P hần h a i<br />
<br />
ĐẠI CỨƠNG VỂ NGÂN HẰNG<br />
■<br />
<br />
Hoạt động ngân hàng có cội rễ rất sâu trong lịch sử. Ngày nay không ai có thể<br />
biết chắc được việc kinh doanh ngân hàng đã bắt đầu từ lúc nào. Một số nhà nghiên<br />
cứu tìm thấy nguồn gốc của hoạt động này từ những người thợ vàng thời trung cổ, là<br />
những người nhận ký gửi vàng, bạc và cho vay. Một số học giả khác cho ràng những<br />
tiền thân trước đó là các thương nhân tiền tệ chuyên đổi các loại tiền kim loại trong<br />
các chợ lớn của th ế giới cổ xưa.<br />
Giả thuyết về nguồn gốc của hoạt động ngân hàng là các thợ vàng lập luận rằng,<br />
những ngươi thợ vàng này chấp nhận việc ký gửi tiền vàng và tài sản có giá khác,<br />
trong nhiều trường hợp các khoản ký gửi này được trả lại. Khi một khách hàng gửi<br />
vàng vào thì nhận được một biên nhận ghi rõ số lượng và loại kim loại được giữ trong<br />
kho của người thợ vàng. Không lâu sau đó, những người ký gửi vàng nhận ra rằng sử<br />
dụng biên nhận của thợ vàng, tức là lời hứa thanh toán của người thợ vàng để trả tiền<br />
về hàng hóa và dịch vụ thì thuận tiện hơn rất nhiều. Chỉ trong một thời gian ngắn các<br />
biên nhận của thợ vàng đã bắt đầu được lưu thông như tiền tệ và đó là tiền thân của<br />
séc ngày nay. Câu chuyện chưa chịu chấm dứt ở đây. Những người thợ vàng sớm khám<br />
phá ra rằng những gì ký gửi cho họ tương đối ổn định - trong khi một số khách hàng<br />
luôn luôn rút quỹ ra khỏi kho của người thợ vàng thì một số khác lại gửi vào. Từ đó<br />
một người thợ vàng có đầu cơ kinh doanh đã có thể nghĩ ra rằng với những khoản ký<br />
gửi ổn định ông ta có thể cho vay bằng cách phát hành nhiều biên nhận hơn là số<br />
lượng vàng dự trữ trong kho. Từ thời điểm này người thợ vàng đã trở thành nhà ngân<br />
hàng, bởi vì ông ta theo nghĩa bóng đang tạo ra tiền.<br />
Câu chuyện về những người thợ vàng mô tả nguồn gốc của hoạt động ngân hàng,<br />
th ế nhưng lịch sử của hoạt động ngân hàng thực sự phát nguồn sớm hơn rất nhiều, từ<br />
thời các thương nhân tiền tệ thường xuyên lui tới các chợ ở châu Á, châu Âu và Trung<br />
đông vào thời cổ. Thương nhân tiền tệ cung cấp một loại dịch vụ rất cần thiết: đổi một<br />
loại tiền này lấy loại khác trong thời đại đồng tiền gồm phần lớn là loại tiền kim loại<br />
và mỗi quốc gia và kinh đô tự phát hành đồng tiền cùa mình. Nếu một người nào đó<br />
muốn đi đến môt kinh đô lớn (như Alexandria, Jerusalem hoặc Rome) và muốn mua<br />
lương thực, vải vóc hoặc hàng hóa đòi hỏi phải chuyển đổi một loại tiền nước ngoài<br />
thành bản tệ. ở một số chợ trung tâm thì việc kinh doanh dổi tiền đã trở thảnh môt<br />
công việc chuyên nghiệp và một số thương nhân đã bắt đầu chuyên doanh các dich vu<br />
tài chính, họ chảng những đổi tiền kim loại mà còn chấp nhận ký gửi và chiết khấu<br />
<br />
129<br />
<br />
những biên nhận do những thương nhân khác nắm giữ. Thông thường thì những người<br />
này kê một cái bàn dài bằng gỗ ở ngoài chợ và chờ khách hàng đến. Một số học giả<br />
cho rằng thuật ngữ “nhà băng” (ngân hàng) xuất xử từ một từ của Ý “banco” có nghía<br />
là cái bàn dài. Các định chế ngân hàng tương tự như loại hình chúng ta thấy ngày<br />
nay, lúc đầu đã xuất hiện ở Ý trong thời Trung cổ và sau đó lan tràn sang Tây Au. Nó<br />
đến Tây Âu bằng hình thức hiện đại nhất vào thời điểm các quốc gia châu Âu đang trở<br />
thành công nghiệp hóa mạnh mẽ với nhiều loại nhà máy và công cụ vốn mới. Dần dà<br />
hoạt động ngân hàng, đặc biệt là việc chấp nhận ký gửi và cho vay, đã lan tràn qua<br />
nhiều quốc gia. Hầu hết đều đồng ý rằng tổ tiên của hoạt động ngân hàng hiện đại là<br />
Ngân hàng Anh quốc, đã được cấp điều lệ vào năm 1694.<br />
Hệ thống ngân hàng và hoạt động của nó đã đi từ những bước hình thành cực kỳ<br />
thô sơ và chính nhu cầu phát triển của xã hội và nền kinh tế là những tác nhân thúc<br />
đẩy hoạt động và tổ chức ngân hàng không ngừng được cải thiện như ngày nay.<br />
Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tế cổ xưa của loài người.<br />
Quá trình phát triển của hoạt động ngân hàng là quá trình phát triển liên tục theo<br />
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Ngân hàng ngày nay cơ bản khác với ngân hàng<br />
các thời kỳ trước đây. Đó là kết quả của tình hình kinh tế và tiền tệ của mổi thời kỳ.<br />
Thời điểm hiện nay cũng chưa phải ở lúc kết thúc các tiến triển này. Không thể dự<br />
đoán chắc chấn về tương lai, mọi cái sẽ tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế, tiền tệ, tài<br />
chính.<br />
Mối quan tâm đối với hoạt động ngân hàng các thời xa xưa không phải là kết quả<br />
của nỗi luyến tiếc quá khứ, sự ưa thích đồ cổ, mà là các bài học của quá khứ vì tương<br />
laiề<br />
<br />
130<br />
<br />
Chương 4<br />
<br />
LUỘC SỬ HOẠT ĐỘNG NGÁN HÀNG<br />
4.1. KHÁI QUÁT LỊCH<br />
<br />
sử VỀ<br />
<br />
NGÂN HÀNG ở T R Ê N T H Ế GIỚI<br />
<br />
a) Trong thời kỳ tiền sử và thượng cổ.<br />
Các nghiệp vụ ngân hàng đơii giản đã xuất hiện, mặc dù chưa có tên gọi "ngân<br />
hàng". Vào thời điểm này, lãnh thổ, cương vực của các cộng đồng chưa được phân định,<br />
chiến tranh và cướp bóc giữa các quần cư với nhau xảy ra ở khắp nơi trên các vùng có<br />
dân cư. Những gia đình có của cải, sản vật dư thừa từ quá trình sản xuất và trao đổi<br />
trở thành mục tiêu của cướp bóc. Người ta chỉ tìm thấy sự an toàn cho các tài sản ky<br />
cóp được khi đem gởi nó vào nhà thờ, cho các nhà quyền quý và các thợ vàng, vì ở<br />
những nơi này có lâu đài và lực lượng bảo vệ do đó có thể đem lại sự đảm bảo cho tài<br />
sản của họ. Một cách rấ t tự phát, một số nhà thờ, người có quyền th ế và các thợ vàng<br />
trở thành những nơi giữ của cải và tài sản cho công chúng, được công chúng tin tưởng<br />
để ký gởi tài sản của mình mà không sợ mất. Như vậy, chữ tín và niềm tin là yếu tố<br />
căn bản quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng.<br />
3.500 năm trước công nguyên, có bằng chứng là Nhà thờ đã có những hoạt động<br />
"ngân hàng" dưới hình thức như những tiệm cầm đồ với bảng kết toán đơn giản:<br />
Tài s ả n nợ<br />
<br />
Tài sản có<br />
<br />
C ủ a cải, sả n vật do<br />
cô n g ch ú n g gửi<br />
I<br />
<br />
nọ<br />
<br />
1.000<br />
<br />
Dự trữ cho đến cuối kỳ<br />
<br />
1.000<br />
<br />
1.000<br />
<br />
X có<br />
<br />
1.000<br />
<br />
Công chúng gởi tài sản vào đầu kỳ, các đối tượng nói trên nhận lấy, vào sổ, xuất<br />
biên nhận và chỉ việc cất th ật kỹ cho đến cuối kỳ. Đến ngày hẹn, hoặc khi cần đột<br />
xuất, chủ nhân nó đến nhận tài sản, trả biên nhận cho nhà thờ, thợ vàng hoặc lãnh<br />
chúa kèm theo khoản thù lao tiền công cất giữ và bảo quản. Không có một nghiệp vụ<br />
hoạt động nào khác phát sinh.<br />
Các hoạt động 'ngân hàng sơ khai" ấy được thực hiện tại các nhà thờ vì 3 lý do:<br />
+ Nhà thờ lả nơi an toàn nhất, có hầm, có tủ sắt, khó bị trộm cướp+ Nhà thờ là nơi thiêng liêng, được nhân dân kiêng nể, không dám xâm phạm+ Nhà thờ là trung tâm khu vực thương mại của thành phố.<br />
131<br />
<br />
Dọc theo thời gian, tổ chức xã hội phát triển, phân công lao động, chuyên môn<br />
hóa bắt đầu xuất hiện ở một vài cộng đồng ven Địa trung hải. Các loại phương tiện<br />
trao đổi trung gian ra đời. Đã có một số vùng có tiền tệ băng vàng, bạc, đồng... Nhờ<br />
vậy thương mại đã được mở rộng giữa một vài cộng đồng. Tiền tệ ra đời, thương mại<br />
phát triển là cơ sở để hình thành nghề kinh doanh tiền tệ, tiền thân nghề ngân hàng.<br />
Theo đà phát triển của trao đổi hàng - tiền, các đơn vị sản xuất kinh doanh tích lũy<br />
ngày càng lớn số lượng tiền kim loại, phát sinh nhu cầu giữ tiền được an toàn. Nhu<br />
cầu này dẫn tới dịch vụ giữ và bảo đảm an toàn cho tài sản của những người có tiền<br />
vàng. Nghề ngân hàng ra đời từ dịch vụ giữ tiền cho khách hàng.<br />
Nghề kinh doanh tiền tệ ra đời từ sự phát triển quan hệ thương mại giữa các vùng<br />
lãnh địa, giữa các quốc gia. Trong từng lãnh địa, trong từng quốc gia lại lưu hành một<br />
loại đồng tiền riêng, đã gây trở ngại, khó khăn cho việc buôn bán, thanh toán và rất<br />
phức tạp trong việc chuyển đổi, bảo quản tiền tệ. Quá trình đó đã thúc đẩy sự ra đời<br />
của các tổ chức chuyên nghề kinh doanh tiền tệ để đảm nhận chức năng riêng biệt do<br />
lưu thông tiền tệ đòi hỏi như nhận đổi tiền của vùng này ra tiền vùng khác, đổi tiền<br />
của nước này ra tiền của nước khác, đổi tiền lấy vàng, bạc và ngược lại; nhận bảo quản<br />
vàng, bạc, giữ hộ tiền, nhận tiền gửi...<br />
Có ba sáng kiến quan trọng đã biến những tiệm cầm đồ và những người giữ hộ<br />
tiền, bảo quản quý kim trở thành các "ngân hàng sơ khai".<br />
Thứ nhất, dân chúng đem tiền hoặc quý kim gởi ở "tiệm cầm đồ", ở "tiệm vàng"...,<br />
những nơi này cấp cho họ giấy chứng nhận tài sản, đại diện cho lượng tiền hoặc quý<br />
kim mà các nơi này giữ hộ, bảo quản (gọi là chứng thư hay chứng phiếu). Những người<br />
ký gởi tiền bắt đầu dùng chứng thư như phương tiện thanh toán trong giao dịch và<br />
trao đổi. Chứng thư này đầu tiên được chấp nhận dè dặt. Nhưng dần dần nó được chấp<br />
nhận rộng rãi hơn, bởi vì người nhận thanh toán thấy rằng họ hoàn toàn có thể đến<br />
"ngân hàng" để đổi lại ra tiền. Hơn nữa, cất giữ và bảo quản chứng thư hoặc mang đi<br />
theo người vừa nhẹ nhàng, dễ dàng và an toàn hơn các loại tiền hoặc tài sản khác. Từ<br />
đó tạo điều kiện cho các "ngân hàng sơ khai" thực hiện một cách rộng rãi: việc phát<br />
hành chứng thư làm phương tiện thanh toán thay cho tiền. Ngân hàng phát triển<br />
thêm chức năng thanh toán giừa các khách hàng thông qua chứng thư gửi vàng trong<br />
tài khoản ngân hàng. Các thân chủ của "ngân hàng" dùng các chứng thư này mua bán,<br />
chuyển nhượng, trao đổi thay cho tiền. Khi cần, khách hàng có thể đem chứng thư đến<br />
nơi gởi để rút tiền ệ Càng về sau, các chứng thư này lại tách rời từng bước các tài sản<br />
mà khách hàng gởi ở các "ngân hàng sơ khai", do các nơi này phát hành số chứng thư<br />
vượt quá số tài sản họ giữ. Nghiệp vụ này đã làm cho các "ngân hàng’ có khoản dự trữ<br />
tăng lên rất phong phú và tạo điều kiện ban đầu để phát triển các nghiệp vụ cho vay.<br />
Thứ hai, các "ngân hảng" nhanh chóng nhận thấy rằng trong mỗi đơn vị thời<br />
gian, chẳng hạn một ngày, có nhiều người đến rút tiền, trả lại chứng thư, nhưng đồng<br />
thời cũng có rất nhiều người mới đến gởi tiền vào. Sự chênh lệch giữa tổng khoản ký<br />
gởi và tổng khoản được rút ra thường không lớn và về mặt dài hạn, thí dụ như một<br />
tuần hoặc một tháng, các khoản gởi vào và rút ra thường triệt tiêu nhau. Do vậy tiền<br />
dược cất giữ trong kho (vault cash) hầu như không đổi trong những khoảng thời gian<br />
132<br />
<br />
/<br />
<br />
rấ t dài. Điều này trở nên phí phạm và vô lý, trong lúc có nhiều người rất cần vay tiền<br />
để kinh doanh, sản xuất hoặc tiêu dùng. Suy nghĩ đó dẫn các "chủ ngân hàng sơ khai"<br />
đến chổ bắt đầu dùng tiền của công chúng gởi (không phải tiền của họ) để cho vay.<br />
Nếu "chủ ngân hàng” có thể điều chỉnh khối lượng cho vay mỗi ngày không vượt quá<br />
một giới hạn nào đó nhằm đảm bảo rằng luôn iuón có những khoản tiền m ặt dự trữ tối<br />
thiểu trong kho nhằm đáp ứng cho việc rút tiền bất ngờ của người gởi, thì "ngân hàng"<br />
vẫn bảo vệ được uy tín của m ìnhề Công chúng gần như không biết đến và cũng không<br />
quan tâm đến việc tiền của họ đã được cho vay và "ngân l?àng” sẽ hoạt động bình<br />
thường.<br />
Thứ ba, lúc đầu người chủ bảo quản phải đảm bảo trả lại chính những đồng tiền<br />
vàng mà họ đứợc chuyển giao để bảo quản. Trong những điều kiện như vậy, người chủ<br />
bảo quản không thể cho vay những đồng tiền nhận bảo quản đó. Dần dần xã hội phát<br />
triển, người gởi tiền không yêu cầu phải trả lại chính những đồng tiền vàng mà họ<br />
gởi, mà chỉ yêu cầu trả lại tổng số tiền mà họ đã gởi. Thời hạn bảo quản cũng kéo dài<br />
thêm. Chỉ khi đó mới xuất hiện khả năng sử dụng số tiền khách hàng gởi để cho vay<br />
thu lợi tức.<br />
Các hoạt động ngân hàng nói trên được tiếp tục qua nhiều thế kỷ tại các nước ven<br />
biển Địa Trung Hải, tại Hy Lạp, La Mã, Trung Đông và tại các đô thị lớn rải rác trên<br />
con đường tơ lụa, nối liền Trung Đông và Trung Hoa.<br />
Đến thời kỳ nền văn minh Hy Lạp vào th ế kỷ thứ sáu trước công nguyên, hoạt<br />
động ngân hàng không còn hạn hẹp trong phạm vi các đền thờ mà đã được th ế tục<br />
hóa, khu vực hoạt động ngân hàng được mở rộng: ngoài Nhà thờ còn có tư nhân và<br />
khu vực công. Hoạt động ngân hàng của khu vực công lúc đó giống như hoạt động của<br />
kho bạc nhà nước là thu nhận tài nguyên của công quỹ và chi trả thay cho nhà nước.<br />
Trong thời kỳ này, hoạt động ngân hàng đã tiến thêm một bước: ngoài việc nhân ký<br />
thác và cho vay như những Nhà thờ khi xưa đã làm, còn có nghiệp vụ đổi tiền (hối<br />
đoái); việc cho vay có thời hạn dài hơn: trung hạn và dài hạn.<br />
Dưới thời đế quốc La Mã (thế kỷ thứ 5 trước công nguyên đến th ế kỷ thứ 5 sau<br />
công nguyên), hoạt động ngần hàng có những bước tiến về mặt ngân hàng so với thời<br />
kỳ trước:<br />
- Các ngân hàng áp dụng phương pháp bù trừ (compensation): chỉ có nhừng chủ nợ<br />
cùng một loại và nợ đáo hạn được bù trừ, kết số dư là nợ thu hồi.<br />
- Ngân hàng áp dụng việc ghi chép sổ sách và tài khoản, như sổ quỹ ghi nhận<br />
thu, chi. Sổ sách k ế toán được thông tư cho tòa án để làm bằng trong các cuộc tranh<br />
tụng.<br />
- Trong việc chuyển đổi tiền, ngân hàng đã áp dụng việc chuyển ngân, tức là<br />
chuyển tiền từ nơi này đi nơi khác: các tổ chức ngân hàng thô sơ đã được thiết lập<br />
nhiều nơi và người ta đã biết lấy tiền ra ở một nơi xa nơi ký thác bằng cách xuất trình<br />
các "hối phiếu"<br />
- Ngân hàng làm nghiệp vụ bảo lãnh, biểu hiện ban đầu của hình thức thuận<br />
nhận (acceptation) các thương phiếu trong nghiệp vụ ngân hàng ngày nay.<br />
Danh từ "ngân hàng" phát xuất từ chữ La tinh là bancus. Bancus là một chiếc bàn<br />
<br />
133<br />
<br />