, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính thuế và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng... Bên cạnh đó, cơ quan thuế còn triển khai cơ chế “một cửa”, việc này vừa tạo thuận lợi cho cơ quan thuế quản lý tốt hơn, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí cho người nộp thuế...”. Ngành Thuế triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động không thuận lợi do ảnh hưởng tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và toàn cầu, những thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, sự biến động bất lợi của giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới, các loại dịch bệnh và thiên tai liên tục xảy ra trong phạm vi cả nước… Tuy nhiên, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp; sự nỗ lực khắc phục khó khăn để phát triển sản xuất kinh doanh và chấp hành pháp luật thuế của đại bộ phận các tổ chức, cá nhân; sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, công chức ngành Thuế, sau thời gian thực hiện, Chiến 328 I Phần thứ ba
  19. GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đề ra. Ngày 17/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020”, đây là văn bản quan trọng, là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của ngành Thuế trong 10 năm, có tác động sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế và đời sống của các tầng lớp dân cư. Trong phần đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, Quyết định số 732/QĐ-TTg chỉ rõ: “...Thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, công tác quản lý thuế bước đầu đã được hiện đại hóa cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy cơ quan thuế, đội ngũ cán bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, một bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, bao quát các nguồn thu, giảm thất thu thuế, góp phần bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước; đồng thời từng bước kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng. Ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế cũng được nâng cao hơn qua thực hiện cơ chế cơ sở sản xuất kinh doanh tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Kết quả thực hiện các chương trình cải cách quản lý thuế ban hành kèm theo Kế hoạch cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế giai đoạn 2006-2010 đã cơ bản hoàn thành theo các mục tiêu và yêu cầu đề ra...”. 5. NHỮNG DANH HIỆU THI ĐUA CỦA NGÀNH THUẾ ĐẠT ĐƯỢC  TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2010 5.1. Giai đoạn 2001 - 2005: Từ phong trào thi đua yêu nước liên tục và rộng khắp, trong 5 năm (2001 - 2005), ngành Thuế đã phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng được nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính, các cấp các ngành ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, bao gồm: 01 Huân chương Hồ Chí Minh: Tổng cục Thuế (năm 2004) 07 Danh hiệu Anh hùng Lao động: Những thành quả nổi bật và phong trào thi đua của ngành Thuế 2001 - 2010 I 329
  20. THUẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ + Năm 2004: - Cơ quan Tổng cục Thuế - Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà - Cục Thuế tỉnh Bình Dương - Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng - Cục Thuế tỉnh An Giang - Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Cục trưởng Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh - Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh 01 Huân chương Độc lập hạng Ba: Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh (năm 2003) 11 Huân chương Lao động hạng Nhất cho các tập thể và cá nhân: + Năm 2002: Cục Thuế tỉnh Yên Bái + Năm 2003: - Cục Thuế tỉnh Cần Thơ - Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh + Năm 2004: - Cục Thuế thành phố Hải Phòng - Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà - Cục Thuế tỉnh Đồng Nai - Cục Thuế tỉnh Đắc Lắk - Cục Thuế tỉnh Hà Tây + Năm 2005: - Cục Thuế thành phố Hà Nội - Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng - Ông Nguyễn Văn Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế 64 Huân chương Lao động hạng Nhì cho các tập thể và cá nhân 330 I Phần thứ ba
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2