Thuyết trình Tài chính doanh nghiệp - Chương 13: Chính sách cổ tức
lượt xem 99
download
Bài thuyết trình Tài chính doanh nghiệp - Chương 13: Chính sách cổ tức có nội dung trình bày về lý luận về chính sách cổ tức, nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vốn chủ sở hữu lên chính sách cổ tức của doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm ở thị trường mới nổi Pakistan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuyết trình Tài chính doanh nghiệp - Chương 13: Chính sách cổ tức
- Đề tài thuyết trình: Chương 13 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC NHÓM 1 – ĐÊM 1 – K22 KHOA NGÂN HÀNG 1
- THÔNG TIN THÀNH VIÊN NHÓM 1 1. Phạm Thành Đạt 2. Hồ Thị Thu Hiền 3. Hoàng Thị Khánh Hội 4. Trần Thị Ngọc Huệ 5. Vương Thị Thùy Linh 6. Trần Ngọc Uyên Phương 7. Lương Thị Hồng Quế 8. Lê Thị Thanh Thùy 9. Nguyễn Thị Phương Thủy 10. Trần Thị Cẩm Tú 11. Nguyễn Thị Nhật Vy
- NỘI DUNG 1. PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 2. PHẦN II: BÀI TẬP THỰC HÀNH 3. PHẦN III: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN CHỦ SỞ HỮU LÊN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA DOANH NGHIỆP BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Ở THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI PAKISTAN
- PHẦN I LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Các vấn Lý thuyết CÁC TRƯỜNG PHÁI VÀ PHẢN đề về BIỆN, TRANH LUẬN VỀ LÝ cổ tức THUYẾT MM Chính GIẢI NOBEL KINH TẾ CỦA MM VỀ sách cổ CHÍNH SÁCH CỔ tức TỨC ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ DN 4
- CÁC VẤN ĐỀ VỀ CỔ TỨC 1. Khái niệm cổ tức Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần. Khi công việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận được tái đầu tư vào việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng, gọi là lợi nhuận giữ lại, phần lợi nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông, gọi là cổ tức. 2. Cách thức chi trả cổ tức Ví dụ trục thời gian chi trả cổ tức của công ty X
- CÁC VẤN ĐỀ VỀ CỔ TỨC 3. Phân loại cổ tức theo hình thức chi trả Cổ tức bằng tiền: Ví dụ: Cổ phiếu BVS có cổ tức được trả đợt 2 năm 2007 là 1.000 đồng trên một cổ phiếu. Cổ tức bằng cổ phần và chia nhỏ cổ phần: Ví dụ: Cuối năm 2011 Vietinbank thực hiện chia cổ tức bằng cách phát hành thêm cổ phiếu với tỷ lệ 20% (cổ đông nắm giữ 1.000 CP được chia 200 CP mới). 6
- CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Khái niệm chính sách cổ tức Chính sách cổ tức là quyết định ấn định tỷ lệ phù hợp giữa phần lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và phần lợi nhuận chia cổ tức. Vì lí do này khi Đại hội cổ đông diễn ra cuối kỳ kinh doanh, Ban Giám đốc có thể đệ trình lên Hội đồng quản trị phương án sự dụng một tỷ lệ nhất định phần lãi sau thuế để chia cổ tức cho cổ đông, phần còn lại được giữ lại để tái đầu tư hoặc phân bổ vào các quỹ dự phòng. Nếu phương án chia này được biểu quyết thông qua thì chính sách chia cổ tức của năm kinh doanh đó chính thức được xác nhận và có hiệu lực 7
- CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Các yếu tố quyết định chính sách cổ tức 1. Các hạn chế pháp lý 2. Các điều khoản hạn chế 3. Các ảnh hưởng của thuế 4. Các ảnh hưởng của khả năng thanh toán 5. Khả năng vay nợ và tiếp cận thị trường vốn 6. Ổn định thu nhập 7. Triển vọng tăng trưởng 8. Lạm phát 9. Ưu tiên các cổ đông 10. Bảo vệ chống loãng giá 8
- CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Bốn mô hình cách điệu hóa về cách thức chi trả cổ tức Theo Terry A. Mash và Robert Mertons các mô hình cách điệu hóa gồm: (1) Các doanh nghiệp có các tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu dài hạn. Với thu nhập tương đối ổn định, các doanh nghiệp sung mãn thường có tỷ lệ chi trả cổ tức cao, các doanh nghiệp tăng trường chi trả cổ tức thấp. (2) Các giám đốc thường tập trung nhiều vào những thay đổi cổ tức hơn là mức chi trả tuyệt đối. (3) Cổ tức thay đổi theo sau những thay đổi trong lợi nhuận ổn định và kéo dài. Những thay đổi lợi nhuận tạm thời sẽ không ảnh hưởng đến chi trả cổ tức. (4) Các giám đốc tài chính đặc biệt lo lắng khi phải hủy bỏ chính sách chi trả cổ tức cao trước đây do những tác động ngược của quyết định này.Trong những trường hợp như thế, họ rất miễn cưỡng đưa ra những quyết định về thay đổi chính sách cổ tức. 9
- CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Mô hình cách điệu của Lintner về chi trả cổ tức DIV1 = cổ tức mục tiêu = tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu * EPS1 Thay đổi cổ tức sẽ bằng: ∆DIV = DIV1 – DIV0 = thay đổi mục tiêu = tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu * EPS1 – DIV0 Các giám đốc tài chính tin rằng cổ đông thích một tiến trình ổn định trong cổ tức hơn. Do đó, nếu như hoàn cảnh có vẻ ủng hộ việc chi trả cổ tức cao họ cũng chỉ thay đổi một phần trong chi trả cổ tức mà thôi: DIV1 – DIV0 = tỷ lệ điều chỉnh * thay đổi mục tiêu = tỷ lệ điều chỉnh * (tỷ lệ mục tiêu * EPS1 – DIV0) 10
- GIẢI NOBEL KINH TẾ CỦA MM VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Ví dụ 1: Xem xét bảng cân đối kế toán của Rational Damicomductor: Rational Damicomductor dùng $1.000 tiền mặt để chi trả cổ tức cho cổ đông. Vì vậy để có nguồn vốn để đầu tư thì doanh nghiệp này sẽ phát hành thêm cổ phần để huy động vốn. Giả định rằng bỏ qua thuế, chi phí phát hành và các chi phi khác và thị trường là hiệu quả, cổ phần của Rational Damicomductor được bán với giá hợp lý Khi đó: Giá trị cổ phần của cổ đông cũ = Giá trị DN – giá trị cổ phần mới = (10.000 + NPV) – 1.000 = 9.000 + NPV Như vậy, các cổ đông cũ nhận $1.000 cổ tức tiền mặt và chịu 1 khoảng lỗ vốn $1.000. Chính sách cổ tức không có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp Tính giá cổ phần: Giả sử trước khi chi trả cổ tức, doanh nghiệp này có 1.000 cổ phần đang lưu hành và dự án có NPV = 2.000 $. Giá trị cổ phần cũ: Giá trị của cổ phần cũ = 10.000$ + NPV = 12.000$ 12$/ cổ phần Sau khi chi trả cổ tức: giá trị cổ phần cũ = 9.000$ + NPV = 11.000$ 11$/ cổ phần Như vậy, sau khi chi trả cổ tức thì giá cổ phần cũ giảm 1$/ cổ phần Giá trị cổ phần mới: Sau khi phát hành, cổ phần mới phải được bán với giá tương tự như các cổ phần còn lại, tức là 11$/ cổ phần Để huy động 1.000$ tiền mặt thì doanh nghiệp phải phát hành: 1.000/11 = 91 cổ phần
- GIẢI NOBEL KINH TẾ CỦA MM VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Những giả định của Lý thuyết MM Không có thuế Không có chi phí phát hành Không có chi phí giao dịch Chính sách đầu tư cố định 12
