intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thương hiệu Việt - Chờ đủ tự tin mới công bố

Chia sẻ: Bun Bunmap | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

41
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thị trường xuất hiện một số sản phẩm, trên bao bì chỉ ghi tên doanh nghiệp là nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối chính thức. Theo tìm hiểu của SGTT, những sản phẩm đó do chính các doanh nghiệp trong nước đặt hàng cho nước ngoài sản xuất. Từ tên sản phẩm, đến cấu hình bên trong, bảo hành... đều do doanh nghiệp trong nước quyết định

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thương hiệu Việt - Chờ đủ tự tin mới công bố

  1. Thương hiệu Việt - Chờ đủ tự tin mới công bố Thị trường xuất hiện một số sản phẩm, trên bao bì chỉ ghi tên doanh nghiệp là nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối chính thức. Theo tìm hiểu của SGTT, những sản phẩm đó do chính các doanh nghiệp trong nước đặt hàng cho nước ngoài sản xuất. Từ tên sản phẩm, đến cấu hình bên trong, bảo hành... đều do doanh nghiệp trong nước quyết định Những chiếc điện thoại di động Việt được sinh ra từ đây: nhà máy sản xuất điện thoại di động theo đơn đặt hàng tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: N.M Trong vòng hai năm trở lại đây, tại nhiều hệ thống siêu thị bán lẻ điện thoại di động lớn như Viễn Thông A, Thế giới di động... xuất hiện nhiều nhãn
  2. hiệu điện thoại di động mới như: Bavapen, Mobell, WellcoM, ConnSpeed, IQ Link, gần đây là Q-Mobile. Trong đó đã có ít nhất ba nhãn hiệu do chính các doanh nghiệp trong nước đặt hàng sản xuất ở nước ngoài. Bắt đầu từ chiếc điện thoại Không quá khó để biết được Bavapen là nhãn hiệu riêng của Thành Công Mobile. Còn Q-Mobile là nhãn hiệu riêng của ABTel. Theo số liệu từ những hệ thống bán lẻ có bán những nhãn hiệu mới này, về số lượng, những nhãn hiệu mới này chỉ chiếm chừng 4%. Giá trị doanh thu còn quá nhỏ do nhóm hàng này giá chỉ ba triệu đồng trở xuống, trừ model Bavapen B800 có giá 3,6 triệu đồng vì chạy trên nền Windows Mobile 5.0. Trừ IQ Link chuyên gia công hàng chạy trên hạ tầng mạng CDMA cho EVN Telecom, những ông chủ của những nhãn hiệu mới còn lại đều xuất thân từ nhà phân phối, nhà bán lẻ nhãn hiệu điện thoại di động lớn trên thế giới. Thành Công Mobile đã từng là nhà phân phối của các nhãn hiệu như Panasonic, i-Mobile, Innostream. ABTel hiện là nhà phân phối của BenQ- Siemens, HTC tại thị trường Việt Nam. Những sáng lập viên của ConnSpeed cũng là những người có nhiều kinh nghiệm với nhóm hàng điện thoại di động. Ông Nguyễn Quang Minh, giám đốc công ty ABTel, một trong những ông chủ của nhóm “điện thoại di động Việt” chia sẻ, việc từ nhà phân phối bước ra làm nhãn hiệu riêng có nhiều lợi thế. Trước hết họ hiểu được những “cội
  3. rễ” của giới sản xuất điện thoại di động trên thế giới (mà cụ thể là tại Đài Loan và Trung Quốc), nắm được xu hướng tiêu dùng của thị trường trong nước. Còn theo ông Nguyễn Quốc Bảo, giám đốc Thành Công Mobile, trải qua vai trò của nhà phân phối đã tạo điều kiện cho họ có cơ hội tiếp xúc với các nhà máy sản xuất hàng cho các hãng. Như vậy, khi đã xác lập mối quan hệ với nhà máy chuyên sản xuất hàng gia công, họ dễ dàng hơn trong việc đàm phán giá tốt nhất có thể cho dù lượng hàng cho từng model chỉ dao động từ 5.000 – 7.000 chiếc. Đến “nồi niêu xoong chảo” Với những thiết bị xay đa chức năng, quạt máy, bếp từ, lò nướng, máy hút bụi, lò vi ba, máy hút khói..., nhiều nhãn hiệu đã quen thuộc với người tiêu dùng bình dân trong thời gian gần đây như Blacker, Hitoshi, Fujiyama... Những cái tên này nghe na ná như là tên Tây, tên Nhật nào đó sản xuất nhưng thực ra là hàng do chính các doanh nghiệp trong nước đặt hàng cho nước ngoài sản xuất. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mỗi nhãn hiệu mới đứng chân tại một siêu thị riêng, ít có trường hợp đụng hàng nhau. iDeas chuyên bán hàng mang tên Hitoshi. Hệ thống siêu thị điện máy Thiên Hoà mạnh với nhãn hiệu Fujiyama. Nguyễn Kim bán các nhãn hiệu như Blacker...
  4. Những sản phẩm kim khí điện máy mang những nhãn hiệu trên được xếp vào hàng giá rẻ, chỉ nhỉnh hơn từ 5 – 10% so với hàng có nguồn gốc từ các hợp tác xã kim khí bên Trung Quốc vốn đang được bày bán tại các cửa hàng nhỏ và chợ. Vì giá rẻ, có những món hàng như bàn ủi Hitoshi chỉ bán 68.000đ/chiếc, nên những nhãn hiệu mới này phù hợp với túi tiền của người lao động có thu nhập thấp. Cùng là lò nướng nhưng hàng mang nhãn hiệu Fujiyama lại có giá chỉ bằng một nửa so với hàng hiệu thứ thiệt. Sợ bị chê là hàng nội Công ty dịch vụ Phú Nhuận (Maseco) là doanh nghiệp trong nước tiên phong tung ra thị trường những chiếc điện thoại di động mang nhãn hiệu V- fone với niềm tin “Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất những chiếc điện thoại di động Việt Nam”. Và họ không ngại ngần gọi nó là: điện thoại di động thương hiệu Việt. Nhưng khát vọng trên chưa có cơ hội chứng tỏ thì họ đã “sập tiệm” sau gần hai năm vật vã chống chọi trên thị trường. Bài học này đã làm nhụt chí nhiều người muốn xây dựng nhãn hiệu Việt cho những dòng sản phẩm điện máy, điện tử. Ông Nguyễn Quốc Bảo, giám đốc Thành Công Mobile phải đích thân chọn từng linh kiện để đặt hàng sản xuất theo đúng yêu cầu của chiếc điện thoại giá rẻ mang nhãn hiệu Bavapen. ABTel có đầu tư sâu hơn về thiết kế mẫu mã và phần mềm tiếng Việt cho những chiếc điện thoại mang nhãn hiệu Q- Mobile vừa được tung ra thị trường cách đây gần một tháng.
  5. Nhưng chính vì bài học của Maseco mà những doanh nghiệp sau này khi đầu tư vào chiếc điện thoại đều chưa muốn gọi nó là sản phẩm của chính mình. Ông Nguyễn Quốc Bảo tâm sự: “Nhiều lúc muốn công bố rằng nó là sản phẩm của mình nhưng nghĩ lại thấy chưa phải lúc nên lo tập trung vào việc xây dựng thị trường, chất lượng, giá cả... Khi nào cảm thấy đủ mạnh, tuyên bố cũng không muộn”. Còn ông Nguyễn Quang Minh quan niệm: “Tôi học được từ sản phẩm X- men. Mãi đến sau này mới biết rằng sản phẩm đó do chính công ty trong nước sản xuất. Thay vì tuyên bố thế này thế nọ, nên lo ổn định thị trường, có nhiều mẫu mã đẹp, giá rẻ...”. Ông Ngô Thanh Liêm, phó giám đốc kinh doanh công ty Sơn Thắng cho biết quy trình của nhãn hiệu Blacker: công ty lựa chọn mẫu mã và công nghệ, rồi đặt hàng gia công ở Trung Quốc. Sau đó những lô hàng này được nhập về Việt Nam, phân phối tại các siêu thị điện máy, cửa hàng... Cũng theo ông Liêm, gần đây công ty đã chuyển nhà máy sản xuất về Tân Phú (TP.HCM). Dự kiến, cuối năm 2008 công ty Sơn Thắng sẽ chính thức công bố nhãn hiệu Blacker là nhãn hiệu của mình. Ông Liêm nói: “Trước đây chưa thể công bố nhãn hiệu của mình vì còn lúng túng trong nhiều khâu. Khi chúng tôi xây dựng nhà máy tại Việt Nam cũng là lúc tin rằng nhãn hiệu của mình đã được người tiêu dùng chấp nhận. Ngoài ra, chúng tôi còn hướng đến mục tiêu xuất khẩu”.
  6. iDeas và Thiên Hoà không bình luận gì về những nhãn hiệu Hitoshi và Fujiyama. Họ cho rằng, họ là nhà bán lẻ những mặt hàng này. Hiện chỉ có Tân Đồng Tâm, chủ sở hữu nhãn hiệu ConnSpeed tuyên bố là “điện thoại di động thương hiệu Việt”. Ông Nguyễn Huy Cần, phó giám đốc Tân Đồng Tâm tự tin: “Mình sản xuất thì cứ bảo mình sản xuất. Nếu chất lượng tốt, giá rẻ thì sẽ được người tiêu dùng đón nhận”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0