Thuyết trình: Những biến động của thị trường chứng khoán quốc tế trong thời gian gần đây và tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 10
download
Thuyết trình: Những biến động của thị trường chứng khoán quốc tế trong thời gian gần đây và tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam trình bày các biến động của thị trường chứng khoán quốc tế trong thời gian gần đây, ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuyết trình: Những biến động của thị trường chứng khoán quốc tế trong thời gian gần đây và tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam
- NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUỐC TẾ TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Nhóm 12: Trần Minh Thắm Lê Thị Thanh Uyên Bùi Thị Bích Tuyền Trần Hà Minh Thắng Nguyễn Phú Tặng
- A. NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUỐC TẾ TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
- Một số chỉ số chứng khoán cơ bản trên các thị trường: Thị trường chứng khoán Mỹ: Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones, Chỉ số Nasdaq và Chỉ số Standard & Poor’s 500 Thị trường chứng khoán Nhật: chỉ số Nikkei Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen 300 Thị trường chứng khoán Hongkong: chỉ số Hang Seng, HIS Thị trường chứng khoán Singapore: chỉ số Straits Times
- Những biến động trên thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới: Theo nhận định của TBKT Việt Nam: “Chứng khoán thế giới – một năm sóng gió”
- Những biến động trên TTCK thế giới Chứng khoán Trung Quốc: Tháng 1/2007, số nhà đầu tư mới đăng ký thêm kinh doanh CK lên đến trên 154.000 hộ. Riêng trong tháng 1/2007, có đến 341.000 nhà đầu tư. Ngày 27/2/2007, sau khi chính phủ TQ thông báo quyết tâm truy quét các hoạt động đầu tư bất hợp pháp thì chỉ số giá chứng khoán bất thình lình sụt giảm nghiêm trọng, đây là đợt "rơi thẳng đứng" mạnh nhất trên TTCK Trung Quốc kể từ tháng 02/1997.
- Những biến động trên TTCK thế giới Sự sụt giảm giá chứng khoán nhanh chóng lan sang Mỹ, châu Âu và nhiều nước châu Á, trong nỗi lo về tốc độ phát triển kinh tế trì trệ trên toàn cầu, đặc biệt là Mỹ.
- Những biến động trên TTCK thế giới Yếu tố quan trọng “khởi nguồn sóng gió” cho TTCK thế giới là thị trường Mỹ: Từ tháng 8/2006, thị trường sụt giảm mạnh, lãi suất tăng đưa đến việc người có lương thấp mất khả năng chi trả tiền vay mua nhà, đồng thời hãm phanh việc giá nhà tăng, giá nhà giảm và tiếp tục giảm. Người có chứng khoán bán tháo đẩy giá xuống theo. Các công ty môi giới đi vay để cho vay không còn khả năng chi trả. Những người bỏ tiền vốn vào các quỹ đầu tư rủi ro cao đòi tiền lại, dẫn đến tình trạng nhiều quỹ lớn mất khả năng chi trả.
- Những biến động trên TTCK thế giới Tác động của cuộc khủng hoảng lan cả ra ngoài lĩnh vực nhà đất và làm gián đoạn thị trường tài chính toàn cầu. Ngày 15/08/2007, chỉ số Dow Jones giảm xuống dưới mức 13.000 từ mức 14.000 đạt được hồi tháng 7, chỉ số S&P 500 sụt giảm ở mức chưa từng có. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở hầu khắp các thị trường trên toàn thế giới, trong đó thị trường Brazil và Hàn Quốc bị tác động mạnh nhất.
- Những biến động trên TTCK thế giới Hiện tượng chỉ số chứng khoán có mức giảm lớn trong ngày trở thành phổ biến, chẳng hạn KOSPI giảm khoảng 7% chỉ trong 1 ngày. Lo sợ sẽ xuất hiện chính thức một cuộc khủng hoảng tài chính, giới đầu tư đã tìm cách tháo chạy, bán đổ bán tháo cổ phiếu, tạo tâm lý đầy bi quan ở hầu khắp các thị trường khu vực châu Á. 16h00 chiều 28/82007, chỉ số châu Á - Thái Bình Dương của Morgan Stanley Capital International giảm 0,2%, xuống còn 149,69 điểm. Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật giảm 0,1%, xuống còn 16.292,07 điểm.
- Những biến động trên TTCK thế giới Thị trường chỉ bắt đầu khôi phục trở lại sau ngày 16/8/2007, khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định giảm lãi suất chiết khấu xuống còn 5,75%/năm nhằm phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng. Ngày 18/09/2007, FED cắt giảm lãi suất đồng USD từ 5,25% xuống 4,75%, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng điểm mạnh. Ngày 19/9/2007, TTCK châu Á và châu Âu đồng loạt lên điểm. Chỉ số Nikkei 225 tăng vọt thêm 579,74 điểm (3,7%), đóng cửa ở mức 16.381,54 điểm. Chỉ số Hang Seng còn tăng mạnh hơn 977,79 điểm (3,98%) lên 25.554,64 điểm.
