intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết trình: Tài trợ doanh nghiệp và thị trường hiệu quả

Chia sẻ: Fczxxv Fczxxv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

124
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuyết trình: Tài trợ doanh nghiệp và thị trường hiệu quả nhằm trình bày về theo MM “trong thị trường vốn hiệu quả, chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp”, theo MM “với giả định thị trường vốn hiệu quả, giá trị doanh nghiệp độc lập với cấu trúc vốn”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết trình: Tài trợ doanh nghiệp và thị trường hiệu quả

  1. Lớp: NH đêm 2 Khóa: 18 Nhóm: 5
  2. Lời mở đầu Giá trị của một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của ba loại quyết định tài chính: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định chi trả cổ tức Chương 13: Theo MM “trong thị trường vốn hiệu quả, chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp” Chương 14: Theo MM “với giả định thị trường vốn hiệu quả, giá trị doanh nghiệp độc lập với cấu trúc vốn” Sau đây là những giải thích và đánh giá về giả thuyết thị trường hiệu quả.
  3. Nội dung 1. Cơ sở lý luận 1.1 Một khám phá đáng ngạc nhiên: các thay đổi giá cả là ngẫu nhiên 1.2 Khái niệm về thị trường hiệu quả 1.3 Các dạng của thị trường hiệu quả 1.4 Các thị trường hiệu quả: chứng cứ 1.5 Các bài toán đố và các bất thường có ý nghĩa gì đối với GĐ tài chính? 1.6 Sáu bài học của thị trường hiệu quả 2. Đánh giá tính hiệu quả của TTCK Việt Nam_ Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM
  4. 1. Cơ sở lý luận 1.1 Một khám phá đáng kinh ngạc: các thay đổi giá cả là ngẫu nhiên. Hãy quan sát 2 biểu đồ sau đây. Một trong hai biểu đồ cho thấy chỉ số S&P trong một thời kỳ 5 năm, biểu đồ còn lại là kết quả của trò chơi tung đồng xu trong 5 năm. Bạn có thể chỉ đúng từng biểu đồ không?
  5. 1. Cơ sở lý luận 1.1 Một khám phá đáng kinh ngạc: các thay đổi giá cả là ngẫu nhiên (tt). Kết quả: biểu đồ phía dưới là chỉ số S&P. Tương tự như vậy, nếu không nhìn vào các chú thích, bạn có thể phân biệt đúng đâu là biểu đồ của chỉ số: Dow Jones, NASDAQ, Hangsheng, Koppi, Nikkei, FTSES hay không?
  6. Daily Q.IXIC 8/23/1979 - 12/23/2009 (NYC) Line, Q XIC Last Trade(Last) .I , Pric e 12/18/2009, 2,211.69 USD 4,500 4,000 3,500 3,000 2,500 2,000 1,500 1,000 500 .12 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 1980 1990 2000 Da ily Q.DJ I 12/3/1953 - 11/27/2012 (NY C) Line, Q.DJI, Last Trade(Last) Price 12/18/2009, 10,328.89 USD 12,000 11,000 10, 000 9,000 8,000 7,000 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000 1,000 .12 1955 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 1950 1960 1970 1980 1990 2000
  7. Daily Q.FTSES 11/27/1981 - 6/ 9/2011 (LON) Line, Q.FTSES, Las t Trade(L as t) Price 12/18/ 2009, 5,196.81 GBP 6,000 5,500 5,000 4,500 4,000 3,500 3,000 2,500 2,000 1,500 .12 1985 1990 1995 2000 2005 2010 1980 1990 2000 Daily Q.HSI 7/27/1977 - 10/10/2011 (HKG) Line, Q.HSI, Las t Trade(L as t) Pric e 12/18/2009, 21,175.88 HKD 27,000 24,000 21,000 18,000 15,000 12,000 9,000 6,000 3,000 .12 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 1970 1980 1990 2000 [ Delayed]
  8. Daily Q.N225 9/3/1964 - 5/1/2012 ( TOK) Line, Q. 225, Las t Trade( Las t) N Pr ice 12/18/2009, 10,142.05 JP Y 32,000 28,000 24,000 20,000 16,000 12,000 8,000 4,000 .12 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 1960 1970 1980 1990 2000 Daily Q.KS11 10/28/1981 - 6/9/2011 (SEL) Line, Q.KS11, Last Trade(Last) Price 12/18/2009, 1,647.04 KRW 1,800 1,600 1,400 1,200 1,000 800 600 400 200 .12 1985 1990 1995 2000 2005 2010 1980 1990 2000
  9. 1. Cơ sở lý luận 1.1 Một khám phá đáng kinh ngạc: các thay đổi giá cả là ngẫu nhiên (tt). - Không thể chỉ đúng từng biểu đồ hay có một mẫu mực nào đó có thể giúp bạn nhận diện đúng hay không, thật là khó để tiên đoán hình dạng đồ thị trong những ngày tiếp theo. - Năm 1963 nhà thống kê người Anh Maurice Kendall nghiên cứu tìm các chu kỳ giá cả thường xuyên. Ông nhận thấy : Giá cả của cổ phần và hàng hóa có vẻ đi theo một bước ngẫu nhiên, không thể đoán trước được.