- GIẢI NOBEL KINH TẾ CỦA MM VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Nội dung lý thuyết MM: Trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo, chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị DN hay đến tổng thu nhập các cổ đông. Khi doanh nghiệp muốn tăng chi trả cổ tức mà không làm thay đổi chính sách đầu tư và vay nợ thì chỉ còn cách tài trợ cho cổ tức tăng thêm là phải phát hành thêm cổ phần mới. Khi đó sẽ có “sự chuyển dịch giá trị” từ cổ đông cũ sang cổ đông mới. Có 2 cách huy động tiền mặt cho cổ đông nguyên thủy của doanh nghiệp : Thứ 1 Thứ 2
- Ví dụ minh họa trường hợp chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp và giá trị cổ đông Xem xét bảng cân đối kế toán của Rational Damicomductor: Ví dụ 1: Công ty chi trả cổ tức băng tiền mặt RD dự kiến chi trả 1.000$ cổ tức cho cổ đông, tuy nhiên khoản tiền mặt 1.000$ đã được sử dụng để tài trợ cho cơ hội đầu tư do đó doanh nghiệp phải huy động thêm vốn để chi trả cổ tức bằng cách phát hành thêm cổ phần. Bảng cân đối mới sau khi bán cổ phần mới, chi trả cổ tức và đầu tư mới
- Ví dụ minh họa trường hợp chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp và giá trị cổ đông •Giá trị cổ đông: Giá trị cổ phần của cổ đông cũ = Giá trị DN – giá trị cổ phần mới = (10.000 + NPV) – 1.000 = 9.000 + NPV Như vậy, các cổ đông cũ nhận 1.000 cổ tức tiền mặt và chịu 1 khoảng lỗ vốn 1.000. Chính sách cổ tức không có ảnh hưởng đến giá trị cổ đông •Giá trị doanh nghiệp: + Giả sử trước khi chi trả cổ tức, doanh nghiệp này có 1.000 cổ phần đang lưu hành và dự án có NPV = 2.000 $ => Tổng giá trị doanh nghiệp = 10.000 + 2.000 = 12.000$ + Giá trị của 1 cổ phần cũ trước khi chi trả cổ tức = 12.000 / 1.000 = 12$/ cổ phần + Giá trị của 1 cổ phần cũ sau khi chi trả cổ tức = (9.000 + 2.000)/1000 = 11$/ cổ phần + Giá trị cổ phần mới: Cổ phần mới phát hành phải được bán với giá tương tự như các cổ phần còn lại, tức là 11$/ cổ phần. Để huy động 1.000$ tiền mặt thì doanh nghiệp phải phát hành: 1.000/11 = 91 cổ phần Sau khi chia cổ tức, tổng giá trị doanh nghiệp là 1.091 cổ phần x 11$/cổ phần = 12.000$ và không thay đổi so với trước khi chia cổ tức
- Ví dụ minh họa trường hợp chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp và giá trị cổ đông Ví dụ 2: Mua lại cổ phần Giả sử dự án của công ty Rational Damicomductor chắc chắn bị lỗ, tức là NPV < 0. • Giả sử: + Lợi nhuận các năm là 1.000$ và không chi trả cổ tức mà sử dụng lợi nhuận này mua lại cổ phần • Trước khi chi trả cổ tức: + Suất sinh lời mong muốn của nhà đầu tư là k = 10% + Cổ tức cho mỗi cổ phần là DIV = 1.000 / 1.000 = 1$/CP + Giá trị mỗi cổ phần của cổ đông trong doanh nghiệp = DIV / k = 1 / 0,1 = 10$/CP + Giá trị của doanh nghiệp = 10 x 1.000 = 10.000$ • Sau khi chi trả cổ tức bằng cách mua lại cổ phần: + Giá trị mỗi cổ phần cổ đông muốn bán = 10 x (1+k) = 10 x 1,1 = 11$/CP Như vậy cổ đông muốn bán cổ phần thì sẽ bán với giá 11$/CP • Giá trị mỗi cổ phần của các cổ đông không bán lại cổ phần + Với 1.000$ thì số lượng cổ phần doanh nghiệp mua lại là 1.000 / 11 = 90,9 cổ phần + Số lượng cổ phần còn lại = 1.000 – 90,9 = 909,1 cổ phần + Lợi nhuận năm 2 là 1.000$ -> Cổ tức cho mỗi cổ phần là DIV = 1.000 / 909,1 = 1,1$/CP + Giá trị mỗi cổ phần của cổ đông trong doanh nghiệp = DIV / k = 1,1/0,1 = 11$/CP + Giá trị của doanh nghiệp = 11 x 909,1= 10.000$ Những ai bán ngay thì nhận được 11 USD, những ai không bán sẽ nhận đuợc dòng cổ tức cao hơn trong những năm sau tương đương giá trị hiện tại 11 USD. Như vậy việc mua lại cổ phần của doanh nghiệp không tác động lên giá trị của các cổ đông và giá trị của doanh nghiệp.