- Những biến động trên TTCK thế giới Sự thất thoát vì nợ xấu cho lĩnh vực cho vay cầm cố tăng nhanh và chưa có dấu hiệu kết thúc. Quý IV/2007, FED đã 2 lần cắt giảm lãi suất cơ bản đối với đồng USD (ngày 31/10: 4,75% -> 4,5% & ngày 11/12: 4,5% -> 4,25%). Đến nay, FED tiếp tục chính sách này thêm 2 lần nữa (22/01/2008: từ 4,25% -> 3,5% & 31/01/2008: từ 3,5% -> 3%) và bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Ứng với mỗi lần điều chỉnh lãi suất của FED, TTCK châu Á, Âu đều có những phản ứng khởi sắc, tuy nhiên TTCK Mỹ đã không phản ứng tích cực sau lần cắt giảm lãi suất mạnh ngày 22/012008, chỉ số chứng khoán tiếp tục giảm và lan sang các thị trường châu Á, Âu. Theo thống kê, sự “lao dốc” của TTCK thế giới đã làm giảm của các thị trường tổng số tiền 7.300 tỷ USD (tính đến ngày 23/01/2008).
- Những biến động trên TTCK thế giới Với tình hình hiện nay, hoạt động kinh tế Mỹ khó có thể khởi sắc dù FED tiếp tục tung tiền cứu các quỹ đầu tư rủi ro và giảm lãi suất để bảo vệ thị trường địa ốc, tuy nhiên giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng đến chính sách chống lạm phát và khả năng thu hút tiền từ nước ngoài để bù đắp cán cân thanh toán. Đồng tiền Mỹ tiếp tục mất giá so với các đồng tiền mạnh khác. Điều này là một câu hỏi khó cho xu hướng TTCK thế giới năm 2008.
- B. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
- THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Năm 2007, TTCK VN bùng nổ trong 3 tháng đầu năm, hạ nhiệt và điều chỉnh vào 5 tháng giữa năm, tiếp đến là một đợt phục hồi trước khi đi vào thoái trào trong 4 tháng cuối năm.
- THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Biểu đồ VNINDEX năm 2007
- THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Diễn biến thị trường 12 tháng qua
- THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Diễn biến thị trường 24 tháng qua
- THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Giai đoạn thị trường bùng nổ (3 tháng đầu 2007): Thị trường phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng vượt bậc trên tất cả các khía cạnh: chỉ số thị trường, giá trị vốn hóa thị trường, giá cả các loại CK, giá trị, khối lượng giao dịch và đặc biệt là sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ số của cả 2 thị trường đều đạt mức đỉnh: Vn-Index đạt 1.170,67 điểm (ngày 12.3.2007) và HASTC Index đạt 459.36 điểm.
- THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Giai đoạn thị trường bùng nổ (tt) Thị trường tăng trưởng 126% chỉ trong vòng 3 tháng giao dịch. Giá trị giao dịch trung bình của mỗi phiên: sàn TP.HCM đạt trên 1.000 tỷ đồng và sàn Hà Nội là 300 tỷ đồng. Giá trị vốn hóa của thị trường lên đến 398.000 tỷ đồng, chiếm 4/5 trong tổng số 492.900 tỷ đồng của cả năm 2007, Giá cổ phiếu tăng mạnh: giá tất cả các cổ phiếu đều tăng trên 50% giá trị so với mức giá giao dịch cuối năm 2006.
- THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Giai đoạn hạ nhiệt và điều chỉnh: (5 tháng tiếp theo) - Ngay sau khi lên tới đỉnh vào giữa tháng 3.2007, thị trường niêm yết rơi vào tình trạng lình xình, giao động hình răng cưa quanh mốc 1000 điểm, còn thị trường OTC đóng băng tới thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
23 p | 727 | 127
-
Đề án lý thuyết thống kê " Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biên động của kim ngạch xuất khẩu dệt may thời kì 1996-2003 và dự báo 2004"
44 p | 396 | 100
-
Bài thuyết trình: Chu trình Cacbon (Nhóm 1)
30 p | 579 | 76
-
Bài thuyết trình Cơ sở khoa học môi trường: Ô nhiễm tiếng ồn
16 p | 404 | 56
-
Bài thuyết trình: Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long CANFOCO
23 p | 353 | 33
-
Tiểu luận: Quan điểm về con người của L. Phoi obac. Những giá trị và hạn chế
27 p | 181 | 31
-
Bài thuyết trình: Enzyme trong sản xuất nước táo ép
20 p | 204 | 28
-
Tiểu luận: Tự vệ thương mại cơ sở lý thuyết, thực trạng và kiến nghị
18 p | 179 | 22
-
Thuyết trình: Sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam
134 p | 148 | 21
-
Bài thuyết trình thảo luận môn Thị trường bất động sản: Tìm hiểu thị trường đất đai BĐS trong nông nghiệp
9 p | 116 | 16
-
Bài thuyết trình Xử lý chât thải hạt nhân sau khi nhà máy tháo dỡ
17 p | 153 | 14
-
Bài thuyết trình: Các tác động của biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học
11 p | 121 | 12
-
Bài thuyết trình: Tổng quan MTI Radar
29 p | 134 | 12
-
Bài thuyết trình: Chu trình nước (Nhóm 5)
20 p | 130 | 11
-
Dự án Biến đổi khí hậu và đồng bào các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Thúc đẩy lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu của nông nghiệp trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương tại Tây Bắc Việt Nam
9 p | 103 | 9
-
Thuyết trình: Vàng có phải là một kênh trú ẩn an toàn hay một công cụ phòng ngừa rủi ro cho đồng đôla Mỹ những ngụ ý cho quản trị rủi ro
24 p | 95 | 6
-
Bài thuyết trình: Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các nước đang phát triển - Tác động và biện pháp ứng phó
11 p | 120 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn