intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thương hàn

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

130
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thương hàn là bệnh nhiễm khuẩn toàn thân do nhiễm khuẩn huyết bởi vi khuẩn Salmonella Typhy từ đường tiêu hoá, gây sốt, nhiễm trùng, nhiễm độc, đau bụng, tổn thương da và các cơ quan như gan, tim… 1. Chẩn đoán xác định : 1.1. Triệu chứng lâm sàng : · Triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, môi khô, lưỡi bẩn. · Sốt cao liên tục kéo dài trên 5 ngày, sốt kéo dài tới tuần lễ thứ 3 thì giảm dần, nhiệt độ trở về bình thường vào tuần lễ thứ 4. · Triệu chứng tiêu hoá : đau bụng, nôn, kém...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thương hàn

  1. Thương hàn Thương hàn là bệnh nhiễm khuẩn toàn thân do nhiễm khuẩn huyết bởi vi khuẩn Salmonella Typhy từ đường tiêu hoá, gây sốt, nhiễm trùng, nhiễm độc, đau bụng, tổn thương da và các cơ quan như gan, tim… 1. Chẩn đoán xác định : 1.1. Triệu chứng lâm sàng : · Triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, môi khô, lưỡi bẩn. · Sốt cao liên tục kéo dài trên 5 ngày, sốt kéo dài tới tuần lễ thứ 3 thì giảm dần, nhiệt độ trở về bình thường vào tuần lễ thứ 4. · Triệu chứng tiêu hoá : đau bụng, nôn, kém ăn, táo bón, tiêu chảy, phân có máu hoặc phân đen. · Triệu chứng ngoài đường tiêu hoá : Sốt, đau đầu, hồng ban xuất hiện trên da vùng ngực, bụng vào tuần lễ thứ hai và kéo dài trong 3- 5 ngày. · Bụng chướng, gan to, lách thường to ít, ấn hạ sườn phải đau, dấu hiệu óc ách hố chậu phải. · Các dấu hiệu thương hàn nặng :
  2. - Rối loạn tri giác : li bì, hôn mê. - Rối loạn tim mạch : trụy mạch, mạch chậm, suy tim, viêm cơ tim. - Sốc nhiễm khuẩn. - Xuất huyết tiêu hoá : nôn ra máu, ỉa phân đen, ỉa phân có máu. - Thủng ruột : phản ứng thành bụng, liềm hơi · Các dấu hiệu khác : vàng da, túi mật căng, phù, tràn dịch. 1.2. Yếu tố dịch tễ : - Có nguồn lây trong gia đình. - Sống trong vùng có lưu hành dịch. - Mùa thường có dịch lưu hành : mùa hè. 1.3. Các xét nghiệm cần làm : · Công thức máu. · Cấy máu (chỉ dương tính trước 2 tuần lễ, trước khi dùng kháng sinh). · Cấy phân, cấy nước tiểu (dương tính tới tuần lễ thứ 4, thứ 5).
  3. · Cấy tuỷ xương, chỉ thực hiện khi các triệu chứng lâm sàng không điển hình hoặc lâm sàng điển hình nhưng cấy máu và Widal âm tính. · Phản ứng Widal : chỉ thực hiện sau 1 – 2 tuần mắc bệnh, TO > 1/100 hoặc kháng nguyên O và kháng nguyên H tăng gấp 4 lần (chỉ có 30% cấy dương tính, Widal âm tính) có thể dương tính giả trong các trường hợp mắc Samonella non typhy, xơ gan. · Phản ứng Elisa. · Các xét nghiệm khác cần làm khi nghi ngờ có biến chứng. · Hb, hematocrit khi có xuất huyết tiêu hoá. · Men gan, bilirubin máu khi có triệu chứng vàng da. · Chọc tuỷ sống khi ngi ngờ có viêm màng não. · Chọc nước màng bụng khi nghi ngờ có dịch cổ chướng. · Chụp X-quang bụng không chuẩn bị khi nghi ngờ có thungr ruột. · Điện tâm đồ, siêu âm tim khi có suy tim hoặc các rối loạn nhịp tim. 1.4. Chẩn đoán xác định dựa vào : · Cấy máu, cấy phân hoặc cấy tuỷ xương có Samonella typhy (+).
  4. · Phản ứng Widal (+) > 1/100, tăng gấp lần sau 2 tuần. Những trường hợp cần chẩn đoán ngay, không cần kết quả cấy máu hoặc phản ứng Widal. · Triệu chứng lâm sàng rõ, tình trạng bệnh nhân nặng, điều trị như nhiễm trùng huyết Samonella, gram âm, điều trị sau khi đã tiến hành cấy máu. · Nếu trường hợp nghi ngờ, bệnh không nặng và còn chờ đợi được, nên chờ đợi kết quả cấy máu, nếu đã dùng kháng sinh ở tuyến dưới thì dừng kháng sinh 48 giờ để cấy máu và tiến hành điều trị sau khi có kết quả cấy máu. 1.5. Chẩn đoán phân biệt : Những trường hợp sốt kéo dài trên 2 tuần. - Nhiễm trùng huyết do những vi khuẩn gram âm từ đường tiêu hoá. - Sốt rét. - Lao. - Các bệnh hệ thống Collagenose. - Bệnh máu : leucemie, suy tuỷ. 2. Điều trị
  5. Nguyên tắc điều trị, dùng kháng sinh đặc hiệu với Samonella Typhy, thuốc có khả năng khuyết tán đến nhiều cơ quan, phối hợp với điều chỉnh điện giải, dinh dưỡng, điều trị triệu chứng và biến chứng kèm theo. 2.1. Trường hợp cấp cứu nặng, có biến chứng, cần phải xử trí trước hết : - Chống nhiễm khuẩn, sốc tim do viêm cơ tim (xem phác đồ điều trị sốc). - Kiểm tra và điều chỉnh rối loạn điện giải (khi có rối loạn tri giác). 2.2. Điều trị đặc hiệu : · Cephalosporin thế hệ II. Ceftriaxone : 30 – 80mg/kg/ngày chia 2 lần tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong 2 tuần lễ. · Fluo quinolone (dùng cho trẻ trên 7 tuổi) Ciprofroxaxine : 20 – 30mg/kg/ngày uống chia 2 lần. Ofloaxaxine : 15 – 20mg/kg/ngày uống chia 2 lần. Pefloxaxine : 15 – 20mg/kg/ngày uống chia 2 lần.
  6. Nếu không có biến chứng, điều trị kéo dài 7 – 10 ngày, còn nếu có biến chứng, thì điều trị kéo dài 14 ngày, theo dõi các triệu chứng lâm sàng, đánh giá tiến triển tốt, đau bụng, tinh thần. 2.3. Điều trị hỗ trợ : - Dinh dưỡng : Chỉ nhịn ăn khi có xuất huyết tiêu hoá nặng hoặc nghi ngờ có thủng ruột. - Hạ sốt : Paracetamol 10 – 15mg/kg/liều và không quá 60mg/kg/ngày. - Corticoide : dùng khi có shock, rối loạn tri giác. Liều đầu : Dexamethazone 3mg/kg/1 liều gặp lại sau 6 – 8 giờ, kéo dài trong 3 – 5 ngày. Chống chri định khi có xuất huyết tiêu hoá. 2.4. Theo dõi các biến chứng : a. Xuất huyết tiêu hoá. b. Thủng ruột. c. Viêm gan, viêm túi mật cấp tính. Khám lại 2 tuần sau khi xuất viện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2