  10. 1. Cơ sở lý luận 1.2 Khái niệm về thị trường hiệu quả Việc tiếp cận Lý thuyết thị trường hiệu quả trong phân tích tài chính phải xuất phát từ khái niệm thị trường hoàn hảo trong kinh tế học. Một thị trường được coi là hoàn hảo khi nó đảm nhiệm được chức năng của nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, tức là nó sử dụng các đầu vào khan hiếm một cách hiệu quả. Trong nghiên cứu kinh tế nói chung và trong phân tích tài chính nói riêng, một thị trường được coi là hoàn hảo (hiệu quả) khi nó hiệu quả về các mặt: Phân phối hiệu quả, tổ chức hoạt động hiệu quả, thông tin hiệu quả…
  11. 1. Cơ sở lý luận 1.2 Khái niệm về thị trường hiệu quả (tt) Hiệu quả về mặt phân phối: Khi các nguồn tài nguyên khan hiếm được phân phối để sử dụng 1 cách tốt nhất. Đối với thị trường vốn nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, vai trò của nó là phân phối các nguồn vốn có thể đầu tư sao cho có hiệu quả nhất.
  12. 1. Cơ sở lý luận 1.2 Khái niệm về thị trường hiệu quả (tt) Hiệu quả về tổ chức hoạt động của thị trường: Tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc tham gia vào thị trường với chi phí thấp nhất, thị trường đạt được đến độ thanh khoản cao. Chi phí giao dịch bằng không thì thị trường xem là hiệu quả. Trên thực tế các thị trường không tồn tại nếu chi phí hoạt động của những người vận hành thị trường không được bù đắp.
  13. 1. Cơ sở lý luận 1.2 Khái niệm về thị trường hiệu quả (tt) Hiệu quả về mặt thông tin Một thị trường được xem là hiệu quả về mặt thông tin khi giá cả của các loại hàng hóa giao dịch trên thị trường được phản ánh đầy đủ và tức thời bởi các thông tin mới có liên quan. Những thông tin đó bao gồm nhiều loại khác nhau, như thông tin về môi trường kinh tế vĩ mô, thông tin về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh, thông tin về thị trường… Thông tin mới là các thông tin không thể dự đoán được, do vậy sự thay đổi về giá cả thị trường do tác động của các thông tin mới cũng là không thể dự đoán được
  14. 1. Cơ sở lý luận 1.2 Khái niệm về thị trường hiệu quả (tt) Các nghiên cứu thường xem xét lý thuyết thị trường hiệu quả về mặt thông tin, đánh giá mức độ hiệu quả của thị trường mà ít đi sâu vào góc độ tìm hiểu về thị trường hiệu quả trên phương diện phân phối hay tổ chức của thị trường, bởi vì trong thị trường chứng khoán, tính hiệu quả về mặt thông tin có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của toàn thị trường. Cụ thể hơn, lý thuyết thị trường hiệu quả (trên phương diện thông tin) luôn cho rằng khi tham gia vào một thị trường hiệu quả, nhà đầu tư sẽ ít có cơ hội vượt trội hơn so với những người khác vì hiệu quả của thị trường chứng khoán sẽ khiến cho giá của các cổ phiếu hiện có trên thị trường luôn gắn kết và cung cấp các thông tin tương thích, tức là mọi người đều có khả năng tiếp cận thông tin như nhau.
  15. 1. Cơ sở lý luận 1.2 Khái niệm về thị trường hiệu quả (tt) Theo thuyết này thì các chứng khoán sẽ được mua/bán, trao đổi ngang giá trên các sàn giao dịch chứng khoán, do đó sẽ không có cơ hội một cách hệ thống để một số “đại gia” mua ép giá cổ phiếu hoặc thổi phồng mức giá khi bán (hiện tượng làm giá). Người chơi luôn được tin tưởng rằng thị trường đối xử công bằng với tất cả mọi người.
  16. 1. Cơ sở lý luận 1.3 Các dạng của thị trường hiệu quả Trong lịch sử, Euge Fama (1970) là người đầu tiên phân chia ra các dạng hiệu quả của thị trường thành ba giả thuyết thành phần tương ứng với 3 tập thông tin được xem xét +Tập thông tin dạng yếu: tập thông tin chỉ bao hàm các dữ liệu lịch sử về loại chứng khoán đang phân tích. +Tập thông tin dạng trung bình: tập thông tin bao gồm tất cả các dữ liệu phù hợp đã được công bố ra công chúng trong quá khứ và hiện tại. +Tập thông tin dạng mạnh: tập thông tin bao gồm tất cả các dữ liệu được biết, không kể các dữ liệu đó được công bố ra hay không Tương ứng ba tập thông tin trên, thị trường hiệu quả được phân chia ra thành ba cấp độ hiệu quả (hay ba dạng hiệu quả), đó là thị trường hiệu quả dạng yếu, thị trường hiệu quả dạng vừa phải và thị trường hiệu quả dạng mạnh.
  17. 1. Cơ sở lý luận 1.3 Các dạng của thị trường hiệu quả (tt) Thị trường hiệu quả dạng yếu: Hiệu quả dạng yếu giả định rằng giá cả hàng hóa (chứng khoán) đã phản ánh đầy đủ và kịp thời những thông tin trong quá khứ về giao dịch của thị trường như tỷ suất thu nhập, khối lượng giao dịch, giá cả chứng khoán.... Khi dạng yếu của thị trường tồn tại thì các nhà phân tích kỹ thuật trở nên bị vô hiệu hóa Nói cách khác, không thể dự báo được giá chứng khoán trong tương lai hay là có thể kiếm được lợi nhuận vượt trội bằng những căn cứ từ thông tin về giá cả của chúng trong quá khứ
  18. 1. Cơ sở lý luận 1.3 Các dạng của thị trường hiệu quả (tt) Thị trường hiệu quả dạng vừa phải: Giá cả hàng hóa (chứng khoán) sẽ điều chỉnh nhanh chóng trước bất kỳ thông tin công khai nào, tức là mức giá hiện tại phản ánh đầy đủ mọi thông tin công khai trong hiện tại cũng như trong quá khứ. Giả thuyết này bao trùm giả thuyết hiệu quả dạng yếu. Ngoài những thông tin trong quá khứ, những thông tin cơ bản của công ty mà công chúng có thể dễ dàng thu được như năng lực sản xuất, chất lượng quản lý, báo cáo tài chính … đều đã được phản ánh trong giá cổ phiếu, nếu bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có được những thông tin từ nguồn thông tin đại chúng thì tức là nó đã sẵn sàng được phản ánh trong giá chứng khoán. Ngoài ra những thông tin mang tính chất dự đoán như các đánh giá dự báo, tin đồn … đều được nhà đầu tư đưa vào định giá. Nếu thị trường hiệu quả dạng vừa phải tồn tại, không có hình thức phân tích nào (kể cả phân tích cơ bản lẫn kỹ thuật) có khả năng đem lại cho nhà đầu tư lợi nhuận siêu ngạch nếu việc phân tích chỉ dựa trên những số liệu từ nguồn được công bố ra công chúng và những thông tin dự báo mà cả thị trường đều biết.
  19. 1. Cơ sở lý luận 1.3 Các dạng của thị trường hiệu quả (tt) Thị trường hiệu quả dạng mạnh: Lý thuyết thị trường hiệu quả dạng mạnh cho rằng giá chứng khoán phản ánh tất cả các thông tin từ công khai đến nội bộ. Điều này nói lên rằng các thị trường phản ứng nhanh với bất kỳ thông tin nào kể cả những thông tin mang tính chất nội bộ hay cá nhân, làm cho khả năng tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch khó xảy ra. Như vậy trong một thị trường hiệu quả dạng mạnh, người ta sử dụng tất cả những thông tin có thể có, dù rằng các thông tin đó có được phổ biến ra công chúng hay không, sẽ không thể thu được lợi nhuận vượt trội so với người khác. Thị trường hiệu quả dạng mạnh không cho phép tồn tại phân tích kỹ thuật lẫn cơ bản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2