- CÁC TRƯỜNG PHÁI VÀ PHẢN BIỆN, TRANH LUẬN VỀ LÝ THUYẾT MM 1. Các trường phái - Trường phái hữu khuynh bảo thủ tin rằng một gia tăng trong tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp. - Trường phái tả khuynh cấp tiến tin rằng một gia tăng trong chi trả cổ tức sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp. - Trường phái trung dung cho rằng chính sách cổ tức không tác động gì đến giá trị doanh nghiệp. 17
- CÁC TRƯỜNG PHÁI VÀ PHẢN BIỆN, TRANH LUẬN VỀ LÝ THUYẾT MM 2. Các phản biện, tranh luận 2.1 Các lập luận về chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp - Không có thuế - Không có chi phí giao dịch - Không có chi phí phát hành - Chính sách đầu tư cố định 2.2 Các lập luận về chính sách cổ tức tác động đến giá trị doanh nghiệp - Không thích rủi ro - Các chi phí giao dịch - Thuế - Các chi phí phát hành - Các chi phí đại diện 18
- CÁC CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG THỰC TiỄN cổ tức nhỏ hàng quý + CHÍNH lợi nhuận giữ lại thụ thưởng thêm vào SÁCH động cuối năm cổ tức có cổ tức tỷ lệ chi tiền mặt trả không ổn định đổi 19
- CÁC CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG THỰC TiỄN 1. Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động xác nhận rằng một doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi nào mà doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà các cổ đông đòi hỏi Nguyên lý giữ lại vốn thụ động cũng đề xuất là các công ty tăng trưởng thường có tỷ lệ chi trả cổ tức tấp hơn các công ty đang trong giai đoạn sung mãn (bão hòa) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuyết trình Báo cáo tài chính công ty Cổ phần Sữa Vinamilk năm 2012 và năm 2013
19 p | 651 | 96
-
Thuyết trình Tài chính doanh nghiệp: Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp
90 p | 166 | 42
-
Thuyết trình Tài chính doanh nghiệp: Chính sách nợ và giá trị doanh nghiệp
31 p | 441 | 40
-
Tiểu luận môn tài chính doanh nghiệp: Chính sách nợ và giá trị doanh nghiệp
34 p | 167 | 37
-
Bài thuyết trình Tài chính doanh nghiệp và vốn doanh nghiệp
18 p | 338 | 36
-
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp: Một doanh nghiệp nên vay bao nhiêu?
63 p | 394 | 32
-
Thuyết trình Tài chính nghiệp: Một doanh nghiệp nên vay bao nhiêu?
46 p | 349 | 28
-
Thuyết trình tài chính doanh nghiệp: Hợp đồng quyền chọn
55 p | 170 | 25
-
Thuyết trình tài chính doanh nghiệp: Chi phí sử dụng vốn
9 p | 228 | 25
-
Thuyết trình: Tài trợ doanh nghiệp và thị trường hiệu quả
63 p | 123 | 24
-
Thuyết trình Tài chính doanh nghiệp: Chứng chỉ đặc quyền và trái phiếu chuyển đổi
48 p | 146 | 24
-
Thuyết trình Tài chính doanh nghiệp: Một doanh nghiệp nên vay bao nhiêu?
37 p | 360 | 21
-
Thuyết trình tài chính doanh nghiệp: Phương thức các doanh nghiệp phát hành chứng khoán
42 p | 132 | 18
-
Thuyết trình tài chính doanh nghiệp: Rủi ro
19 p | 157 | 16
-
Thuyết trình Tài chính doanh nghiệp: Chính sách nợ tác động thế nào đến giá trị doanh nghiệp
32 p | 155 | 14
-
Đề tài: Một doanh nghiệp nên vay bao nhiêu?
51 p | 129 | 11
-
Đề tài thuyết trình: Tài chính doanh nghiệp
22 p | 111 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn