intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIÊM DƯỚI DA

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1.848
lượt xem
102
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: 1.Nêu được chỉ định, chống chỉ định của tiêm dưới da. 2.Nêu được tai biến của tiêm dưới da - cách phát hiện xử trí và phòng ngừa. 3.Tiêm được thuốc vào dưới da theo đúng quy trình kỹ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIÊM DƯỚI DA

  1. TIÊM DƯỚI DA Mục tiêu: 1.Nêu được chỉ định, chống chỉ định của tiêm dưới da. 2.Nêu được tai biến của tiêm dưới da - cách phát hiện xử trí và phòng ngừa. 3.Tiêm được thuốc vào dưới da theo đúng quy trình kỹ thuật. Tiêm dưới da là đưa một lượng dung dịch thuốc vào mô liên kết lỏng lẻo dưới da (lớp mỡ). 1.Chỉ định - Chống chỉ định 1.1.Chỉ định Khá rộng rãi, chủ yếu là do một số loại thuốc mà ta muốn cho thuốc thấm dần vào cơ thể để phát huy tác dụng từ từ. Thí dụ như: Atropin sulfat, insulin... 1.2.Chống chỉ định Một số thuốc dầu khó tan ví dụ: Testosteron 2.Dụng cụ - Thuốc
  2. - Bơm tiêm: Thường dùng loại 2 ml, 5 ml. - Kim tiêm: Dài 25 mm - 30 mm đầu vát dài hơn tiêm trong da. - Các dụng cụ cần thiết khác. - Thuốc theo y lệnh. 3.Vùng tiêm Tất cả những chỗ nào trên cơ thể không nhạy cảm quá có nhiều cơ đều có thể tiêm được vì tiêm vào dưới da còn xa xương, xa các mạch máu thần kinh lớn. Nhưng người ta thường chọn chỗ để tiêm: Mô dưới da nhẽo, ít cọ xát, ít bị nhiễm bẩn, ít đau, không có sẹo, viêm lở loét... Thường tiêm vào: Mặt ngoài cánh tay (vùng cơ tam đầu cánh tay) có thể tiêm vùng mặt trước ngoài đùi khoảng 1/3 giữa đùi, bả vai... Nếu người bệnh tiêm nhiều cần phải thay đổi chỗ tiêm và cố gắng tránh tiêm vào chỗ mũi kim cũ. 4.Cách tiêm - Bệnh nhân có thể nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế có tựa một cách thoải mái. - Bộc lộ vùng tiêm. - Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 700 từ trong ra ngoài. - Điều dưỡng viên sát khuẩn tay bằng cồn 700 (chấm cồn vào các đầu ngón tay).
  3. - Tay trái dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo da bệnh nhân lên. - Tay phải cầm bơm tiêm có gắn kim ngửa mũi vát của kim lên trên, chếch với mặt da 30 - 450 đâm kim nhanh qua da vào mô liên kết dưới da. Khi có cảm giác là kim đã vào mô liên kết dưới da thì bỏ tay trái và xoay nhẹ pít tông bơm tiêm vài lần xem có máu ra không, nếu không có máu ra theo, mới bơm thuốc từ từ vào cơ thể bệnh nhân. ã Nếu có máu ra theo là đâm phải mạch máu thì bình tĩnh rút bơm kim ra hoặc đâm sâu thêm vào khi nào không có máu ra nữa thì bơm thuốc từ từ. - Khi đã bơm hết thuốc, tay trái kéo chếch căng da chỗ tiêm để thuốc không thoát ra theo mũi kim. ã Tay phải nhẹ nhàng rút kim ra nhanh rồi dùng bông tẩm cồn sát khuẩn nhẹ lên chỗ tiêm sau đó đỡ bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái. 5.Các tai biến của tiêm dưới da - Cách phát hiện và xử trí 5.1.Tai biến do vô khuẩn không tốt Do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn trước, trong và sau khi tiêm dẫn tới bệnh nhân bị nhiễm khuẩn. + Gây ra áp xe tại chỗ: - Phát hiện: Chỗ tiêm tấy đỏ, sưng nóng, toàn thân có thể sốt hoặc không. - Xử trí: Chườm nóng, dùng kháng sinh trong trường hợp thuốc tiêm không phải là thuốc kháng sinh (giai đoạn viêm tấy). - Chích áp xe nếu áp xe đã mềm hóa mủ rõ.
  4. + Làm lây bệnh truyền nhiễm như viêm gan virus - Do vô khuẩn kim không tốt (kim tiêm từ người mắc bệnh từ người mắc bệnh viêm gan virus sang người không bị viêm gan virus. - Phát hiện: Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, người bệnh chán ăn, mệt mỏi (thường xảy ra muộn sau khi tiêm từ 4 - 6 tháng). 5.2.Tai biến do quá trình tiêm - Gãy kim, quằn kim do bệnh nhân giãy giụa mạnh hoặc do tiêm không đúng kỹ thuật. ã Đề phòng: Không bao giờ tiêm ngập đốc kim, nếu kim gẫy có thể rút ra được. - Bệnh nhân có thể bị sốc: Do bơm thuốc quá nhanh hoặc bệnh nhân quá sợ hãi, và bệnh nhân bị đau không chịu được. ã Đề phòng: Thực hiện nguyên tắc khi tiêm 2 nhanh 1 chậm (đâm kim và rút kim nhanh) bơm thuốc chậm, trước khi tiêm phải làm công tác tư tưởng tốt để bệnh nhân yên tâm tránh sợ hãi, lo lắng... 5.3.Các tai biến do thuốc gây lên - Bệnh nhân đau, áp xe vô khuẩn: Do thuốc tiêm vào không tiêu đi được hoặc tiêu rất chậm. ã Phát hiện: Chỗ tiêm xưng nóng đỏ. ã Xử trí: Chườm nóng, chích áp xe nếu cần.
  5. - Có thể gây mảng mục ở trẻ em như tiêm insulin, muối bismut, muối quinin, các chất dầu nói chung (dầu long não) các hormon, các dung dịch iod gây ra các hòn cứng. - Sốc: Do phản ứng của cơ thể đối với thuốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2